Thứ Năm, 31 tháng 8, 2006

Ai Nói Các Ông Không Nói Xấu Vợ

Các bác phe kia ui, Nghe bác Hoài Linh nói xấu vợ nè .

http://www.thugian.thuyhoa.net/noi_xau_vo/

Các bác ơi, các bác nhớ copy and paste vô IE address để nghe nhe .

Tiếng Gọi


Người yêu ngõ ý cùng tôi
Hỡi em yêu dấu đẹp ngời long lanh
Hãy chỗi dậy, đến cùng anh
Mùa đông rũ áo biệt hành chào thưa

Cơn mưa cũng đã hết mùa
Hoa tươi nở rộ thêu thùa đất xinh
Mùa vui ca hát dậy hình
Tiếng chim ríu rít hữu tình xôn xao
Trên cây vã chín đổi màu
Hương nho trổ nụ ngạt ngào bay quanh
Em ơi ! hãy đến cùng anh
Hỡi em yêu dấu long lanh đẹp ngời !.(Nhã ca 2:10-13)

Anh ạ,
tiếng gọi em đã nghe.

tha^n,
BN.

Nhạc ... ĐKG


Anh ĐKG viết :

Có 2 bài nhạc Pháp thường được nghĩ là nhạc Mỹ đó là:
"Ne me quitte pas" của Jacques Brel (được biết dưới tên là If You Go Away) nghe tác giả hát mà nức nở (1959):

Ne me quitte pas Il faut oublier
Tout peut s'oublier Qui s'enfuit déjà
Oublier le temps Des malentendus
Et le temps perdu A savoir comment
Oublier ces heures Qui tuaient parfois
A coups de pourquoi Le cœur du bonheur
Ne me quitte pas Ne me quitte pas
Ne me quitte pas Ne me quitte pas

Bài thứ nhì là "Comme d'habitude (1967)" của Claude Francois được biết dưới tên là My Way (Elvis Presley, Frank Sinatra hát):

REFRAIN

Comme d'habitude Toute la journée
Je vais jouer A faire semblant
Comme d'habitude Je vais sourire
Comme d'habitude Je vais même rire
Comme d'habitude Enfin je vais vivre
Comme d'habitude

Cám ơn các bạn đã cho ĐKG sống lại thời gian đẹp đã qua

__________________________________________

Xin mời các bạn cùng anh ĐKG sống lại thời gian đẹp đã qua. ( bấm vào links trong bài ĐKG )
Xin xem bằng IE.



Thứ Tư, 30 tháng 8, 2006

Biển Chiều




Chào cả quán, KQĐ đi long rong, câu cá, cá câu lại (cá bự quá kéo hông lại) bèn quay qua ngắm biển, ngắm mây cho đỡ tủi .
Chỗ cái pier là nơi KQĐ đi câu hầu như mỗi ngày đó các bác . Thú vị lắm lắm, gió mát, cá ngon, cảnh đẹp, người chung quanh hình như cũng đẹp, tha hồ mà ngắm mà tơ tưởng cùng mây cùng gió cùng người mí cá . KQD xơi cá biển riết đến nổi phong, hahaha! Bi chừ đang trong thời gian nhìn cá chứ không dám xơi . Đi câu cho vui cho thoải mái tinh thần chứ ăn uống chi nhiều, có khi quăng trở lại biển gần hết cho chúng bơi tung tăng, lấy về một hai con thui .
Cá nướng cuốn bánh tráng rau sống, nhâm nhi dziệu trắng, hết xẩy nha các bác . Nhất là những ngày hè như ri, ngồi ngoài vườn ngắm hoàng hôn trên biển, tay dziệu, tay cá, tuyệt, tuyệt!

Lâu lâu đi giang hồ, quay lại không biết đường nào mà ghé chân, đành tìm một góc cho con mã xơi cỏ, KQĐ nghỉ chân chút rùi lại chạy tiếp .
Thấy các bác con giai (gọi thế cho chẻ chẻ nhá, khakha) than chi mà than dữ rứa ?! Để các tiểu thư trên ngai, lìn ông ngồi ngắm, ngồi nghe các nàng thỏ thẻ có phải là "đại trượng phu" hông . Mần ơn miễn bàn ba chữ "đại trượng phu" theo Hán, Nho nghen mấy bác!
Thấy LAK cô nương mê món nước mắm, thiệt là hợp rơ mí KQĐ lắm, nhưng mờ KQĐ lại đồng ý mí bác Đồ Khỉ Gió là hổng muốn có mùi nước mắm nơi nào khác ngoài bàn ăn và bếp .
Trời wơi, chỉ cần một giọt nhiễu trên áo là KQĐ sẽ thức trắng con mắt đến khi tìm ra cái mùi quốc hồn quốc túy nó nằm nơi mô mà dđ thay đồ .
Noái đến nước mắm lại thèm xoài tượng chấm nước mắm đường, ớt hiểm .

Bác Lãng Xẹt ới, Bà Cai lại đi Mẽo à ? Có ghé chốn cũ không bác ? Sao bác không tháp tùng, cứ như rứa chắc Tết ...Congo Khách tui mí bác mới có cơ hội mà "cụng ly". Thì thui, có dịp KQĐ lại sẽ chỉ tái ngộ mí nàng của bác, hỉ . Em của KQĐ cứ nhắc mãi món ô mai tuyệt vời của Bà Cai đấy bác ạ . Bác thật có phước!
À, noái đến bài "Áo Lụa Vàng" lại nhớ năm xưa KQĐ cho bác nghe lại, bác ngẩn ngơ vì đã quên tuốt cái bài hát thật dể thương mơ mộng í . Bi chừ nghe lại bác vưỡn còn ngơ ngẩn hỉ ? :))

Bác Vịt, Khách tui nợ bác hay bác nợ KQĐ? Hễ KQĐ nợ bác, sẽ lấy chuyện bên nì (hà hà) trả nợ . Còn bác nợ Khách tui, để đó sẽ tính sau, chỉ cho bác biết là bác chạy nợ không nổi KQĐ đâu . Khakhakha!!!

Bác ĐKG mí bác BN đi vắng về thấy cả hai đều vui, chúc vui hoài . Mong "áo hồng" luôn thành công trong những việc mình muốn làm, nhé . :)

KQĐ hỏi thăm cả quán nhé, khỏi noái cũng biết các tiểu thư vưỡn xinh như mộng, vưỡn tươi hơn hoa .
Định "thủ thỉ" tiếp mí LAK cô nương chiện "nghèo" nhưng mờ thui, kính nữ đắc đạo! Khakhakha!!!

KQĐ

Cá đây Công Chúa Tú Cầu



Thứ Ba, 29 tháng 8, 2006

Vài Lời Than Thở Của Phe Kẹp Tóc

Chiều chiều tiếng vịt kêu chiều
Lấy chồng chi để trăm điều đắng cay
Ban ngày nằm ngủ bảo phơi
Ban đêm nằm ngủ: "Mình ơi, trả bài"

Thẳng băng thì bảo sân bay
Lớn quá thì phán: "Mặt này, chúa dâm"
Gầy thì chồng bảo cây tăm
"Phì nhiêu" thì ổng lầm bầm: "Cái lu"

Nhiều con bảo: "Đẻ như gà"
Không con thì bảo: "Tại bà không chăm"
Đầu năm khấn nguyện lăm răm
Kiếp sau làm kiếp con tằm sướng hơn.

Giới thiệu Nhạc Trần Văn Lương - Chiếc Cầu Gió

CHIẾC CẦU GIÓ
thơ Đình Nguyên
phổ nhạc Trần Văn Lương
tiếng hát Quang Đạt
(Trích CD CHÂN DUNG Hương Kiều Loan)


Xin Bấm vào đây để nghe nhạc

Ta vẫn không đổi thay

... Hát ở một nơi rất xa ....

Bấm

Qua giọng ca :

1. Ngọc Lan

2. Duy Quang Billy Shane

3. Julio Iglesias

Click > Play >> Forward skip song

Xin xem bằng IE.



Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2006

La('ng Nghe Nhau..


A man who met Freud described his manner of listening:

“Never had I seen such concentrated attention. His eyes were mild and genial. His voice was low and kind. His gestures were few. But the attention he gave me of what I said, even when I said it badly was extraordinary. You’re no idea what it meant to be listened to like that”

That’s powerful listening.


When people are not busy with talking but concentrate on listening, they will hear well and to obtain better facts and ideas and life's stories from others. Listening with a clear mind, a clear heart, and a compassionate soul is an art that deepens relationships, and it's also an art to be connected to each other in meaningful and loving ways.

(Dale Carnegie, Leadership)

Ca'm on ca'c ba'c la('ng nghe nhau, va` dde^? y' tro+. giu'p va` na^ng ddo+~ nhau.
BN xu'c ddo^.ng nhieu vi` nhu~ng lo+`i ta^m ti`nh, chuye^?n ngu+~ cho nhau, cu~ng
nhu+ cho nhau nghe nhu~ng ba`i ha't tuye^.t trong ma.ng na`y (*_*).

Khi co' nhu~ng gio+` phu't ca(ng tha(?ng trong va(n pho`ng ma` duoc nghe nhu~ng ba`i h'at ti`nh tu+. cu?a que^ nha` thi` BN tha^.t la` ha.nh phu'c..Ca'm o+n c'ac ba'c mo^.t la^`n nu+a nha (*_*).

BN "da'n hi`nh" the international team ma` BN dang la`m viec chung dd^e?..tri`nh die^.n ca'c ba'c va` c'ac nguoi vao tha(m ma.ng CVA (*_*)...Vo+'i 19 dda.i die^.n cua nhieu quo^'c gia,
la('ng nghe nhau la` gie^`ng mo^'i giu+~ gi`n ti`nh tha^n cu?a m.i nguo+`i trong nho'm na`y - mo^.t nho'm nho? ma` BN vo^ cu`ng qu'i me^'n (*_*) va` k'inh ne^?.

BN ma(.c a'o ma^`u ho^`ng, ddai die^.n cho nguo+`i dda^'t Vie^.t (*_*).

Tha^n.
BN.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2006

Chùa Hương

Quý vị bàn về quê hương VietNam và Đồ Sơn, VĐ nhớ năm ngoái cái topic về Chùa Hương của Bút Đỏ xin mời các bạn ...


Về Với Thiên Nhiên - Bút Đỏ



Chi co thien nhien moi lam cho long nguoi lang dong, binh yen. Nhat la hinh anh than thuong cua que huong. Toi ve tham nguoi me kinh yeu, va cung de ve tham vung dat que huong I've lost since I was born.

Bút Đỏ

Về thăm Việt Nam

Quý Vị :

Nhân dịp ÐKG nói vê` Sàigòn bây giơ`, tôi xin post bài này để chúng ta cùng suy nghĩ:

ÐTP


TĨNH VỚI ÐỘNG VÀ ÐÔNG VỚI TÂY


Ðàm Trung Phán

Tôi từ Việt Nam trở về lại Canada đã được ba tuần. Ðã mấy lần tôi định ngồi xuống để ghi lại đôi dòng tình cảm mà lại “chưa có cơ duyên”.

Sáng nay, mặc dù trời đang tuyết rơi, tôi mặc quần áo cho thật ấm để đi bộ ra cái công viên mà trong mấy năm nay tôi vẫn thường đi bách bộ hàng ngày. Tới tuổi đã già, mỗi lần mà tôi “được” đi bộ, cái thân tứ đại trên sáu bó của tôi nó “chịu” lắm và muốn reo lên trong đầu óc của tôi . Ðã hơn 20 năm nay, tôi bị cái bệnh “chân phẳng” (flat foot) nên tôi phải đi đôi giầy “hiking boots” như đôi giầy nhà binh và phải có một miếng nệm đặc biệt (inserts) sỏ vào trong giầy, có như vậy tôi mới đi bộ được mà không bị đau lưng. Tuổi già nó hay hành hạ cái thân thể của tôi lắm cơ nên tôi hay phải “giữ ý, giữ tứ” để được yên thân.
Thây kệ trời tuyết, thây kệ phải mặc quần áo mùa đông rất nhiêu khê, thây kệ phải đi giầy và buộc giây rất là lỉnh kỉnh, thân thể và tâm hồn tôi chúng rất cần phải ra đi để mà “đi trong gió lạnh”! Ði để cho máu huyết lưu thông điều hòa và cho cơ thể được hoạt động cho đỡ rã rời. Ði để hồn tôi tìm được cái Tĩnh trong không gian vắng lặng và khoáng đãng.

