Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2006

CƯỜI

DOESN'T MATTER

Two guys, one old and one young, are pushing their carts around Home Depot when they collide.
The old guy says to the young guy, "Sorry about that. I'm looking for my wife, and I guess I wasn't paying attention to where I was going."
The young guy says, "That's OK. It's a coincidence. I'm looking for my wife, too. I can't find her and I'm getting a little desperate."
The old guy says, "Well, maybe we can help each other. What does your wife look like?"
The young guy says, "Well, she is 27 yrs old, tall, with red hair, blue eyes, long legs, big boobs, and she's wearing tight white shorts.
What does your wife look like?"

The old guy says, "Doesn't matter --- let's look for yours."

WORLD CUP FINALS

A man has tickets for the 2006 World Cup final. After he has been sitting in his seat for a few minutes, the man in the seat behind him taps him on the shoulder and asks if anyone is sitting in the seat next to him.
"No," he says. "The seat is empty."
"Absolutely incredible!" said the man.
"Who in their right mind would have a seat like this for the World Cup Final, one of the great sporting events, and not use it?"
"Well actually," he says, "the seat belonged to my wife.
She was supposed to come with me but she passed away.
This is the first World Cup final we haven't been to together since we got married."
"Oh, I'm sorry to hear that," replies the man. "That's terrible. But couldn't you find someone else to take the seat? A friend or relative, or even a neighbour?"
The man shakes his head "No, they're all at the funeral."

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2006

Lời Mời Gia Nhập

Thể theo đề-nghị của chị Hương Kiều Loan (tức Hòang-Dung trong Ban Điều Hành Blog CVA), Chúng tôi đã đạt lời mời gia nhập tới 17 vị theo danh sách của chị HKL gửi cho. Hy vọng sẽ có nhiều vị vì cảm tình với chị HKL nói riêng và vì mối duyên văn nghệ nói chung sẽ chấp thuận gia nhập vào Blog CVA (còn có tên là Ecircles [Xiếc-Cô] vì năm 2000 chúng tôi đã dùng mạng Ecircles để sinh họat với nhau).

ĐKG phấn khởi loan báo tin này và mong các bác không ngạc nhiên khi thấy có thêm nhiều bút hiệu mới xuất hiện trong Blog CVA.

Nhân dịp này cũng xin nhắn nếu các bác muốn mời
thân hữu nào vào Blog, xin đừng ngại cho chúng tôi biết (Click vào hình Email cột bên trái của Blog), chúng tôi sẽ gửi ngay giấy mời gia nhập tới các vị đó.

Một lần nữa xin cám ơn chị HKL đã có đề nghị hữu ích để phát triển Blog CVA.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2006

Cóc Thiền cuối tuần -- Bạch Cốt Hành

Kính gửi quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc Thiền cuối tuần.

Dạo:
Đường trần ánh mắt chưa khô,
Ngàn năm xương trắng đáy mồ thở than.

Cóc Thiền cuối tuần:

(Sorry, vẫn không post được bản Hán văn)

Âm Hán Việt:

Bạch Cốt Hành

Phiêu phiêu nguyệt hãn sái hàn pha,
Lãnh lãnh phần trung bạch cốt ca .
Mạn mạn sầu thanh dao dạ hoả ,
Thê thê luyến khúc khởi trì ba .
Pháp đường, si hán tầm linh cách,
Thiền điện, hạt tăng tát độc sa .
Tuế tuế niên niên lai hựu khứ,
Miên miên bạch cốt vị thùy ta .
Trần Văn Lương

Dịch nghĩa:

Bài Ca Xương Trắng

Mồ hôi của trăng nhè nhẹ rơi rắc trên sườn núi lạnh,
Lành lạnh trong mồ xương trắng hát .
Chầm chậm tiếng sầu lay ngọn lửa đêm,
Thê thiết khúc nhạc luyến ái làm dậy sóng trong ao .
(Trong) Pháp đường, gã điên tìm linh cốt, (1)
(Trước) Thiền điện, vị tăng mù rải cát độc. (2)
Từng năm từng năm đến lại đi,
Miệt mài xương trắng than thở vì ai .

Ghi chú:

(1) Bích Nham Lục, tắc 55 : Đạo Ngô Bất Đạo

Sau khi thầy là Đạo Ngô thiên hoá, Tiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương Khánh Chư (người nối pháp Đạo Ngô) và kể lại chuyện ngày trước (lúc đi viếng tang cùng Đạo Ngô và đối đáp về sinh tử).
Thạch Sương bảo:
- Sống cũng không nói, chết cũng không nói .
Tiệm Nguyên:
- Tại sao không nói ?
Thạch Sương:
- Không nói là không nói .
Tiệm Nguyên nghe xong bỗng tỉnh ngộ .
Một ngày kia, Tiệm Nguyên mang một cái xuổng vào Pháp đường, đi từ đông sang tây, từ tây sang đông.
Thạch Sương hỏi:
- Làm gì vậy ?
Tiệm Nguyên:
- Tìm linh cốt tiên sư .
Thạch Sương:
- Ba đào lớp lớp, sóng bạc ngập trời, tìm linh cốt tiên sư cái gì ?

Tuyết Đậu phê : Trời xanh! Trời xanh!
Tiệm Nguyên bảo : Thế cho nên cần phải gắng sức .
Thái Nguyên Phù nói : Linh cốt tiên sư vẫn còn đó .

