Thứ Năm, 30 tháng 3, 2006

Cóc Thiền cuối tuần

Kính gửi quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc Thiền cuối tuần.

Dạo:
Trang kinh cỏ dại mọc đầy,
Con thuyền văn tự, vũng lầy tử sinh.

Cóc Thiền cuối tuần:











Âm Hán Việt:

Tảo Thần
Ác ác quần kê hoán tảo thần,
Mông lung tự ảnh ỷ hàn tân.
Lão ô thủy để tầm sương lộ,
Cô điệp lâm biên thám diệp phần.
Thụ thượng khẩu khai, nhân tống mệnh,
Đình tiền tiên động, mã tùy vân.
Dạ trường, tăng bội kinh thiên quyển,
Nhật xuất, trượng đầu sự vị phân.
Trần Văn Lương

Dịch nghĩa:

Buổi Sớm Mai
Eo óc bầy gà gọi buổi sớm mai,
Mù mịt bóng ngôi chùa dựa vào bến lạnh.
Quạ già đáy nước tìm kiếm lối đi của sương,
Bướm cô độc ven rừng tìm kiếm nấm mộ của lá .
Trên cây, mở miệng, người bỏ mạng, (1)
Trước sân, cây roi động, ngựa theo mây. (2)
Đêm dài, ông tăng thuộc hết cả ngàn quyển kinh,
Mặt trời mọc, việc trên đầu cây gậy chưa phân biện được. (3,4)

Ghi chú:

(1) Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 9:

Hương Nghiêm Trí Nhàn Thiền Sư thượng đường, dạy:
- Như một người ở trên cây, miệng cắn chặt cành cây, chân không đạp lên cây, tay không nắm cành cây. Chợt dưới cây có người hỏi : "Ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?" Nếu không đáp thì phụ lòng người hỏi, nếu mở miệng đáp thì sẽ rơi mất mạng. Lúc đó thì phải làm thế nào mới được? Có Hổ Đầu Chiêu Thượng tọa từ đại chúng bước ra nói:
- Không hỏi chuyện trên cây. Lúc còn ở dưới cây thỉnh Hoà thượng nói một câu .
Sư bèn cười ha hả .

(2) Bích Nham Lục, tắc 65 : Ngoại Đạo Lương Mã

Ngoại đạo hỏi Phật:
- Không hỏi hữu ngôn, không hỏi vô ngôn.
Thế tôn im lặng giây lâu .
Ngoại đạo bèn tán thán:
- Thế tôn đại từ đại bi đã khai mở mây mờ cho tôi, khiến tôi có được chỗ vào.
Sau khi ngoại đạo đi rồi, A Nan hỏi Phật:
- Ngoại đạo đã chứng được cái gì mà bảo là có chỗ vào ?
Thế tôn bảo:
- Như ngựa tốt của thế gian, vừa thấy bóng roi đã chạy .

(3) Bích Nham Lục, tắc 25 : Liên Hoa Trụ Trượng

Trích phần Bình của Viên Ngộ :

... Xưa Nghiêm Dương Tôn giả trên đường gặp một ông tăng.
Tôn giả giơ cây gậy hỏi:
- Là cái gì ?
Tăng đáp:
- Không biết.Tôn giả bảo:
- Có cái gậy mà cũng không biết.
Lại dộng cái gậy xuống đất và hỏi:
- Có biết không?
Tăng thưa:
- Không biết.
Tôn giả nói:
- Cái lỗ trên đất mà cũng không biết.
Tôn giả lại vác gậy lên vai và hỏi:
- Hiểu không?
Tăng đáp:
Không hiểu.
Tôn giả:
- Vác gậy lên vai chẳng thèm nhìn ai, muốn lên thẳng ngàn vạn đỉnh núi cao .

(4) Đại Huệ Ngữ Lục, bản Việt dịch của Hoà thượng Thích Duy Lực, trang 33:

(Đại Huệ Tông Cảo Thiền) Sư ở trong thất, thường giơ cây gậy lên và hỏi chư tăng:
- Gọi là cây gậy thì nghịch, chẳng gọi là cây gậy thì trái, không cho nói, không cho nín, không được ở nơi ý căn suy lường, không được cho là vô sự, không được theo lời thầy thừa đương (lãnh nhận), không được im lặng giây lâu, không được lễ bái như người nữ, không được dạo quanh thiền sàng, không được quay đầu bỏ đi. Tất cả đều không được. Nói mau đi! Nói mau đi!
Có tăng muốn nói, Sư liền đánh đập đuổi ra.


Phỏng dịch thơ:

Sớm Mai
Eo óc gà đêm gọi nắng mai,
Bóng chùa bến lạnh ngủ mềm vai .
Quạ già đáy nước tìm sương cũ,
Bướm lẻ ven rừng khóc lá phai .
Nói đạo, người về nơi chín suối,
Nhìn roi, ngựa khuất nẻo thiên nhai .
Đêm dài, tăng tụng kinh ngàn quyển,
Một khúc sông mê vẫn miệt mài .
Trần Văn Lương
Cali, 3/2006


Lời bàn bố lếu của Phi Dã Thiền Sư:
Mới hay sự việc không nằm trong ngôn ngữ. Nếu chỉ dựa trên ngôn ngữ thì Kinh Luật Luận đã đủ, Tổ Đạt Ma cần gì phải lặn lội từ Tây sang để tạo nên bao nhiêu là rắc rối.
Hỡi ơi, nói cũng không được, nín cũng không được! Hữu ngôn cũng không, vô ngôn cũng không!
Đến chỗ này rồi thì lão tăng biết làm sao đây? Đá bay, cát chạy .
Hừm, hãy nhìn cây gậy !

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2006

BOOK ME A ROOM

ĐKG đọc xong chuyện này vừa cười vừa buồn.
Cười vì chuyện ý nhị quá còn buồn vì ....
...please book me a room!.


It doesn't hurt to take a hard look at yourself from time to time, and this should help get you started.

During a visit to the mental asylum,
a visitor asked the Director what the criterion was
which defined whether or not a patient should be institutionalized.

"Well," said the Director, "we fill up a bathtub, then we offer a teaspoon, a teacup and a bucket to the patient and ask him or her to empty the bathtub."

"Oh, I understand," said the visitor. "A normal person would use the bucket because it's bigger than the spoon or the teacup.

"No." said the Director, "A normal person would pull the plug.
Do you want a bed near the window?"

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2006

Thanh Tâm Tuyền


Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại
cũng dị thường. Thơ và truyện của Thanh Tâm Tuyền không
dễ đọc, sức phổ biến cũng không rộng rãi, nhưng ảnh
hưởng văn của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Thậm
chí, chính những dòng chữ của ông đã thúc đẩy, hay


VB, 24.3.06
Trần Khải
Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại
cũng dị thường. Thơ và truyện của Thanh Tâm Tuyền không
dễ đọc, sức phổ biến cũng không rộng rãi, nhưng ảnh
hưởng văn của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Thậm
chí, chính những dòng chữ của ông đã thúc đẩy, hay xô
tới để văn học VN thêm một đà phóng tới.
Giữa lúc hào quang Thơ Mới của các cây cổ thụ tiền
chiến vẫn còn sừng sững, vẫn vững vàng, với những
Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Huy Cận, Chế Lan Viên, Đông
Hồ... thì một làn sóng khác trào lên -- nền Thơ Tự Do
ra đời, với Thanh Tâm Tuyền là ngừơi đi đầu, rất là
kiệm lời nhưng mỗi dòng đều mang một sức mạnh.
Đúng vậy.
Có những câu thơ chúng ta đã đọc của ông từ thời thơ
dại, từ nhiều thập niên trứơc, và rồi không quên
được. Một hôm, trong một nỗi nhớ, trong một nỗi đau,
trong một hình ảnh sợi tóc năm xưa vương vấn... các
dòng thơ của Thanh Tâm Tuyền lại hiện về. Như một
thời, khi mới lớp đệ tam hay đệ nhị (lớp 10 hay 11 bây
giờ), cậu học trò đã đọc và suốt đời không quên
được:
... Ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới...
Thơ của Thanh Tâm Tuyền mãnh liệt như vậy đó.
Tuy thơ ông hầu hết làm theo thể tự do, nhưng điều dị
thường là các bài được phổ nhạc từ nhiều thập niên
trứơc đã ngay lập tức trở thành bất tử. Thí dụ, như
bài Đêm của ông được Cung Tiến phổ nhạc. Hay bài thơ
Dạ Tâm Khúc được Phạm Đình Chương phổ nhạc. Và sau
này ra hải ngoại, là 10 bài thơ Thanh Tâm Tuyền được Cung
Tiến phổ thành tập "Vang Vang Trời Vào Xuân."
Ai nói rằng thơ Thanh Tâm Tuyền khó nhớ? Ngay khi vừa
phổ nhạc xong, các ca khúc đã có ngay một vị trí riêng,
độc đáo, khác biệt và vào ngay một cõi thơ mộng của
đời người.
Nhưng không phải ai cũng say mê Thanh Tâm Tuyền. Đúng là
vào cái thời tiền chiến khi Thơ Mới ngự trị, thơ ông
thực sự là khó nhớ, lạ lùng. Không vần, hay nói cho
đúng, là có một vần điệu riêng của ông, của trí tuệ
ông, của một tâm hồn rất mực thơ mộng Thanh Tâm
Tuyền. Thử trích:
...Anh sợ những cột đèn đổ xuống.
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa.
Đi đi chúng ta tới công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hà Nội
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng....
Điều lạ lùng nữa: truyện Thanh Tâm Tuyền cũng có một
sức mạnh cách tân. Tôi vẫn còn nhơ lần đầu tiên, khi
đọc truyện Bếp Lửa, và rồi trong nhiều năm sau đã tìm
mua cuốn này ít nhất 2 lần nữa, khi cuốn truyện bỗng
nhiên mất tăm ở đâu. Truyện ông thừờng dùng câu
ngắn, có khi câu không đầy đủ, câu phần mảnh, ít sử
dụng tĩnh từ và trạng từ, hầu hết là danh từ và
động từ... cho nên ngay lập tức, bút pháp truyện của
Thanh Tâm Tuyền đã lập riêng một cõi lạ thường.
Thí dụ, thử trích cuốn "Bếp Lửa" nơi đây:
"...Tôi rùng mình gần như đứng lại vì lạnh.
Có lẽ lạnh, không phải vì câu nói bâng quơ ấy? Sắp sửa
đến ngày giỗ mẹ.
Thanh hát nhỏ, rất nhỏ trong cổ họng, điệu quen thuộc,
tôi đã nghe. Trở về mái nhà, xưa.
Bảo bỗng nói với Thanh:
"Từ ngày cô hát trên đài chưa bao giờ tôi được nghe
cô cả."
Thế thì không bao giờ anh được nghe nữa vì tôi đã
giải nghệ."
Nga: giải nghệ?
Thanh: chứ sao!
Tôi đợi đến một ngã tư mới nói:
"Không, cô nên hát."
Thanh nhại:
"Không, cô nên giải nghệ."
Từ đấy không ai nói ai một lời.
Thanh cứ hát nhỏ như cho mọi người nghe lần cuối. Hàng
phố bé lại trong đêm khuya và lùi xa như tiếng hát.
Khi cánh cửa đã đóng sau lưng Thanh và Nga, tôi còn nghe
tiếng hát ấy ở trên tay tôi. Trở về mái nhà.
Xưa.
Còn lại hai người đàn ông đi chân về ngoại ộ..."
Thực sự là một bút pháp lạ thường. Giữa trưa nắng
Sài Gòn, tôi, lúc đó là một học trò trung học, tay cầm
sách và run rẩy đọc, cảm nhận được hơi lạnh từ bối
cảnh cua? các nhân vật Hà Nội, Hải Phòng, Phủ Lý... Kỳ
lạ, suốt cả đoạn văn trích trên, chỉ có vài tĩnh từ:
lạnh, xưa, nhỏ, bé...
Và khi dùng tĩnh từ "xưa" thì lại biến văn xuôi thành
thơ...
Thanh Tâm Tuyền cũng đi chung nhịp với lịch sử. Ông đã
giận dữ khi lính Liên Xô đưa xe tăng vào Budapest, và làm
các dòng thơ:
"Hãy cho anh khóc bằng mắt em.
Những cuộc tình duyên Budapest.
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng..."
Rồi một thời, ông bước vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị
Thủ Đức, rồi về nguyệt san Quốc Phòng. Nhưng rồi lịch
sử sẽ nhớ mãi Thanh Tâm Tuyền với tạp chí Sáng Tạo,
nơi những dòng thơ mở đường cho một phong trào thi ca
mới. Nơi đó là truyện Bếp Lửa, thơ "Liên, Đêm, Mặt
Trời Tìm Thấy..."
Và rồi khi miền Nam thất thủ, Thanh Tâm Tuyền đi tù, và
hướng về lại thể loại thơ lục bát, thơ có vần...
những dòng thơ dễ dàng đưa vào trí nhớ, ở một nơi
không ai tìm ra giấy bút. Và rồi hôm Thứ Tư 22-3-2006,
nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từ trần tại tiểu bang
Minnesota, nơi cũng lạnh như một thời Hà Nội.
Xin từ biệt nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Và trân trọng cảm ơn người đã viết những dòng chữ lạ
thường, giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường
của dân tộc VN.
(Ghi chú: Một số thơ, văn ở trên là trích từ
www.tanvien.net và www.thotanhinhthuc.com/ )


