Thứ Hai, 30 tháng 4, 2007

NÓI NHƯ MÁY!


GPS

Attention puny humans! Mouthy machine gives new meaning to back-seat driving.

I recently spent a week trapped in a car with a blabbermouth machine.

It was a yakky GPS, a satellite navigation system that came on the dashboard of my rental car in the States. I’ve used these machines briefly before, but this was the first time I’ve spent several days in one’s company – and it left me ready for a week in a Buddhist Silence-mobile.

If you haven’t ridden with a GPS, it’s a gizmo that gives you directions by satellite as you drive, barking out directions every 50 yards that it somehow locates from space.

“You are on G street. Turn left at 3rd Avenue in … one block! … Half a block! … 50 yards! … Five yards!! … TURN NOW!!

“NO-ooo … you missed it, you idiot.”

Okay, it doesn’t actually say that last bit – it just pauses and politely announces: “RECALCULATING ROUTE!” That’s machine-speak for: “You missed the turn again, numbskull. I don’t know why you humans are allowed to drive.”

On the plus side, these motor mouth motor vehicles are fabulous for getting you around strange cities – even a directional dolt like me can’t get lost. But the downside is that it’s like having a full-time back-seat driver in the front seat – one who never shuts up.

There were three of us in the car that week, but we barely spoke a word in four days – because the machine was too busy yakking. When we did occasionally talk among ourselves, it always sounded like this: Person 1: Do you think the machine is right? It wants to go right, but I’m sure it’s faster to go straight. Person 2: Yeah, I think so, too. Forget the machine – let’s go straight! Machine: Turn left … TURN LEFT NOW! … I AM RIGHT AND YOU ARE WRONG, puny humans!

After a while, you stop talking at all because the know-it-all machine is always right – and you don’t want to interrupt its “thinking.”

Until recently, I’d always fantasized about a future of talking machines, for instance a toaster that announces: “Your muffin is ready sir,” – just like an old-fashioned butler.

Or a clock that whispers gently: “Waa-a-ke up Josh … Jo-sssssh.”

But now that I’ve spent three days with this mouthy machine, I’ve got lots of reservations about where this could lead.

Many GPS machines already come in different languages for different nations, each with its own national personality. The British machine is more polite than the U.S. one – and says things like: “Excuse me sir, you have just passed your recommended turn. If you wouldn’t mind, please look for an opportunity to correct your route and make a legal U-turn ... Jolly good!”

The one in France is probably snootier. “Mais voila! – vous avez manqué la sortie encore un fois … espèce d’imbécile!’

But soon these machines will come with any customized voice and personality you want. For instance, they could sound like:

GPS KID: Yo dad! Turn left at the first corner … AWESOME! Now hang a right at McDonald’s … He-ey dude – can we stop for a Big Mac?!”

Or, GPS SPOUSE: “Okay, honey, turn left at the next corner … in 20 yards … in 10 yards ... Hurry! – the light is changing! … NO! Don’t speed! … Oh honey, you missed the light! Why didn’t you hurry up like I said?”

Gradually these machines will offer more and more advice whether you want it or not, like those seat-belt warnings that beep incessantly the nanosecond you start your engine. You’ll be driving home from a party when you hear:

“ATTENTION! THIS IS A GPS SAFETY ALERT. ATTENTION! You are driving with your bright lights on – and may possibly be blinding an oncoming driver. Also, you are now driving 59 km/h in a 55 km/h zone … Please slow down immediately.”

“I repeat: PLEASE SLOW DOWN NOW! – or I will issue a ticket ... Beep … Calculating infraction. Beep …That’s a $247 ticket, puny human.”

Once we get used to talking cars, what other blabbermouth machines will be coming our way? I can already imagine:

The IKEA Talking Furniture Assembly Kit, that tracks your progress live by satellite as you assemble your shelves by GPS-guided instructions.

“Place first screw in top right hole of cabinet frame … No! NOT the five-inch grommet screw … the four-inch bolt, dolt.

“Attention! You have placed the screw in the wrong hole again. RECALCULATING assembly method ... Estimated time to completion at this rate: 26 days. Shall I call a carpenter?”

Eventually, machines will do all the talking, while the only thing that will have a mute button on them is us humans. And you can bet the machines will use it.

Josh Steed,

The Gazette.


Have a good day and a good laugh!


DLX

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2007

Tháng Tư ....Ai Của Tôi Ơi

Tháng Tư ...Ai Của tôi Ơi
Hương Mai

Ai của tôi ơi .... lại tháng tư
Sáng nay mây xám chút sương mù
Cho hồn quay quắt trong thương nhớ
Thuở tuổi mộng mơ chẳng oán thù

Áo trắng con đường với lá me
Ai theo Ai đó giữa dòng xe
Má hồng Ai đỏ ....Ai ngần ngại
Ai muốn tỏ lời ...Ai ngại e

Mộng thắm xinh trên môi ướm hồng
Trên làn tóc rối gió bềnh bồng
Khuôn viên đại học ...tình Ai chớm
Ai mới biết yêu ...Ai dõi trông

Ngày ấy ba muơi mất tuổi thơ
Vô tư tan biến tự bao giờ
Đau buồn cuộc sống ...đời lưu lạc
Ai khóc từng đêm ...giấc chập chờn

Ba mấy năm rồi gặp lại nhau
Áo trắng ngày xưa đã úa màu
Thương tiếc giấc mơ ...thương Ai đó
Ai sầu ôm mãi đến ngàn sau

Hương Mai

4/27/07

Một Đời Hè Phố

Một Đời Hè Phố
Hương Mai

Sài Gòn về đêm ...buồn ơi lắng đọng
Đời sống vĩa hè ...giấc ngủ chập chờn
Một đời con gái ...đầy dẫy tủi hờn
Góc nhỏ hiên nhà ...đêm nay tạm nghỉ

Chiếc nôi bé ..cháu ngoại đang yên giấc
Tấm chăn sờn ...chắn lạnh dưới đêm sương
Nhưng làm sao ...chắn được những đau thương
Đời của cháu ...sẽ là đời hè phố

Tháng tư ngày đó ...ngày đời thay đổi
Thân không cửa nhà ...nếm vị chua cay
Mộng mơ đầu đời ...một thoáng vội bay
Vu qui nhà chồng ...một manh chiếu rách

Năm rồi mất chồng ....trong đêm gió lạnh
Một chiếc quan tài ...giữa chợ bơ vơ
Mắt lệ sầu tuôn ...giữa những ơ thờ
Tiễn chồng lần cuối ...màu tro xám ngắt

Đêm nay Sài Gòn vẫn như đêm khác
Đêm nay gia đình ...tìm được chỗ nằm
Đêm nay một đời ...vẫn cứ âm thầm
Tìm giấc ngủ muộn ...của đời du mục

Hương Mai

04/16/07

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2007

SINH VIÊN VÀ ANH VĂN

Nhiều Học Trò Ngoại Quốc Nói Và

Viết Tiếng Anh Quá Kém: Lỗi Tại Ai?