(2) Bích Nham Lục, tắc 41 : Triệu Châu Đại Tử

Công án:
Triệu Châu hỏi Đầu Tử:
- Người chết lớn, khi sống lại thì như thế nào ?
Đầu Tử:
- Không cho phép đi đêm, đợi sáng hãy tới .

Tuyết Đậu tụng:
Hoạt trung hữu nhãn hoàn đồng tử,
Dược kỵ hà tu giám tác gia,
Cổ Phật thượng ngôn tằng vị đáo,
Bất tri thùy giải tán trần sa .

(Nghĩa:
Trong sống mà có mắt thì giống như chết,
Thuốc kỵ làm sao dùng để khám xét người đạt đạo,
Cổ Phật trên lời nói còn chưa đến nơi,
Không biết ai là người ném cát bụi . )

Trích phần Bình của Viên Ngộ :
... Tuyết Đậu bảo: " Không biết ai là người ném cát bụi".
Há chẳng nghe tăng hỏi Trường Khánh: - Thế nào là con mắt chánh pháp? Trường Khánh bảo: - Có lời nguyện không ném cát . Bảo Phúc nói: - Không được ném thêm nữa .
Các lão hoà thượng khắp thiên hạ, ngồi trên bục gỗ, giơ gậy la hét, vung phất trần, lật đổ giường Thiền, hiện thần thông, làm chủ tể, tất cả đều là ném cát bụi . Hãy thử nói xem, thế nào mới thoát được.

Phỏng dịch thơ:

Bài Ca Xương Trắng
Triền núi lạnh trăng sụt sùi lệ nhỏ,
Bộ xương khô đáy mộ cất lời ca .
Điệu u buồn lay đốm lửa xót xa,
Cung tiếc nhớ, trường âm ba não nuột.

Pháp đường vắng, gã si tìm linh cốt,
Bụi vô minh, tăng hốt rải đầy sân.
Tháng năm theo từng số kiếp qua dần,
Xương trắng vẫn vì ai thầm than khóc.
Trần Văn Lương
Cali, 6/2006

Lời bàn bá láp của Phi Dã Thiền Sư:
Hỡi ơi! Xương trắng than thở vì ai ? Chẳng phải là vì chính mình ư ?
Thầy cứ rải cát, trò cứ tìm xương thì đến kiếp nào việc lớn mới xong ?
Tuế nguyệt phôi pha, lời ca chưa dứt. Ôi!



Thứ Hai, 19 tháng 6, 2006

GOD OR NO GOD ?

Mầu đối thọai sau đây các bác nên đọc để giải trí, không nên suy nghĩ nhiều ...nặng đầu lo lắng... hại cho sức khỏe.
An atheist professor of philosophy speaks to his class on the problem science has with God, the Almighty.
He asks one of his new students to stand and.....
Prof: So you believe in God?
Student: Absolutely, sir.
Prof: Is God good?
Student: Sure.
Prof: Is God all-powerful?
Student: Yes.

Prof: My brother died of cancer even though he prayed to God to heal him. Most of us would attempt to help others who are ill. But God didn't. How is this God good then? Hmm?
(Student is silent.)

Prof: You can't answer, can you? Let's start again, young fellow. Is God good?
Student: Yes.
Prof: Is Satan good?
Student: No
Prof: Where does Satan come from?
Student: From...God...
Prof: That's right. Tell me son, is there evil in this world?
Student: Yes.
Prof: Evil is everywhere, isn't it? And God did make everything. Correct?
Student: Yes.
Prof: So who created evil?
(Student does not answer.)

Prof: Is there sickness? Immorality? Hatred? Ugliness? All these terrible things exist in the world, don't they?
Student: Yes, sir.
Prof: So, who created them?
(Student has no answer.)

Prof: Science says you have 5 senses you use to identify and serve the world around you. Tell me, son...Have you ever seen God?
Student: No, sir.

Prof: Tell us if you have ever heard your God?
Student: No, sir.
Prof: Have you ever felt your God, tasted your God, smelled your God?
Have you ever had any sensory perception of God for that matter?
Student: No, sir. I'm afraid I haven't.

Prof: Yet you still believe in Him?
Student: Yes.
Prof: According to empirical, testable, demonstrable protocol, science says your GOD doesn't exist. What do you say to that, son?
Student: Nothing. I only have my faith.
Prof: Yes, faith. And that is the problem science has.

Student: Professor, is there such a thing as heat?
Prof: Yes.
Student: And is there such a thing as cold?
Prof: Yes.
Student: No sir. There isn't.

(The lecture theatre becomes very quiet with this turn of events.)

Student: Sir, you can have lots of heat, even more heat, superheat, mega heat, white heat, a little heat or no heat. But we don't have any thing called cold. We can hit 458 degrees below zero which is no heat, but we can't go any further after that. There is no such thing as cold. Cold is only a word we use to describe the absence of heat. We cannot measure cold. Heat is energy. Cold is not the opposite of heat, sir, just the absence of it.

(There is pin-drop silence in the lecture theatre.)

Student: What about darkness, Professor? Is there such a thing as darkness?
Prof: Yes. What is night if there isn't darkness?
Student: You're wrong again, sir. Darkness is the absence of something. You can have low light, normal light, bright light, flashing light.... But if you have no light constantly, you have nothing and it is called darkness, isn't it? In reality, darkness isn't. If it were you would be able to make darkness darker, wouldn't you?