Tan ...

...................................... Tác

Bấm :

hoặc Direct Link: http://tantac.notlong.com/

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2006

Đợi ...

...................................... Chờ

Bấm :

hoặc Direct Link: http://doicho.notlong.com/

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2006

Va^~n la` co'c cuo^'i tua^`n

Vu+`a ro^`i DL co' ve^` VN , xin che'p lai. 1 ba`i tho+ cu~:


CO^' QUA^.N

Nga`y ddi tuo^i? le~ bo^'n mu+o+i ,
Que^ ngu+o+`i xuo^i ngu+o+.c dda^'t ngu+o+i` bon chen,
Nga`y ve^` lo^'i cu~ ddu+o+`ng quen
Cha^n run , bu+o+'c la., ma('t hoen le^. mu+`ng
Bo^~ng nghe tro+`i dda^'t vo^ cu`ng
Ho+i men co^' qua^.n say bu+`ng lo`ng ai

Do^` Lie^m

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2006

Phiếm Luận Về Tôn Ngộ Không 孫 悟空 (Tề Thiên Đại Thánh)

Người VN cở tuổi 40 trở lên thì hầu như không ai là không biết chuyên Tây Du Ký (Journey to West), tức là chuyên Đường Tăng Tam Tạng (Tripitaka) đi về hướng tây bên nước Ấn Độ thỉnh kinh của Ngô thừa Ân (Wu Cheng-en (1500-1581)-Tây Du Ký ra đời vào thế kỷ 16). Cùng với Thủy Hử (The Water Margins), Hồng Lâu Mộng (Dream of the Red Mansion) và Tam quốc Chí (Romance of Three Kingdoms) thì Tây Du Ký là một trong 4 bộ truyện lớn của Trung Quốc. Nhưng có lẽ Tây Du Ký đước phổ biến rộng rãi hơn hết nhờ vào tính chất thần thọai, hoang đường, dí dỏm, phật pháp của câu chuyện. Câu chuyện kể lại từ lúc bắt đầu lên đường đi thỉnh kinh ở Tràng An (Trung Quốc) cho tới lúc thỉnh được kinh trở về, kể lại những trắc trở trên đường đi, phải đối phó với thời tiết, đói khổ, ma quái quyến rũ hay yêu tinh tấn công dọc đường hay sự nản lòng của chính mình .Bốn thấy trò và một ngựa ngày đêm vượt rừng trèo núi, gặp yêu dẹp yêu, gặp phước làm phước, gian nan không sờn, tử sanh chẳng nệ, trải qua tám mươi mốt nạn lớn, nào là Bàn Ty động quyến rũ, nào là Hỏa diệm sơn đỏ hực, Tiểu lôi kinh khủng v..v... mới đến được Tây phương. Trong truyện vì việc làm của Tam Tạng là khó, không ai làm được, nên muốn cho dân chúng dễ tin, phải thêm thắt và thi vị hóa cuộc hành trình bằng bao nhiêu yêu tinh đón đường, lớp đòi ăn thịt Đường Tăng, lớp cám dỗ... Thực sự, Tây du diễn nghĩa là một bộ truyện thần thoại, hầu hết sự kiện, tình tiết đều là bịa đặt.
(Vương-Hồng-Sển-
Thú xem chuyện Tàu).

Nhờ sự kiên trì, mộ đạo của Tam tạng, tài năng, quyền biến của Tôn Ngộ Không (Sun-Wu-Kong) cùng với sự hỗ trợ của Trư bát giới (Pigsy), Sa Tăng (Sandy), của Tuấn Mã (nguyên gốc là Rồng), với sự giúp sức thần linh của Chư Phật, Chư tiên, Thượng Đế…họ đã đạt ý-nguyên tới được tây phương và thỉnh được Kinh để đem về Trung Quốc . Cả đòan đi qua Tây phương ròng rã 14 năm trờì, khi thỉnh được kinh trở về có tám vị Kim Cang đằng vân theo hộ tống đưa về Trường an, vừa khứ hồi trở lại Tây phưong cõi Phật chỉ mất có tám ngày vãng phản.”(VHS).


1)-Nguồn gốc và hình dáng Tôn Ngộ Không :
Nhân-vật chính trong truyện là Tôn Ngộ Không (nên truyện còn có tên là Cuộc Hành Trình của Tề Thiên Đại Thánh - The Adventure of Monkey King), nguyên gốc là con khỉ do khí Âm Dương trời đất tạo thành nên thóat được sự chi phối của ngũ hành. Nguồn gốc tên của Tôn Ngộ Không là do Tổ sư Tu Bồ-Đề truyền Đạo đặt cho :
"Hầu vương thưa :
- Thưa thầy , tôi không cha mẹ !
Tổ Sư nói :
- Người sao không có cha mẹ, không lẽ cây đá sanh ngươi sao ?
Hầu vương thưa :
- Ðúng vậy ! Nguyên nơi núi Hoa Quả có hòn đá lớn , kết tinh nhật nguyệt lâu ngày , rồi một đêm mưa vang lên tiếng nổ , đá ấy nứt hai , sanh ngay tôi từ lúc đó .
Nghe nói, Tổ Sư mừng thầm hỏi :
- Như vậy là thiên địa cấu tạo ra ngươi . Thôi ngươi hãy đi qua lại cho ta xem nào .
Tổ Sư cười nói :
- Nhà ngươi bộ tịch hệt như khỉ . Ðể ta xét theo diện mạo mà đặt tên cho .
Hầu vương sụp lạy tạ ơn . Tổ Sư nói :
- Ta muốn theo hình dung nhà ngươi , đặt họ Hồ nhưng vì chữ hồ bõ khuyển bằng chỉ còn chữ cổ , chữ nguyệt. Cổ nguyệt có nghĩa là trăng già không tốt. Thôi ta đặt cho ngươi họ Tôn , chữ tôn bõ khuyển bằng còn chữ tử, chữ hệ là còn trẻ , còn lớn , còn khôn, tốt . Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng " Quảng , Ðại , Trí, Huệ , Chơn , Như , Tánh , Hải , Ðĩnh , Ngộ , Viên, Giác . Trong mười hai chữ đó tính dồn tới ngươi nhằm vào chữ Ngộ . Vậy ta đặt tên ngươi là Tôn Ngộ Không …" (Trích đọan Tây Du Ký)

Hình dạng của Tôn Ngô Không theo Thái Bạch Kim Tinh mô tả thì :


Tề Thiên đại thánh tướng không cao,
Hình giống Lôi Công chẳng khác nào.
Mặt thồn đầu tròn mình tóp vạt,
Lông nhiều miệng nhọn tánh bào hao.

Tay cầm thiết bảng oai như cọp,
Trán đội kim cô sáng tợ sao.
Mắt lửa tròng vàng tài phép giỏi,
Lòng nhơn hay cứu kẻ lao đao.