Đàm Trung Pháp

Giáo Sư Thực Thụ (Ngữ Học)

Texas Woman’s University

LỜI PHI LỘ CỦA TÁC GIẢ:

Một buổi hội thảo giáo dục mang chủ đề “Academic Success for All Limited-English-Proficient Students” đã được Oklahoma State Department of Education tổ chức ngày 22-2-2002 tại University of Central Oklahoma. Trong bài thuyết trình chủ đề (keynote address) khai mạc cuộc hội thảo, tôi đã gửi đến người nghe một cảnh giác khẩn trương chứa đựng những điều có thể làm buồn lòng một số thính giả trong buổi hội thảo nhưng vẫn phải nói ra. Xin gửi đến bạn đọc bốn phương bản dịch sang tiếng Việt của bài thuyết trình đó.

*********

Phần trình bầy của tôi hôm nay với quý đồng nghiệp tại Oklahoma được hứng khởi bởi một bài viết mang tên “What Teachers Need to Know about Language” phổ biến vào mùa hè năm 2000 của Giáo sư Lily Wong Fillmore thuộc University of California at Berkeley và Giáo sư Catherine Snow thuộc Harvard University. Đọc xong bài viết ấy, tôi thấy như nỗi ưu tư của chính tôi (và có lẽ của nhiều nhà giáo dục ngôn ngữ khác nữa) đã được hai tác giả nói dùm lên một cách rất hùng hồn. Đó là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho nghề nghiệp chúng ta.

Hai vị giáo sư nêu trên nhận thấy hình như các học trò mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh ngữ càng ngày càng bị khó khăn trong việc học hỏi ngôn ngữ này. Có những em khi ghi danh học mẫu giáo được xếp loại “khả năng Anh ngữ hạn chế” và 13 năm sau đó khi tốt nghiệp trung học vẫn thuộc loại “khả năng Anh ngữ hạn chế”! Ngay cả những em rất chăm chỉ học hành, thuộc đủ mọi sắc tộc, bất kể là sản phẩm của giáo dục song ngữ hoặc là của giáo dục ESL, cũng không chinh phục được Anh ngữ. Những dữ kiện từ chương trình ESL của University of California at Irvine năm 1997 vẽ lên một hình ảnh bi đát: 60% các sinh viên năm thứ nhất đã rớt bài thi luận văn Anh ngữ tại trường này, và 90% của các sinh viên thi rớt này là người Á châu đã từng theo học ở Mỹ tối thiểu là 8 năm. Đó là các em học sinh đã tốt nghiệp trung học với hạng danh dự, đã từng học các lớp Anh ngữ cao cấp (AP English). Nhưng, khổ thay, khả năng viết tiếng Anh của các em cho chúng ta thấy các em không nắm vững được cú pháp thứ tiếng này chút nào! Đó là chuyện ở California. Còn ở Texas thì cách đây ít lâu tôi có nhận được một thư mời viết bằng thứ tiếng Anh thuộc loại vừa tả của một sinh viên gốc người Việt, nguyên văn như sau: “Do you always wanted to know what is the different between the Vietnamese and American culture? Do you always wondering why our parents thinking are so differences than we are? Than come to the Living Two Cultures Conference.” [Chú thích ngoài lề của tác giả: Ba câu tiếng Anh này chứa đựng quá nhiều lỗi về văn phạm và về cách dùng chữ, có thể làm cho người nắm vững căn bản tiếng Anh phải rùng mình. Trong câu thứ nhất, nhóm chữ “Do you always wanted to know…” không thể nào có thể được chấp nhận trong tiếng Anh, vì trợ động từ “do” trong dạng hiện tại không thể đi với động từ “wanted” trong dạng quá khứ. Thường thường người ta nói ‘Have you ever wanted to know…” Phần còn lại của câu thứ nhất cũng sai ở chỗ người viết đã dùng cách nói trực tiếp (direct speech) thay vì cách nói gián tiếp (indirect speech) mới đúng, đó là chưa kể đến danh từ “difference” đã viết sai thành tính từ “different” và chữ “culture” ở cuối câu phải là số nhiều mới đúng. Vậy thời phần chót của câu thứ nhất phải là “what the difference between the Vietnamese and American cultures is” trong trường hợp chúng ta chấp nhận chữ “difference” ở dạng số ít như người viết đó đề nghị. Câu thứ hai cũng sai không kém gì câu thứ nhất. Nhóm chữ “Do you always wondering why…” không thể là tiếng Anh được chút nào, mà phải thay thế bằng “Have you ever wondered why…” và phần còn lại của câu thứ hai cũng có vài lỗi sơ đẳng: thiếu dấu hiệu chỉ sở hữu cách (possessive case) cho danh từ “parents”, danh từ “differences” dùng thay và sai cho tính từ “different”, cũng như “we are” dùng thay và sai cho đại từ sở hữu “ours”. Phần cuối của câu thứ hai phải là “our parents’ thinking is so different than ours”. Câu chót khá nhất, vì chỉ viết sai chánh tả chữ thứ nhất trong câu: “Then” viết sai thành “Than”].

Tôi biết chắc quý đồng nghiệp tại Oklahoma cũng đã có những kinh nghiệm tương tự.