Prof: So what is the point you are making, young man?
Student: Sir, my point is your philosophical premise is flawed.
Prof: Flawed? Can you explain how?
Student: Sir, you are working on the premise of duality. You argue there is life and then there is death, a good God and a bad God. You are viewing the concept of God as something finite, something we can measure. Sir, science can't even explain a thought. It uses electricity and magnetism, but has never seen, much less fully understood either one. To view death as the opposite of life is to be ignorant of the fact that death cannot exist as a substantive thing. Death is not the opposite of life: just the absence of it. Now tell me, Professor. Do you teach your students that they evolved from a monkey?
Prof: If you are referring to the natural evolutionary process, yes, of course, I do.
Student: Have you ever observed evolution with your own eyes, sir?

(The Professor shakes his head with a smile, beginning to realize where the argument is going.)

Student: Since no one has ever observed the process of evolution at work and cannot even prove that this process is an on-going endeavor, are you not teaching your opinion, sir? Are you not a scientist but a preacher?

(The class is in uproar.)

Student: Is there anyone in the class who has ever seen the Professor's brain?

(The class breaks out into laughter.)

Student: Is there anyone here who has ever heard the Professor's brain, felt it, touched or smelled it?..... No one appears to have done so. So, according to the established rules of empirical, stable, demonstrable protocol, science says that you have no brain, sir. With all due respect, sir, how do we then trust your lectures, sir?

(The room is silent. The professor stares at the student.)

Prof: I guess you'll have to take them on faith, son.

Student: That is it, sir.. The link between man & god is FAITH. That is all that keeps things moving & alive.

Guess who that young man was ?
.
.
.
ALBERT EINSTEIN.......

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2006

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2006

Truyện ngắn: Cái Nốt Ruồi

Truyện ngắn:

Cái Nốt Ruồi

Kim đồng hồ đeo tay chỉ đúng 1 giờ 10. Thế là lớp học đã bắt đầu được 10 phút. Lại trễ nữa! Nhìn về phía cánh cửa đang mở rộng của giảng đường Hội Hữu của trường Văn Khoa, tôi tần ngần không biết có nên vào lớp hay không. Chẳng lẽ "cúp cua" thêm một bữa? Tôi đã trốn lớp mấy ngày rồi vì cái tội la cà các quán cà phê nên tới trường trễ. Tôi ngần ngại không muốn ngất ngưởng đi vào lớp một mình, một phần vì thấy kỳ kỳ và một phần sợ bị thầy nhớ mặt và ghi tội, một điều hơi phiền toái nếu phải thi vấn đáp vào ngày cuối khóa . Tuy nhiên nếu bỏ học nữa thì cái lương tâm bèo nhèo của tôi sẽ bị cái hàm răng giả của nó cắn ... nhột không chịu được. Hơn nữa, nghỉ nhiều thế thì không biết bài vở sẽ ra làm sao . Các Đại Học miền Nam hồi đó rất thiếu giáo sư và thường thường một số thầy phải "chạy" trường. Các Đại Học cố gắng sắp xếp thời khóa biểu làm sao để các thầy chỉ tới trường vài lần trong mỗi lục cá nguyệt. Mỗi lần như thế, các thầy đều ở lại nhiều tuần liên tiếp, dạy dồn dập mỗi ngày nhiều giờ cho hết chương trình. Vì thế, chỉ cần cúp cua một ngày là sinh viên sẽ lội bì bõm cho đến cuối khóa . Do đó, tôi bèn nghiến chặt răng, đầu cúi thấp, nhẹ nhàng bước vào lớp và ngồi vào hàng ghế trống cuối cùng. Tôi nhìn lên bục, thầy đang hăng hái giảng bài và hình như không chú ý đến tên sinh viên đi trễ. Tôi thở phào nhẹ nhõm, và bắt đầu láo liên cặp mắt quan sát các hàng ghế chung quanh. Hầu hết mọi người đều chăm chú nghe giảng bài và tôi chỉ thấy được phía sau hay cùng lắm là một bên khuôn mặt của mỗi người.
Tôi bỗng như chạm vào đường dây điện cao thế khi ánh mắt quét tới hàng ghế bên cạnh. Người con gái, mặt mày nghiêm trang lạnh lùng như một bức tượng bằng thạch cao, mắt nhìn thẳng về phía bục giảng bài, chăm chú theo dõi lời thầy. Tôi quả là không nói ngoa khi bảo rằng khuôn mặt của cô gái giống như bức tượng. Tôi chỉ thấy được phần nghiêng của khuôn mặt vì thủy chung nàng không hề quay về phía tôi, dù chỉ là trong một vài giây ngắn ngủi. Nét mặt nhìn nghiêng thật là thanh tú với sống mũi cao và thẳng nằm ngay dưới một khuôn mắt mang nhiều nét Tây phương. Làn môi không dày không mỏng được khép một cách hờ hững, và khóe miệng về phía tôi hơi nhếch lên một tí. Và đặc biệt nhất, ngay trên khóe miệng đó, có một cái nốt ruồi to gần bằng nửa hạt đậu đen. Vì không nhìn thẳng đuợc khuôn mặt cô gái nên tôi không thể biết được là nốt ruồi đó làm tăng hay giảm sắc đẹp của "bức tượng". Mặc dù thế, nhìn nghiêng, cái nốt ruồi cộng thêm cái khoé mép hơi nhếch lên và cái sống mũi thon nhỏ có một sức quyến rũ thật là mãnh liệt. Và do đó, thay vì nghe thầy giảng bài, đầu óc của tôi lúc nào cũng gởi trọn về khuôn mặt bên cạnh, trong khi bên ngoài vẫn làm ra vẻ chăm chú nhìn về phía trước. Thỉnh thoảng tôi giả bộ ngọ nguậy uốn mình cho đỡ mỏi lưng và liếc nhanh về phía trái, chỉ đủ để thấy cái nốt ruồi đậm màu trên một làn da trắng bóc, nằm chênh chếch trên bờ môi mọng đỏ. Ôi, màu sắc sao mà hoà hợp một cách lạ kỳ. Chưa bao giờ tôi thấy ba màu đỏ, trắng và đen đi với nhau một cách tuyệt diệu như thế! Tất cả lại lồng trong ánh nắng chiều xanh như màu nước chè tươi của mùa thu Dalat. Trời ơi, không lẽ Thiên đàng lại ở trong lớp học nhỏ bé này sao ? Tôi bần thần theo dõi một cách kín đáo người hàng xóm "Trời cho" này. Trước mặt nàng, cuốn sách mở sẵn trên bàn được đều đặn lật qua trang mới, đi rất sát với lời giảng của thầy, mà cô nàng thủy chung không cần liếc xuống nhìn vào sách. Tôi thầm nghĩ trong bụng rằng cô bé này giỏi thật, và cũng bắt chước nàng lật sách như một cái máy. Hễ nàng lật là tôi lật, mặc dù chẳng biết, và cũng chẳng thắc mắc, mình đang ở trang nào.
Khi tan lớp, vào khoảng 5 giờ chiều, nàng là người rời lớp học sau cùng. Tôi ra trước và phất phơ đứng hút thuốc ngoài sân, mục đích là sẽ lẽo đẽo theo sau để tìm xem "hang cọp" ở chỗ nào . Cuối cùng cái bóng áo dài trắng thướt tha cũng rời lớp và thong thả đi về hướng nhà thờ Năng Tĩnh. Nàng hình như không hề biết là có một gã đầu trâu mặt ngựa đang dở trò trinh thám theo sau . Nàng đi thẳng vào nhà nguyện, và ... dĩ nhiên tôi cũng vào theo . Nàng tiến đến gần bàn thờ và quỳ ngay hàng ghế đầu tiên trước cung thánh. Tôi chỉ dám thu mình trong chiếc ghế cuối góc nhà thờ để nhìn lên, không có can đảm tiến tới phía trước. Không hiểu tại sao mỗi khi "định mệnh run rủi" tôi phải vào nhà thờ, tôi chỉ thấy thoải