2)-Lý-Trí và Tài-Năng:
Đi thỉnh Kinh với cái Tâm không đủ, phải cần đến Tài Năng và Lý-trí sáng suốt. Giống như trong cuộc sống muốn đạt đến mục đích, phải trải qua nhiều cuộc cam go, mà nếu chỉ có Ý-Chí hay Tâm thành thì không thể nào thành công đuợc. Phải cần đến Lý-trí và Tài Năng, đó là lý do tại sao tác giả Ngô thừa Ân cho nhận vật Tôn Ngộ Không tham dự trong cuộc thỉnh kinh.
Tôn Ngộ Không là Tài năng vì có 72 phép thần thông biến hóa khôn lường, có tài cân đẩu vân chỉ trong một khắc bay đến ngàn dặm trên mây, học trò của Tôn giả tu bồ đề. Tánh tình lý lắc, nhanh nhẹn, thẳng thắn, không nịnh bợ, nhưng nóng nảy và tự kiêu ….
Tôn Ngộ Không là Lý-trí vì trong mọi cảnh huống Tôn Ngộ Không biết phân biệt Phải Trái, quyết định theo cái nhìn tận chiều sâu của cảnh-huống và vấn-đề mà không bị chi phối bởi thất tình, lục dục (như Bát Giới hay Tam Tạng).
Lý-trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý-trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên là thiết bảng (gậy sắt), để mà đập phá.
Tôn Ngộ Không dùng Lý-trí để dẫn dắt, soi đường cho mọi hành động. Tuy nhiên cái khuyết điểm lớn nhất của Lý-trí là sự Nổi loạn, Nóng Giận, Cống Cao Ngã Mạn (Tự Kiêu), cho nên Tôn Ngộ Không muốn có cái chức to ngang bằng Trời (Tề thiên: bằng Trời) mới thỏa lòng và Thượng Đế phải chiều theo để giữ sự bình yên:
"Ngọc Hoàng nghe tâu giật mình phán :
- Loài yêu nghiệt, cả gan dám xúc phạm thiên trào ! Các thiên tướng mau xuống bắt nó đem về đây.
Thái Bạch Kim Tinh tâu :
- Yêu hầu háo danh nói bướng, nó không biết chức nào lớn nhỏ. Nếu sai binh tướng đi bắt nhọc công , mà chưa chắc đã bắt được ! Xin Ngọc-hoàng hạ chỉ chiêu an, phong chức ấy cho nó, tưởng cũng không tốn gì lương bỗng, mà cũng chẳng hại gì của thiên triều. Chẳng qua đó chỉ là một hư danh.
Ngọc Hoàng phán hỏi :
- Sao gọi là hư danh ?
Thái Bạch Kim Tinh tâu :
- Thuở nay có chức Tề-Thiên-ÐạI-Thánh bao giờ . Nay phong cho nó là hữu danh vô vị, không có phẩm trật nào, không có quyền cai trị ai . Như vậy nó sẽ an lòng, khỏi còn phá phách.
Ngọc Hoàng y tấu truyền viết chiếu, sai Kim Tinh hạ giới chiêu an lần nữa.".
(Trích đọan Tây Du Ký).

Từ đó Tề Thiên Đại Thánh lộng hành muốn lên trời xuống biển, quậy phá gì thì làm, không chút đắn đo, chẳng hề ngán ai. Đối với Trời vẫn tự xưng «Lão Tôn», trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, coi Thượng Đế không ra gì, giữ vườn đào tiên thì ăn hết vườn đào của Vương Mẫu nương nương vì nghe báo cáo rằng đào tiên này rất bổ dưỡng và làm truờng thọ:
"Thổ Ðịa thưa rằng:
-Nội vườn cộng hết thảy là ba ngàn sáu trăm cây, phía trước một ngàn hai trăm cây bông trái nhỏ, ba ngàn năm mới chín một kỳ, ăn nó thì thành tiên, nhẹ mình mà thêm sức. Còn giữa vườn một ngàn hai trăm cây, bông trái có từng, trái ngọt lắm, sáu ngàn năm mới chín một kỳ, ăn nó thì bay như chim mà trường sinh bất lão. Còn phía sau một ngàn hai trăm cây, chín ngàn năm mới chín một kỳ, trái có gân màu tía, nhỏ hột hơn hết, ăn nó thì sống bằng trời đất ".

Ấy thế là Tề Thiên Đại Thánh thích quá ăn gần hết vườn chẳng nể ai hết. Lại còn ăn trộm thuốc trường sinh của Thái Thượng Lão Quân, thách thức Phật tổ để rồi rốt cuộc mình là nguyên nhân của sự đọa dày cho chính mình nên bị Phật tổ nhốt vào núi đá. Điểm này cho thấy cái Nghiệp là do chính bản thân mình tạo ra nếu mình không kiểm sóat đuợc bản năng, thất tình lục dục:
"Thích Ca nói:
- Ngươi trừ phép trường sanh và biến hóa ra, còn phép chi hay nửa chăng, mà dám đòi nhường ngôi Thượng Ðế?
Tề Thiên nói:
- Ta có phép rất nhiều, 72 phép huyền công, luyện đặng trường sanh bất tử, và cân đẩu vân cũng hay, nhảy một nhảy hơn 108.000 dặm. Tài phép như vậy làm vua trời không xứng hay sao?
Thích Ca nói:
- Vậy thì ta đánh cuộc với ngươi, nếu ngươi nhảy khỏi bàn tay hữu của ta, thì ngươi hơn, ta bảo Thượng Ðế nhượng thiên cung cho ngươi, khỏi bề chinh chiến, còn ngươi nhảy không khỏi bàn tay ta, thì ngươi trở về trung giới tu ít kiếp nữa sẽ lên tranh đoạt .
Tề Thiên nghe nói cười thầm rằng:
- Thích Ca thiệt quê mùa quá! Lão Tôn nhảy một cái 108.000 dặm, sá chi bàn tay, dầu bao lớn, lại nhảy không khỏi .
Nghĩ rồi hỏi lớn rằng:
- Ngươi làm chủ việc ấy chắc không?
Thích Ca nói:
- Chắc .
Nói rồi xòe bàn tay hữu ra, bằng lá sen.
Tề Thiên cất thiết bảng, rồi co giò nhảy qua! La lớn rằng:
- Ta qua khỏi rồi .
Ngó quanh quất thấy năm cây cột đỏ như thịt, trên ngọn có mây xanh.
Tề Thiên nói:
- Mình nhảy xa quá, tới đây cùng đường rồi, thì Thích Ca bảo Thượng Ðế nhường ngôi cho mình chắc lắm! Song mình phải làm dấu, phòng sau đối nại với Thích Ca . Nghĩ rồi nhổ lông hóa viết mực, đề tại cây cột giữa, tám chữ rằng: "Tề Thiên Ðại Thánh đáo thử nhứt du". Nghĩa là: Tề Thiên đi chơi tới chỗ đó.
Ðề rồi lại đái xuống gốc cột thứ nhất một vũng, rồi cân đẩu vân trở lại, té ra cũng còn đứng trong bàn tay. Thích Ca mà nói rằng:
- Ngươi là con khỉ đái vất! Ra không khỏi bàn tay ta mà còn múa mỏ!
Tề Thiên nói:
- Ngươi có theo ta đâu mà biết, ta đi tới chân trời, thấy năm cây cột đỏ, trên ngọn có mây xanh, ta có làm dấu, ngươi không tin đi mà coi?
Thích Ca nói:
- Ta chẳng đi đâu hết, ngươi hãy cuối đầu xuống mà coi?
Tề Thiên trợn mắt dòm xuống, thấy ngón tay giữa của Thích Ca có đề tám chữ: Tề Thiên Ðại Thánh đảo thử nhứt du, dưới cộng tay cái còn bọt nước đái!
Tề Thiên hoảng kinh nói rằng:
- Kỳ không kìa! Ta đề tám chữ đó nơi cây cột chống trời, sao lại ở nơi tay nọ! Chắc họ có phép tiên tri, làm vậy đặng gạt mình, ta chẳng hề tin, đi coi lại một nữa .
Nói rồi nhảy lên một cái bị Thích Ca lật bàn tay xuống đất, năm ngón tay Thích Ca hóa ra năm hòn núi Ngũ Hành, chụp đè trên lưng Tề Thiên Ðại Thánh! ". (Trích đọan TDK).

3)-Là người mưu lược, tổ chức cho cuộc thỉnh kinh đuợc thành công:
Tề Thiên Đại Thánh nhìn là biết yêu quái hay không, bao lần Tam Tạng bị bắt, Bát giới bị bắt, phải làm sao mà chiến thắng được yêu tinh. Mặc dầu có Tài Năng, nhưng không phải lúc nào Tề Thiên Đại Thánh cũng thắng. Yêu tinh có nhiều nguồn gốc, có khi là con vật của các vị Tiên Phật từ trên trời xổng chuồng xuống trần hoặc là các yêu quái tu luyện lâu năm mà thành (như Hùynh Phong, Hùynh Bào, Hồng Hài Nhi, Ngưu Ma Vươmg, Lục nhỉ kiến hầu, Hùynh Sư...vv…). Phải điều tra ra gốc ngọn để chiến thắng. Những lúc như thế Tề Thiên Đại Thánh phải dùng mưu chước, dùng sự phân tích do tin tức thu lượm từ các vị thổ-thần, thổ-địa địa phương cung cấp để điều tra xuất xứ của yêu tinh rồi từ đó xin viện trợ của Chư Phật, Chư Tiên hay của Thượng Đế (về điểm này truyết lý Tam Giáo: Phật-Nho-Lão rất là hợp nhất). Vì có mục đích cao cả là đi thỉnh Kinh nên mỗi khi gặp trở ngại thì các lời thỉnh cầu viện trợ của Tề Thiên Đại Thánh đều được hết lòng ủng hộ của các vị chủ tể. Trong cuộc sống hiện nay có muôn vàn trở ngại, phải có sự phân tích, có kế họach đối phó và vượt qua, phải có sự phối hợp các tài năng khác nhau, phải có đuợc những tin tức và phương tiện thông-tin nhanh chóng để kịp thời ứng phó với cảnh huống. Nghành tin học (Information Technolology) được phát triển để đáp ứng nhu cầu đó, nhất là trong cuộc chiến tranh chống khủng-bố và cạnh-tranh kinh-tế sống động hiện nay:
"Còn Tôn Hành Giả có chuyện ngủ không đặng, hết canh một ngồi dậy thưa với Tam Tạng rằng:
- Thầy ôi! Tôi xin thương nghị việc nầy với sư phụ .
Tam Tạng hỏi: "Thương nghị sự chi?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Ban ngày tôi khoe tài với Thái Tử. Bắt yêu quái như lấy đồ trong túi áo, bây giờ tôi nghĩ lại thiệt khó vô cùng .
Tam Tạng hỏi:
- Khó làm sao?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Thầy biết tụng kinh siêu độ, chưa xem đến luật Tiêu Hà chế rằng: Bắt ăn trộm ăn cướp thì có của tang làm bằng mới đặng. Nay con yêu ấy làm vua đã ba năm, ngày lâm triều với bá quan, đêm ngủ với Hoàng Hậu, tôi lấy cớ chi mà bắt nó, rồi mới hài tội làm sao ?
Tam Tạng nói:
- Thì ngươi luận sơ nghe thử .
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Nếu tôi bắt đặng nó đi nữa, nó hỏi tôi rằng: Trẫm không phạm tội chi, sao ngươi hành hung bắt trẫm? Tôi có bằng cớ chi mà trả lời?
Tam Tạng nói:
- Ngươi là người thông thạo việc đời, tự ý tính lả nào mà giải oan kẻo tội nghiệp. Vì linh hồn cầu khẩn đã hết lời.
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Tôi mới tính đặng một kế, cũng như bắt ăn trộm có đồ tang, song tánh thầy ở chẳng công bình, e làm không đặng việc .
Tam Tạng hỏi:
- Ta không công bình làm sao?
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Thầy thấy Bát Giới ú quá, nên thầy cưng như trứng mỏng, chuyện chi cũng hay binh vực .
Tam Tạng nói:
- Ta bây giờ không tư vị nữa, ngươi tính kế làm sao?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Ðêm nay sáng trăng, Bát Giới đi với tôi đến giếng ấy mà vớt thây. Cái đó là tang vật. Mai vào đền mượn cớ trình điệp thừa cơ lấy thiết bảng đánh đùa, nó có bắt lỗi, đem thây ra làm tang tích, thì Hoàng Hậu khóc chồng. Thái Tử khóc cha, bá quan thấy vậy cũng động lòng, trông bắt đặng yêu mà trị tội .
Tam Tạng khen rằng:
- Phải lắm, phải lắm, song lại e Bát Giới không chịu đi .
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Thấy chưa, tôi nói thầy có tánh riêng tây, hay cưng Bát Giới; sao thầy biết nó không chịu đi, miễn thầy ở công bình, chẳng những là Bát Giới phải đi, dầu nó Cửu Giới tôi sai cũng được .
Tam Tạng nói:
- Tự ý ngươi, bảo đặng thì bảo, sai đặng thì sai, ta chẳng hề tư vị chi hết .
Tôn Hành Giả mừng rỡ, đến giường Bát Giới nghe ngáy tiếng pho pho." (TDK).