Các hè phố (sidewalk) nơi tôi ở mấy hôm nay tuy trông vẫn như vậy nhưng lại có nhiều cái bất trắc của mùa đông. Có những khúc đường tôi thấy có một làn tuyết mỏng, tôi “ngây thơ” bước trên tuyết và bất thình lình, tôi mất thăng bằng và trượt chần muốn ngã. May mắn là tôi chẳng làm sao, chứ nếu không thì thật là “ê đít đến tê mông” mất! Tôi đâm ra “khôn hơn” nên cứ kiếm chỗ nào có tuyết giầy và gập ghềnh mà đi nhưng luôn luôn phải nhìn xuống chỗ mình đang đi để mà tránh cái việc “vồ ếch”! Trong lúc đi bộ trên tuyết này, tôi liên tưởng tới Ðà Lạt, xứ của Thung Lũng Tình Yêu mà tôi đã thăm viếng đầu năm nay. Ôi chao, phong cảnh Ðà Lạt đẹp làm sao, khí hậu thì tuyệt trần đời đối với dân phải sống tại xứ lạnh như tôi. Tôi nhớ tới chợ Ðà Lạt, nhớ những rừng thông, những cây hoa đẹp, nhớ tới khách sạn nơi chúng tôi ở trên đường Bùi Thị Xuân, và nhớ nhất cái khí hậu tốt lành của Ðà Lạt. Tôi cũng còn nhớ đến già cái vỉa hè của đường Bùi Thị Xuân: chỗ cao, chỗ thấp, các lỗ hổng trên nắp cống mà người đi bộ có thể vấp phải hay lọt chân vào để mà trẹo chân hay gẫy chân dễ như chơi . Trời đã phú cho người đời một thành phố với nhiều ưu điểm như vậy mà tại sao người ta lại có thể chểnh mảng một cách “bất cần đời” như vậy nhỉ? Hóa ra cái vụ an toàn (safety) của người dân không được “người cầm quyền” coi trọng hay sao? Trong ngành công chánh tại Canada, điều mà chính quyền địa phương quan tâm nhất là sự an toàn cho người dân nhất là cho những người đi bộ trên các hè phố. Trong những tháng mùa đông, các gia chủ và chính quyền có bổn phận phải xúc tuyết, trải muối trên các “sidewalks” và các “driveways” (đường vào chỗ đậu xe, garage) để người đi bộ được an toàn khi đi bộ trên hè phố. Hóa ra, chỉ tính mạng của người dân trong một nước dân chủ, công bằng và văn minh mới “có quyền” được chính phủ thực sự để ý đến chăng?

***
Tôi tiếp tục đi bộ và khi vào đến công viên, một ông già đang “dẫn chó đi chơi” tươi cười nói với tôi:

- Trời không đến nỗi xấu lắm, phải không ông?

Tôi trả lời:

- Ít nhất là cũng mới chỉ có -2 độ C mà thôi! Thế ông thường hay dẫn chó đi bộ lắm sao?

Ông ta tươi cười:

- Cái đứa “cháu” này nó đâu có để cho tôi ngồi yên trong nhà cho nên “hai ông cháu” chúng tôi bèn lội tuyết mà đi bộ ra đây!

Tôi đã từng gặp cặp ông bà già này dẫn chó và 2 đứa cháu đi tản bộ trong cái công viên này trong vòng hai năm qua và mỗi lần gặp tôi, ông bà thường hay hỏi:

- Ông mạnh giỏi?

Lần này, cả ông và tôi cùng “cháu Khuyển” của ông đi chung với nhau một đoạn đường. Ông cho biết năm nay ông ấy đã 76 tuổi và cả hai ông bà còn khỏe mạnh.

- Tôi về hưu đã lâu rồi. Tụi tôi đã mua một căn nhà (condo) tại Florida trước khi tôi về hưu, nhà rất gần bãi biển. Tụi tôi đã thường về Florida sống trong những tháng mùa đông nhưng trong 2 năm vừa qua, tụi tôi không về Florida nữa vì rằng một số bạn già của chúng tôi đã mất, vả lại tụi tôi lại có 2 đứa cháu ngoại đang sống tại Canada. Chúng tôi không phải lo gì về tài chánh hết. Chúng tôi chỉ cầu mong có sức khỏe tốt để sống an lành với con cháu mà thôi! Về già, phải sống xa với con cháu, chúng tôi thấy nhớ chúng lắm!

Ông kiếu từ để “dẫn cháu Khuyển” về nhà và tôi tiếp tục tản bộ trên con đường đi bộ đã được chính quyền địa phương ủi tuyết và giải cát cho đỡ trơn. Kể từ ngày tôi về hưu non, tôi vẫn thường vướng mắc với ý nghĩ: sau khi vợ chồng chúng tôi đã cùng về hưu hết, liệu chúng tôi sẽ ở đâu trong những tháng mùa đông? - Canada, Mỹ, Nam Mỹ hay Việt Nam? Chả là vì cái thân xác của chúng tôi đã “ớn cái nàng tuyết Canada” lắm rồi. Cơ thể tôi nó muốn tìm một nơi nào ấm áp để đỡ bị nhức mỏi ở đôi chân và lâu lâu trên đôi cánh tay. Theo giới y học, tôi được biết rằng vì tôi sinh ra trong một xứ nhiệt đới, cơ thể nó đòi hỏi có được nhiều ánh nắng mặt rời mà ở Canada thì hầu như 7 tháng trong một năm là chúng tôi phải mặc quần áo ấm rồi nên nó mới ra như vậy! Ngoài ra, cơ thể của tôi còn “thích được chẩy mồ hôi” lắm. Những lần “được chẩy mồ hôi” như vậy, tôi cảm thấy rất dễ chịu và tôi có cảm tưởng giống như là khi còn trẻ mà tôi “được gặp người yêu mà không cãi nhau” vậy! Năm nay, trong 1 tháng về sống tại Saigon, tôi đã “được chẩy mồ hôi rất thoải mái” như ý cơ thể tôi muốn. Khổ nỗi là trong cái “được chẩy mồ hôi”, tôi lại phải chống đỡ với cái “bị”: nếu nằm ngủ mà không có máy lạnh hay quạt máy thì tôi có thể “được” thức luôn đến sáng vì cơ thể tôi “bị” cái nóng nó hành hạ!

Tôi đã kiếm ra được nhiều hình ảnh của quê tôi và Hà Nội mà tôi vẫn còn chứa đựng trong tiềm thức sau hơn nửa thế kỷ nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì những hình ảnh của ngày xưa trong trí nhớ và hình ảnh thực sự của ngày nay nhiều lúc chẳng giống nhau một chút nào hết. Tôi còn bị cái ồn ào, náo động, cái đông đúc của xe gắn máy, cái ô nhiễm môi trường của Hà Nội, Saigon ... làm tôi cảm thấy ngột ngạt, bất an, đau họng và ho xù xụ. Tôi đã “được” quan Tào Tháo “viếng thăm” 3 lần và có lần “ngài” rượt tôi trong 2 ngày liền mà uống trụ sinh chẳng khỏi và tôi đã nghe theo lời khuyên của người nhà, tôi nốc vài viên thuốc ta là xong ngay. Tôi đã tiễn chân “Quan Tào” và long trọng dặn dò ngài:

- Ngài ơi, ngài ở (nhà ngài!), đừng về (thăm ngộ làm chi)!

Chung quy chắc tại là vì cơ thể của tôi đã quen với nước uống và nếp ăn uống tại xứ lạnh phương tây, nay về thăm phương đông, nó đang cố gắng cải tiến trong những cái “sửa sai” chăng?

Tôi đã được hưởng những tình cảm đầm ấm của họ hàng nhất là được nghe cách xưng hô rất thân thương và độc đáo của người Việt - có một không hai trên thế giới này. Tôi cảm thấy tôi đã tự “móc nối được” giữa quê hương cội nguồn Việt Nam với chính tôi kể từ lúc tôi xuất ngoại 44 năm về trước.Trong chuyến về thăm quê hương này, tôi đã kiếm ra được rất nhiều thứ mà trong ký ức tôi nó cứ “ấm ức phải kiếm cho ra”! Vâng, tôi đã kiếm được nhiều thứ, giả dụ như căn nhà của cha mẹ tôi tại Bắc Ninh và Saigon nhưng tôi cảm thấy buồn não nề vì chúng không còn giống như ngày xưa nữa chả là vì người chủ nhà vì mạng sống đã phải bỏ nhà ra đi biền biệt để rồi cuối cùng cũng chẳng còn có thể trở về thăm lại trước khi lìa đời! Phải chăng là chính bản thân tôi đã thay đổi rất nhiều cũng như cuộc sống trên trái đất này cũng đang thay đổi nhưng những hình ảnh tồn trữ trong trí óc của tôi không hề thay đổi? Dù sao chăng nữa, sau khi tôi đã “tìm được” những thứ mà tôi hằng lùng kiếm, cho dù tôi có ít nhiều thất vọng, buồn phiền nhưng tôi lấy lại được cái yên vui trong lòng trong một thời gian ngắn. Thôi nhé, từ nay tôi sẽ chẳng còn bận tâm đi tìm kiếm làm chi cho mệt cái thân xác già nua này nữa và tôi sẽ an nhiên tự tại sống với chính tôi và gia đình chúng tôi tại một phương trời hải ngoại xa xôi. Tại miền quê hương “đất lạnh tình nồng” này, tôi cảm nhận thấy rằng các con cháu chúng tôi đang và sẽ sống bình an hơn chúng tôi hồi còn trẻ ở Việt Nam và hy vọng rằng chúng luôn luôn nghĩ tới cội nguồn Việt Nam.

***

Hôm nay, tôi ngồi trong căn phòng tĩnh mịch để mà viết lách sau khi đã đi bộ về. Trời bên ngoài vẫn còn đang có tuyết rơi, tôi thấy tôi rất an nhàn, vui vẻ và tôi đã trở về lại được với cái Tĩnh của nội tâm tại miền “đất lạnh tình nồng”này. Mặc dù cho trời có lạnh, cái khí hậu giá lạnh này chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới phần thân xác nhưng trong phần nội tâm, tôi thấy an tịnh, thoải mái “được” sống với con người đích thực của tôi, trái ngược hẳn với cái động, cái ồn ào, náo nhiệt của những thành phố lớn bên Việt Nam.

Ông bạn già người Ðức mà tôi gặp sáng nay đã vô hình chung “chỉ đường dẫn lối cho tôi đi”: trong tuổi già, cha mẹ muốn ở gần với con, với cháu và rất ngại phải đi du lịch xa nhà. Về già, phần tinh thần của con người có khuynh hướng tìm kiếm cái Tĩnh hơn là cái Ðộng và phần này quan trong hơn là cái khổ cực của thân xác.

Trong chuyến về thăm lại quê hương, tôi thường hay có những giây phút nghĩ tới cháu nội và các con của chúng tôi. Con gái chúng tôi đã nói:

- Con mong mẹ về từng ngày để con báo tin là con đã có bầu!

Nghĩ đến con, cháu của chúng tôi, chúng tôi thấy gia đình mình thật là may mắn khi tôi chợt nghĩ đến những đôi mắt ngây thơ, trong sáng nhưng đã nhuốm phần ưu tư của các cháu bé mồ côi sống trong các trại mồ côi mà chúng tôi đã có cơ duyên tới thăm tại Huế, Ðà Lạt và Saigon. Lại do một cơ duyên nữa (mà giới tâm linh tây phương mệnh danh là “insights”), chúng tôi đã gặp Huệ Thi tại Ðà Lạt. Thi là một phụ nữ Việt Nam đã lập gia đình tại Bắc Âu và đã vượt biên lúc 9 tuổi sau khi thân phụ qua đời trong một trại cải tạo.Tuy sống tại hải ngoại đã nhiều năm và kết hôn với một người Bắc Âu, Huệ Thi nói và viết tiếng Việt rất rành. Huệ Thi đã hăng hái đi theo chúng tôi đến thăm một trại mồ côi tại một ngôi chùa ở vùng Ðà Lạt. Trong khi vợ chồng chúng tôi còn đang bận rộn nói truyện với Sư Bà, Huệ Thi đã nhanh nhẩu vào phòng để bồng bế 2 cháu mồ côi. Các cháu khác, vì thiếu tình cha mẹ nên thay phiền nhau đòi Thi và nhà tôi bồng bế các cháu trong khi đó tôi còn bận việc chụp hình, quay phim.

Sau khi vợ chồng chúng tôi đã tặng nhiều hộp mì, bánh, kẹo và trao tặng ít tiền cho nhà giữ trẻ trong chùa, tôi phải đi kiếm Huệ Thi vì lúc này Thi đang “bận việc bồng bế” trong một căn phòng khác. Huệ Thi đã bịn rịn trong lúc chia tay cùng các cháu bé. Buổi tối hôm đó, Thi tới khách sạn chúng tôi để tặng chúng tôi vài tấm hình mà ông xã của Thi đã in ra. Ðằng sau mỗi tấm hình là một bài thơ mà Huệ Thi đã viết chớp nhoáng và tôi thích nhất bài thơ này của cháu Thi:

EM BÉ MỒ CÔI

Số phận mồ côi ánh mắt buồn
Tình thương thiếu vắng, giọt lệ tuôn.
Vòng tay âu yếm nào đâu biết
Ðau xót cho em mất cội nguồn.