Vì đâu ra nông nỗi này? Theo tôi, lý do hiển nhiên là các em đã không được huấn luyện kỹ càng để các em có thể làm chủ được các cấu trúc cũng như các khuôn mẫu sử dụng của Anh ngữ. Nhiều giáo chức ngày nay không đủ khả năng giúp học trò chinh phục văn phạm và cú pháp tiếng Anh. Cách đây vài chục năm, văn phạm tiếng Anh và ít nhất là một ngoại ngữ được cho vào học trình trung học Mỹ, nhưng ngày nay hai môn học này không còn là những môn học bắt buộc nữa. Do đó, vài ba thế hệ nhà giáo đã không có cơ hội trau giồi văn phạm và ngoại ngữ khi họ còn ở trung học. Không nắm vững văn phạm, các nhà giáo này không nhận ra các lỗi văn phạm của học trò, và nếu có nhận ra những lỗi của học trò cũng không biết cách giúp chúng sửa các lỗi đó ra sao. Họ cũng có khuynh hướng quá dễ dãi lúc chấm bài học trò. Hai giáo sư Fillmore và Snow có đưa ra thí dụ một bài luận văn trong lớp “Honors English” của một học trò trung học gốc ngoại quốc, viết không đâu vào đâu, hoàn toàn không lớp lang, và đầy lỗi văn phạm. Vậy mà người phụ trách giảng dạy không hề sửa một chút nào và còn phê hai chữ “Great work!” thật lớn vào trang đầu của bài viết ấy! Có lý do gì để cho em học trò này nghĩ là mình viết tiếng Anh rất kém không?

Một lý do nữa khiến ra nông nỗi này: một vài lý thuyết về giáo dục ESL khuyên các nhà giáo không nên giảng dạy văn phạm trực tiếp cho học trò và cũng không nên đề cập đến các lỗi văn phạm của học trò (vì làm như vậy học trò sẽ bị ức chế tinh thần và hết ham học). Các nhà giáo chỉ việc nói tiếng Anh sao cho học trò hiểu được, bằng cách dùng các hình vẽ, các cách biểu diễn để cho chúng thủ đắc (acquire) tiếng Anh một cách “tự nhiên” và “tự động”. Theo các lý thuyết ấy thì giảng dạy trực tiếp không thay đổi gì được tiến trình phát triển ngôn ngữ; sự thủ đắc các luật lệ ngôn ngữ là công việc của các cơ phận đặc trách ngôn ngữ nằm trong bộ óc. Nhờ vào chúng, học trò cuối cùng sẽ tự khám phá ra và nắm vững được những luật lệ ngôn ngữ. Nhưng sự chinh phục ngôn ngữ có thực sự giản dị như vậy không? Tôi không tin như vậy, và tôi đồng ý hoàn toàn với hai giáo sư Fillmore và Snow rằng phải có một điều kiện khác nữa vô cùng quan trọng mới mong được thành công: Các học trò phải tác động (interact) trực tiếp và thường xuyên với những cá nhân giỏi tiếng Anh đến độ có thể giải thích cho chúng biết tiếng Anh thao tác (operates) ra sao và được sử dụng như thế nào. Khi điều kiện này không có, việc học bất thành. Khi con số học trò chưa thạo tiếng Anh quá lớn so với con số người giỏi tiếng Anh (như trong một lớp học mà đại đa số là các học trò chưa thạo tiếng Anh), thì đây là một tình trạng bi đát. Chuyện gì sẽ xẩy ra trong trường hợp này? Xin thưa, các học trò sẽ không tiến bộ, hoặc chúng sẽ học hỏi lẫn nhau. Kết quả là chúng sẽ nói và viết một thứ tiếng Anh giả cầy pha trộn hai ngôn ngữ (interlanguage pidgin), đi trệch và khác xa tiếng Anh tiêu chuẩn. Thứ tiếng Anh giả cầy này hết thuốc chữa, và được các học trò ấy sử dụng một cách thông thạo và đầy tự tin! Một học sinh 12 tuổi gốc Miên, sau khi học 8 năm tại Mỹ, đã diễn tả như sau về mấy người bà con của em vừa sang Mỹ định cư: “Hmm . . . they – they, like, speak Cambodian more because they more comfortable in it. They don’t want to talk English sometime because – when they go to school they don’t, like, really talking, right? But when at home they chatter-talk. ‘Cause they kind of shy, you know, like, when the teacher call on them and they don’t know the answer, sometime they know the answer but they shy to answer. If you ask them, ask them so quietly, they answer.”

Trước tình trạng khẩn trương này, chúng ta phải làm gì? Giáo sư Fillmore và giáo sư Snow đề nghị xác đáng là giáo chức ESL phải được thấm nhuần môn “ngữ học giáo dục” với các chủ đề như kiến thức về ngôn ngữ và ngữ học, tiến trình thủ đắc ngôn ngữ thứ hai như thế nào, nghệ thuật học hỏi và giảng dạy ngôn ngữ thứ hai ra sao, và kiến thức về nét đa dạng văn hóa trong xã hội Mỹ. Theo tôi biết thì thực ra nhiều chương trình đào tạo giáo chức ESL (trong đó có chương trình mà tôi đang làm giám đốc tại Texas Woman’s University) đều đã có những môn học kể trên, nhưng chúng chưa hữu hiệu đúng mức và cần điều chỉnh lại. Điều đáng quan ngại là nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp và trở thành nhà giáo đã không nắm vững được cấu trúc của tiếng Mỹ để có thể “phát hiện” ra những lỗi của học trò, rồi “chẩn bệnh” và cuối cùng đề nghị một phương thức giúp học trò chinh phục những lỗi đó. Sau hơn 30 năm trong ngành giáo dục ESL ở Việt Nam và Hoa Kỳ, giờ đây nghĩ lại tôi thấy hai cuốn sách đã giúp tôi nhiều nhất trong thời gian du học tại Mỹ là cuốn “Patterns of English” của Paul Roberts (1956) và cuốn “The Structure of American English” của W. Nelson Francis (1958). Hai cuốn sách giáo khoa này đã cho tôi một nền tảng kiến thức vững vàng khiến tôi có thể viết tiếng Anh đúng văn phạm khi còn là sinh viên, và khi thành nhà giáo có thể giải thích cho học trò của tôi về những lỗi văn phạm của họ khi viết tiếng Anh. Tôi còn nhớ rõ sự thích thú to lớn của tôi khi tôi “học” được trong cuốn sách của Francis rằng một mệnh đề bắt đầu bằng liên từ “that” (như “That he passed the test”) có thể đứng làm chủ từ trong một câu (như “That he passed the test surprises everyone.”) Tôi lại càng thích chí hơn nữa khi biết rằng một tính từ cũng có thể đóng vai chủ từ trong câu, như câu “Easy does it”!