4)-Khuyết Điểm:
a)-Tuy nhiên cái khuyết điểm lớn nhất của Tôn Ngộ Không là Sự Nóng Nảy (SÂN), mặc dầu nguyên nhân đa số là do người khác chứ không phải do chính mình. Nhưng vấn đề là bất kể nguyên nhân từ đâu tới, Tâm không được Sân, không được động. Bao nhiêu lần bị Tam Tạng ngầy ngà, Bát Giới dèm pha Tôn Ngộ Không đã sân giận bỏ dở đại nguyện đi Thỉnh Kinh nửa chừng, nghĩ rằng không phải do lỗi mình, nhưng rồi rốt cuộc vì thương thầy thương các em hay do sự dàn xếp của Quan Âm, Tôn Ngộ Không cũng tiếp tục thỉnh kinh. Sân Giận bắt nguồn từ sự kém hiểu biết bản chất của sự việc, bởi Tôn Ngộ Không không nghĩ rằng dù sao Tam Tạng cũng chỉ là ngiười phàm nên lòng còn trần tục bị chi phối nhiều của ngũ hành, lục dục, thất tình, nên ưa lo sợ, nhớ nhung, lầu bầu, phiền não. Một khi hiểu được bản chất này sẽ không còn trách cứ và từ đó nóng giận sẽ tiêu tạn. Có ai trách cứ Gió làm biển động bao giờ vì bản chất của Gió là như vậy. Khi hiểu được điều này là Tề Thiên Đại Thánh đã gần đạt đạo rồi Cuối đọan hành trình mức độ "Ngộ" của Tôn Ngộ Không tiến triển thấy rõ, không còn trách cứ giận hờn gì ai nữa cứ chỉ mỉm cười chấp nhận mà thôi ( Xem Phần 8-Con Đường Giải Nghiệp). Lòng phải như biển lặng thì ánh sáng của Lý-trí như hạt Minh Châu mới phát, để cho Sân Giận nổi lên thì khác nào gió bão gây ồn ào biển lặng, như tiếng sấm nổ, phá vỡ sự thanh tịnh của bầu trời quang đãng, là tự mình tiêu diệt sự Sáng Suốt của chính mình. Sáng suốt mất đi thì chính sự Sân Giận lèo lái mọi quyết định và hành động nên chỉ gây ra vọng động, phiền não hay nghiệp chướng, tội lỗi mà thôi. Phải vượt qua được trạng thái này thì mới tiến triển được. Ngọai vật bất động kỳ tâm dã là vậy.
"Tam Tạng cằn rằng hoài, cả canh cả buổi.
Nguyên Hành Giả là cốt khỉ, tánh không chịu ai ngầy, thấy Tam Tạng nói nhỏ nói to, cà riềng cà tỏi, nín hoài không đặng, trợn con mắt giộc mà nói rằng:
- Thầy nói tôi làm không đặng Hòa Thượng, đi không tới Tây Phương, thôi thầy chẳng nói cằn rằn làm chi, để tôi trở về cho rảnh .
Tam Tạng chưa kịp nói lại, Tôn Hành Giả nói lớn rằng:
- Tôi đi đó .
Vùng nhảy lên một cái, bay thẳng về hướng Ðông." (TDK).

Cái Sân Giân, nóng nảy cần phải có kỷ cương, khuôn phép mà trị. Đó là vòng Kim Cô niền trên đầu Tôn Ngộ Không . Mỗi khi Tam Tạng niệm chú thì vòng Kim Cô xiết lại đau không thấu, đến nỗi người tài năng quyền biến như Tôn Ngộ Không cũng chịu phép không làm sao mà thóat được. Như trong cuộc đời Lý-trí Tài Năng cũng cần đến kỷ luật, phương hướng nếu không sẽ chao dao trôi dạt quá độ không còn biên giới và hậu quả không sao lường được. Sân Giận thì phải được đè nén và Lý-Trí, Tài-Năng phải được hướng dẫn bởi tâm lành, độ tha, đại lượng, đại nguyện.
Quan Âm giải thích lý do đặt vòng Kim Cô trên đầu Tôn Ngộ Không như sau:
"Tôn Hành Giả nói:
- Bà báo hại tôi hết sức! Ðã cứu tôi khỏi nạn, tôi cũng vâng lời theo kẻ thỉnh kinh. Sao bà lại bất nhân, để cái kim cô trên mão, gạt tôi đội mão ấy, truyền niệm chú nhức đầu. Phải là bà hại sanh cầu, sao gọi là từ bi cứu khổ?
Quan Âm nghe nói cười rằng:
- Ngươi là con khỉ nghịch mạng; nói không chịu phép, dạy chẳng nghe lời. Nếu chẳng niềng đầu, thì làm hung như trước, chẳng nghe lời thầy dạy biểu, nói động thì đi. Phải cho đội kim cô mới biết kiên thần chú ". (TDK)

b)-Khuyết điểm thứ nhì của Tôn Ngộ Không là Sự Kiêu ngạo. Vì kiêu ngạo nên hám danh làm Tề Thiên Đại Thánh và dễ bị nói khích, dễ bị mắc kế của người khác. Như Sân Giận, Kiêu Ngạo che bít đi Sáng Suốt và là màn Vô-Minh ngăn cản sự thấy bản chất của đối tượng. Khi Sân và Kiêu Ngạo nổi lên là ta đã từ bỏ cái nhìn theo bản chất vấn đề để bước sang cái giải pháp nhằm phụng sự cái Ngã của mình.
" Tôn Hành Giả nổi giận nói rằng:
- Khi ta giã từ có dặn như vầy: Nếu gặp yêu quái thì nói ta là học trò lớn của thầy, thì nó chẳng dám làm hại. Sao ngươi cãi lời ta?
Bát Giới nghe nói nghĩ rằng:
- Môi hỉnh chẳng bằng nói khích .
Nghĩ rồi nói rằng:
- Anh ôi! Phải đừng nói tên anh, hãy còn khá khá. Bởi vì nói tên anh nó mới làm dữ vô cùng!
Tôn Hành Giả hỏi:
- Ngươi nói làm sao đó?
Bát Giới đáp rằng:
- Tôi nói: Yêu tinh đừng vô lễ mà làm hại thầy ta. Ta hãy còn một vị đại sư huynh là Tôn Hành Giả, thần thông quảng đại, năm xưa phá tới thiên cung. Nếu anh ta đến đây, thì bây chết cả lũ.
Huỳnh Bào nổi giận nói lớn rằng:
- Mi tưởng Tôn Hành Giả là tài lắm, dám chọc ta sao? Nếu nó đến đây thì ta lột da rút gân, ăn thịt và lấy xương mà làm thuốc. Chớ bộ nó ốm lắm, rán mỡ có bai nhiêu. Tại mi đem con khỉ mà nhát ta, nên ta làm cho khỉ ốm ra mặt. Vậy mới biết thấp cao .
Tôn Hành Giả nghe nói nổi giận, trợn mắt cào tai, nhảy xuống hét lớn rằng:
- Sao dám mắng ta như vậy?
Bát Giới thưa rằng:
Xin đại ca bớt nóng. Ấy là Huỳnh Bào nói, tôi học lại cho anh nghe .
Tôn Hành Giả nói rằng:
- Thôi em chờ ở đây . Ta phải đi đánh mới xong. Vì nó mắng ta nên giết nó báo cừu cho đã giận. Rồi trở về Thùy Liêm Ðộng chớ không theo bảo hộ Ðường Tăng .
Bát Giới nói:
- Miễn anh giết nó mà báo cừu, còn sự ở đi mặc ý ". (TDK).

5)-Trung nghĩa với Thầy (Lòng Nhân):
Mặc dầu nguyên gốc là Khỉ đá, kiêu ngạo, nóng giận nhưng trong bản chất Tôn Ngộ Không có một trái tim tình cảm, trung nghĩa, thương thầy Tam Tạng và dám làm tất cả không sợ ai vì Thầy, ngay cả việc chất vấn Phật Quan Âm hay Phật Tổ Như Lai.
"Tôn Hành Giả nói:
- Cứu ngươi khó gì, ngươi có biết thầy ở đâu chăng?.
- Sa Tăng rơi lụy nói rằng:
- Anh ôi, yêu tinh nóng ăn quá, không kịp nấu nướng chi hết; nó đã ăn sống thầy!
Nói xong lòng như dao cắt, lụy tợ mưa sa!
Không kịp cứu Sa Tăng, Bát Giới, Tôn Ngộ Không nhảy lên mây về tới Ðông sơn, liền nhảy xuống núi cất tiếng khóc vang rằng:
- Thầy ôi, nghĩ lại khi trước tôi làm phản, bị đè tại Ngủ Hành Sơn, nhờ thầy cứu tôi khỏi nạn. Tôi quyết lòng đánh ma quỷ , bảo hộ thầy đến phật thỉnh kinh, chẳng ngờ mới nửa đường, mà thầy bị yêu ăn sống!:
Tôn Hành Giả than khóc và nghĩ rằng:
- Chuyện nầy tại phật Như Lai không phải lắm. Ngài ở không, bên nước Cực lạc bày chuyện đặt ra ba tạng kinh. Phải như có lòng khuyên thiên hạ làm lành, đáng lẽ phải sai người đem kinh qua Ðông Ðộ, chẳng là để tiếng muôn đời! Ai dè tiếc của không chịu đưa ra, một hai bắt chúng ta đi thỉnh cho đặng! Té ra đi cách cả ngàn hòn núi, ngày nay bỏ mạng tại đây! Thôi thôi, ta đi qua ra mắt Như Lai mà thuật chuyện lại. Như chịu phát kinh cho ta đem về Ðông Ðộ, một, một là khuyên thiên hạ làm lành, hai là cho rồi cái chuyện của chúng ta. Bằng không chịu phát kinh, thì ta bảo niệm chú tông cô, đặng cổi kim cô trả lại. Lão Tôn về động cũ cho xong.".