mái khi được ngồi ở hàng ghế sau cùng vì, thú thật, mỗi lần nhìn lên Chúa trên cây Thánh Giá tôi thấy ngài ngại làm sao, có lẽ do mặc cảm rằng mình là kẻ ngoại đạo và tự cảm thấy mình quá ư là bê bối . Nàng quỳ im lìm, đầu hơi cúi xuống. Mái tóc kiểu Sylvie Vartan màu đen tương phản với màu trắng của chiếc áo dài. Ánh sáng lờ mờ do tia nắng chiều èo uột xuyên qua những khung kính đục rơi lên trên hàng ghế nàng quỳ tạo thành một bức tranh đen trắng lung linh huyền ảo . Nàng miệt mài cúi đầu cầu nguyện, mặc thời gian trôi qua một cách chậm rãi đến sốt ruột. Đúng là Trời hại tôi, "bức tượng" của tôi chẳng những có đạo mà còn là một con chiên quá sức ngoan đạo ! Than ôi, số tôi thật là khổ! Điệu này lại phải mất công đi làm quen một vị linh mục hay một vị nữ tu nào để xin học đạo . Cái món giáo lý coi bộ hơi khó nuốt đối với tôi . Trong suốt thời gian gần chục năm nội trú ở trong một trường đạo, tôi chỉ nhớ được có mỗi một điều là Đức Chúa Trời có 3 Ngôi, còn 3 Ngôi như thế nào thì mù tịt. Nếu bị hỏi ép quá thì đành giở trò bài bây: ngôi thứ nhất là "Mỏa" , ngôi thứ hai là "Toa" và ngôi thứ ba là "Lũy" ...
Nhìn đồng hồ tay đã thấy gần 7 giờ tối mà "bức tượng" vẫn không nhúc nhích, tôi đành phải bấm bụng rời nhà nguyện để tới quán ăn cơm tháng cho kịp vì không muốn phải mất ngủ vì bao tử trống không. Với cái lạnh của đêm khuya Dalat, cảm giác đói bụng không phải là một điều dễ chịu, mặc dù đối với những sinh viên nghèo như tôi, cái cảm giác này đã trở thành một người bạn thân thiết.
Và từ đó trong vòng bốn tuần lễ liên tiếp, ngày nào tôi cũng tới lớp, ngồi hàng ghế cuối cùng, sau "bức tượng" một hàng, lén lút chiêm ngưỡng trong thầm lặng cái nốt ruồi tai hại, và khi tan lớp lại lếch thếch đi theo nàng lên nhà nguyện. Nhiều lúc tôi cũng có ý muốn bước nhanh lên để gợi chuyện làm quen, nhưng khi thoáng liếc qua gương mặt lạnh như ly cà phê sữa đá trong một buổi sáng Dalat, bao nhiêu can đảm đều theo khói thuốc Bastos Quân Tiếp Vụ bay lên nhập vào đám mây dày đặc của bầu trời thu xám xịt. Và ngày nào cũng như ngày nấy, đến giờ cơm tối nàng vẫn còn gục đầu cầu nguyện, tôi lại đành phải thầm tạm biệt nàng để đi săn sóc cái bao tử lép kẹp của mình. "Thương em thì thương rất nhiều" nhưng "anh phải sống", em ơi !!!
Bạn bè tôi nhiều người ngạc nhiên khi thấy tôi lên nhà thờ mỗi buổi chiều sau lớp học mà không hiểu nguyên do . Tôi nhủ thầm thật là may mắn khi cái lũ quỷ sứ này không phát giác ra mục tiêu của sự theo đuổi của tôi . Chỉ cần một đứa biết thì cả đám ôn thần dịch vật này sẽ làm rùm beng lên, thậm chí còn có đứa dám tìm cách gài bẫy để tặng cho tôi nhiều cú đau đớn. Vì biết thế, nên tôi càng cẩn thận hơn không dám theo nàng quá sát và cũng không dám liều lĩnh làm quen. Một điều làm tôi ngạc nhiên là hầu như trong lớp, ngoài tôi ra, không ai để ý đến nàng cả. Có thể là quan niệm về thẩm mỹ của tôi khác với mọi người, hay là mắt mũi của tôi kèm nhèm chẳng nhận ra được nỗi lòng thầm kín của những kẻ chung quanh. Không tìm được câu trả lời thỏa đáng, và cũng không dám tâm sự cùng ai, tôi đành bỏ không thèm thắc mắc thêm làm chi cho mệt xác.
x
x x
Hôm nay là ngày cuối cùng của khóa học. Trên đường tới lớp, tôi tự nhủ chiều nay thế nào cũng phải gợi chuyện với nàng cho bằng được, sống chết gì cũng phải làm cho cóc mở miệng. Đây là cơ hội cuối cùng. Nhưng khi bước vào lớp, tôi choáng váng như bị ông thợ rèn gần nhà nện cho một búa vào đầu: nàng không có mặt trong lớp! Điều này có vẻ không ổn tí nào. Ngày học cuối thường là ngày quan trọng nhất vì các thầy đều cho biết những chi tiết liên quan đến kỳ thi cuối khóa. "Bức tượng" đã có mặt trong tất cả các buổi học, mà lại vắng mặt ngày hôm nay, đó là điều tôi không thể tưởng tượng được. Suốt mấy tiếng đồng hồ, tôi như người mất hồn, không biết và không nhớ được một lời nói nào của thầy . Quanh đi quẩn lại trong óc cũng chỉ có ba điều: nốt ruồi đen, bờ môi đỏ và màu da trắng mà thôi . Tôi cứ lẩm nhẩm mãi một câu hát không biết nhặt được từ một xó xỉnh tối tăm nào của mấy quán cà phê: "Em ơi, bây giờ em ở nơi đâu..."