Tôi đề nghị từ nay trở đi các chương trình đào tạo giáo chức ESL tại các đại học cũng như các chương trình tu nghiệp giáo chức ESL tại các khu học chánh nên nhấn mạnh gấp bội về kiến thức văn phạm cũng như về khả năng phát hiện ra lỗi văn phạm của học trò và tìm cách giúp học trò vượt qua những lỗi đó. Mỗi lần thấy học trò phạm một lỗi văn phạm, nhà giáo hãy coi đó như một “cơ hội giảng dạy” (teachable moment) quý báu và sẵn sàng cung cấp một bài học nho nhỏ. Tôi xin đưa ra dưới đây một thí dụ trong đó có một lỗi văn phạm rất thông thường của học trò ESL mà chúng ta không nên làm ngơ, vì nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ thì lỗi đó chắc chắn sẽ mau chóng trở thành vĩnh cửu (fossilized), hết thuốc chữa cho những học trò đó!

Câu sai văn phạm mà tôi lấy làm thí dụ là “I am here since yesterday” do một học trò gốc Mỹ châu la-tinh viết. Câu này nghe bất ổn quá đi, và lỗi là do động từ dùng không đúng thời (tense). Sau khi đã phát hiện lỗi này, tôi chẩn bệnh nó như sau: Người học trò này đã chuyển cách dùng thời tiếng Tây ban nha sang tiếng Anh cho nên đã gây ra một lỗi lầm thuộc loại “chuyển nhượng tiêu cực” (negative-transfer error). Quả thực, câu sai văn phạm tiếng Anh “I am here since yesterday” được chuyển thẳng từ câu tương đương nhưng đúng văn phạm tiếng Tây ban nha là “Estoy aqui desde ayer”. Đây là cơ hội ngàn vàng để tôi cho lớp học ôn lại bài học nho nhỏ về cách dùng thời “present perfect” trong tiếng Anh, một thời để diễn tả một hành động bắt nguồn từ quá khứ nhưng vẫn còn tồn tại lúc chúng ta đang nói. Tôi sẽ chỉ hài lòng khi tất cả các học trò trong lớp (bất kể sắc tộc nào) nhận ra rằng câu “I am here since yesterday” là trật văn phạm, vì câu đúng phải là “I have been here since yesterday”!

Tôi xin gửi đến quý đồng nghiệp lời tâm tình này trước khi chia tay: Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về văn phạm tiếng Anh và hãy lưu tâm hơn nhiều đến những lỗi văn phạm của học trò để có thể giúp chúng tránh được những lỗi lầm ấy. Sự lưu loát (fluency) chỉ có giá trị khi nó đi đôi với sự chính xác (accuracy) của ngôn ngữ. Mục đích tối hậu của giáo dục ESL là các học trò phải chinh phục được tiếng Anh tiêu chuẩn (standard English) trong môi trường hàn lâm.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2007

NHỮNG VẤN ÐỀ LIÊN QUAN ÐẾN GIÁO DỤC

THẢM SÁT TẠI VIRGINIA TECH

VÀ NHỮNG VẤN ÐỀ GIÁO DỤC

Ngày hôm 17 tháng 4, 2007, khi tôi đọc tin tức về vụ thảm sát tại Ðại Học Virginia Tech ở Hoa Kỳ, tôi vừa ở trong trạng thái sững sờ, vừa trở về lại với những năm tôi còn đi dậy tại Centennial College ở Canada.

Sững sờ, hãi hùng, hoang mang... là những gì mà tôi đã cảm nhận được trong lúc đọc mẩu tin đen tối này cũng như những năm tháng trước, khi tôi đọc những mẩu tin về thảm sát tại các trường trung học, cao đẳng và đại học tại Bắc Mỹ. Tôi đã có dịp gặp gỡ hàng ngàn sinh viên tuổi từ 18 đến 50 trong những năm đi dậy. Tôi đã tiếp xúc với một số sinh viên với “personalities” (tạm dịch là tính nết) rất lạ kỳ và tôi đã cảm thấy bất an những lúc tôi nghĩ tới những sinh viên “bất bình thường” này. Họ sống tách rời với bạn bè cùng lớp (loners); họ sống rất âm thầm và im lặng đến độ lầm lì (quiet); họ thường trả lời cộc lốc chỉ có “Yes” hay “No”. Chữ viết không đều đặn, nguệch ngoạc; lời văn không mấy thiện cảm mà còn có gì lạnh lùng, trách móc và oán ghét người đời nữa. Ðiểm đặc biệt là họ không muốn điền tên vào danh sách mà nhà giáo chúng tôi yêu cầu sinh viên viết vào tờ “name list” trong những lần thi tests hay những lần có những “lecture” quan trọng (điều này khá giống như vụ sát thủ Cho Seung-Hui chỉ điền tên bằng dấu chấm hỏi (?) trong cái “Name List” và được cả lớp mệnh danh là “Mr. Question Mark”). Nhà giáo chúng tôi muốn nói chuyện cởi mở để giúp đỡ sinh viên (reaching out) nhưng đối với các sinh viên lạnh lùng này, cá nhân tôi, tôi có cảm tưởng họ là những tảng băng đá!

Nhiều lần, trong phòng làm việc của tôi tại College, trong những buổi chiều tà khi mọi người đã ra về, tôi thả hồn vào những suy nghĩ vẩn vơ. Ðiều mà tôi quan tâm và lo sợ nhất: nếu lỡ có một kẻ mang súng vào lớp và nổ súng thì giáo sư và học trò trong lớp chẳng khác gì một đàn thú đang bị vây bắt và “kẻ đi săn” tha hồ mà hạ sát. Tôi không dám nghĩ tiếp nữa nhưng mà sự thực vẫn là sự thực, khổ nỗi là tôi không tìm được cách để đối phó trong trường hợp đó!