Huệ Thi
Jan.7, 2006
Ðà Lạt

Một số gia đình Canadian đã có con nuôi gốc Việt, các cháu trông rất hồng hào và khỏe mạnh. Một bà mẹ nuôi đã đưa cho chúng tôi một số tiền để “nhờ ông bà về Việt Nam mua thực phẩm cho các cháu trong một trại mồ côi dùm tôi. Nếu con gái Mai Anh của tôi được ăn uống đầy đủ, tôi cũng mong giúp một số các cháu mồ côi một phần nào tại Việt Nam”! Một gia đình khác đã tâm sự với tôi:

- Vợ chồng chúng tôi cảm thấy áy náy mỗi lần thấy cháu Liêm không nói được tiếng Việt và không được sống với văn hóa Việt Nam. Có cách nào ông bà giúp gia đình chúng tôi được không?

Xin mời quý độc giả vào xem trang hình ảnh của các cháu mồ côi tại Việt Nam và tại Canada để thấy một số các bà mẹ gốc Canada mặc áo dài Việt Nam trong bữa tiệc ngày Tết mà nhóm này thường tổ chức hàng năm cho gia đình và các con nuôi của họ:


http://www.pbase.com/tamlinh/families_with_children_from_vietnam

http://www.pbase.com/tuthien


Chúng tôi giống như những cây cối đã về già và đang bám rễ khá sâu vào miền quê hương thứ hai này rồi. Chúng tôi vui vẻ đón nhận nơi này làm quê hương để sống yên ổn trong mái ấm gia đình và để chờ một “chuyến bay” đưa chúng tôi về với quê hương cội nguồn của ngàn thu. Tôi chỉ hy vọng rằng khi đó con cháu của chúng tôi sẽ không cảm thấy buồn rầu về chuyến đi này bởi vì rằng hồn tôi sẽ thật sự được trở về với cái Tĩnh nguyên thủy của nó và tôi xin để lại trên Cõi Tạm này tất cả cái động của Tây Phương và cái động của Ðông Phương.

Ðàm Trung Phán
Mississauga, Canada
March
2, 2006

Bai tho cuoi tuan

Nha^n baì vie^'t cua? DKG

MÀU TRĂNG, CON ĐƯỜNG , TÀ ÁO LỤA

1- Ta lang thang giữa đêm trăng thành phố quê người . Phố xá đông vui đèn màu ngợp mắt .Những building cao ngất nhiều tầng che khuất màu trăng – Còn đâu nữa đêm trăng tròn mười sáu,màu trăng thanh mát đêm tình tự đầu đời.Có đôi trẽ học trò uống đầy màu trăng hạnh phúc

“” Em mười sáu tuổi trăng mười sáu
Mười sáu trăng chờ em nhớ không ? “”
(Trần dạ Từ )

2- Ta một mình lái xe buổi sáng trên xa lộ thênh thang nhiều luồng xe chạy . Vùn vụt như tên bay ngược xuôi như mắc cửi làm rối mắt kẻ trên đường – Còn đâu nữa đường quê thưở nào tung tăng chân đất , cỏ vệ đường nạm những giọt sương trời nắng sáng tô phớt hồng lên má . Còn đâu nữa con đường xưa “”cây dài bóng mát “” in bước chân ai ngày hai buổi đến giảng đường

“” Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều công viên mây trời xanh ngát …..””
( Phạm Duy )

3- Ta bơ vơ trong chiều nắng quái trên hè phố đông người tấp nập ngược xuôi,ồn ào những ngôn ngữ lạ xa, dập dìu những bước chân vội vã- Còn đâu nữa chiều cuối tuần hò hẹn đợi chờ ai bên góc phố thưa người .Thấp thoáng tà áo lụa ai bay rợp mát cả một trời . Tà áo lụa em bay làm mát cả lòng người .

“”Nắng SàiGon`` anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông …””
( Nguyên Sa )

4- Ta bây giờ sáng tinh mơ đến chổ làm bấm thẻ , đêm trở về ngồi đối bóng thở dài, cuối tháng kiểm bill tính nợ, hết năm đếm từng sợi tóc đổi màu . – Ơi ! Màu trăng thanh , con đường cũ, tà áo lụa bay , đã xa lắc xa lơ như quê hương bên kia nữa vòng trái đất

Lâm Hoài Thi ,


Nắng Lụa Vàng
Phạm Thế Mỹ - Khánh Ly

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2006

SàiGòn Năm Qua Ta Về Thăm

Cũng tháng này năm ngoái ĐKG có dịp về thăm lại Sàigòn, thăm lại những con đường cũ, đặc biệt là con đường Gia Long khúc sau lưng Tòa Sàigòn giữa 2 hàng lá me êm dịu, rực rỡ . Trung tâm Sàigòn vẫn không thay đổi, vẫn thơ mộng, vẫn cà-phê vĩa hè, nhạc vàng tình cảm. Sáng nào ĐKG cũng xách Honda ra cà-phê Điện Ảnh (góc Trần Tế Xương và đường Gia long cũ bây giờ là Nguyễn thị Minh Khai uống cà phê Trung Nguyên, cái nồi ngồi trên cái cốc nghe nhạc vàng bao quanh, thòi gian như ngừng trôi, ĐKG cảm thấy cuộc đời không có gì thay đổi, cái không khí của mấy chục năm về trước bây giờ là đây, cái tâm hồn của mấy chục năm trớc bây giờ cũng là đây. (Nói như bác VĐ đi một vòng rồi lẫn quẩn trở về chỗ cũ , cái qũy đạo cà phê của bác cũng là cái con đuòng mòn mà ĐKG đã gặp).

http://cvatoronto.blogspot.com/2005/11/sign-nm-qua-ta-v-thm.html

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2006

Chansons D'Amour ( BBox )

Để thay đôi không khí , Xin mời các bạn nghe vài bài nhạc Pháp thời 1970's

Chansons D'Amour

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2006

Những Bóng Hồng Trong Nhạc Trịnh

Tư liệu nhân một năm ngày mất Trịnh Công Sơn

Tạ ơn giai nhân,
tạ ơn Trịnh Công Sơn và...…

Không biết có ai đó đã nhắc tôi câu dịch từ thơ của Anvers: Xem thơ nào biết có mình ở trong. Mỗi lần nghe người yêu nhạc nói chuyện tình của Trịnh Công Sơn (giai đoạn đầu), tôi bỗng thấy nhớ và tự bảo thầm: "nào ai có biết chuyện tình trong nhạc của Sơn cũng chính là chuyện tình của thế hệ tuổi tôi".

"Cuối cùng cho một tình yêu"

Ở Ðại học Văn khoa Huế lúc ấy có cô Trần Thị Nh. H. Cô không nằm trong danh sách người đẹp, nhưng cô hay mặc áo dài tím, với dáng đi “mềm mại như tơ”, hát hay nên H. được mến mộ không kém người đẹp. Hoạ sĩ Trịnh Cung lúc còn học Mỹ thuật Huế rất mê Nh. H. và tuyệt vọng, anh đã làm nên bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu. Bài thơ này đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc và nổi tiếng gần bốn mươi năm qua. Ðiều không ai hiểu nổi là: "Cho đến nay (2002) Nh. H. đã có gia đình, đã có cháu nội, cháu ngoại mà cô vẫn chưa biết bài thơ phổ nhạc bất hủ ấy Trịnh Cung đã làm cho chính Nh. H." (lời thú nhận của Trịnh Cung với tôi).

Cùng một mẫu yêu như Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn đã yêu Ph. Th. - em ruột của ca sĩ Hà Thanh. Bạn âm nhạc của Trịnh Công Sơn lúc ấy có Lê Gia Phàm, Hà Thanh và Thanh Hải (Hồ Quang Hải). Lê Gia Phàm yêu Hà Thanh, Trịnh Công Sơn, Thanh Hải (học đệ nhất với tôi và bác sĩ Trương Thìn sau này) đều yêu Ph. Th. Và, không chỉ hai người ấy, nói chung những người quen biết gia đình Hà Thanh, hay học cùng một lứa (promotion) với Ph.Th. đều là “đệ tử” trước vẻ đẹp thánh thiện của Ph. Th. Trong số “bái phục giai nhân Ph.Th." ấy, Trịnh Công Sơn thuộc loại quán quân. Sau này có lần Trịnh Công Sơn kể lại là: "Hà Thanh có đến bốn năm người em gái, mình ngồi nói chuyện với Hà Thanh, mỗi lần Ph. Th. đến sau lưng mình là mình biết ngay. Khi nào cô ấy đến gần thì có một mùi hương đến trước. Nhờ cái mùi hương ấy mà mình không bao giờ nhầm Ph.Th. với các cô em gái khác của Hà Thanh". Chưa bao giờ Trịnh Công Sơn dám tỏ tình với Ph.Th. và Ph.Th. cũng chưa bao giờ có một cử chỉ khiến cho người bạn âm nhạc của chị mình hiểu nhầm là cô có cảm tình riêng với bạn chị. Thế mà Trịnh Công Sơn đã si tình và nhờ cái vẻ đẹp thánh thiện “em đứng lên gọi mưa vào hạ” ấy của Ph.Th. mà anh đã viết nên mấy bài hát Nhìn những mùa thu đi, Nắng thuỷ tinh và Gọi tên bốn mùa. Ph. Th. lập gia đình với ông tiến sĩ B. làm trưởng khoa luật rồi làm Bộ trưởng giáo dục, "tuổi tác không cân xứng nhưng danh vọng và sắc đẹp thì đẹp đôi”. Sau đó vì thời cuộc, tiến sĩ B. mất sớm, Ph.Th. vẫn giữ sự đoan trang, đức hạnh nuôi dạy các con ăn học đến nơi đến chốn tại Boston (Mỹ). Cuối năm 2000, gặp lại Hà Thanh và Ph. Th. tại Huế, tôi vẫn thấy hai chị em này "không sợ thời gian", vẫn đẹp như "nắng thuỷ tinh" thuở nào. Nhớ lại chuyện xưa, các cô rất vui và xem đó là những kỷ niệm đẹp của giai đoạn đẹp nhất của đời mình.Tuy chỉ mới một chiều, nhưng bạn bè thuở ấy của Trịnh Công Sơn vẫn xem chuyện Trịnh Công Sơn si mê Ph.Th. là "mối tình đầu" của anh.

“Hai mươi năm xin trả nợ dài"

Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phú Cam . Hằng ngày Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phú Cam, đi dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Ðồng Khánh. Trong đám xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm, con gái thầy Ngô Ðốc Kh. - người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Ðồng Khánh và trường Quốc học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng. Con người của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của Trịnh Công Sơn. Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng. Anh trông thấy con đường trước nhà "dài hun hút cho mắt thêm sâu" (Diễm xưa). Nhưng anh cũng biết gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ. Thầy Ngô Ðốc Kh. - thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh chàng chưa có bằng đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với các cô con gái đài các của ông. May sao lúc ấy hoạ sĩ Ðinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm đang ngồi ở nhà học bài thì hai bạn liền "liều mình" qua thăm. Những lần liều đầy mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp và cũng có khi đang có bố ở nhà Diễm tránh để cho khách ngồi chơi xơi nước rồi tự ý ra về. Khác với Ph. Th., Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt mi biết điều đó. Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần. Có một điều lúc ấy Sơn không để ý: những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau, Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nay Bích Diễm đã vào học đại học ở Sài Gòn, tâm hồn của Sơn qua cây cầu cũ, nói như Ðinh Cường "Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi…”. Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại "hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi” (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên "hết phụ” tình Trịnh Công Sơn. Như Ðinh Cường đã viết: "Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm suốt tuần, sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà". Trịnh Công Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới “nhận” được lời đáp. Tuy đã quá muộn, nhưng trên cõi đời này có mấy ai được yêu và được nhận có một khoảng cách dài lâu đến thế đâu!

“Coi như phút đó tình cờ”

Gặp người đẹp, Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh "chán tình", vì cho rằng mình yêu nhầm. Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, đối bờ với nhà tôi, thuộc phường Vỹ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt, rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai “vì anh ấy lai Tây". Chỉ một chuyện vô tình rất nhỏ, thế mà Trịnh Công Sơn cảm thấy bị xúc phạm, anh không thể hiểu nổi một người mình yêu mà lại có một quan niệm thẩm mỹ "lệch lạc" đến như thế. Tất cả những yêu thương Nguyệt trong lòng anh bỗng nhạt nhoà hết. Anh viết bài Nguyệt ca. Anh ca ngợi cô nàng Nguyệt hết lời khi "trăng là nguyệt". Nhưng khi anh phát hiện ra "từ trăng thôi là Nguyệt", Nguyệt không phải là người anh mơ ước, anh xem chuyện anh yêu Nguyệt “coi như phút đó tình cờ” và về sau anh không nhắc đến Nguyệt nữa. Tuy nhiên đối với tôi và nhiều bạn bè của anh, mong sao Sơn có nhiều dịp yêu "tình cờ” như thế để anh có thêm nhiều Nguyệt ca nữa.

Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, về sau có thêm Bích Kh. (như tôi đã viết nhiều lần), có Chu Nguyệt Ng., có Michiko, có Hồng Nhung… nhưng định mệnh vẫn cứ bắt anh phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Nếu anh còn sống thêm vài mươi năm nữa, sẽ "còn ai nữa”… và cũng thế thôi. Nếu anh bước qua khỏi cái ngưỡng ấy thì chưa chắc anh đã có được cái địa vị “người sáng tác nhiều nhạc tình hay nhất thế kỷ”. Tôi viết điều ấy với kinh nghiệm thực tế. Có một người làm thơ, bạn của Trịnh Công Sơn, cưới được một cô nàng hồi đi học ngồi cạnh Dao A. của Sơn, về sau “người ấy" không còn thơ nữa (đó không phải là một trường hợp cá biệt). Trịnh Công Sơn bị "tình phụ”, còn người ấy lại bị "thơ phụ”.

Hơn sáu mươi năm nhìn lại cuộc đời, tôi xin tạ ơn những giai nhân đã làm "sáng giá" cho tuổi trẻ của chúng tôi. Vẻ đẹp của các cô là hành trang đẹp cho suốt cuộc đời theo đuổi chân thiện mỹ của lứa tuổi tôi. Chúng tôi không những giữ hình ảnh các cô trong tâm hồn mà còn giữ được hình ảnh thực của người đẹp trong các tập album. Cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cám ơn Trịnh Cung, cám ơn Ðinh Cường… nhờ tài năng của các bạn mà những người đẹp trong tâm hồn, trong các tập album của thế hệ chúng ta trở thành vĩnh cửu.

Nguyễn Ðắc Xuân

Nhớ Quê

Cảm hứng từ lời tâm sự của một người chị chuyến đi về thăm quê hương vừa qua .

Nhớ Quê
Hương Mai

Chị ơi nghe nhắc em thêm thèm
Vú Sửa nhà bên nâu đậm đen
Những buổi nắng trưa hàng xóm ngủ
Lầy lồng hái xuống bẻ ăn liền

Ngày xưa em nhớ lúc qua phà
Mỹ Thuận xe đò đậu dọc ngang
Những trái mận hồng vừa mới hái
Tình quê ngọt lịm câu rao hàng

Dòng sông nước cuộn những phù sa
Em thấy quê hương đẹp thiết tha
Thuở ấy tuy là còn bé nhỏ
Hậu Giang hình bóng ...một quê nhà

Từ lâu em vẫn mong ngày về
Tìm lại chút tình của xứ quê
Nghe thoáng hương thơm mùi mạ lúa
Nhìn chiều dần xuống trên đường đê

Hương Mai
08/23/06

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2006

MÊ CUNG

Con gái hay trai thất tình đều buồn. Nếu HD và quí vị nào không thích đọc thơ phụ nữ thất tình, xin đọc mấy vần thơ cóc sau:

Mê Cung

Tình chất ngất đường song song vô tận
Chẳng gặp em cho dù cuối chân mây
Tình yêu kia ngậm ngùi nhai trái đắng
Ta hồn hoang đi lạc chốn lưu đầy

Tình cuồng điên chốn rừng sâu lạc lối
Như mê cung vô phương hướng mịt mù
Bước chân xiêu tìm thiên đường trái ngọt
Trong vùng tăm tối tình yêu ngục tù

Tình lạc loài trong chân không vô định
Yêu chênh vênh trên quĩ đạo Địa Cầu
Quay quay mãi tình tan vào vũ trụ
Trọn niềm đau nơi vực thẳm u sầu

bbt

CHA CON

CHA CON

Ngày Tưởng Niệm, nhớ người quá vãng .

Có những đêm con ngồi
Đối diện với bàn thờ
Chấm bài và suy nghĩ vẩn vơ.
Con vẫn thường thấy Bố
Cũng đã ngồi với sách vở như con.
Sự khác biệt ...
Là hai khoảng thời gian
Và hai phương trời xa cách,
Là lễ giáo Khổng Mạnh
Và văn minh Tây Phương,
Là Liêu Trai Chí Dị cùng thơ Đường
Và kỹ sư Công Chánh với vần thơ lạc điệu.

Con còn nhớ...
Năm con mười ba tuổi
Một đêm Trung Thu
Bất thần Mẹ ra đi vĩnh cửu
Bố gánh chịu thân gà trống nuôi con!
Mười chín tuổi, con ra đi
Máy bay cất cánh .
Bố ở lại ...
Bạn đời với văn chương chữ nghĩa,
Bần thần thương nhớ con trai.
Vì tương lai, sự nghiệp
Hay vì con vướng mộng giang hồ?

Con định ngày trở lại
Cho Bố xem con đã thành tài
Và khôn lớn đến đâu .
Cuộc đời ra sao?
Con đi vào một thế giới khác
Không người thân bên cạnh.
Bố ở nhà canh cánh mong con!
Đời thiếu vuông tròn!!

Hai phương trời xa cách
Thế sự đảo điên
Thế rồi Việt Nam mất
Cha con mình gặp lại
Trong cái tê dại của cuộc đời !
Bố đã già rồi,
Tay chân run rẩy,
Vẫn văn chương, cửa Khổng, sân Trình.

Đời bấp bênh
Giờ đây Bố ngồi trong khung ảnh
Lung linh sau ánh nến, khói hương.
Con mường tượng ...
Cha con mình ai sướng hơn ai ?!

Nguyễn Đàm Duy Trung
November 11, 1991



BÀI THƠ CHO CON

Thương tặng DMHT ngày con 20 tuổi.

Bố viết bài thơ này cho con
Chắc con chưa hiểu được
Vì con sinh ở ngoại quốc, tiếng Việt không rành.
Ngày hôm nay, con vừa tròn 20 tuổi:
Tuổi của vào đời, tuổi của yêu đương!
Giờ đây bố vừa bằng tuổi Bà Nội
Khi Bà bất trợt vĩnh viễn ra đi.
Năm nay con cũng đã bằng tuổi bố
Khi bố đang hăm hở du học xa nhà.
Tuổi đôi mươi, biển học thật bao la:
Học với trường đời, học trong sách vở mênh mông.
Trong khuôn viên Đại Học,
Con sẽ tìm ra trong đời sống
Thế nào là tình yêu thương nhân loại
Và tình yêu trai gái của lứa tuổi đôi mươi.
Những ngày hè nắng cháy
Con sẽ có thì giờ đi mạo hiểm đó đây
Đối diện với cuộc đời,
Đối diện với chính bản thân con.

Dù tuổi đời có ba mươi năm cách biệt,
Bố con mình khôn lớn trong hai đại lục khác nhau,
Bố vẫn thấy rằng
Cha con mình còn nhiều điểm tương đồng.
Khi con hiểu thế nào là
Không mà như có, có mà như không
Cho dù bố không còn nữa
Nhưng bố vẫn còn đó, con yêu!

Nguyễn Đàm Duy Trung
September 1992

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2006

Nhạc Tình Trịnh Công Sơn


Nhạc Tình Trịnh Công Sơn


Nhạc Tình Trịnh Công Sơn




Nhạc tình TCS thì quá nhiều để bao gọn trong cái hộp nhạc nhỏ này.Tạm thời sau đây là một số bản do các bạn upload hoặc yêu cầu, bạn nào muốn thêm bài khác vào, xin cho biết

Hộp nhạc chỉ nghe được với Internet Explorer thôi :((
Xin mời các bạn

Vần Thơ Sầu Rụng

Lưu Trọng Lư - Phạm Duy

Mai Hương trình bày



Bấm > để play
Nếu không nghe dược xin bấm Bấm Đọc Tiếp để xem Full Post




Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2006

Đồng sàng Dị Mộng

Hi all ,
Ca'i na`y chi? la` tho* tho^i nghen , ai co' cho^`ng co' vo*. ngoa.i quo^'c gi` ra'ng chi.u , ND kho^ng chi.u tra'ch nhie^.m tru*o8'c pha'p lua^.t :-)).


Đồng sàng Dị Mộng .

Tôi vo*'i ngu*o*`i không cùng chủng tộc
Nhu*ng vì đâu nên nghĩa Tào khang
Tôi là thiếu nu*~ da vàng
Hai ta nào có họ hàng gì nhau

Tôi mo* u*o*'c ngày sau xuất giá
Đu*o*.c gọi chồng bằng một tiếng anh
Còn ngu*o*`i da trắng mắt xanh
Chu*~ "you" tôi gọi lệ "long lanh" sầu

Cả thế gio*'i đâu ai nào muốn
Một ngu*o*`i tình không giống màu da
Thì sao bốn tỷ ngu*o*`i ta
Mà tôi vo*' phải một " Ya " tóc vàng .

Tôi tu*. hiểu mình không kỳ thị
Nhu*ng miệng đo*`i lắm tiếng thị phi
Bà con hàng xóm xầm xì
Lấy Chồng ngoại quốc có gì đáng khen ..

Nam Đế .

Trời Không Nắng

Trời Không Nắng

Mấy hôm rồi, Trời quên không có nắng
Nên nụ cười chợt vắng ở bờ môi
Đón lá bay, chân rão tận triền đồi
Cơn gió nhẹ, thỏang hôn làn tóc rối

Trời ngủ yên, nên hàng cây bối rối
Thân guộc gầy trơ trọi, bóng nghiêng nghiêng
Lá lao xao, cành rung rẩy, muộn phiền
Trời không nắng, hoang sơ miền phố núi ...

TV
10/07/97

Nhặt lá ro*i sao thấy lòng tiếc nuối
Tro*`i lại mu*a u*o*'t đẩm lá vàng ro*i
Nhìn mu*a ro*i lòng xao xuyén bồi hồi
Nhìn lá úa buồn cho cành o*? lại

Thôi quên nhé hảy nhìn vào hiện tại
Mộng mo* rồi mu*a nắng cũng phôi pha
Tro*`i hôm nay nắng ấm lại chan hòa
Ddu*`ng nghỉ nu*~a mai kia mu*a hay nắng

Nam Đế

Go*?i DDa.i su* Ty? HD : To'c nga('n

Gu*?i DDa.i ST tho* Tha^'t ti`nh , ne^'u ca^`n the^m ND lu.c tie^'p .


" To'c Ngang lu*ng vu*`a chu*`ng em bo*'i
DDe^? chi da`i bo^'i ro^'i ddo*`i anh " .

Ta(.ng nhu*~ng ai to' c da`i nha ,
Co' ddi.nh ca('t nga('n nho*' cho ND bie^'t .

To'c nga('n .

Anh va^?n nho*' ga).p em nga`y xu*a la('m .
To'c em da`i quye^.n qua^'n dda('m lo`ng anh .
Bu*o*'c cha^n em suo^'i to'c chuye^?n mu*a gia(ng .
Cho*.t nhi`n tha^'y ho^`n anh bu*`ng say dda('m .

Ro^`i ho^m a^'y mo^.t tru*a he` na('ng a^'m .
Ti`m dde^'n em can dda?m ta^.p la`m quen .
Ca^u dda^`u tie^n Anh cha(?ng ho?i te^n em .
Vi` anh dda~ bie^'t ro^`i... tu*` la^u la('m .

Tu*o*?ng ra^'t kho' ..nhu*ng em cu*o*i` say dda('m .
No'i vo*'i Anh nhu* quen dda~ bao na(m .
Thi` ra em ..Em cu~ng dda~ ...a^m tha^`m .
Cho*` anh dde^'n dde^? ngo? lo*`i .. quen bie^'t .

Cuo^.c ti`nh ddo' em o*i ai na`o bie^'t .
Buo^?i dda^`u tie^n dde.p nhu* chuye^.n tha^`n tie^n .
Co' ngo*` dda^u chi? mang la.i muo^.n phie^`n ..
Ngay` na`o ddo' em hu*?ng ho*` quay bu*o*'c ...

DDau lo`ng nha^'t ma'i to'c da`i tha thu*o*'t ..
Em ca('t ddi ca('t nga('n... dda'p lo`ng ngu*o*`i ..
Anh dda~ ho?i vi` sao em la.i ca('t ..
Em cha(?ng cu*o*`i... chi? no'i .. ddo^?i kie^?u tho^i !!!!!

Bao na(m qua nuo^i to'c cha'n la('m ro^`i .
Gio*` to^i ca('t vie^.c gi` anh tha('c ma('c ????
Ha?y ve^` ddi tra? to^i la.i cuo^.c ddo*`i ....
Ti`nh dda~ che^'t no'i la`m gi` .. ma'i to'c !!.

Lo*`i em no'i to^i nghe ma` muo^'n kho'c !!..