6)-Không bị Nhục Dục, Sắc giới cám dỗ :
Không như Trư Bái Giới còn bị sức hút của hồng trần, của thân thể tứ đại (Ăn, Ngủ, Tình Dục, Bài Tiết), Tôn Ngộ Không đã thóat đươc cái thôi thúc của thân xác nên không luôn luôn nghĩ tới Ăn, Ngủ… như Bát Giới. Khi bi yêu tà cám dỗ, quyến dụ, Tôn Ngộ Không thóat được dễ dàng (cảnh này làm nổi bật hẳn cảnh Bát Giới bị các yêu tinh lõa lồ nhền nhện quyến dụ được phân tích trong Phiếm Luận về Trư Bát Giới tiếp theo).
"Ðến canh hai trăng mới mọc, trận gió thổi ào ào!
Gió qua rồi, nghe mùi xạ thơm tho, tiếng thổi khua rổn rảng.
Tôn Hành Giả nghiêng mình ngó ra, thấy một người con gái lịch sự bước vô.
Tôn Hành Giả cố ý, cứ việc tụng kinh hê hà.
Nàng ấy bước lại gần ôm ngang Hành Giả mà hỏi rằng:
- Tiểu hòa thượng tụng kinh gì đó?
Tôn Hành Giả nói:
- Kinh hàng ma kinh .
Nàng ấy nói:
- Ai nấy đều ngủ hết thầy còn tụng làm chi?
Tôn Hành Giả nói:
- Ðã vái rồi không tụng sao đặng?
Nàng ấy ôm riết Hành Giả và hôn và nói rằng:
- Thầy đi ra vườn sau với tôi!
Tôn Hành Giả làm bộ nghẻo đầu mà nói rằng:
- Thiệt cô không biết điều lắm! Lời xưa nói: Có đuyên ngàn đặm mới nên đôi, không nợ bên mình không kết bạn .
Nàng ấy nói:
- Sao tôi không biết điều! Sẳn đêm nay sao tỏ trăng rạng, thầy đi với tôi ra sân vườn mà chơi .
Tôn Hành Giả nghe nói nghỉ thầm rằng:
- Nói vậy sáu sải kia cũng bị mê sắc mà chết! Nay ăn quen nó đến dụ ta .
Liền nói xuôi rằng:
- Nàng ôi! Tôi là người tuổi tác còn nhỏ, nên tôi không biết chuyện chơi!
Nàng ấy nói:
- Thầy đi theo tôi, tôi sẽ bày biểu .
Tôn Hành Giả cười thầm nghỉ rằng:
- Thôi, mình đi theo nó, còn nó có bày biểu cách nào!
Hai người choàn tay ra tới sau vườn.
Nàng ấy ngéo chân Hành Giả vật nhào xuống đất mà kêu rằng:
- Anh ôi, anh ôi .
Và kêu và mơn trớn!
Tôn Hành Giả thấy nựng niệu, sợ để lâu nó ăn thịt mình. Nghĩ rồi chụp tay nó mà vật xuống.
Nàng ấy nói:
- Anh ôi, anh ôi! Anh vật tôi làm chi?
Tôn Hành Giả nghỉ rằng:
- Không thừa dịp nầy mà đánh nó mà đợi chừng nào chi bằng ra tay trước thì mạnh .
Nghĩ rồi hiện nguyên hình, hươi thiết bảng đập đại…." (TDK).

7)-Thâm nhập Kinh tạng :
Không chỉ Tài Năng, Quyền Biến để bảo vệ Tam Tạng trên đường thỉnh kinh chống lại yêu quái từ bên ngòai, Tôn Ngộ Không còn là con người thâm nhập kinh tạng, người bảo vệ tinh thần cho Tam Tạng nữa. Tôn Ngộ Không luôn luôn nhắc nhở và giải thích cái cốt tủy huyền diệu của Phật pháp cho Tam tạng, vì Tam Tạng còn xác phàm nên cái hiểu vẫn còn giới hạn trong thế giới Sắc Tướng, còn Tôn Ngộ Không thì đã thóat ra khỏi thế giới vật chất này rồi:
"Cách một tháng đi đến cụm rừng kia, Tam Tạng nghe tiếng sóng bủa.
Liền hỏi rằng:
- Các đồ đệ ôi! Tiếng sóng ở đâu dữ vậy?
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Ba đứa tôi không nghe tiếng sóng, sao có một mình thầy nghe mà thôi, chẳng qua thầy nghi quá, nên quên hết tâm kinh!
Tam Tạng nói:
- Từ khi Ô Sào thiền sư truyền tâm kinh đến nay, ngày nào ta không đọc! Thầy quên câu nào ở đâu?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Thầy quên câu nầy: Vô nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý. Nghĩa là: Không biết tới con mắt, lổ tai, lỗ mũi, cái lưỡi, cái mình, cái ý. Nên người tu hành, con mắt chẳng xem sắc tốt, lỗ tai chẳng nghe tiếng tục tiểu, lỗ mũi chẳng ngửi hơi thơm, cái lưỡi chẳng nếm mùi ngon, cái mình chẳng thèm sung sướng, cái ý chẳng hay vọng tưởng, ấy là trừ sáu môi giặc trong mình. Chớ thầy trong ý hay nghi sợ yêu quái, lỗ tai nghe tiếng sóng cũng giật mình, sao gọi là nhớ tâm kinh, e đi Tây Phương không đặng .
Tam Tạng nói:
- Ta nghĩ từ khi phụng chỉ ra khỏi Trường An, trải gió tắm mưa, ăn sương nằm tuyết, biết ngày nào đến Phật mà thỉnh kinh .
Tôn Hành Giả nói:
- Thầy cứ nhớ quê hương hoài, thì đi khó tới Tây Phương lắm. Nếu bền lòng trì chí, lẽ nào thỉnh chẳng đặng bửu kinh . (TDK).

8)-Con Đường Giải Nghiệp :
Tôn Ngộ Không tài năng như vậy mà tai sao phải đi thỉnh kinh ?. Đi thỉnh kinh là con đường Đạo để thoát ra khỏi cái vòng trầm luân của nhân quả, vì nếu tiếp tục sống trong vòng duyên nghiệp này ta sẽ lẫn quẩn trong vòng Sinh, Lão, Bệnh, Tử (Khổ Đế của Tứ Diệu Đế ). (Đừng quên Tây Du Ký là câu chuyên hoang đường để quảng bá Phật pháp). Sanh ra, lớn lên, lập gia đình, lo sự nghiệp, đẻ con rồi bệnh họan, rồi chết. Cứ vậy mãi… Cái vòng Luân Hồi ràng buộc đời sống với lề lối suy nghĩ trần tục: Tình, Tiền, Danh, Nghiệp vv….. Muốn thóat khỏi cái vòng lẩn quẩn đó, phải có con đường giải thóat. Con đường giải thóat nằm trong Kinh Phật mà tượng trưng qua cuộc hành trình thỉnh kinh của thầy trò Tam Tạng. Tôn Ngộ Không muốn thóat khỏi cái nghiệp nặng trịch trong núi đá cần phải có cái Duyên của Quan Âm dẫn độ và phát đại nguyện đi thỉnh kinh. Thực ra Kinh kệ chỉ dành cho người trần tục, riêng đối với Tôn Ngộ Không thì cuộc hành trình thỉnh kinh thì đã là thực hành giải nghiệp rồi, vì thế Tam Tạng mới gọi Tôn Ngộ Không là Tôn Hành-Giả.
"Quan Âm nói:
- Ta vâng sắc Phật, đi xuống Ðông Ðộ tìm kẻ thỉnh kinh, đi ngang qua đây nên ghé mà thăm đó .
Ðại Thánh nói:
- Phật Như Lai nói gạt, đè tôi dưới núi nầy. Gần năm trăm năm, cựa mình không đặng. Xin Bồ Tát làm phước, cứu lão Tôn một phen .
Quan Âm nói:
- Ngươi làm tội đầy trời, nếu cứu ngươi ra, quen thói yêu càng không nên lắm .
Ðại Thánh nói:
- Tôi đã ăn năn chừa lỗi, xin ngài cứu độ, tôi chịu đi tu .
Quan Âm nghe nói quá đỗi mừng, mới nói với Ðại Thánh rằng:
- Ngươi muốn làm phải thì trời cũng độ cho, ngươi đã quyết tu hành, đợi ta xuống Ðại Ðường tìm một thầy thỉnh kinh, dặn ghé mà cứu, thì ngươi theo làm đệ tử, giữ phép Phật mà đi tới Tây Phương thỉnh kinh về, cũng thành chánh quả .
Ðại Thánh nói:
- Tôi chịu, tôi chịu . " (TDK).

Vượt qua bao khó khăn chông gai, đối diện hằng ngày với cái Động của cuộc sống, của Tâm giới, phân biệt giả chân, giữa cái tâm điên đảo của lòai yêu quái và cái chân tâm của chính mình. Phải dùng luôn luôn đến lý-trí sáng suốt (Chánh Kiến, Chánh tư duy trong Bát chánh đạo) để đối phó với hòan cảnh, luôn luôn đề cao cảnh giác để vựợt qua những vọng động cám dỗ của yêu tà, trong mọi hòan cảnh giữ tâm luôn thanh tinh chống lại bản năng của chính mình. Đi thỉnh kinh là đi vào trong cái Động để tìm ra cái Tĩnh của Tâm hồn. Đi tu không phải là thụ đông, tự cô-lập với đời sống trần tục mà thực ra mở một cuộc chiến đấu mới, chiến đấu với yêu tà (thế giới vô hình) và những cái trần trược Tham, Sân, Si, Lục dục (Sắc, Thinh, Hương Vị, Xúc, Pháp), Thất Tình (Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục) của con người và của chính mình. Chiến đấu với chính cái Tâm, cái Thân của mình vậy.
Trong những hồi đầu của Tây Du Lý, Tôn Ngộ Không còn nhiều tánh tục như Nóng giận, Kiêu ngạo…nhưng dần dà trên đường thỉnh kinh, cái Ngã bị bào mòn dần dần và rơi rớt lại trên đường để thay thế vào bằng cái Nhẫn, cái Hòa, nghĩa là phải diệt bản Ngã trong người mình để hòa nhập với người với hòan cảnh. Đó là Nhẫn Hòa. Những lúc sau Tôn Ngộ Không hiểu thầy, hiểu em nhiều hơn nên chỉ cười mà tìm cách đối xử chớ không còn hung hăng thú tính như trước nữa. Điều này làm nổi bật với Bát Giới vẫn tiếp tục với bản năng của mình.
Lý-Trí không bị bao che bởi Sân Giận, Kiêu Căng nên ngày càng sáng hơn trước như hạt minh châu. Con đường tu của Tôn Ngộ Không đã đạt đạo.
"Bát Giới nói:
- Người phàm tác tệ đã xong, ai dè Phật Kim Cang cũng tác tệ, đã vưng chỉ Phật đưa về Ðông Ðộ, sao nữa chừng lại bỏ xuống, thiệt là không nổi tới lui, biết làm sao mà qua sông cho đặng?
Sa Tăng nói:
- Thầy đã hết tai phàm chắc không sa xuống nước, xin anh làm phép, đưa thầy qua sông .
Tôn Hành Giả biết thầy còn mắc một nạn nầy mới dứt, nên không đặng nói ra, cứ cười và lắc đầu, nói:
- Không nổi, không nổi!
Sa Tăng không dám nói dai." (TDK).