Tôi đã đặt vấn đề này với Ủy Ban An Ninh Nhà Trường (Campus Safety Committee). Chúng tôi cũng đã có nhiều buổi họp để thảo luận về vấn đề nghiêm trọng này. Nhờ vậy mà tất cả các sinh viên và nhân viên nhà trường không được phép mang súng ống vào trong trường. Nhà trường cũng không cho phép bất cứ sinh viên hay nhân viên nào được đánh lộn trong trường (zero tolerance). Tuy nhiên, mỗi Campus của College có hàng ngàn sinh viên toàn thời gian và bán thời gian (full time and part time students) thì làm sao mà họ có thể kiểm soát chặt chẽ được vấn đề võ khí này? Tôi cảm thấy bất an...

Cuối thập niên 80, một buổi sáng khi tôi lái xe vào trường, cảnh sát đã chặn đường và báo cho tôi biết có một anh chàng sinh viên đang núp trong phòng của một khách sạn ngay trước khuôn viên nhà trường và nổ súng vào bất cứ xe nào đang đi vào trong trường chúng tôi. Cũng may là không ai bị thương tích trước khi anh chàng điên kia nổ súng tự sát. Hôm đó thầy trò chúng tôi phải hoãn lại kỳ thi test và vì vậy mà cái lịch trình dậy học (teaching schedule) của thầy trò chúng tôi bị sáo trộn một cách bất ngờ.

Nhà trường cũng đã nhận được những “bomb threats” (dọacho bom nổ) nhất là trong mùa thi cử (exam giữa tháng 12 cho Học Kỳ Mùa Thu và cuối tháng Tư cho Học Kỳ Mùa Ðông). Giáo chức chúng tôi đã điên đầu vì rời lại ngày thi cuối học kỳ rất là khó khăn (vì dễ bị trùng ngày, trùng giờ thi), ngoài ra các giáo sư chúng tôi còn phải “meet the deadline” để nộp điểm cho nhà trường đúng kịp thời hạn nữa. “May mắn thay”, cái vụ dọa có bom nổ này đều là những chuyện phịa (hoax) do những sinh viên hoặc là bị bệnh tâm thần, lười biếng hay ác ý gây ra. Chưa hết, trong 2 kỳ thi Term Tests (trong một học kỳ, tiếng Anh là Semester, mỗi môn học có 2 kỳ Term Tests và 1 kỳ Final Exam), lắm “quân gian” còn đập bể cửa kính để kéo còi báo động cháy (Fire Alarm) của Campus. Một khi nghe còi báo động cháy, tất cả mọi người trong Campus phải rời khỏi phòng ốc mà ra sân trường. Báo hại cho tôi là vì tôi là một trong những “Fire Warden” nên tôi phải trở lại “căn cứ” (assigned zone) của tôi để vào từng lớp, từng phòng thí nghiệm mà “báo động di tản” cho các giáo sư và sinh viên phải mau mắn chạy ngay ra sân trường. Nhiều lần trong mùa lạnh, chúng tôi lạnh muốn chết vì không kịp mang theo áo lạnh ra ngoài sân. Ðây là cái “trò chơi trả thù đời” của những kẻ ác ý, đầu óc có phần điên dại và “anti- social” (thù oán cuộc đời).

& & &

Trong những năm gần đây, nhiều trường tiểu học tại tỉnh bang Ontario đã khuyên các phụ huynh nên để ý và dậy kèm thêm con cái ở nhà. Ðiều này tôi không lấy gì làm ngạc nhiên vì hiện trạng đã cho thấy khá nhiều các sinh viên đã học xong đại học hay cao đẳng mà tiếng Anh viết vừa sai cả chính tả lẫn văn phạm. Kết quả là những tân khoa này, nếu may mắn thì họ vẫn còn có “job” nhưng mà họ cứ dậm chân tại chỗ vì hãng xưởng không cho họ lên chức. Nhiều phụ huynh di dân (trong đó có rất nhiều nhụ huynh Việt Nam!) đã ngây thơ cho rằng con cái của họ được các thầy cô dậy dỗ từ A đến Z trong khi đó nhà trường lại đang rất kỳ vọng vào sự giúp đỡ của cha mẹ trong việc dậy dỗ thêm tại nhà!

Sau khi về hưu, tôi đã tìm hiểu nhiều sách giáo khoa cấp Tiểu Học và Trung Học để “tham quan cho biết sự tình”. Tôi nhận xét thấy chương trình học (curriculum) và nội dung (content) của các sách giáo khoa này rất hay và hiện thực (up-to-date) nhưng tiếc thay, quá nhiều học sinh không theo kịp lối dậy của thầy cô và lực học của nhiều học trò rất yếu kém khi họ lên Ðại Học hay Cao Ðẳng .

Tôi xin đối chiếu vài nhận xét cá nhân của tôi về sự khác biệt giữa học sinh Việt Nam thời tôi còn đi học và học sinh / sinh viên thời nay tại Canada. Thế hệ chúng tôi (đã trên 60 tuổi và đi học tại Miền Nam nước Việt trước hồi 1975) đã được đào tạo trong tinh thần “tiên học lễ, hậu học văn”. Chúng tôi đã có những bài học về Ðức Dục, Công Dân Giáo Dục. Chúng tôi đã học thuộc lòng Bảng Cửu Chương và thời đó chưa có TV, computer, games ... Chúng tôi thực sự được thấm nhuần tinh thần Khổng Mạnh: trọng sự học, kính trọng thầy-cô-giáo, cha mẹ và yêu mến bạn bè. Nếu chúng tôi có bị nhà trường phạt vì tội nghịch ngợm, chúng tôi tự biết nhận lỗi và chẳng dám oán giận thầy-cô. Ðời sống vật chất hồi đó của đa số chúng tôi rất nghèo so với đời sống học sinh Bắc Mỹ thời nay nhưng chúng tôi lại rất là “giầu có” về tình thầy - trò, bạn bè! Ðặc biệt là sau 40, 50 năm xa cách nhau, chúng tôi vẫn còn giữ được tình bạn bè sâu đậm của những năm đầu đời.