***********************************************************************

" Lo*`i na`o kho^ng no'i , Ti`nh na`o kho^ng tho^i .
Tho* na`o kho^ng go*?i , Ti`nh na`o kho^ng nguo^i ."

***********************************************************************

Nam DDe^' .

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2006

Trăng Em




Tình em đâu?, hỏi cơn gió thoảng
Gió thở dài, Trăng cũng buồn theo...


DLH ơi, thêm Trăng nữa nè.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2006

Nguc no*? bung. thon

Than tang. nhom' Nam
From: Nhom' Nu*~ :)


http://www.fileden.com/files/26615/BellyTableBump.avi



Bóp và Ví , Ta(.ng DKG : sao im la(.ng va^.y ??


Chuyện này kể lại lúc ND ra Hà Nộị , ND đi mua Bóp tặng em :-))))... Một lần ND ra Hà Nội cho*i , đến khu 36 phố phu*o*`ng thì thấy có một tiệm bán Ví ( ngu*o*ì Nam gọi là bóp ) , đặc biệt tiệm này không có tủ kiếng để chu*ng bày gì hết và chỉ
bán bóp mà thôi , tất cả chỉ treo trên va"ch làm thành hai hàng trên du*o*'i , và một cô bán hàng rất là xinh đẹp , duyên dáng .
Coi to*'i coi lui , hỏi chuyện vo*'i cô bán hàng thì dĩ nhiên cô ta ngu*o*`i Bắc và nói chuyện cũng rất dể thu*o*ng , cuối cùng ND lu*.a ra hai cái bóp để mua , coi lại
thì không thấy cái nào có ghi giá tiền hết nên phải hỏi cô ta coi giá cả thế nào , Thấy ngu*o*`i đẹp ngu*o*ì Bắc nên ND cũng nói tiếng Bắc : " Thu*a cô , hai cái Ví này giá bao nhiêu " .
Không ngo*` cô BK này lại trả lo*`i bằng tiếng Nam : " Bóp trên năm chục , Bóp du*o*'i một trăm " , Còn nếu anh thích cả hai thì em sẽ bo*'t cho :-)) ND lại càng không hiểu nên hỏi lại cái gì là bóp trên và cái gì là bóp du*o*'i thì đu*o*'c biết là trong tiệm chỉ có hai loại bóp vo*'i hai giá tiền mà thôi , cái treo o*? trên thì rẻ ho*n cái nằm o*? du*o*'i , !!
DKG & DLX ui , Hai Anh thích bóp nào ?

N.D.

Coi chu*`ng

Coi chu*`ng

Nga`y nay bo^` bi.ch pha?i dde^` pho`ng
La^'y cho^`ng nho*' lu*.a ddu*'a "dda`n o^ng"
Ba?nh trai ai ngo*~ dda^u "la.i ca'i"
DDo^.ng pho`ng nhu*ng la.i pha?i na(`m kho^ng

Tie^'c tha^.t em to^i kie^'p ma' ho^`ng
Thanh xua^n ddo^i ta'm la('m ngu*o*`i mong
Vu qui dda^u bie^'t cho^`ng la` ga'i
Tho^i thi` cho*` di.p dde^? ma` do^ng ..

Nam DDe^'
Jun 2003

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2006

HM o*i , na('ng le^n ro^`i ..

Na('ng

Na('ng dda~ le^n ro^`i ma^y xa'm tan
Tro*`i trong ma^y tra('ng ca'nh chim nga`n
Muo^n hoa ddu`a gio*?n trong na('ng a^'m
Lo`ng to^i manh a'o tuye^'t co`n ddan

Nam DDe^' .

Đã Có Một Mùa Trăng : Tìm Nhau Dưới Trăng

TÌM NHAU DƯỚI TRĂNG

Người ơi !
Cho em hỏi một lời
Bao giờ người trỏ lại
Mắt buồn ...tình vội trông
Vu vơ lời muốn nói
Mộng ước của mình em
Vơi nặng cả ân tình?
Người đếm cho em nhé
Đã bao ngày vắng nhau?
Những chiều đan nhung nhớ
Đường khuya một bóng về
Chiều nay nhìn ngọn gíó
Mây sao chẳng đón người ?
Lấp đầy những chiều không
Người bảo rằng đang nhớ
Em lại đong đầy mong
Bàn tay em nhỏ bé
Giữ sao hết tình này
Em gửi người một nửa
Đừng làm nửa kia buồn
Người hứa đi người ơi

Khuyết Danh
******
Tranh : Tú-Ân

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2006

Video: Tình Hoài Hương

Tình Hoài Hương
Phạm Duy - Ngọc Hạ
Hình Ảnh & Chuyển Động : LamNguyen



Bạn HoaLai vừa gởi video Tình Hoài Hưong với tiếng hát Ngọc Hạ, xin gửi đến các bạn cùng thưởng lãm .
Nếu bạn không thấy gì hết ... xin bấm vào { Bấm Đọc Tiếp } để xem





To DLX va` DKG : Du*`a va` to^i ..

Hi all ,
Ho^?m nay ND tre^u hoa ghe.o nguye^.t ho*i nhie^`u , ho^m nay nha^n ba`i Hoa Phuo*.ng chuye^?n sang Du*`a cu?a " DDa.o Du*`a " DLX , ND xin la`m va`i ca^u tho* ta(.ng ca'c su* huynh dde^? kho?i bi. mang tie^'ng ky` thi. .
Ca'm o*n DKG dda~ cu*'u ND cho Ba`i tho* cu?a To^n Nu*~ Co^ Nu*o*ng .

Lắm nàng cởi hết cả bras ra,
Ôi chao, trái cấm trông mà dễ thương!
Ta nằm đón gió Đại Dương,
Gió ru ta ngủ, gió vương rặng dừa.
Trong cái oi bức buổi trưa,
Ôi miền nhiệt đới đong đưa cuộc đời!

Du*`a va` to^i ..

Ba'c Xe.t nha` to^i " Thi'ch nha^'t Du*`a "
Du*`a Non nhie^`u nu*o*'c Xe.t ca`ng u*a
Tro*`i sanh ca^y .. qua'i ... chi cao the^'
Rung go^'c chi? la`m tra'i ddong ddu*a

Tu*'c mi`nh Xe.t ba?o : Khi? gio' o*i
Ha'i.. ha'i du`m to^i .. tra'i.. tre^n tro*`i
Khi? gio' tre`o le^n ro^`i tu.t xuo^'ng
" Tra'i Non giao Ba'c phi' cu?a gio*`i "

Tro*`i o*i ..

Thui ND dzo.t ke~o tai bay ho.a gio' ..
N.D
8-06

When we're touched.

Sometimes when we're touched,
the honesty is too much
I have to close my eyes and hide

I want to hold you till I die
Till the stars all burnt in the sky
Till my fear in me subsided.

Da. thu+a co' ba'c na`o chuye^~n ngu+~
duoc thi` chuye^~n ngu+~ ho^. cho BN
vo+'i. Dda ta. (*_*) c'ac ba'c truo+'c.

Anh VT: neu anh ti`m duoc bai ha't na`y, xin anh
post cho BN vo+'i. Ca'm on anh.

Tha^n,
BN.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2006

Tho* ve^` Tra(ng!

Trang-ĐoLangXet

Sa('p Trung Thu mu`a tra(ng dde.p, dlh xin post 1 ba`i tho* nho? di'nh ti' tra(ng thu, mong ca'c ba.n cu`ng go'p "tie^'ng ha.c trong tra(ng" ?
Mo^~i nga`y dduo*.c da.o cho*i blog , dlh ie^u thi'ch nhu*~ng ba`i tho* no^`ng na`n (HM),de^~ thuo*ng (HL),la~ng ma.n (LAK), sa^u sa('c (BNTonNu) va`nhu*~ng ddoa.n truye^.n ti`nh muo*.t ma` cu?a Gio' (HD)! Co`n nu*~a, dlh ra^'t thi'ch tho* sooo tru*~ ti`nh (KQD), dda^.m dda` (ND), de^~ ye^u (DLX), tho* mo^.ng (DKG) va` me^nh mang ti`nh tho* (VD)!
Ma` tho* "nghi.ch", tho* tre^u nhau thi` cu~ng la`m nguo*`i ddo.c pha?i thi'ch thu' phe^ ca? nga`y tro*`i ddo'!!! Whoa! sooo hi? and a'i!

KQD co' ta^'m hi`nh tra(ng na`o ho^ng, post cho ca? la`ng cu`ng nga('m vo*'i!!!