(Phần này ĐKG sẽ bàn chi tiết hơn trong bài Phiếm luận về Triết Lý Phật Giáo trong Tây Du Ký).

9)-Bài Học từ nhân-vật Tôn Ngộ Không :
Bước vào cuộc sống như bước vào cuộc hành trình đi Thỉnh Kinh của Thầy trò Tam Tạng.
Phải chiến đấu với yêu quái dưới mọi hình thức, do đó chúng ta cần trau dồi Tài Năng để chống lại nghịch cảnh.
Phải vun bồi Lý Trí sáng suốt để phân tích được các trở ngại mà hòan thành mục đích trong cuộc sống.
Phải biết quyền biến mưu lược nhìn ra rõ bản chất hay nguyên nhân của sự việc mà quyết định để đề xuất giải pháp đúng đắn.
Phải biết xử dụng những nguồn tin tức quý báu đúng lúc và cũng phải biết dùng đến khả năng của đúng người.
Phải khắc phục lòng Tự kiêu, Nóng Giận, và trấn áp được Bản năng trong người của mình, phát triển lòng Nhân để trở nên hòa đồng với người với hòan cảnh.

Tôn Ngộ Không là cái gương để chúng ta noi theo vậy .

Sau cuộc hành trình thỉnh Kinh Tề-Thiên-Đại-Thánh đã đạt đạo và thành phật với danh hiệu Đấu-Chiến-Thắng Phật và được thờ phượng trong một số các quốc gia Á Châu tới ngày nay.

Cảm đề Tề Thiên Đại Thánh

Mọi ý kiến về bài này xin liên lạc với Đồ Khỉ Gió qua email: dokhigio@gmail.com .


Thứ Năm, 16 tháng 3, 2006

Co'c cuo^'i tua^`n

Ki'nh gu+?i dde^'n quy' vi. tru+o+?ng thu+o+.ng va` quy' anh chi. con co'c cuo^'i tua^`n.

Da.o:
Mong manh na('ng che^'t va`ng tay,
Lo+`i co`n ddeo dda(?ng tha'ng nga`y la~ng que^n.


Co'c cuo^'i tua^`n:

Mong Manh Lo+`i Na('ng

Na('ng chie^`u dduo^?i gio', gio' do^`n ma^y,
To+i ta? loay hoay lu+o+.n kho'i ga^`y .
Gio.ng ha't, cung da^y chu`ng la.nh ti'm,
Ven tro+`i bi.n ri.n tie^'ng dda`n bay .

Na('ng qua^?n tre^n tay, na('ng ddo+.i ngu+o+`i,
Ra~ ro+`i con ma('t tra('ng ve^` kho+i .
He^'t ro^`i nga`y tha'ng rong cho+i a^'y,
Mo^.t nhu'm sa^`u chia ma^'y ne?o ddo+`i .

Em so+., tro+`i o+i, va.t na('ng chie^`u,
Se~ la^`m lo+~ la^'p lo^'i ti`nh ye^u,
Se~ ha^m no'ng la.i nhie^`u thu+o+ng ha^.n,
Se~ xo'a tan ddi nga^'n thu?y trie^`u .

DDi`u hiu na('ng ga'c ngo~ nha` hoang,
Cuo^'ng la' tro+ xu+o+ng kho'c cuo^'i dda`ng.
Xa'c bu+o+'m xa dda`n chu+a ki.p he'o,
DDa^`u ca`nh la('t le?o ddo+.i mu`a tang.

Em so+. chie^`u mang ve^.t na('ng va`ng,
Ve~ ddu+o+`ng cho ky? nie^.m la^`n sang,
Cho la`n mo^i dda('ng lo+`i oan nghie^.t,
Cho go't cha^n ddan ve^'t da~ tra`ng.

Mie^n man na('ng ro+'t ru.ng hie^n ngoa`i,
Lo`ng thoa'ng u hoa`i ngo+~ bu+o+'c ai,
Nu+o+ng tie^'ng tho+? da`i, tung ca'nh vo+~,
Ti`m ve^` tra(n tro+? giu+~a chie^`u phai .

Em so+. na('ng ma`i nha.t sa('c hoa,
So+. lo`ng tie^'c nuo^'i bo'ng nga`y qua,
So+. vu`i ddo^'m lu+?a khi ti`nh ta('t,
So+. va('t sa^`u trong ma('t nha.t nho`a .

La` dda` tru+o+'ng nhe^.n ru? pho`ng kho^ng,
Ma`u ma' trong gu+o+ng cho+.t u+?ng ho^`ng,
Na('ng u'a cay no^`ng hu+o+ng di~ va~ng,
Ma?nh ddo+`i phie^u la~ng ne'p be^n song.

Em so+. nhi`n trong dda'y ma('t cha`ng,
So+. chi`m sa^u vu~ng nho+' me^nh mang,
So+. ba`ng hoa`ng nga('m dung nhan la.,
So+. phu't chia tay qua' muo^.n ma`ng.
x
x x
Chie^`u ta`n tre^n ba~i ca't lang thang,
Bo'ng to^'i hoang mang lu+o+'t vo^.i va`ng.
Be^'n nu+o+'c lo+~ la`ng, ca^y u? ru~,
Do`ng so^ng na(m cu~ ba(.t ddo` ngang.

Va(ng va(?ng tu+`ng dde^m tie^'ng tro^'ng la`ng,
Na~o ne^` ca^u Da. Co^? Hoa`i Lang.
Giu+o+`ng loan ma^'y ba^.n thu+`a cha(n go^'i,
Co`n tro^'i tra(n chi chuye^.n tre^~ tra`ng.

Hai ha`ng le^. mo?ng ti'm ma`n ma^y,
Khoe' ma('t tho+ nga^y dda~ da.n da`y .
Cha('t ca.n tha'ng nga`y, tro+ ca(.n dda('ng,
Mong manh lo+`i na('ng che^'t va`ng tay .
Tra^`n Va(n Lu+o+ng
Cali 3/2006

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2006

Chào Mừng anh BBThiện

A ha , ngẫm ra trái đất vẫn tròn
Còn duyên tao ngộ thì còn gặp nhau

Rất vui mừng gặp lại anh Bùi Vi Thiện, nhà thơ tình lãng mạn, triết gia, võ sĩ ...
nhưng ĐKG nhớ nhất là các lời bàn trào phúng của anh trên các trang sinh-hoat Ecircles CVA vào năm 2000.
Hy vọng nụ cười xưa vẫn tiếp tục trên môi mọi người.
Và những vần thơ trữ tình của anh vẫn tiếp tục làm rung động trái tim nào đó ....KhaKhaKha!.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2006

GỌI ÐIỆN THOẠI LONG DISTANCE BẰNG INTERNET MÀ KHÔNG TO^'N TIE^`N

Quý Vị:

Tôi đã dùng Sype Internet Telephone để gọi ÐT cho bạn bè ở VN, Ðức ... mà chẳng tốn 1 đồng xu teng nào hết, sau khi tôi Install cái System theo lời chỉ dẫn dưới đâỵ

Xin mời QV dùng thử

DT Phán


INTERNET PHONE: FREE LONG DISTANCE (ANYWHERE IN THE WORLD) TELEPHONE CALL BY SKYPE.

1. EQUIPMENT:

You need:
- 1.1. A Pentium 4 PC with High Speed Internet

- 1.2. Either a unit of Head phone and Microphone (See Photo B)
or
A Microphone (See Photo A) to talk and the Computer speakers that you listen to music (if you don’t have them yet, make sure you get them!)

You can buy Head phone with microphone set or just the PC microphone at a computer/electronic store for a few dollars!





2. DOWN LOADING SKYPE:

Go to "http://www.skype.com/">http://www.skype.com

to down load the free skypeSetup.exe software then install it

Follow the instructions from Skype. Make sure to copy down in a notebook (For Future reference) whatever you provide in the form, eg:

- Your Full Name
- Your Password
- Your Email address
- Your code name you want to appear on your friend’s computer (For example, I use my code name as damtrungphan for Skype Internet phone service).
-
After all these steps are completed, click at LAUCNH SKYPE, then Click OK
You will see the SKYPE Icon on the Computer Window by now

3 TO ADD YOUR FRIENDS’ NAMES TO THE LIST OF CALLERS:

Your friends should also down load and install the SKYPE’s software and they should have a headphone + microphone as mentioned in step 1 above. Remember that this Telephone service is through Internet ie people talking to each other through Internet only!


- Click at SKYPE Icon on your Monitor, you’ll see a window named
SKYPE

- Click at the + sign (inside the green circle), you’ll see a window named
Skype Add a contact
In the empty space under “Enter the skype name”, type your friend’s code name (I use my code name as damtrungphan for my main PC.)- Click NEXT (This will allow your friend to see when you are online – Your friend will see your code name on his/her SKYPE window and will accept you in his/her contact list) – You can continue to add more names, otherwise, click FINISH

4 CONNECTING YOUR EQUIPMENTS

a. Using Head phone and Microphone Unit (See Photo B above), make sure to connect the terminals of the unit properly to the Computer: the RED terminal is for the Microphone and the WHITE terminal is for the Head phone – Wear this Unit around your ears before making a phone call.

b. Using the USB Microphone unit (See Photo A above), connect the USB terminal to one of the USB slots of your PC. I prefer this Microphone unit option because of the following advantages:

1/- I don’t have to disconnect the PC speakers every time I make a phone call,
2/- I don’t have to wear the headphone around my ears yet I can talk to (through the microphone a few feet away from me) and I can listen to the caller’s voice through the speakers (a few feet away) very loud and clear. Also my wife can listen and talk to the caller at the same time (that is, if the caller is not one of my “internet girl friends” or someone like that! Hee hee)!
3/- It is much easier to connect the Microphone to a USB slot of the computer compared to the round slot which is located at the back of the PC (hard access at times) – It also provides better voice to the listener at the other end.