Thế giới văn minh thời nay tại Bắc Mỹ (và có lẽ của nhiều nơi khác nữa!) không còn chú trọng đến môn Ðức Dục, Công Dân Giáo Dục và trọng sự học nữa. Học trò Tiểu Học không còn bị ép buộc phải học thuộc lòng Bảng Cửu Chương. Cũng chính vì vậy mà học trò đâm ra lúng túng khi học cách làm tính nhân, tính chia ... Chúng chỉ thích dùng cái máy tính (calculator) mà bấm ra các con số, đầu óc không chịu suy nghĩ và tự đặt câu hỏi “Tại Sao”? Vì thiếu tự tin về những điều căn bản trong môn Toán cho nên học trò đâm ra chán nản, mất tự tin khi bắt đầu học phân số, đại số ... Tôi đã từng kinh ngạc khi thấy vài sinh viên trong lớp tôi dậy Toán cho Phân Khoa Thương Mại đã làm phân số như sau:

1/2 + 1/3 = (1+1) / (2+3) = 2/5

Tôi phải gửi họ vào tự học lại phần này trong Computer Lab cho môn Toán (nhà trường cũng có Computer Lab cho môn Anh Văn).

Các nhà mô phạm tại Bắc Mỹ cho rằng một đứa trẻ, nếu nó nói được tiếng Anh thì khi lớn lên, tự nó có thể viết ra bằng tiếng Anh những gì mà nó nghĩ và nó nói được. Sự thực thì không phải là như vậy. Kinh nghiệm chấm bài của tôi đã cho thấy những câu hỏi mà học trò phải trả lời bằng tiếng Anh đã có nhiều lỗi về chính tả (spelling) và văn phạm (grammar) vì những phần này học trò không được dậy dỗ cho đến nơi đến chốn tại hai cấp Tiểu Học và Trung Học! Tôi đã kiếm ra được những cuốn sách mà nhà trường phát cho học trò (workbook) về môn Tập Làm Văn (communicating skills) rất là hay nhưng tiếc thay, học trò không được dậy kỹ càng, chỉ học lướt qua theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi. Một cách gián tiếp, nhà trường muốn phụ huynh phải dậy kèm thêm cho con cái của họ. Nhưng tiếc thay, rất nhiều phụ huynh không đủ khả năng để dậy thêm cho con cái của họ, trừ khi chính họ cũng là những nhà giáo hay những người còn nhớ được những môn học của cấp Tiểu học và Trung Học!

Tôi đã từng có những nỗi khổ tâm khi giảng bài. Tôi đã phải dùng Toán Học để giảng giải một số bài tập cho học trò trong nhiều môn kỹ thuật (technical subjects). Những đoạn nào dính dáng đến phần Toán từ lớp 10 trở lên là tôi hay bị một số sinh viên phê bình rất “kỹ càng”:

- Thầy giảng gì mà em không hiểu!

Thật ra “em không hiểu” vì em đã mất căn bản từ những năm Tiểu Học và Trung Học về môn Toán. Kết cuộc, tôi phải dậy ôn lại (crash course) phần Toán mà tôi đang áp dụng trong những môn kỹ thuật, dậy theo kiểu “mì ăn liền” cho đỡ tốn thì giờ của môn tôi đang dậy! Tôi cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú khi tôi chấm những câu trả lời bằng Anh Ngữ viết bất thành cú của học trò. Hồi mới đi dậy, tôi còn ngây thơ ngồi sửa lại phần Anh Văn cho học trò nhưng rồi càng ngày, số sinh viên trong lớp càng đông vì nhà trường thâu nhận thêm nhiều sinh viên để “tăng ngân sách”. Tôi không còn đủ thì giờ mà “sửa-Anh-Văn-làm-việc-nghĩa” nữa nên chỉ viết “English!” để ra hiệu cho học trò biết họ phải tự ý sửa lại phần Anh Văn. Tôi bị khựng lại với câu hỏi này: “Tôi chấm Anh Văn hay là tôi đang chấm phần nội dung của câu trả lời trong môn kỹ thuật”? Chấm bài xong, tôi thấy mệt nhoài, nhiều khi váng cái đầu, đó là chưa kể đến những lần tôi bị học trò than phiền: - Thầy chấm bài của em quá nghiêm khắc, bài của em lẽ ra phải được điểm A hay A+ mới đúng!

Tôi chỉ biết nở một nụ cười méo mó, lắc đầu và chẳng nói gì.

Chắc vì các môn Ðức Dục, Công Dân Giáo Dục không còn được dậy nữa, cho nên học trò tại Bắc Mỹ (và có lẽ học trò nhiều nước khác trên thế giới?) đã quen với lối sống cá nhân chủ nghĩa đến độ ích kỷ, vì vậy mà tinh thần vị tha hầu như đã bị lãng quên trong không khí nhà trường. Tôi thấy nhớ tiếc tinh thần “tiên học lễ, hậu học văn” đã được tiềm ẩn trong văn hóa Việt Nam từ đời này sang đời khác. Nhiều nhà mô phạm tại Canada nhận thức được những điều sai lầm và thiếu sót của chương trình học nhất là cách dậy dỗ trong trường cho nên trong những lần phụ huynh gặp gỡ các thầy cô, họ đã khuyến cáo các phụ huynh nên dành nhiều thời giờ để theo dõi và dậy thêm con cái của họ tại nhà. Tôi cũng quan tâm tới vấn đề này và tôi đã viết bài “Hướng dẫn con cái trong việc học hành” dưới đây:

http://cvatoronto.blogspot.com/2007/04/hng-dn-con-ci.html

Con cái được cha mẹ hướng dẫn đàng hoàng không những sẽ tránh được những tai hoạ cho gia đình, xã hội mà còn đạt được những thành tích học hành rất sáng giá. Theo hai tác giả Soo Kim Abboud và Jane Kim, mặc dù người Hoa Kỳ gốc Á Châu chỉ chiếm 4% dân số Hoa Kỳ nhưng trong những đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, sinh viên gốc Á Châu đã chiếm tỉ lệ 24% tại Ðại Học Stanford, 18% tại Ðại Học Harvard, 25% tại Ðại Học Columbia, 25% tại Ðại Học Cornell. Lý do chính của sự thành công này là vì người Hoa Kỳ gốc Á Châu rất trọng đời sống gia đình trong đó mỗi thành viên đều có nhiệm vụ rõ ràng. Người cha có nhiệm vụ đi kiếm tiền nuôi gia đình nhưng lại trở thành một nhà giáo dậy con cái buổi tối. Người mẹ trông nom phần tài chính và cai quản việc nhà cửa, gia đình nhưng buổi tối cũng trở thành cô giáo dậy dỗ con cái. Con cái biết tôn trọng ông bà và những người lớn tuổi. Chúng phải chăm lo việc học hành để có tương lai tốt đẹp. Con cái cũng phải phụ giúp cha mẹ trong công việc dọn dẹp nhà cửa và không được phép coi TV, chơi Computer games, vào Internet, đi chơi ... quá nhiều. Các cha mẹ gốc Á châu này rất quý trọng việc học, kính trọng thầy cô và cùng chung sức với nhà trường trong việc dậy dỗ con cái của họ. Họ tạo không khí vui tươi và cùng ngồi xuống giúp con cái trong lúc chúng ngồi học nhất là khi chúng còn nhỏ.