dlh
~~~~~~~~~
GiaoDiem~KQĐ
Tra(ng, em!

Nửa đêm nằm mộng thấy người
Em nghe trăng vỡ lưng đồi bên kia
Mộng em diễm ảo đời xưa
Tặng ai một nửa hồn chưa muộn phiền
Người quay di rất an nhiên
Em, vầng trăng nhạt nỗi riêng đợi chờ

Vâng thì em trót tương tư
Hỡi người hờ hững nghiệp từ trăm năm !
ntcctc

Nỗi Lòng ...

Mấy hôm ni Khách tui buồn hiu không vào quán, lang thang ta bà đi câu cá cho đỡ tủi . Chả là vì đang mời BN tiểu thư dùng trà mờ bị BN đóng cửa hông thèm uống trà nữa . Mấy tỷ tỷ của BN cô nương lại thi nhau mờ ...xỉ xí KQĐ dầu nỗi lòng của tại hạ đã được bày tỏ chín ra chín, mười ra mười, hông gian dối. Thui thì, ta buồn ta đi lang thang cũng bởi dzì mấy tiểu thư . Thiệt đó nghen!
Nỗi lòng sơ sịa của Khách tui mấy hôm ni là rứa.

Hôm ni quay lại quán thấy đèn giăng, hoa phượng gửi, mưa phủ đường vào. Chưa kể giọt sầu, giọt đắng, giọt ngọt chi chi nơi cung điện cung cấm kiểu "tui gửi cho kí người đó dầu ở chốn công cộng, tui cũng cấm hổng có ai được ngó dzô nghen". Khách tui cũng chùng bước, tò mò nhưng vưỡn cóc có dzám mờ ghé mắt vào, đuốc cung điện đế nào thì sáng cung đế đó; thò kí mặt dzô phỏng chít á .
Con người hay noái đúng hơn nà "nỗi lòng" của con người thay đổi lia chia, hổng biết đâu mờ sờ, à không, mà chia sẻ mà tán dzô, talk ra . Mới hôm nọ Khách tui thấy Đế phía Nam than buồn kí chi mờ buồn não nuột, Khách tui bèn mời tới xem tụi tui (KQĐ mí BN cô nương) dùng trà rùi uống chung; Đế phía Nam (người Nam-chưa biết mấy nghĩa) bảo

- Thui đi, tui dại tui tìm nơi vắng vẻ (để tui buồn mình ên cho ai đó tụi nghiệp tui)
- Ừa thì dại đi!

Chắc là Đế chui dzô một góc phía Nam Đế buồn wá mạng nên mấy hôm ni Khách tui thấy Đế giăng đèn sáng trưng ở góc mới, coi bộ cũng nhộp nhịp lao xao lắm đó chớ!

Khách tui thấy "nỗi lòng của Đế" thiệt là khác xa kí hôm tui đang được dùng trà lắm á. Còn một nỗi lòng của bạn hĩu tui, tui hông biết đã đổi chưa nhưng mờ cái hôm BN tiểu thư đóng cửa cái rầm, cóc có thèm quăng cầu, tung lụa gì nữa ráo, Khách tui thấy ông bạn ĐKG của tui mém bị ...cửa đóng trúng mũi .

Chả là vầy, Khách tui nghe BN cô nương mí bác ĐKG yêu cầu Khách tui "tân trang" để ĐKG có hình mới đem khoe thiên hạ, tui bèn ra tay nghĩa hiệp, có hình mới liền chứ chi . Í dạ, Khách tui lo rót trà nên quên béng đi kí vụ BN cô nương đang muốn theo Khách tui chộp hình của bác ĐKG, cũng vừa đúng lúc bác ĐKG đem ảnh mới của mình lên để NỘP ĐƠN ỨNG THÍ trong cuộc gieo cầu của tiểu thư Bích Ngọc.
Khách tui đang bị xí xỉ wá nên cứ te te phóng con mã mờ đi, không lý đến chuyện xảy ra sau lưng . Mấy hôm đứng chờ cá cắn câu, Khách tui mí nhớ ra kí chuyện ni, bi chừ quày qủa trở lại chốn cũ để mở bảng đăng hình của bác ĐKG, tiểu thư nào (hay là BN cô nương ?) có đang trong vòng quăng lụa, gieo cầu chi chi, mần ơn xem đơn của bạn tui trước hỉ . Đa tạ muôn vàn, muôn vàn đa tạ .

http://www.g3studios.com/private/linhtinh/DKG.jpg

Khách tui thấy sao, nghĩ sao noái rứa, bác ĐKG có thấy hông phải thiệt là hổng phải thì la làng lên, tui ...chạy trước. Còn Đế đang xưng vương, nhưng mờ hổng phải "trẫm" của cê moa nên ...hehe, còn phia mí trảm Khách tui được dẫu tui có noái sai dzìa cái "nỗi lòng của Đế" cả dặm . Khakhakha! Thiện tai! Thiện tai!

Bác Vịt, nơi KQĐ ở quanh năm hoạ may có vài cơn mưa thôi bác ạ, thành thử chắc là phải chờ khi mô có mưa nữa, KQĐ mới có thể xách máy ra chộp gửi bác vài tấm .

Đại tiểu thư HD, tiểu thư cần tấm ảnh mưa trên lá hôm nọ cứ lấy mà dùng, có điều KQĐ cũng dùng trong bài vở của mình, dùng chung nhé . ;-)

Bác Đồ Lãng Xẹt, mấy nàng đang xỉ xí Khách tui wá mạng, để mấy tiểu thư bớt xỉ rùi Khách tui "xuất chiêu" nghen. (Tui đang cười nhưng hôm dám cười nham nhở, mấy tiểu thư thấy được, rượt bác mí KQĐ chạy không kịp thì chít!)

KQĐ không nhớ là đã chào chị LAK chưa ? Nếu chưa, sẵn chốn nì, KQĐ chào chị luôn nhé . Nhiều mail quá, KQĐ không biết ở topic nào mí topic nào, noái luôn một chỗ cho khỏi đi lạc :).

KQĐ

To Hoalai : Wi' dzi. kha'c kho?i ddo.c (~.~)

Hi HL ,
Tha^'y HL thi'ch Phu*o*.ng , ND go*?i la.i ba`i tho* cu~ , ND dda~ dda(ng ro^`i nhu*ng dda~ Delete lu'c HL chu*a va`o dda^y .
Ho^m nay la` nga`y A^m thi.nh Du*o*ng suy ne^n sa'ng gio*` chi? co' Phu. nu*~ le^n tie^'ng tho^i .
DKG co' ta^m su*. gi` thi` ND kho^ng bie^'t , nhu*ng hy vo.ng kho^ng gio^'ng ND ma(.c du` 2 anh em cu`ng ho.c mo^.t tru*o*`ng sau khi ra kho?i trung ho.c !
N.D.

Cánh Phu*o*.ng đầu

Lũ bạn chung quanh chỉ mong hè
Còn tôi so*. lắm mấy tiếng Ve
Phu*o*.ng no*~ ru*.c tro*`i to*. huyết lệ
Vui gì ai nấy mắt đỏ hoe !

Tôi hái tặng Em cánh Phu*o*.ng hồng
Gói ghém tình đầu lẫn u*o*'c mong
Em ép tim tôi vào trong sách
Cánh Phu*o*.ng côi tình ngộp lắm không ?

Em cu*o*`i khẽ nói cám o*n anh
Và liền quảy bu*o*'c.. bu*o*'c.. thật nhanh ..
Bụi đu*o*`ng mù lấp gót chân ngọc
Đánh dấu tình tôi mộng bất lành ..

Bãi tru*o*`ng ba tháng sao dài quá
Nhu* cả thiên thu trong lãnh cung
Ngày đầu niên học tôi tìm kiếm
Nhu*ng bóng giai nhân đã mịt mùng .

Một hôm ông lão bán ve chai
Ghé ngang hiên nhà hỏi " Cậu hai" ?
Tôi vu*`a mua đu*o*.c lô sách cũ
Cậu có thích không cu*' giu*? xài ?

Nhìn vào quẳng gánh bé nhỏ kia
Cuốn sách mà tôi nho*' cả bìa
Mo*~ ra máu phu*o*.ng loang trên giấy
Nhu* máu tim tôi chẳng lối dìa

Rộn ràng tôi hỏi Bác tám o*i
Ráng nho*' ra dùm o*? cái no*i
Bác đã tìm ra lô sách đó
Cháu muốn mua thêm bán kiếm lo*`i

Cậu hai chỉ khéo gio*?n thì thôi
Chân già lê bu*o*'c khắp no*i no*i
Làm sao tôi nho*' no*i nào chu*'
Có du* thì lão đã mua rồi !

Cánh Phu*o*.ng năm xu*a đã tro*? về
Tôi thì tan tác mộng phu thê
Mây bay có nho*' đâu nho*` gió
Xa nhau ai biết mấy so*n khệ

Nam Đế Jul,2003 .

Nhìn phu*o*.ng Hawaii nho*' về cánh phu*o*.ng xu*a bên Việt Nam mặc
dù cái tru*o*`ng Nam Đế học không hề có nu*~ sinh và cũng
chẳng có hoa Phu*o*.ng !

Buồn

Buồn
Huơng Mai

Thứ hai sao chán quá anh ơi
Lòng bổng thấy buồn ngắm cuối trời
Nắng nhạt màu mây ...ôi !!! nắng nhạt
Sáng nay lòng thấy buồn vu vơ

Tình anh vơi đọng trong hồn em
Đêm đến thấy lòng mình nhớ thêm
Anh ở phương xa anh có biết
Tóc mây ủ rũ dạ buồn tênh

Một lần nào đó ta bên nhau
Từng nụ hôn nồng cho nát nhầu
Tình muộn trong em tia lửa nhỏ
Cháy bừng ân ái một đêm thâu

Ước mơ cũng chỉ là mơ thôi
Em biết tình mình mây nổi trôi
Gió cuốn bay đi vô định hướng
Như ta đôi ngã đôi phương trời

Hương Mai
8/14/06

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2006

CÂU TRUYỆN ECIRCLE CVA


Tình bạn,
Internet và thơ thẩn

Đàm Trung Phán


Không biết quý vị độc giả nghĩ sao, chứ riêng tôi, tôi thấy chẳng gì quý bằng móc nối lại được với bạn bè của thời còn đi học Trung và Tiểu học. Có cái kỳ lạ là khi tôi gặp những người bạn đã học cùng tại Trần Lục, Chu Văn An (hai trường mà tôi đã học), dù mới quen hay đã quen trước, dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi hơn tôi, tự nhiên tôi cảm thấy gần gũi với họ và nói truyện không cần rào trước đón sau. Nhiều khi còn “phang” nhau nữa trên Internet với những lời “bàn” ngộ nghĩnh và không ác ý, mặc dù trên thực tế chúng tôi chưa hề gặp nhau nữa!

Đối với các đồng sự hay những người tôi đã quen, đã gặp khi ra đời làm việc, tôi chỉ cảm thấy tôi “quen” với họ trong môi trường làm việc mà thôi. Ngồi trong meetings, ngồi ăn, ngồi nói truyện với họ chỉ để mà trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, chỉ để chia việc cho nhau, chỉ để cùng nhau chia sẻ những nhận định các vấn đề phải giải quyết để rồi cùng nhau làm cho xong nhiệm vu…Về đến nhà, người nào có đời sống riêng tư của người ấy và tự nhiên tôi cảm thấy khó mà có thể tâm sự thâm sâu và thực sự cười đùa với họ một cách thoải mái được. Nhưng mỗi khi gặp hay nói truyện trên điện thoại với các bạn cũ từ hồi nhỏ, tôi thấy rất thoải mái “mày tao chi tớ” kể truyên cà kê dê ngỗng hàng giờ vẫn chưa hết truyện, vẫn chưa chán.
Tôi nhớ lại hồi đầu Thập Niên 90, khi sang Dallas thăm gia đình 2 ông anh của tôi (cũng dân CVA), lần đầu tiên tôi gặp bác Lê Văn Ninh. Bác tặng cho tôi một tờ Đặc San Trưng Vuơng-Chư Văn An Dallas. Trên đường về, khi dở báo ra đọc trên máy bay, bỗng nhiên tôi thấy vui buồn lẫn lộn. Tôi vui vì tôi thấy dường như tôi đã kiếm được điều gì mà trong thâm tâm tôi đã bắt đầu đi tìm từ nhiều năm: tình bạn bè đồng môn và văn hoá cội nguồn Việt Nam mà tôi đã phải xa lánh vì vô hình chung tôi đã bị dòng đời cuốn trôi vào quỹ đạo đời sống Tây Phương trong nhiều năm qua mà mình không hay. Tôi vướng buồn vì tự nghĩ làm sao mà mình có thể tìm được những bạn bè cùng lớp, cùng trường mà tôi đã mất liên lạc từ đầu Thập Niên 60. Ngoài ra tôi lại còn phải lo nghĩ nhiều vì công việc trong trường lúc đó còn rất nhiều thứ phải giải quyết, lý do chính là vì nhà trường đang muốn đóng cửa department của tôi. Lại thêm một nỗi buồn mang mác nữa: đã từ lâu tôi nói tiếng Việt chêm nhiều tiếng Anh vì chữ nhớ, chữ quên. Có thì giờ để đọc sách báo Việt Ngũ đối với tôi thật là thú vị, vì tôi cảm thấy cần phải có cơ hội để ôn lại tiếng Việt và tìm cách trở về với cội nguồn của chính tôi.

May mắn thay, đầu năm 1996, Gia Đình Trưng Vuơng-Chư Văn An Toronto được thành lập. Nhờ vậy mà tôi có dịp được tham dự Chương Trình Văn Nghệ Tất Niên và có cơ hội viết bài cho Đặc San TV-CVA Toronto. Cũng nhờ các buổi họp mặt này mà tôi đã gặp lại được Sầu Đông TL-CVA Nguyễn Thọ Chấn mà tôi đã quen từ hồi học ỏ Trần Lục. Sau đó, tôi quen CVA Đặng Vũ Thám, CVA Trần Trung Ginh, CVA Nguyễn Ngọc Chấn, CVA Phạm Huy Thinh...qua Email. Nhờ nhóm bạn hữu trong Quán Gió và Hội CVA Bắc Cali mà tôi bắt liên lạc được với nhiều đồng môn từ thuở xa xưa. Tôi rất vui thú khi thấy mình không những đã “ôn lại” được tiếng Việt mà còn có cơ hội viết Email bù khú với nhau bằng tiếng Việt theo dạng VIQR trong những lúc rảnh rỗi để quên đi cái Stress của đời sống máy móc hàng ngày.