5 HOW TO MAKE AN INTERNET PHONE CALL BY USING SKYPE’S FACILITY:

- Wear the headphone (if you choose option 4.1 above) – If you choose the USB Microphone Unit, you don’t have to wear anything.
- Click at the SKYPE ICON, you’ll see all your friend’s code name. Double click at your friend’s code name, you will hear the internet phone ringing. and you also see the message “Calling XYZ , ringing” in the Skype window. If your friend is at the computer at that moment, he/she will click at the Green Telephone sign to talk to you
-
- (Note: you might not be able to talk to them right away as they might not have installed Skype software and/or they might not have installed the equipments to receive your call yet. It could also mean that your Skype facilities are not properly installed, so you have to check your system again!)
-
- However, you can test your system by adding my name (damtrungphan) as a contact person in your list but please email me at
- phandam99@yahoo.com first so that I will add your name to my contact list. Once you get my name in your contact list and I get yours in my own list, please do the following thing:
- Double click at damtrungphan (with the green tick which means that my computer is set on line but it does not mean that I might be at the computer at that moment), you’ll hear the telephone ringing voice through the speakers, and you also see the message “Calling damtrungphan ringing”. Now you are phoning me and if I am in front of my computer and with my speakers turned on, I should hear your call – I then will click at the GREEN TELEPHONE SIGN, then you and I are connected and we can talk to each other as long as we want.
- If you don’t hear my voice or I cannot hear your voice, it means that your equipments are not connected or functioning properly. Check them by reconnecting the microphone and speaker/headphone wires.

When you want to disconnect the SKYPE Internet phone line, just click at the RED TELEPHONE SIGN.


(NOTES: If you have 2 different PC’s or laptops at home, you can install Skype software to both of them by following all of the above steps; each computer should have a different code name. You can use one computer to call the other one and you can do all the testing by yourself. That was the way I successfully tested my systems, all by myself.)


VOILA`! It’s that simple!

Good luck and enjoy free Internet phone calls.

Phan Dam
Sept.1, 2005
phandam99@yahoo.com

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2006

Cõi Mê -- LTQH


Xin bấm vào hình để đọc đoản thơ vănXin bấm vào hình bên cạnh để đọc thơ, đoản văn và nghe nhạc ...

Thơ -- Cõi Mê -- LTQH
Nhạc bản -- Tears In Heaven
Nhạc -- Eric Clapton & Will Jennings

Mến chúc mọi người một ngày an vui ...

No'

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2006

TĨNH VỚI ÐỘNG VÀ ÐÔNG VỚI TÂY

Bác Đồ Lãng Xẹt (tiếu hiệu của nhà giáo Đàm Trung Phán) ngòai tài chụp ảnh, làm thơ, viết văn còn là một người sống nhiều với tâm linh (thiền giả). Bài sau đây ĐKG vừa nhận được của bác sau ngày ở VN về, xin đăng tải để các bác thưởng lãm.
Nhân tiện ĐKG xin lập lại các địa-chỉ hình mà bác ĐLX chụp trên đường từ Bắc vào Nam đã gây nhiều xúc động cho người xem:


http://www.pbase.com/bac_ninh/viet_nam_an_expatriates_album
(Viet Nam quê hương tìm lại)
http://www.pbase.com/bac_ninh/ha_noi (Ha Noi)
http://www.pbase.com/bac_ninh/sapa (Sapa)
http://www.pbase.com/bac_ninh/bac_ninh (Bac Ninh)
http://www.pbase.com/tamlinh/mini_reunion_2006
(Họp bạn tại Saigon - Nhóm SV Colombo Plan VN du học Úc Đại Lợi)
http://www.pbase.com/bac_ninh/ha_long (Vịnh Hạ Long)
http://www.pbase.com/bac_ninh/tam_coc_and_ha_dong (Tam Cốc, Hà Ðông)
http://www.pbase.com/bac_ninh/hue (Huế)
http://www.pbase.com/bac_ninh/hai_van_and_hoi_an (Ðèo Hải Vân, Hội An)
http://www.pbase.com/bac_ninh/nha_trang (Nha Trang)
http://www.pbase.com/bac_ninh/da_lat_nam_cat_tien (Ðà Lạt, Nam Cát Tiên)
http://www.pbase.com/bac_ninh/saigon (Saigon)



TĨNH VỚI ÐỘNG VÀ ÐÔNG VỚI TÂY
Ðàm Trung Phán


Tôi từ Việt Nam trở về lại Canada đã ba tuần rồi . Ðã mấy lần tôi định ngồi xuống để ghi lại đôi dòng tình cảm mà lại “chưa có cơ duyên”.

Sáng nay, mặc dù trời đang tuyết rơi, tôi mặc quần áo cho thật ấm để đi bộ ra cái công viên mà trong mấy năm nay tôi vẫn thường đi bách bộ hàng ngày. Tới tuổi đã già, mỗi lần mà tôi “được” đi bộ, cái thân tứ đại trên sáu bó của tôi nó “chịu” lắm và muốn reo lên trong đầu óc của tôi . Ðã hơn 20 năm nay, tôi bị cái bệnh “chân phẳng” (flat foot) nên tôi phải đi đôi giầy “hiking boots” như đôi giầy nhà binh và phải có một miếng nệm đặc biệt (inserts) sỏ vào trong giầy, có như vậy tôi mới đi bộ được mà không bị đau lưng. Tuổi già nó hay hành hạ cái thân thể của tôi lắm cơ nên tôi hay phải “giữ ý, giữ tứ” để được yên thân .
Thây kệ trời tuyết, thây kệ phải mặc quần áo mùa đông rất nhiêu khê, thây kệ phải đi giầy và buộc giây rất là lỉnh kỉnh, thần thể và tâm hồn tôi chúng rất cần phải ra đi để mà “đi trong gió lạnh”! Ði để cho máu huyết lưu thông điều hòa và cho cơ thể được hoạt động cho đỡ rã rời. Ði để hồn tôi tìm được cái Tĩnh trong không gian vắng lặng và khoáng đãng.
Các hè phố (sidewalk) nơi tôi ở mấy hôm nay tuy trông vẫn như vậy nhưng lại có nhiều cái bất trắc của mùa đông. Có những khúc đường tôi thấy có một làn tuyết mỏng, tôi “ngây thơ” bước trên tuyết và bất thình lình, tôi mất thăng bằng và trượt chần muốn ngã. May mắn là tôi chẳng làm sao, chứ nếu không thì thật là “ê đít đến tê mông” mất! Tôi đâm ra “khôn hơn” nên cứ kiếm chỗ nào có tuyết giầy và gập ghềnh mà đi nhưng luôn luôn phải nhìn xuống chỗ mình đang đi để mà tránh cái việc “vồ ếch”! Trong lúc đi bộ trên tuyết này, tôi liên tưởng tới Ðà Lạt, xứ của Thung Lũng Tình Yêu mà tôi đã thăm viếng đầu năm nay. Ôi chao, phong cảnh Ðà Lạt đẹp làm sao, khí hậu thì tuyệt trần đời đối với dân phải sống tại xứ lạnh như tôi. Tôi nhớ tới chợ Ðà Lạt, nhớ những rừng thông, những cây hoa đẹp, nhớ tới khách sạn nơi chúng tôi ở trên đường Bùi Thị Xuân, và nhớ nhất cái khí hậu tốt lành của Ðà Lạt. Tôi cũng còn nhớ đến già cái vỉa hè của đường Bùi Thị Xuân: chỗ cao, chỗ thấp, các lỗ hổng trên nắp cống mà người đi bộ có thể vấp phải hay lọt chân vào để mà trẹo chân hay gẫy chân dễ như không. Trời đã phú cho người đời một thành phố với nhiều ưu điểm như vậy mà tại sao người ta lại có thể chểnh mảng một cách “bất cần đời” như vậy nhỉ? Hóa ra cái vụ an toàn (safety) của người dân không được “người cầm quyền” coi trọng hay sao? Trong ngành công chánh tại Canada, điều mà chính quyền địa phương quan tâm nhất là sự an toàn cho người dân nhất là cho những người đi bộ trên các hè phố. Trong những tháng mùa đông, các gia chủ và chiính quyền có bổn phận phải xúc tuyết, trải muối trên các “sidewalks” và các “driveways” (đường vào chỗ đậu xe, garage) để người đi bộ được an toàn. Hóa ra, tính mạng của người dân trong một nước dân chủ, công bằng và văn minh mới “có quyền” được chính phủ thực sự để ý đến chăng?

Tôi tiếp tục đi bộ và khi vào đến công viên, một ông già đang “dẫn chó đi chơi” tươi cười nói với tôi:
-Trời không đến nỗi xấu lắm, phải không ông?
Tôi trả lời:
-Ít nhất là cũng mới chỉ có - 2 độ C mà thôi! Thế ông thường hay dẫn chó đi bộ lắm sao?
Ông ta tươi cười:
-Cái đứa “cháu” này nó đâu có để cho tôi ngồi yên trong nhà cho nên “hai ông cháu” chúng tôi bèn lội tuyết mà đi bộ ra đây!
Tôi đã từng gặp cặp ông bà già này dẫn chó và 2 đứa cháu đi tản bộ trong cái công viên này trong vòng hai năm qua và mỗi lần gặp tôi, ông bà thường hay hỏi:
-Ông mạnh giỏi?
Lần này, cả ông và tôi cùng “cháu Khuyển” của ông đi chung với nhau một đoạn đường . Ông cho biết năm nay ông ấy đã 76 tuổi và cả hai ông bà còn khỏe mạnh.
-Tôi về hưu đã lâu rồi. Tụi tôi đã mua một căn nhà (condo) tại Florida trước khi tôi về hưu, nhà rất gần bãi biển. Tụi tôi đã thường về Florida sống trong những tháng mùa đông nhưng trong 2 năm vừa qua, tụi tôi không về Florida nữa vì rằng một số bạn già của chúng tôi đã mất, vả lại tụi tôi lại có 2 đứa cháu ngoại đang sống tại Canada. Chúng tôi không phải lo gì về tài chánh hết. Chúng tôi chỉ cầu mong có sức khỏe tốt để sống an lành với con cháu mà thôi! Về già, phải sống xa với con cháu, chúng tôi thấy nhớ chúng lắm!