Tôi thấy vui thú khi đọc bài viết của hai nữ tác giả này. Vui mới được 2 ngày thì nhận được tin về hung thủ Cho Seung-Hui đã nổ súng giết 32 người tại Ðại Học Virginia Tech. Ðiều không thể ngờ được là hắn cũng là một người Hoa Kỳ gốc Á Châu mà lại đi ngược chiều hướng những điều mà hai nữ tác giả đã nêu ra trong bài viết về sự thành công của người Á Châu tại Hoa Kỳ. Tôi chỉ biết lắc đầu và tự hỏi: “Tại sao”? Thôi thì cứ coi như hắn là tên điên khùng và đang sống trong một xã hội đầy nhiễu nhương vậy!

Xin đốt nén hương lòng cho những nạn nhân của vụ thảm sát tại Virginia Tech. Trách nhiệm này là của ai? Chẳng lẽ đây là mệnh trời đang đánh một tiếng chuông như để thức tỉnh lương tâm nhân loại đang đắm chìm trong cơn mơ muội với vũ khí và bạo lực của nền văn minh nhân loại?

Ðàm Trung Phán

Giáo Sư về hưu

Canada

April19, 2007

Tài liệu tham khảo:

http://www.greatschools.net/cgi-bin/showarticle/ca/933?cpn=20070404pa1

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2007

Ngụ Ngôn Cuộc Đời

HM xin mời các anh chị,các bạn suy ngẫm mí câu ngụ ngôn nhe ...

HM

Lên thì cưởi ngựa bắn cung
Xuống thì cởi chó cầm thun bắn ruồi
Tổng Thống mà cũng một thời
Đạp xe chở lợn chợ trời kiếm cơm

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2007

HƯỚNG DẪN CON CÁI

HƯỚNG DẪN CON CÁI TRONG VIỆC HỌC HÀNH

Trong đầu thập niên 80, người Mỹ đã rất ngạc nhiên khi thấy con cái của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đã đạt được kết quả rất sáng lạn trong việc học hành. Một số Giáo Sư người Hoa Kỳ đã nghiên cứu hiện tượng này và họ nhận thấy yếu tố chính trong việc học có kết quả tốt này là do sau bữa ăn tối tất cả mọi người cùng ngồi xuống bàn học, kể cả cha mẹ. Nhiều cha mẹ không chỉ dẫn bài học được thì nhờ các con lớn chỉ dẫn cho các em. Phần lớn các cha mẹ ngồi học Anh Văn hay ngồi đọc sách để khuyến khích con cái của họ. Ðiều này chứng tỏ rằng phụ huynh quan tâm và trực tiếp cổ võ con cái học hành đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc học.

Trong nhiều năm khi tôi còn đi dậy tại Centennial College, tôi đã thấy nhiều học trò hay tới phòng làm việc của Ban Giáo Sư chúng tôi. Tôi gạn hỏi và được biết rằng nhiều sinh viên trong đám này sống trong gia đình mà cha mẹ đã ly dị. Họ đến với chúng tôi như để tìm kiếm một hình ảnh của người cha, người mẹ. Theo tôi nghĩ, điều này cho biết tình cảnh gia đình đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự học hành của con cái.

Trong thời gian mới đây khi tôi dậy kèm thêm cho các cháu học sinh gốc Việt từ lớp 4 đến lớp 12, tôi nhận thấy các cháu mà được cha mẹ chăm sóc cẩn thận thường thích thú hơn trong việc học hành. Ngoài việc chỉ dẫn cho các cháu học, tôi thường hỏi thăm các cháu về nhà trường, thầy cô, bài vở ở nhà trường của các cháu nữa để tôi có thể tìm cách giúp các cháu hữu hiệu hơn trong việc học.

Dựa theo những kinh nghiệm của tôi và của các cơ quan giáo dục tại Canada, tôi xin nêu ra dưới đây những lời đề nghị này:

1.0 VỚI HỌC SINH:

1.1 Có một cuốn sổ tay (agenda) để ghi lại những thứ gì cần học thêm, những bài nào cần phải làm ngay để nộp cho thầy cô. Học trò chậm hiểu (slow learners) thì cần có nhiều thi giờ hơn.

1.2 Chỗ ngồi học cần phải được riêng biệt, yên tĩnh (xa TV, xa điện thoại ...) và sáng sủa .

1.3 Làm những bài vở khó trước và những bài dễ sau .

1.4 Sau mỗi giờ học, nên nghỉ khoảng 15 phút.

1.5 Nếu không hiểu bài vở, học sinh nên hỏi bài các thầy cô, người nhà, bạn bè hay những người dậy kèm (tutors).

1.6 Phải chuẩn bị trước: ghi nhớ ngày nào phải nộp bài nào và làm bài ngay chứ không nên chần chờ!

2.0 VỚI CHA MẸ

2.1 Chọn cho con cái một nơi cố định để ngồi học và không nên đổi chỗ đó.

2.2 Giúp cho con cái sử dụng thì giờ một cách hữu hiệu. Thí dụ: Dán lên tường một tờ lịch để ghi chép những ngày giờ quan trọng liên quan việc học của con cái: cho chúng biết giờ nào chúng phải ngồi học, giờ nào chúng phải đi ngủ (con nít phải ngủ đủ thì mới học chăm được)

2.3 Phải nghiêm túc với con cái về việc học hành và luôn luôn theo dõi chúng.

2.4 Khi con cái ngồi vào bàn học, nếu có thể được, cha hay mẹ cũng nên ngồi xuống để đọc sách hay làm việc giấy tờ.

2.5 Chỉ dẫn cách làm bài cho con cái chứ tuyệt nhiên không nên làm bài dùm chúng khi chúng không biết cách làm bài.

2.6 Nên theo dõi việc học của con cái bằng cách đọc cuốn sổ ghi của chúng nhất là khi chúng còn nhỏ. Ðây là một cách tạo thói quen cho con cái khi chúng còn nhỏ, rất ích lợi cho những năm về sau này.