Tháng 3 năm 2000, CVA Trần Xuân Việt (Vịt Đực) và CVA Phạm Văn Khang (Bút Đỏ) mở Website ECIRCLE - TRANG SINH HOẠT TRƯNG VUƠNG-CHU VĂN AN TORONTO VÀ THÂN HỮU, mà chúng tôi quen gọi là Gánh Xiệc Cồ. Tháng 5, 2000 Việt và Khang “bán cái” việc trông coi Gánh Xiệc cho TL-CVA Đàm Trung Phán (Đồ Xàm / Lão Ngoan Đồng). Cái vui của Gánh Xiệc Cồ này là chúng tôi có thểvcho lên các hình ảnh và sau đó, các hội viên (chỉ hội viên mới vào thăm Ecircle được mà thôi) có thể viết các lời “bàn”` bằng những vần thơ ngộ nghĩnh, những lời văn dí dỏm trong phần Comments. Đôi khi cũng chẳng tránh được cái chí choé, nhưng tựu chung tình bạn trên Internet càng ngày càng khăng khít hơn và có khi chúng tôi còn tổ chức cùng nhau “Chit Chat Hội Đồng “ viễn liên trên Internet nữa (Gánh Xiệc hồi này có khoảng 30 hội viên tại Toronto, Kansas, Dallas, Brisbane ...). Nhờ Website này, tuy tuổi đã “già”, nhưng chúng tôi đã tìm lại được cái tinh nghịch của tuổi học trò ba bốn mươi năm về trước.
Xin mời Quý vị đọc một vài trích đoạn của các vài vần thơ nửa già, nửa trẻ trong Gánh Xiệc Cồ để bạn đọc có một khái niệm về tình bạn “già-trẻ”` với các lời thơ con cóc dưới đây.

Một hôm Bút Đỏ ghép hình Bút Đỏ và Đồ Xàm lọt vào sân trường Trưng Vương ngày xưa, Cao Thủ Hoàng Thanh Thảo ( rể Trưng Vương) hứng cảnh , bèn “phụ đề “ dưới tấm hình :



Ai bảo em là giai nhân cho đời anh đau khổ
Ai bảo em trốn sau cửa sổ cho anh tìm không ra?
Nhớ xưa khi em cất tiếng ca,
Anh đây ngơ ngẩn về nhà còn nghe.
Hôm sau anh đứng vỉa hè,
Tìm nghe tiếng hát, chỉ nghe gió lùa!

Cao Thủ --Aug. 29, 2000

Sau khi Đồ Xàm lên xe bông trao thân, gửi phận cho bà Cai Tù, một số hình Đêm Văn Nghệ Đám Cưới của Đôi Trẻ Già được load lên Ecircle, Tí Đang Ăn n TV Hồ Thị Đoan Anh viết tặng vài câu thơ cho Đồ Xàm :

Hôm nay Bác lấy vợ
Em có một đôi lời
Mừng Bác nay có đôi
Hết một thời lôi thôi!

Tí Đang Ăn--July 23, 2000

Kim Mao Sư Vương (CVA Đặng Vũ Thám) và Đồ Xàm đã có lần chọc giận Hoàng Dung Hạc Vàng (TV Hương Kiều Loan) đến nỗi hai lão già đã ”đuợc” Hạc mổ vỡ cả cái đầu. Hạc Vàng đã có lần lên tiếng:

Chén tộ, hồ nước mắt
Tơ mềm theo gió bay
Quấn chân ai vấp té
Tay che miệng cười to.

HD

Một hôm KMSV load lên một khu rừng đang bị cháy với tựa đề là Chùa Cháy (chắc là để “đốt lại” Hoàng Dung? ) và dọa ông từ Lão Ngoan Ðồng Ðồ Xàm là sẽ delete cái hình Cháy Chùa và tất cả các lời “bàn” dưới tấm hình này mà không cần báo trước . LND có đôi lời nhắn nhủ KMSV:

Bớ Lão Kim Mao định đốt sao?
Mo cau đã độn chắc chưa nào?
Hoàng Dung mà biết, đầu (KMSV) bị cạo,
Chớ có điên khùng việc count down.
May you have a good rest for now,
That is the end of my Thơ Tào Lao

Lão Ngoan Đồng – Dec 2, 2000

Để trêu chọc cả HD và LND, KMSV load lên tấm hình một chú voi với vài vần thơ

P...đứng làm chi đó ...P ơi?
Mặt mày bí xị, lệ muốn rơi.
Đêm ngày đưa đít cho ai “đét ”
Mo cau hai lớp cũng...cụp đuôi.

KMSV – Dec 9, 2000

Ngày hôm sau, CVA Phạm Huy Thịnh còn vào “tiếp sức” với KMSV để “phang” Đồ Xàm với 4 câu thơ:

Lẳng lặng mà xem P... cưỡi voi,
Cưỡi Voi như thể cưỡi Hạc trời.
Phen này lại tính trêu Voi, Hạc,
Xin với anh hào: nhập cuộc chơi!!
Ha ha ha

TH Pham—Dec 10, 2000

Đọc xong, LND bò mà mà cười và lên Net, trả đũa:

Hạc Vàng ai bắt đi đâu?
Mà trong nồi phở, Tái Gầu còn thua!
Thơ này nếu có chanh chua,
Thì thêm bột ngọt cho vừa Sư Vương!
Chớ tưởng là Voi tầm thường,
Voi mà phun nước, có đường ướt thôi.
Hạc ơi, Hạc ở đâu rồi?
Coi chừng Phở Chấn đứng ngồi không yên!
Bác Thịnh nhớ ăn phở liền,
Chân Hạc hầm phở, thần tiên dường nào.
Quản Tượng xin vội ra chào,
Xin cho bát phở năm hào thôi nghe!

LND--Dec 11, 2000

Số hội viên Ecircle thân hữu càng ngày càng đông và trải rộng trên toàn thế giới. Khi Adobe Ecircle bị đóng cửa vào ngày April 14, 2001 vì tình trạng kinh tế, Gánh Xiệc Cồ của chúng tôi có khoảng 145 hội viên. Trong lúc Gia Đình TV-CVA Toronto đang bận rộn chuẩn bị cho đêm Văn Nghệ Đại Hội ngày April 7, 2001, anh chị em “diễn viên Gánh Xiệc”chúng tôi tại Toronto vẫn không thể không ngày nào mà không vào “tham dự cuộc chiến cười đùa” trong Gánh Xiệc này được. Ngày March 23, Bút Đỏ load lên một bức tranh Con Khỉ Đột để “tặng” Đồ Khỉ Gió (CVA Trần Minh Khải), thì ngay trong ngày hôm đó, đã có các vần thơ “tiếp vận” dưới đây:


1. (Lên mặt làm ttàng):
Dù cho sự thế lòng vòng,
Trăm điều nàng hãy vững vào lòng ta!
Đồ Khỉ Gió --March 23, 2001 2:31 PM

2. Tiếp ĐKG
Ta đây Khỉ Đột đã già,
Em mà làm vợ, thật là khỏi chê!
Đồ Xàm --March 23 3:09 PM

3. Tiếp ĐX
Em ơi, nếu rước anh về,
Nhớ mua dao cạo, dễ bề cạo lông!
Cao Thủ --March 23 3:14 PM

4. Tiếp sức CT
Có cạo, chớ cạo mùa đông,
Lỡ cạo tồng ngồng, rụng mất...”của” anh!
Đồ Xàm -- March 23 3:20 PM

5. (Thơ mộng)
Nàng ơi, ta đã sẵn sàng,
Ta nhắm mắt lại, xin nàng ra tay! (eo ôi !)
Đồ Khỉ Gió --March 23 5:16 PM

6. Tiếp theo ĐKG
Nàng ơi!
Có cạo thì cạo chân tay,
Đừng cạo chỗ khác, từ nay sao sài?
Đồ Liêm--March 23 7:59 PM

7. Hì ...Hì!
Tí Đang Ăn -- March 23 9:42 PM

8. Nàng lầm bầm:
Cạo rồi, nó lại mọc ra,
Mọc ra thêm cứng, thêm nhăn, nhột mình!
Vịt Đực-- March 23 10:05 PM

9. Ai ơi, xin chớ có rình,
Kẻo người thợ cạo giật mình, lỡ tay!
Phương Trì -- March 24 5:59 AM

10. Cắt nhằm chỗ đó cũng hay,
Giao đời cho bạn, Khỉ này đi tu!
Cao Thủ --March 24 8:11 AM

11. Đi tu hay Khỉ đi tù?
Của nợ bị cắt, củ từ còn.... đau!
Đồ Xàm -- March 24 8:20 AM

12. Nghe bàn, ta cũng rụng rời,
Thôi thì đừng cạo, nhổ thời an hơn!
Đồ Khỉ Gió -- March 24 9:00 AM

13. Nếu nhổ thì chắc sạch trơn,
Theo ta, đừng nhổ, lấy sơn phết vào!
Đồ Liêm – March 24 10:42 PM

14. Phết sơn, nên phết mầu nào?
Phết mầu đỏ chói, bò vào húc cho!
Phương Trì – March 25 6:08 AM

15. Cũng đừng nên phết mầu tro,
Tưởng rằng xác thiệt lò dò về thăm!
Đồ Khỉ Gió – April 1 3:14 PM

Một hôm tôi vào Ecircle Bạn Hữu của CVA Nguyễn Thọ Chấn, tôi “vớ đuợc” CVA Bùi Vi Thiện và tôi “bứng” ngay Bác Thiện vào Gánh Xiệc Ecircle Trang Sinh Hoạt. Từ ngày Bác Thiện vào làm một “kép” mới của Gánh Xiệc, thì Bác ấy “quậy” hết cỡ xà bần. Và chúng tôi cũng đã cứ tự nhiên mà “tặng đại” cho Bác Thiện cái tên cúng cơm là “Bi Thien” mặc cho Bác.... than thân trách phận! Tuy Bác Thiện la oai oái nhưng Bác ấy lại rất nhiệt tình kêu gọi bà con cô bác vào lại Gánh Xiệc mà “quậy” mỗi khi Xiệc Cờ vắng khách :

Xiếc Cồ ế độ mấy hôm,
Chẳng ai ngó tới, Xiệc ôm nỗi buồn.
Sư Vương (1) ngáp đớp chuồn chuồn,
Đồ Xàm (2) còn bận đi buôn bán sò.
Khỉ Gió (3) chạy đến lò tò,
Thấy buồn chạy mất chẳng mò đến thêm.
Cao Thủ (4) cuốn gió chạy êm,
Hoàng Dung (5) đánh chó chẳng thèm đến đây.
Phương Trì (6) vốn thích đu dây,
Bây giờ trốn ở đâu đây nữa rồi.
Các Bác đừng chê Xiệc tồi,
Nghệ sĩ có hạng xem rồi khó quên.
Xin mời các Bác ghi tên,
Mua cho vài vé lấy hên Xiệc Cồ
Bi Thiên

(1), (2) (3): CVA
(4),(5), (6) : Rể TV

Cũng nhờ Email và Gánh Xiệc này mà chúng tôi đã có thể gửi và nhận các hình ảnh mới nhất cho nhau. Đồ Xàm đã mừng rú khi nhận được “chân dung” của Bác Vọng Ngữ CVA Nguyễn Đúc Khánh. Ngắm “dung nhan” bạn, Đồ Xàm “thả thơ sầu rụng” dưới đây:

Ngày xưa tóc rậm, đen ngòm,
Ngày nay tóc ít, lại còn trắng tinh.
Ngày xưa còm cõi, một mình,
Ngày nay phát tướng, có tình, có con!
Bác như ...đang lúc trăng tròn,
Có con, có vợ, trông mòn mắt ai! (Híc híc!)
Thơ này tớ viết chưa dài,
Kỳ tới, xin hẹn bằng hai, bằng mười!

Tái Bút:
Lần sau Bác ráng mà cười,
Tô son, điểm phấn, như người ngày xưa! (Híc Híc!)
Còn tớ, tớ vẫn chửa chừa,
Ba lăm, ba láp cho vừa lòng...a, à, à... ai!

Đồ Xàm – Sept. 2000

Trước khi Ecircle bị sập tiệm, Bác Tạ Tốn CVA Đặng Vũ Thám đã lanh chân “bứng” Quán 12 Con Cóc (một trang của Gánh Xiệc Cờ) sang một Web Site mới và Link với Quán Gió để ...tiếp tục cuộc chơi. Hy vọng rằng qua các cuộc chơi trên Internet, tôi sẽ vẫn còn có thể kiếm ra được nhiều các bạn hữu quen nhau từ hồi còn nhỏ, hay mới quen nhau nhưng- cứ -tưởng như -là- minh-đã-quen-nhau- từ -nhiều -kiếp -khác. Riêng tôi, trong lúc xế chiều của cuộc đời, tôi thấy chẳng còn gì thú vị bằng là tôi sẽ có thêm được nhiều bạn bè để “bàn” về cuộc đời mà tôi cứ tạm coi như là một vở tuồng. Vở tuồng này không có cốt truyện được viết trước và mỗi người trong chúng ta đã vô hình chung đóng một vai đến đâu hay đến đấy. Nếu lỡ đã đóng vai nào mà diễn viên bị đánh rơi mặt nạ hay thấy mình hết thích đóng vai đó nữa, thì cứ xin tự ý kiếm một vai khác mà đóng cho hợp sở thích của mình hơn, cho đến khi ...mãn vở tuồng đời mình luôn!

Tuy các “cô”, các “cậu” học trò này đã đang thực sự đóng vai ông bà, cha mẹ nhưng trong họ còn rất nhiều cái chất nghịch ngợm của tuổi học trò xa xưa và đặc biệt là tình bạn của họ cho đến lúc xế chiều của cuộc đời vẫn còn ... như ở cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Nếu được tái sinh trở lại làm kiếp người, tôi thiển nghĩ là tình bạn của họ cũng chẳng có gì thay đổi cho lắm và vẫn “chứng nào tật ấy” mà thôi.

Xin chấm dứt lời “bàn” tại đây. Và cũng xin cám ơn quý vị đã bỏ công đọc những lời “bàn” của chúng tôi. Xin đa tạ.

Đàm Trung Phán
January 1, 2002
