Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2006

CÂU TRUYỆN ECIRCLE CVA


Tình bạn,
Internet và thơ thẩn

Đàm Trung Phán


Không biết quý vị độc giả nghĩ sao, chứ riêng tôi, tôi thấy chẳng gì quý bằng móc nối lại được với bạn bè của thời còn đi học Trung và Tiểu học. Có cái kỳ lạ là khi tôi gặp những người bạn đã học cùng tại Trần Lục, Chu Văn An (hai trường mà tôi đã học), dù mới quen hay đã quen trước, dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi hơn tôi, tự nhiên tôi cảm thấy gần gũi với họ và nói truyện không cần rào trước đón sau. Nhiều khi còn “phang” nhau nữa trên Internet với những lời “bàn” ngộ nghĩnh và không ác ý, mặc dù trên thực tế chúng tôi chưa hề gặp nhau nữa!

Đối với các đồng sự hay những người tôi đã quen, đã gặp khi ra đời làm việc, tôi chỉ cảm thấy tôi “quen” với họ trong môi trường làm việc mà thôi. Ngồi trong meetings, ngồi ăn, ngồi nói truyện với họ chỉ để mà trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, chỉ để chia việc cho nhau, chỉ để cùng nhau chia sẻ những nhận định các vấn đề phải giải quyết để rồi cùng nhau làm cho xong nhiệm vu…Về đến nhà, người nào có đời sống riêng tư của người ấy và tự nhiên tôi cảm thấy khó mà có thể tâm sự thâm sâu và thực sự cười đùa với họ một cách thoải mái được. Nhưng mỗi khi gặp hay nói truyện trên điện thoại với các bạn cũ từ hồi nhỏ, tôi thấy rất thoải mái “mày tao chi tớ” kể truyên cà kê dê ngỗng hàng giờ vẫn chưa hết truyện, vẫn chưa chán.
Tôi nhớ lại hồi đầu Thập Niên 90, khi sang Dallas thăm gia đình 2 ông anh của tôi (cũng dân CVA), lần đầu tiên tôi gặp bác Lê Văn Ninh. Bác tặng cho tôi một tờ Đặc San Trưng Vuơng-Chư Văn An Dallas. Trên đường về, khi dở báo ra đọc trên máy bay, bỗng nhiên tôi thấy vui buồn lẫn lộn. Tôi vui vì tôi thấy dường như tôi đã kiếm được điều gì mà trong thâm tâm tôi đã bắt đầu đi tìm từ nhiều năm: tình bạn bè đồng môn và văn hoá cội nguồn Việt Nam mà tôi đã phải xa lánh vì vô hình chung tôi đã bị dòng đời cuốn trôi vào quỹ đạo đời sống Tây Phương trong nhiều năm qua mà mình không hay. Tôi vướng buồn vì tự nghĩ làm sao mà mình có thể tìm được những bạn bè cùng lớp, cùng trường mà tôi đã mất liên lạc từ đầu Thập Niên 60. Ngoài ra tôi lại còn phải lo nghĩ nhiều vì công việc trong trường lúc đó còn rất nhiều thứ phải giải quyết, lý do chính là vì nhà trường đang muốn đóng cửa department của tôi. Lại thêm một nỗi buồn mang mác nữa: đã từ lâu tôi nói tiếng Việt chêm nhiều tiếng Anh vì chữ nhớ, chữ quên. Có thì giờ để đọc sách báo Việt Ngũ đối với tôi thật là thú vị, vì tôi cảm thấy cần phải có cơ hội để ôn lại tiếng Việt và tìm cách trở về với cội nguồn của chính tôi.

May mắn thay, đầu năm 1996, Gia Đình Trưng Vuơng-Chư Văn An Toronto được thành lập. Nhờ vậy mà tôi có dịp được tham dự Chương Trình Văn Nghệ Tất Niên và có cơ hội viết bài cho Đặc San TV-CVA Toronto. Cũng nhờ các buổi họp mặt này mà tôi đã gặp lại được Sầu Đông TL-CVA Nguyễn Thọ Chấn mà tôi đã quen từ hồi học ỏ Trần Lục. Sau đó, tôi quen CVA Đặng Vũ Thám, CVA Trần Trung Ginh, CVA Nguyễn Ngọc Chấn, CVA Phạm Huy Thinh...qua Email. Nhờ nhóm bạn hữu trong Quán Gió và Hội CVA Bắc Cali mà tôi bắt liên lạc được với nhiều đồng môn từ thuở xa xưa. Tôi rất vui thú khi thấy mình không những đã “ôn lại” được tiếng Việt mà còn có cơ hội viết Email bù khú với nhau bằng tiếng Việt theo dạng VIQR trong những lúc rảnh rỗi để quên đi cái Stress của đời sống máy móc hàng ngày.