Vừa tan lớp, tôi tức tốc chạy lên Năng Tĩnh. Nhưng than ôi! Nhà nguyện hoàn toàn trống trơn, chỉ có Chúa nhìn tôi và tôi ... không dám nhìn Chúa! Vắng nàng, cung thánh bỗng rộng mênh mông và lạnh lẽo như hồn người trinh nữ bên hồ Than Thở trong buổi chiều đông. Tôi gục đầu vào lưng hàng ghế trước, đầu óc trống rỗng . Mắt nhắm lại, tôi cố hình dung lại trong đầu khuôn mặt lạnh như tiền của nàng và cái nốt ruồi yêu dấu nằm trên khóe môi được nhếch lên một cách ngạo nghễ. Đang nhắm mắt lơ mơ, tôi bỗng có cái cảm giác là tôi không phải là người duy nhất trong nhà nguyện. Ngẩng đầu lên, tôi chợt thấy nơi hàng ghế đầu tiên, chỗ nàng thường quỳ trong mấy tuần qua, hình bóng của một vị nữ tu trong bộ áo dòng đen và tấm khăn che đầu phủ xuống ngang lưng. Tôi bàng hoàng tự hỏi, chẳng lẽ đó lại là nàng! Phi lý, nàng không thể là một nữ tu được, tôi không muốn thế! Vì chỉ thấy được phía sau lưng, nên tôi không biết hư thực ra sao . Nhưng cái tư thế quỳ, cái dáng đầu hơi cúi xuống sao mà giống quá. Dù trong lòng xốn xang, nhưng tôi không dám đường đột đi lên gần cung thánh để nhìn mặt. Giá chi đừng có bộ áo dòng thì khung cảnh sẽ y hệt như mấy tuần qua: một người con gái nghiêm trang quỳ cầu nguyện ở phía trên, và một chàng trai cuối nhà thờ ngồi nghĩ hươu nghĩ vượn... Và cũng như cũ, gần 7 giờ tôi lại phải luyến tiếc rời nhà thờ để đi lo phục vụ cho cái bao tử lép kẹp của tôi .
Thế rồi cái điệp khúc này được lặp đi lặp lại mỗi ngày sau đó. Không biết tôi bắt đầu biết cầu nguyện từ lúc nào, nhưng một hôm tôi chợt bắt gặp mình đang lẩm bẩm: "Lạy Chúa, xin cho con được gặp lại nàng và nhất là cho nàng đừng phải là bà Soeur! Chúa muốn con làm gì, con cũng sẵn sàng làm hết, trừ việc ... bắt con đi tu ."
Một ngày kia, có lẽ vì thương tình hay vì quá mệt mỏi với lời cầu xin bá láp của tôi mà Chúa đã động lòng trắc ẩn. Mới vào khoảng 5 giờ, vị nữ tu đã đứng dậy, làm dấu Thánh giá và quay người đi ra . Trong ánh nắng ảm đạm của buổi chiều Đại học, tôi bỗng nhận ra khuôn mặt quen thuộc. Cả người tôi như đóng băng. Chẳng lẽ đó là "nàng" thật ư ? Quả là tai hại bạc triệu . Còn đang bàng hoàng, thì "nàng" đã đi ngang, và ... Chúa ơi, "nàng" nhìn con và mỉm cười gật đầu chào !!! Không biết cái cảm giác được lên Thiên đàng như thế nào, nhưng tôi dám chắc là không thể hơn được nỗi sung sướng của tôi lúc đó. Nếu có ai hiện diện nơi đây, họ sẽ phải phì cười vì cái bản mặt ngờ nghệch và lơ láo của tôi, vốn dĩ đã xấu xí và đần độn hơn người . Như cái máy, tôi đứng bật dậy và lẽo đẽo đi theo "nàng". May quá, không gặp bất kỳ ai trên đường.
Vừa qua khỏi quãng đất trống trước nhà thờ và đến đầu con đường dốc nhỏ trải nhựa nằm giữa giảng đường Hội Hữu và Thư Viện, "nàng" đứng lại chờ tôi . "Nàng" quay nhìn tôi, ánh mắt hơi ngời lên một tí tinh nghịch, và nhẹ nhàng bảo:
- Có lẽ là anh lầm tôi với chi. Thanh!
Tôi ngơ ngác lẩm nhẩm trong miệng hai chữ "chi. Thanh" và quan sát kỹ khuôn mặt của người đối diện. Cũng khuôn mặt trái soan đó, cũng cái mũi nho nhỏ thanh tú đó, cũng bờ môi thắm đỏ và hơi cong lên ở bên mép... Nhưng kìa, ơ hay ...
Như đoán được ý nghĩ của tôi, vị nữ tu giải thích:
- Nhiều người cũng lầm tôi với chi. Thanh như anh. Chúng tôi là hai chị em ruột, và giống nhau như hai giọt nước, chỉ khác nhau có một điểm là chi. Thanh có cái nốt ruồi trên mép phải.
Quả thế thật, trên da mặt mịn màng của vị nữ tu tôi không thấy một cái nốt ruồi nào cả. Thật là bé cái lầm. Trong sự ngỡ ngàng bối rối, tôi lại cảm thấy lóe lên một tia hy vọng nhỏ: biết đâu Thanh không có đi tu, và chỉ có cô em này làm Soeur mà thôi! Nhưng niềm hy vọng của tôi không kéo dài được lâu . Vị nữ tu kể tiếp:
- Hai chị em chúng tôi là con của một ông trùm xứ tại một họ đạo di cư gần Ban Mê Thuột, và đều đi tu tại dòng Mến Thánh Giá ở trên tỉnh. Chị Thanh được nhà dòng gửi tới đây đi học, và chị ấy đã trở về lại nhà Chúa . Chị có nói chuyện với tôi ... về anh.
Tôi giật mình. Chết chửa, thế mà cứ tưởng là "nàng" không biết những chuyện ruồi bu của tôi . Vị nữ tu lại lém lỉnh nói tiếp:
- Chị Thanh nhờ tôi nhắn với anh là ráng quên chị ấy đi và cố gắng học hành vì ngày thi sắp đến và nếu anh trượt thì sẽ bị đi lính đấy. Chị nhờ tôi tặng anh một tấm hình của chị để anh cầu nguyện cho chị mỗi khi nhớ đến chị.
Tôi thẫn thờ cầm lấy tấm ảnh đen trắng vị nữ tu trao cho, và chua xót nhìn khuôn mặt của người đẹp của tôi đang tươi cười trong bộ áo dòng ủi thẳng nếp ngày khấn tạm. Hỡi ơi, khuôn mặt đó, bờ môi đó, và cố nhiên cái nốt ruồi thân yêu đó... tất cả sao mà xa xôi cách trở. Tôi lí nhí nói lời cám ơn và vội vàng nhét bức ảnh vào túi áo blouson khi nhác thấy mấy thằng bạn trời đánh của tôi đang từ phía Thư Viện đi tới. Chúng cố tình đi ngang chỗ tôi đứng nói chuyện với vị nữ tu, nhìn phớt qua hai đứa, cất tiếng cười khúc khích với nhau và nháy mắt với tôi một cách rất ư là đểu giả. Vị nữ tu vẫn tỉnh bơ làm như không để ý đến, mỉm cười nói lời từ biệt và đi về hướng cổng Viện. Tôi đứng đó ngơ ngác nhìn theo cho đến khi bóng dáng chiếc áo dòng đen đã khuất sau lưng giảng đường Minh Thành.