2.7 Nên để ý tới con cái khi chúng ngồi học. Nếu thấy chúng uể oải, khuyên chúng nên nghỉ học vài phút. Không nên để cho chúng coi TV hay gọi điện thoại trong giờ học của chúng.

2.8 Con cái học hành tấn tới thì nên khen thưởng chúng. Có kết quả tốt thì nên ăn khao. Có kết quả không như ý muốn thì nên tìm hiểu lý do tại sao với con cái, với thầy cô và đặc biệt không nên mắng mỏ, nặng lời với chúng, chỉ nên ôn tồn khuyên bảo chúng mà thôi.

3.0 CHA MẸ GIÚP ÐỠ CON CÁI TRONG VIỆC HỌC

Nhiều phụ huynh cho rằng tại sao cha mẹ lại phải dậy con cái vì đó là công việc của nhà trường, của các thầy cô cơ mà? Thì cứ cho là như vậy đi nhưng mà nhà trường phải nhờ đến phụ huynh để trông nom con cái trong việc học bài, làm bài ở nhà! Quý vị phụ huynh giúp nhà trường như vậy là chính Quý vị tự giúp mình đấy!

Tôi đã gặp rất nhiều sinh viên trong College không có căn bản vững chắc trong 2 môn chính là Toán và Anh Văn. Nếu cha mẹ không trông nom con cái trong việc học hành tại nhà ngay từ lớp 1 trở lên thì khó lòng mà có thể uốn nắn cho chúng về sau được, nhất là khi chúng đã vào Trung Học. Qua nhiều năm làm việc thiện nguyện với Hội Phụ Huynh Học Sinh Toronto, tôi đã được biết nhiều cháu đã có nguy cơ sắp bỏ học hay đang trốn học khi lên đến lớp 6 vì chúng không theo kịp chương trình học. Lý do chính yếu là vì các cháu này đã mất căn bản ngay từ những năm đầu. Cách cha mẹ hướng dẫn, chăm lo, uốn nắn, khuyến khích con cái trong việc học hành rất là quan trọng ngay từ bước đầu.

Tương lai của con cái đang nằm trong tay của chúng ta trong cương vị phụ huynh. Các thầy cô ở trong trường sẵn sàng giúp cha mẹ biết học lực của con cái họ và chúng cần phải học như thế nào ở nhà. Nhà trường cũng là nơi giúp các phụ huynh trong vấn đề đồng tâm nhất trí giáo dục các học sinh!

Ðàm Trung Phán

Giáo sư về hưu

Mississauga, Canada

Jan30, 2007

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2007

PERSONALITY TEST

Quý Vị:


Xin mời Quý Vị đọc những dòng dưới đây rồi bấm con chuột vào Website để tự mình "đoán quẻ" lấy mình.


Tôi thấy tôi đoán khá đúng cho chính tôi mà tôi lại không thể ngờ được là như vậy . Sau khi suy nghĩ kỹ về các answer, thì tôi thấy rất là có lý một cách khá kỳ ngộ .

This is a unique personality test. There are only 4 questions but the results are very interesting. I was kind of surprised how accurate some of my answers meant. Be honest and honor what pops into your mind when the questions present themselves.

http://memoriter.net/flash/test.html


Thân chào .


ÐTP

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2007

Đôi Dép


Đôi dép
Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng hóa thành thơ


Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia


Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khăng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một lối đi chung


Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Nguyễn Trung Kiên

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2007

ĐàLạt


Gởi các bác Cảnh Đàlạt Buổi Sớm Mai.
hl nhớ hồi xưa được đi nghỉ hè ở Đàlạt, buổi tối đi bộ ngoài phố, mua bắp nướng và hạt dẻ nóng bỏ trong túi áo ấm, vừa đi vừa nhâm nhi... Lại nghĩ đến bài Tìm Đâu mà hôm nọ VĐ post.
Bác ĐKG ơi, dạo này chúng tôi nhận thấy bác làm thơ thấm thiá đậm đà lắm, chắc là vì con tim bác đã "vui trở lại". Hôm nọ được xem hình bác với fiancé BN chụp ở bờ biển rất đẹp. Thân mến chúc bác mọi điều tốt lành.
Thơ của NĐ làm tặng bác ĐKG cũng thật là hay.
HM ơi, bài thơ HM đăng hôm nọ đó, người CVA nào mà may mắn thế ???? hy vọng người ấy sẽ đọc được.
Cám ơn KQĐ, những hình Sương Khói Mờ Nhân Ảnh đẹp làm sao luôn!!! và bài thơ Áo Trắng & Thôn Vỹ Dạ nữa!!!! Lần nào đọc 2 bài này cũng vẫn thấy đẹp và hay quá!!! Chúc bác đi tu sớm tìm được ý nghĩa của "buông" :)
Lâu rồi ít thấy NH post thơ cho làng xóm đọc; cả bác VĐ nữa chứ, bác có bận nhiều việc nhà nước không bác? Cho đlh & hl hỏi thăm bác nhá.
Bác Xẹt à ơi, mấy hôm nay bác có "đẩy xe" ra park không bác?
đlh dạo này bận lo tụng trong am kỹ lắm nên hl đại diện đlh gởi lời thăm các bác.
Thân chúc các bác 1 mùa Phục Sinh an lành
đlh & hl

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2007

Sương khói mờ nhân ảnh...



Con dốc mờ sương



Chuyến tàu bình minh



An Invitation



Breakfast



On the double


Đây Thôn Vỹ Dạ
Hàn Mặc Tử

Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà




Khách tui sắp sửa sẽ khăn gói đi tu, gửi các bác những giây phút "tịnh" của KQĐ trước khi ngựa phi đường xa.
Chúc cả quán luôn vui.
Hẹn tái ngộ

KQĐ