Ông kiếu từ để “dẫn cháu Khuyển” về nhà và tôi tiếp tục tản bộ trên con đường đi bộ đã được chính quyền địa phương ủi tuyết và giải cát cho đỡ trơn. Kể từ ngày tôi về hưu non, tôi vẫn thường vướng mắc với ý nghĩ: sau khi vợ chồng chúng tôi đã cùng về hưu hết, liệu chúng tôi sẽ ở đâu trong những tháng mùa đông? - Canada, Mỹ, Nam Mỹ hay Việt Nam? Chả là vì cái thân xác của chúng tôi đã “ớn cái nàng tuyết Canada” lắm rồi . Cơ thể tôi nó muốn tìm một nơi nào ấm áp để đỡ bị nhức mỏi ở đôi chân và lâu lâu trên đôi cánh tay. Theo giới y học, tôi được biết rằng vì tôi sinh ra trong một xứ nhiệt đới, cơ thể nó đòi hỏi có được nhiều ánh nắng mặt rời mà ở Canada thì hầu như 7 tháng trong một năm là chúng tôi phải mặc quần áo ấm rồi nên nó mới ra như vậy! Ngoài ra, cơ thể của tôi còn “thích được chẩy mồ hôi” lắm. Những lần “được chẩy mồ hôi” như vậy, tôi cảm thấy rất dễ chịu và tôi có cảm tưởng giống như là khi còn trẻ mà tôi “được gặp người yêu mà không cãi nhau” vậy! Năm nay, trong 1 tháng về sống tại Saigon, tôi đã “được chẩy mồ hôi rất thoải mái” như ý cơ thể tôi muốn. Khổ nỗi là trong cái “được chẩy mồ hôi”, tôi lại phải chống đỡ với cái “bị”: nếu nằm ngủ mà không có máy lạnh hay quạt máy thì tôi có thể “được” thức luôn đến sáng vì cơ thể tôi “bị” cái nóng nó hành hạ!

Tôi đã kiếm ra được nhiều hình ảnh của quê tôi và Hà Nội mà tôi vẫn còn chứa đựng trong tiềm thức sau hơn nửa thế kỷ nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì những hình ảnh của ngày xưa trong trí nhớ và hình ảnh thực sự của ngày nay nhiều lúc chẳng giống nhau một chút nào hết. Tôi còn bị cái ồn ào, náo động, cái đông đúc của xe gắn máy, cái ô nhiễm môi trường của Hà Nội, Saigon ... làm tôi cảm thấy ngột ngạt, bất an, đau họng và ho xù xụ. Tôi đã “được” quan Tào Tháo “viếng thăm” 3 lần và có lần “ngài” rượt tôi trong 2 ngày liền mà uống trụ sinh chẳng khỏi và tôi đã nghe theo lời khuyên của người nhà, tôi nốc vài viên thuốc ta là xong ngay. Tôi đã tiễn chân “Quan Tào” và long trọng dặn dò ngài:
-Ngài ơi, ngài ở (nhà ngài!), đừng về (thăm ngộ làm chi)!

Chung quy chắc tại là vì cơ thể của tôi đã quen với nước uống và nếp ăn uống tại xứ lạnh phương tây, nay về thăm phương đông, nó đang cố gắng cải tiến trong những cái “sửa sai” chăng?

Tôi đã được hưởng những tình cảm đầm ấm của họ hàng nhất là được nghe cách xưng hô rất thân thương và độc đáo của người Việt - có một không hai trên thế giới này. Tôi cảm thấy tôi đã tự “móc nối được” giữa quê hương cội nguồn Việt Nam với chính tôi kể từ lúc tôi xuất ngoại 44 năm về trước.Trong chuyến về thăm quê hương này, tôi đã kiếm ra được rất nhiều thứ mà trong ký ức tôi nó cứ “ấm ức phải kiếm cho ra”! Vâng, tôi đã kiếm được nhiều thứ, giả dụ như căn nhà của cha mẹ tôi tại Bắc Ninh và Saigon nhưng tôi cảm thấy buồn não nề vì chúng không còn giống như ngày xưa nữa chả là vì người chủ nhà vì mạng sống đã phải bỏ ra đi biền biệt để rồi cuối cùng cũng chẳng còn có thể trở về thăm lại trước khi lìa đời! Phải chăng là chính bản thân tôi đã thay đổi rất nhiều cũng như cuộc sống trên trái đất này cũng đang thay đổi nhưng những hình ảnh tồn trữ trong trí óc của tôi không hề thay đổi? Dù sao chăng nữa, sau khi tôi đã “tìm được” những thứ mà tôi hằng lùng kiếm, cho dù tôi có ít nhiều thất vọng, buồn phiền nhưng tôi lấy lại được cái yên vui trong lòng trong một thời gian ngắn. Thôi nhé, từ nay tôi sẽ chẳng còn bận tâm đi tìm kiếm làm chi cho mệt cái thân xác già nua này nữa và tôi sẽ an nhiên tự tại sống với chính tôi và gia đình chúng tôi tại một phương trời hải ngoại xa xôi. Tại miền quê hương “đất lạnh tình nồng” này, tôi cảm nhận thấy rằng các con cháu chúng tôi đang và sẽ sống bình an hơn chúng tôi hồi còn trẻ ở Việt Nam và hy vọng rằng chúng luôn luôn nghĩ tới cội nguồn Việt Nam.

Hôm nay, tôi ngồi trong căn phòng tĩnh mịch để mà viết lách sau khi đã đi bộ về. Trời bên ngoài vẫn còn đang có tuyết rơi, tôi thấy tôi rất an nhàn, vui vẻ và tôi đã trở về lại được với cái Tĩnh của nội tâm tại miền “đất lạnh tình nồng”này. Mặc dù cho trời có lạnh, cái khí hậu giá lạnh này chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới phần thân xác nhưng trong phần nội tâm, tôi thấy an tịnh, thoải mái “được” sống với con người đích thực của tôi, trái ngược hẳn với cái động, cái ồn ào, náo nhiệt của những thành phố lớn bên Việt Nam.

Ông bạn già người Ðức mà tôi gặp sáng nay đã vô hình chung “chỉ đường dẫn lối cho tôi đi”: trong tuổi già, cha mẹ muốn ở gần với con, với cháu và rất ngại phải đi du lịch xa nhà. Về già, phần tinh thần của con người có khuynh hướng tìm kiếm cái Tĩnh hơn là cái Ðộng và phần này quan trong hơn là cái khổ cực của thân xác.

Trong chuyến về thăm lại quê hương, tôi thường hay có những giây phút nghĩ tới cháu nội và các con của chúng tôi. Con gái chúng tôi đã nói:
-Con mong mẹ về từng ngày để con báo tin là con đã có bầu!

Nghĩ đến con, cháu của chúng tôi, chúng tôi thấy gia đình mình thật là may mắn khi tôi chợt nghĩ đến những đôi mắt ngây thơ, trong sáng nhưng đã nhuốm phần ưu tư của các cháu bé mồ côi sống trong các trại mồ côi mà chúng tôi đã có cơ duyên tới thăm tại Huế, Ðà Lạt và Saigon. Lại do một cơ duyên nữa (mà giới tâm linh tây phương mệnh danh là “insights”), chúng tôi đã gặp Huệ Thi tại Ðà Lạt. Thi là một phụ nữ Việt Nam đã lập gia đình tại Bắc Âu và đã vượt biên lúc 9 tuổi sau khi thân phụ qua đời trong trại cải tạo.Tuy sống tại hải ngoại đã nhiều năm và kết hôn với một người Bắc Âu, Huệ Thi nói và viết tiếng Việt rất rành. Huệ Thi đã hăng hái đi theo chúng tôi đến thăm một trại mồ côi tại một ngôi chùa ở vùng Ðà Lạt. Trong khi vợ chồng chúng tôi còn đang bận rộn nói truyện với Sư Bà, Huệ Thi đã nhanh nhẩu vào phòng để bồng bế 2 cháu mồ côi . Các cháu khác, vì thiếu tình cha mẹ nên thay phiền nhau đòi Thi và nhà tôi bồng bế các cháu trong khi đó tôi còn bận việc chụp hình, quay phim.

Sau khi vợ chồng chúng tôi đã tặng nhiều hộp mì, bánh, kẹo và trao tặng ít tiền cho nhà giữ trẻ trong chùa, tôi phải đi kiếm Huệ Thi vì lúc này Thi đang “bận việc bồng bế” trong một căn phòng khác. Huệ Thi đã bịn rịn trong lúc chia tay cùng các cháu bé. Buổi tối hôm đó, Thi tới khách sạn chúng tôi để tặng chúng tôi vài tấm hình mà ông xã của Thi đã in ra. Ðằng sau mỗi tấm hình là một bài thơ mà Huệ Thi đã viết chớp nhoáng và tôi thích nhất bài thơ này của cháu Thi:

EM BÉ MỒ CÔI

Số phận mồ côi ánh mắt buồn
Tình thương thiếu vắng, giọt lệ tuôn.
Vòng tay âu yếm nào đâu biết
Ðau xót cho em mất cội nguồn.

Huệ Thi
Jan.7, 2006
Ðà Lạt


Một số gia đình Canadian đã có con nuôi gốc Việt, các cháu trông rất hồng hào và khỏe mạnh. Một bà mẹ nuôi đã đưa cho chúng tôi một số tiền để “nhờ ông bà về Việt Nam mua thực phẩm cho các cháu trong một trại mồ côi dùm tôi. Nếu con gái Mai Anh của tôi được ăn uống đầy đủ, tôi cũng mong giúp một số các cháu mồ côi một phần nào tại Việt Nam”! Một gia đình khác đã tâm sự với tôi:
-Vợ chồng chúng tôi cảm thấy áy náy mỗi lần thấy cháu Liêm không nói được tiếng Việt và không được sống với văn hóa Việt Nam. Có cách nào ông bà giúp gia đình chúng tôi được không?

Xin mời quý độc giả vào xem trang hình ảnh của các cháu mồ côi tại Việt Nam và tại Canada để thấy một số các bà mẹ gốc Canada mặc áo dài Việt Nam trong bữa tiệc ngày Tết mà nhóm này thường tổ chức hàng năm cho gia đình và các con nuôi của họ:


http://www.pbase.com/tamlinh/families_with_children_from_vietnam

http://www.pbase.com/tuthien


Chúng tôi giống như những cây cối đã về già và đang bám rễ khá sâu vào miền quê hương thứ hai này rồi. Chúng tôi vui vẻ đón nhận nơi này làm quê hương để sống yên ổn trong mái ấm gia đình và để chờ một “chuyến bay” đưa chúng tôi về với quê hương cội nguồn của ngàn thu. Tôi chỉ hy vọng rằng khi đó con cháu của chúng tôi sẽ không cảm thấy buồn rầu về chuyến đi này bởi vì rằng hồn tôi sẽ thật sự được trở về với cái Tĩnh nguyên thủy của nó và tôi xin để lại trên Cõi Tạm này tất cả cái động của Tây Phương và cái động của Ðông Phương.

Ðàm Trung Phán
Mississauga, Canada
March2, 2006

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2006

Nước Non

....1000 dặm ra đi

Bấm : hoặc Direct Link: http://1000d.notlong.com/

Song: by Phạm Duy, Sung: by Thái Thanh, Shots : by Đàm Trung Phán

http://www.pbase.com/bac_ninh