Mississauga, Canada

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2006

Những Giọt Tình Sầu ( BB)

Mời các bạn nhâm nhi café và ... bấm để đếm :

Chọn và click vào bản nhạc để nghe . Để Download Right Click bài nhạc chọn " Save As ".
Xem bằng IE



PS: " Có Những Niêm Riêng " mên tặng ĐKG

Bie^'u Nhau.

Mo^.t ddo^i die^`u la`m cho BN suy tu+ khi ddo.c (*_*)..
Chia xe? vo+'i ca'c ba'c (*_*)

Ca'i xa^'u cua? mi`nh, co' the^? tr'anh dduoc lai khong tr'anh;
Ca'i xa^'u cua nguo+`i, khong the^? tra'nh duoc, la.i co^' tr'anh
tha^.t cu~ng nu+.c cu+o`i
(M-A)


Nghe lo+`i che^ bai ma` gia^.n la` la`m ngo`i cho ke? de`m pha;
nghe ca^u khen ngo.t ma` mu+`ng la` la`m mo^`i cho nguoi ni.nh ho't.
(Van trung Tu+?) Ui!

Tha^n o+? trong muo^n loa`i
Ta^m o+? tre^n muo^n lo`ai.
(Thu Giang - nguyen duy Can)


Ca' nu+'o+c ng.ot theo cuo^`ng lu+u ra bie^?n
Ti`m ve^` ba^'t ke^? no+i na`o ho+.p thu'+c ta^m co+
(?)

Kho+?i thuy? ma(.t da^'t kho^ng co' lo^'i ddi,
Nhu+ng khi cha^n nguo+`i cu`ng nhau di chung mot huo+'ng,
gia^~m ma~i ro^`i tha`nh ra duo+`ng
(Lo^~ Ta^'n)


Giu~ a dde^m tha^u, ho+i Thu+o+ng De^', to^i chi? ca^`u nga`i...
Cu~ng nhu+ loa`i nguo+`i tho`+i co^? ca^`u nga`i,
mo+? ca'i cu+?a he.p cu?a lo`ng to^i
de^? no' tho^ng cu`ng mo^.t vu~ tru. me^nh mo^ng.
(Phu`ng Chi')


Ki'nh,
BN.

He` La.i DDe^'n ..

He` La.i DDe^'n ..

He` la.i dde^'n ngu*o*`i o*i
Phu*o*.ng ddo~ ru*.c mo^.t tro*`i
Nho*' cha(ng nga`y xu*a ddo'
Khi chi? ngu*o*`i va` to^i

Trao nhau ca^u ta.m bie^.t
Bi.n ri.n cha(?ng no*? ro*`i
Ba tha'ng tro*`i ai bie^'t
Ro^`i mo^~i ngu*o*`i mo^.t no*i

Bao na(m tro*`i tro^i no^?i
He` dde^'n no*i xu*' ngu*o*`i
Ngu*o*`i to^i ye^u mo^.t ddo^~i
Co`n nho*' ca'nh phu*o*.ng ro*i ??

Ma'i tru*o*`ng xu*a co`n ddo'
Ha`ng Phu*o*.ng ddo~ co`n dda^y
Nhu*ng ngu*o*`i dda^u cha(?ng tha^'y
Nho*' da'ng mai vai ga^`y

ND .

To HM va`...

------- Tro*`i Sanh con ga'i la`m gi` -------

Tro*`i sanh con ga'i la`m chi !!!
Ra ddu*o*`ng ke^nh kie^.u la^`m li` kho' u*a .
Trong nha` tranh ca?i cha*?ng vu*`a
Ra ngoa`i thi` cu*' da. thu*a nhu mi`
Co' bo^` a*n no'i li ti
Ngo.t nhu* ma^.t ro't la^m ly che^'t ruo^`i :-))
Ma^'y cha`ng nghe no'i ngo.t bu`i
" I do " ga^.t ga^'p , dde^? ro^`i a*n na*n
Chu*a cho^`ng a*n no'i di.u da`ng
DDe^'n chu*`ng la`m vo*. ca? la`ng bie^'t te^n .

N.D.

To BNTN

Dear su* muo^.i ,
Trong na`y chi? co' su* muo^.i la` no'i nhie^`u ve^` ND va` ca'i ngai va`ng ddang lu'c la('c , lung lay , la('c lu* , lo?ng le~o .. cu?a ND .

Tu*` nho? ND ho.c ve^` vua va` nho*' ddu*o*.c mo^.t so^' danh tu*` da`nh cho vua chu'a nga`y xu*a , xin ghi la.i dda^y de^? sm va` ca'c ba'c ga'i , ba'c trai ghi nha^.n va` bo^? tu'c du`m .

Die^.n ma.o cu?a vua go.i la` Long Nhan
Ma('t cu?a vua go.i la` Long Nha?n :-)
Tha^n cu?a vua thi` go.i la` Long the^?
Ra^u to'c cu?a vua go.i al` Long mao
Giu*o*`ng cu?a vua go.i la` long sa`ng
Xe cu?a vua go.i la` Long xa
Ngu*.a cu?a vua go.i la` Long Ma~
Ao' vua ma(.c thi` go.i la` Long ba`o
Ddo^`ng ho^` vua ddeo pha?i la` Longine :-)
Bie^?n no*i vua ta('m thi` go.i la` Long beach :-)
Tho* cu?a vua la`m go.i la` Long Thi
Ba'c si~ cu?a vua go.i la` ngu*. y
cheif cook cu?a vua thi` go.i la` ngu*. tru`
Under wear cu?a vua thi` go.i la` No^.i y :-)
Li'nh cu?a vua la` ngu*. la^m qua^n
Vo*. cu?a vua thi` go.i la` Hoa`ng ha^.u
Khi vua kiss thi` go.i la` Hoa`ng Ho^n :-)
Vo*. ho*` cu?a vua go.i la` cung nu*~ .
Vua na`o ma` ho^n nhie^`u thi` go.i la` Ho^n qua^n :-)
Vua ma` da tra('ng thi` go.i la` Minh qua^n :-) ( vua na`y kho^ng co' be^n africa ).
Vua ma` stupid thi` go.i la` ngu qua^n :-))
Vua na`o dda^`u o'c tho^ng minh thi` go.i la` Long na~o :-)
Tho^i ND pha?i dzo.t , wi' dzi. tie^'p du`m ..
N.D

Ga^.p Nhau (*_*)

Thu+a ca'c ba'c,

BN kho^ng bie^'t ba'c na`o dang o+? da^u?,
tuy nhien neu co' b'ac na`o co' the^? ga^.p nhau o+?
Little Saigon in Orange County, CA next Saturday,
August 19th, 2006 for a breakfast -
BN will be happy
to host you (*_*). Before the new school year hits me
on August 20th, let's....eat (*_*)!

Thank you for letting me know if you can join us.
Have a great weekend ca'c ba'c.

Tha^n,
BN (TV 68-75)

Chim lie^`n ca'nh , ca^y lie^`n ca`nh

Ba'c DLX , ba'c la` ngu*o*`i Nho tha^m , Ha'n .. ro^.ng , Ba'c la`m o*n di.ch du`m 4 ca^u tho* nha ba'c . Ca'c ba'c trai ba'c ga'i cu*' tu*. do tham gia ..
Thanks in advance ..

Ta.i thie^n nguye^.n ta'c ti.du*.c ddie^?u
Ta.i ddi.a nguye^.n vi lie^n ly' chi
Thie^n tru*o*`ng ddi.a cu*?u hu*~u tho*`i ta^.n
Thu*? ha^.n mie^n mie^n vo^ tuye^.t ky`

N.D.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2006

Có Những Dạo

Có Những Dạo

Có những dạo anh cài hoa lên tóc
Nụ hôn mềm cây cỏ cũng lao xao
Nắng vây quanh cho má thắm ửng đào
Viên sỏi nhỏ nằm im chừng mắc cở

Có những dạo bài thơ tình vừa gửi
Nôn nao hồn gió động nỗi man man
Thơ hồi âm là hoa nở rộn ràng
Thông già cổi trở mình reo vi vút

Có những dạo hương tình cao chất ngất
Biển dạt dào, gió vợn sóng lăn tăn
Chiều dần tan hai bóng ngã thật gần
Trong sóng mắt là tình yêu nguyên thủy

Có những dạo ngở tình là niên kỷ
Hoa bên lề quên hái tặng người xưa
Mây giăng ngang che nắng cũng chỉ thừa
Đường lặng lẽ chở che niềm cô độc

Và có dạo, thơ trao người không đọc
Én bay rồi quên cả lối về qua
Núi trơ trơ sao sóng nổi ba đào
Dòng dư lệ hiểu sao đời ô trọc

Và có dạo ... tự dưng mà lại khóc ...

ST


Có một dạo anh bắt ngàn đom đóm
Bỏ vào phòng để cho chúng bay cao
Rồi bảo em đó là vạn vì sao
Và hai đu*'a là tiên đồng , ngọc nu*~

Rồi có lúc em muốn làm tiên nu*~
Bay về tro*`i để anh phải bo* vo*
Nhu*ng chính em buồn vì nỗi mong cho*`
Nên tro*? lại xin làm ngu*o*`i du*o*ng thế

Có nhu*~ng lúc tu*o*?ng xa nhau là dễ
Nhu*ng không ai chịu bu*o*'c tru*o*'c ra đi
Sáng giận nhau rồi chiều lại cu*o*`i khì
Rồi ngày lại , ngày qua tình càng thắm

Và một dạo anh nhìn em say đắm
Nhu* tín dồ nhìn Phật , Chúa trên cao
Em chau mày cả ru*`ng núi xôn xao
Em cu*o*`i mỉm cả hoàn cầu rung chuyển

Rồi nhiều lúc cả hai cùng làm biếng
Sáng , tru*a , chiều chỉ ngồi đó làm tho*
Em trách anh sao lại quá hu*~ng ho*`
Ta chung vách sao chẳng cùng nhịp tho*?

Và nhu* thế tu*. du*ng Em nu*'c no*? ...

Nam Đế .

Go*?i HM

MU+O+`I BO^'N DDIE^`U RA(N CU?A ME.

1.- Ke? thu` lo+'n nha^'t cu?a con la` no' (vo+. con).
2.- Ngu do^'t lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` kho^ng
hie^?u ra ddu+o+.c no'.
3.- Tha^'t ba.i lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la`
kho^ng bo? ddu+o+.c no'.
4.- Bi ai lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` pha?i
so^'ng vo+'i no'.
5.- Sai la^`m lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` quye^'t
ddi.nh la^'y no'.
6.- To^.i lo^~i lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` nghe
no'.
7.- DDa'ng thu+o+ng lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la`
bi. no' sai khie^'n.
8.- DDa'ng kha^m phu.c lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con
la` con va^~n chi.u ddu+o+.c no'.
9.- Pha' sa?n lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` cuo^.c
ddo+`i con dda~ ma^'t trong tay no'.
10.- Ta`i sa?n lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la`
nhu+~ng thu+' no' ddang giu+~.
11.- Mo'n no+. lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` to+`
gia^'y ly ho^n.
12.- Le^~ va^.t lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` su+.
he^'t lo`ng cu?a con vo+'i no'.
13.- Khie^'m khuye^'t lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la`
con kho^ng la^'y ddu+o+.c hai vo+..
14.- An u?i lo+'n nha^'t cu?a ddo+`i con la` tha(`ng
con trai no' dde? ra.

Tri'ch lo+`i me. da(.n

Kính Gởi Mí Bác CVA

Đàn Ông

Trái tim 9 lỗ chứa vô số nàng
Đàn ông đứng đắn đàng hoàng
Gặp ai cũng love mới là đàn ông
Đàn ông một mực thủy chung
Tay ôm cô Xuyến lại thương cô Hồng
Đàn ông sau trước một lòng
Một cô chưa đủ nên cần có hai
Đàn ông con mắt thẳng ngay
Khi gặp con gái chỉ nhìn body
Đàn ông thì ghét chữ T
Chữ Tiền thì thích, chữ Tình thì mê
Đàn ông không phải là dê
Chỉ vì bản tánh là mê đàn bà
Đàn ông không thích rườm rà
Chỉ mong vợ đẹp, có nhà, có bank
Đàn ông không thích lăng nhăng
Lớn thì ngày chẵn, nhỏ thì weekend
Đàn ông không thích lem nhem
Có nhiều bồ nhí xem như gặp thời
Đàn ông không nói hai lời
Tối thì thề thốt sáng rồi lại quên
Đàn ông không thích nói dai
Uống vô vài cốc nói hoài sáng đêm
Đàn ông thì rất thanh liêm
Chỉ gom đồ tốt để riêng cho mình
Đàn ông rất trọng nghĩa tình
Cua luôn bạn gái của người mình thân
Đàn ông huynh đệ tương thân
Gặp lúc nguy hiểm co chân chạy đầu
Đàn ông lịch sự phát ngầu
Gặp người lớn tuổi cắm đầu đi mau
Đàn ông ăn nói thanh tao
Chửi thề nói tục như hầu làm thơ
Đàn ông không thích ở dơ
Mang một đôi vớ hai tuần chưa thay
Đàn ông trông rất bảnh trai
Mặc đồ xốc xếch, tương lai ăn mày
Đàn ông thì rất đa tài
Học thì dở ẹc, đánh bài khỏi chê
Bài cào, xì zách, cách tê
Thức đêm suốt sáng mới lê thân về
Đàn ông ôi thật ê hề
Cày hai ba jobs lại huề trắng tay
Cô nào muốn có tương lai
Làm ơn hãy tránh những ai nghiện bài

*hổng biết tác giả

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2006

Cóc cuối tuần cuả bác Luong thật hay, thật buồn và thật cay đắng.
BBT mạn phép bác Lương và quí vị cho bbt chôm chĩa thi tứ trong
ca dao đắng

Bắc Phương giặc đã tràn vào
Dân Nam tơi tả, nghẹn ngào biển Đông
Tha hương lòng quặn ngóng trông
Hồn về quê cũ mênh mông biển sầu

bbt




And here is the rest of it.