Tôi lang thang quanh khu Năng Tĩnh một lúc rồi tất tả trở về cái phòng trọ lạnh lẽo ở đường Hàm Nghi . Việc đầu tiên khi vào phòng là lôi tấm hình ra ngắm nghía và kẹp cẩn thận vào giữa cuốn Thánh Kinh trên bàn trước khi đi ăn tối. Cuốn Thánh Kinh này do một thằng bạn vừa mới theo đạo Tin Lành tặng cho tôi, với mục đích dụ tôi theo đạo của hắn. Mỗi lần gặp mặt là hắn cứ bảo tôi phải đọc cuốn sách này. Tôi cũng ráng chiều ý bạn nhưng chẳng bao giờ đọc hết được một trang trước khi hai mí mắt sập xuống. Sau này bị hắn thúc quá, tôi bèn nổi quạu và bảo hắn: "Sách gì mà đọc chán thấy mồ tổ, thua truyện Kim Dung xa . Thế này mà mày cứ bắt tao đọc hoài thì làm sao tao đọc được. Hôm nào rảnh, tao sẽ đem trả cho mày để mày cho người khác!" Từ đó tôi ít có dịp gặp lại hắn và cũng quên chưa trả lại cuốn sách. Đó là lý do tại sao một kẻ ngoại đạo như tôi lại có cuốn Thánh Kinh nằm trên bàn học.
Vừa bước chân vào quán ăn, thì cả đám lâu la đã chờ sẵn và thi nhau pháo kích:
- Ối giời ơi, cái thằng ông nội này hết chuyện làm rồi hay sao mà lại đi tán tỉnh kẻ tu hành như thế này ... - Ê con trai, coi chừng xuống Hỏa ngục đó con ạ ...
- "Khen cho con, mắt tinh đời"! Em đẹp như Ma Xơ, cắc cắc bùm ...
- Cái nốt ruồi trên mép quả đáng đồng tiền bát gạo ...
Tôi giật bắn mình. Cái nốt ruồi? Làm gì có cái nốt ruồi ? Không biết thằng này đào đâu ra cái ý tưởng về cái nốt ruồi . Chẳng lẽ chúng nó biết mình lẽo đẽo theo sau nàng từ trước mà đến giờ này mới nói ? Tôi cứ loay hoay mãi với ý nghĩ này thành ra không biết sau đó chúng nó còn tung ra những điều gì tệ hại hơn nữa .
Cắm đầu cắm cổ nuốt vội vàng cho xong phần ăn, tôi bay về nhà trọ, để nguyên áo quần leo lên giuờng nằm thừ ra suy nghĩ. Tôi ôn lại trong đầu từng lời của cô nữ tu . Không biết cố ý hay vô tình mà vị nữ tu đã cho tôi biết những chi tiết thật là đáng giá: ông bố làm trùm xứ một họ đạo di cư, hai chị em đi tu ở nhà dòng Mến Thánh Giá Ban Mê Thuột... À, tại sao mình không điều tra thêm thử xem sao . Tôi chợt nhớ ngay đến Hoa, cô em họ của tôi . Hoa là con của bà dì ruột tôi, chơi rất thân với tôi lúc nhỏ. Lớn lên, Hoa lấy chồng Công giáo, và theo chồng về ở họ đạo Hà Lan B thuộc giáo phận Ban Mê Thuột. Tôi có thể nhờ Hoa điều tra giùm về hai chị em Soeur Thanh (Trời ơi là Trời, chữ "Soeur" đọc lên nghe đau lòng quá!). Tôi hy vọng là cùng đạo với nhau, Hoa có thể cho tôi nhiều chi tiết hữu ích về hai "người đẹp" này. Tôi hăng hái choàng ngồi dậy, viết một lèo xong bức thư cho Hoa, chạy qua bà chủ nhà mượn con tem và ba chân bốn cẳng bay ra Bưu điện tống ngay vào thùng thư chính.
x
x x
Nắng chiều buồn như cỏ úa . Tôi uể oải rời nhà thờ mà lòng mềm oặt như cuộn bún thiu. Con đường trở về nhà trọ sao mà lê thê và những tuần lễ chờ đợi sao trôi qua quá chậm chạp. Mỗi buổi chiều tôi đều lên Năng Tĩnh, với hy vọng mong manh là được gặp lại "Cái Nốt Ruồi" hay em gái nàng. Nhưng than ôi, bóng chim tăm cá! Tôi đâm ra thù cái ông thi sĩ Tàu vớ vẩn nào đó đã nói một câu rất ư là vô duyên lãng xẹt: "Giai nhân nan tái đắc". Điểm an ủi duy nhất cho tôi là quý Cha và Frères, mà tôi xui xẻo gặp mặt ở trong khuôn viên nhà thờ, càng ngày càng tỏ ra có cảm tình với thằng bé "ngoan đạo"! Các ngài đâu có biết rằng người mà thằng bé tìm gặp là "nàng", chứ không phải Chúa của các ngài . Tuy thế, tôi vẫn phải luôn làm mặt tươi cười để đáp lễ lại những cái nhìn khuyến khích và khen thưởng của các ngài . Tôi nghĩ thầm trong bụng rằng phải chi các Cụ cầu nguyện Chúa cho tôi được gặp lại "nàng" thì có phải là quý hoá hơn không! May quá, các ngài không thấy được ý nghĩ này trong cái đầu đen kịt của thằng quỷ sứ!
Về đến nhà, sắp mở cửa phòng trọ thì tôi nghe tiếng gọi của bà chủ nhà:
- Cậu Văn ơi, có thư .
Nhìn thấy tên người gửi là cô em họ tôi từ Ban Mê Thuột , tôi mừng rơn, còn mừng hơn cả lúc nhận được mandat từ nhà mỗi đầu tháng. Chạy vội về phòng, khóa kín cửa lại, tôi xé vội phong bì và đọc ngấu nghiến bức thư của Hoa dưới ánh đèn điện vàng vọt của phòng trọ:

Ban Mê Thuột ngày ...
Anh Văn mến,
Sau đây là những chi tiết về Soeur Thanh mà anh đã hỏi em:Em rất thân với gia đình Soeur Thanh. Bác Trùm Xuân, bố của Soeur Thanh, là ông bác họ của nhà em. Bác được gọi là Ông Trùm, vì bác ấy đã từng là Trùm Xứ của họ đạo Hà Lan A, cách họ đạo Hà Lan B của em không mấy xa. Không hiểu sao anh lại nói gặp em gái của Soeur Thanh, vì bácTrùm chỉ có một người con duy nhất là Soeur Thanh mà thôi ...

Tôi giật nẩy mình, linh cảm có điều gì hơi bất thường. Sau ít giây sững sờ, tôi đọc tiếp:

... Bác Trùm cho Soeur Thanh đi tu ở Dòng Mến Thánh Giá Ban Mê Thuột từ khi Soeur được khoảng 12 tuổi. Đến năm 18 tuổi, Soeur đậu Tú tài II. Sau khi vào nhà tập khoảng một năm và sau khi khấn tạm, Soeur được nhà Dòng gửi đi học ban Cử nhân Triết tại Viện Đại Học Dalat của anh đó. Em đã được gặp Soeur rất nhiều lần. Soeur rất đẹp và dễ thương. Đặc biệt nhất là cái nốt ruồi trên khoé môi của Soeur làm cho Soeur hết sức có duyên. Cách đây mấy tháng (vào khoảng đầu tháng Mười), bác Trùm gái bỗng nhiên đau nặng, sợ không qua khỏi, nên Soeur phải lật đật rời Dalat để về thăm mẹ lần cuối. Không ngờ trên đường về nhà, xe đò bị trúng mìn gần Ban Mê Thuột và tất cả mọi người trên xe đều tử nạn ...
Trời ơi! Tôi bàng hoàng buông tờ thư, ngồi phịch xuống thành giường, hồn xác tê dại . Tôi cố nhớ lại, đầu tháng Mười chính là lúc tôi nhìn thấy Soeur Thanh lần đầu tiên trong lớp học. Chẳng lẽ ... Tôi từ xưa vốn không tin chuyện ma quỷ, nhưng giờ đây tự nhiên cảm thấy xương sống hơi lành lạnh. Đang lơ mơ thì cánh cửa phòng trọ, mà tôi nhớ đã khoá lại sau khi vào, bỗng dưng tự động mở ra . Không biết có phải là do thần hồn nhát thần tính hay không mà tôi có cảm giác mình vừa thoáng thấy một bóng đen vụt ra khỏi cửa và tan dần vào trong những tia nắng xanh xao của buổi chiều đông Dalat.
Và chợt như do linh tính, tôi chồm tới bàn học, chụp vội cuốn Thánh Kinh , mở ra để tìm tấm ảnh. Tấm ảnh vẫn còn đó, nhưng bây giờ... đã thành một tờ giấy trắng. Khuôn mặt của người trong ảnh, mà tôi còn thấy rõ ràng ngày hôm qua, đã hầu như hoàn toàn biến mất. Tất cả chỉ còn lại một chấm tròn đen nho nhỏ nằm ở vị trí cũ của cái nốt ruồi duyên.
Trần Văn Lương,
Cali, 12/2005

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2006

Cóc cuối tuần -- Có Những Giọt Mưa

Kính gửi đến quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
Một chút tình xưa không dám ngỏ,
Trăm năm thương nhớ tỏ về đâu .

Cóc cuối tuần:


Có Những Giọt Mưa

(Mến tặng các cựu học sinh BTX/THD của khung trời Dalat
nhân ngày hội ngộ cuối tháng 5/2006 tại Montréal)

Cuống quít giọt mưa xanh,
Rơi trên thành phố lạnh.
Tóc mơ chiều óng ánh,
Chóng vánh phút tan trường.

Anh lóng ngóng bên đường,
Hồn vấn vương tà áo .
Tuổi học trò khờ khạo,
Miền mộng ảo rong chơi .

Anh tay trắng vào đời,
Em nhìn trời cao vút,
Nên ngõ về hun hút,
Anh côi cút tình câm.

Mưa giã biệt lâm râm,
Anh âm thầm lủi thủi,
Lê chân lìa phố núi,
Đường gió bụi tìm quên .

Chiến trường đẫm mưa đêm,
Lòng mềm như sương khói,
Giận mình xưa chẳng nói,
Cho tiếc nuối muộn màng.

Ngày sẩy nghé tan đàn,
Anh bàng hoàng tê tái,
Biết bao giờ gặp lại,
Người gái nhỏ năm nao .
x
x x
Rồi mưa nắng qua mau,
Tìm nhau trên đất lạ,
Em còn tươi sắc hạ,
Anh đã ngả màu đông.

Em tíu tít bên chồng,
Anh ngồi trông bóng tối,
Thầm cắn răng nuốt vội,
Dòng suối chực trào tuôn.

Có những giọt mưa buồn,
Rớt xa nguồn lặng lẽ.
Anh một đời quạnh quẽ,
Vẫn làm kẻ bên đường.
Trần Văn Lương
Cali, 6/2006