Tháng 3 năm 2000, CVA Trần Xuân Việt (Vịt Đực) và CVA Phạm Văn Khang (Bút Đỏ) mở Website ECIRCLE - TRANG SINH HOẠT TRƯNG VUƠNG-CHU VĂN AN TORONTO VÀ THÂN HỮU, mà chúng tôi quen gọi là Gánh Xiệc Cồ. Tháng 5, 2000 Việt và Khang “bán cái” việc trông coi Gánh Xiệc cho TL-CVA Đàm Trung Phán (Đồ Xàm / Lão Ngoan Đồng). Cái vui của Gánh Xiệc Cồ này là chúng tôi có thểvcho lên các hình ảnh và sau đó, các hội viên (chỉ hội viên mới vào thăm Ecircle được mà thôi) có thể viết các lời “bàn”` bằng những vần thơ ngộ nghĩnh, những lời văn dí dỏm trong phần Comments. Đôi khi cũng chẳng tránh được cái chí choé, nhưng tựu chung tình bạn trên Internet càng ngày càng khăng khít hơn và có khi chúng tôi còn tổ chức cùng nhau “Chit Chat Hội Đồng “ viễn liên trên Internet nữa (Gánh Xiệc hồi này có khoảng 30 hội viên tại Toronto, Kansas, Dallas, Brisbane ...). Nhờ Website này, tuy tuổi đã “già”, nhưng chúng tôi đã tìm lại được cái tinh nghịch của tuổi học trò ba bốn mươi năm về trước.
Xin mời Quý vị đọc một vài trích đoạn của các vài vần thơ nửa già, nửa trẻ trong Gánh Xiệc Cồ để bạn đọc có một khái niệm về tình bạn “già-trẻ”` với các lời thơ con cóc dưới đây.

Một hôm Bút Đỏ ghép hình Bút Đỏ và Đồ Xàm lọt vào sân trường Trưng Vương ngày xưa, Cao Thủ Hoàng Thanh Thảo ( rể Trưng Vương) hứng cảnh , bèn “phụ đề “ dưới tấm hình :



Ai bảo em là giai nhân cho đời anh đau khổ
Ai bảo em trốn sau cửa sổ cho anh tìm không ra?
Nhớ xưa khi em cất tiếng ca,
Anh đây ngơ ngẩn về nhà còn nghe.
Hôm sau anh đứng vỉa hè,
Tìm nghe tiếng hát, chỉ nghe gió lùa!

Cao Thủ --Aug. 29, 2000

Sau khi Đồ Xàm lên xe bông trao thân, gửi phận cho bà Cai Tù, một số hình Đêm Văn Nghệ Đám Cưới của Đôi Trẻ Già được load lên Ecircle, Tí Đang Ăn n TV Hồ Thị Đoan Anh viết tặng vài câu thơ cho Đồ Xàm :

Hôm nay Bác lấy vợ
Em có một đôi lời
Mừng Bác nay có đôi
Hết một thời lôi thôi!

Tí Đang Ăn--July 23, 2000

Kim Mao Sư Vương (CVA Đặng Vũ Thám) và Đồ Xàm đã có lần chọc giận Hoàng Dung Hạc Vàng (TV Hương Kiều Loan) đến nỗi hai lão già đã ”đuợc” Hạc mổ vỡ cả cái đầu. Hạc Vàng đã có lần lên tiếng:

Chén tộ, hồ nước mắt
Tơ mềm theo gió bay
Quấn chân ai vấp té
Tay che miệng cười to.

HD

Một hôm KMSV load lên một khu rừng đang bị cháy với tựa đề là Chùa Cháy (chắc là để “đốt lại” Hoàng Dung? ) và dọa ông từ Lão Ngoan Ðồng Ðồ Xàm là sẽ delete cái hình Cháy Chùa và tất cả các lời “bàn” dưới tấm hình này mà không cần báo trước . LND có đôi lời nhắn nhủ KMSV:

Bớ Lão Kim Mao định đốt sao?
Mo cau đã độn chắc chưa nào?
Hoàng Dung mà biết, đầu (KMSV) bị cạo,
Chớ có điên khùng việc count down.
May you have a good rest for now,
That is the end of my Thơ Tào Lao

Lão Ngoan Đồng – Dec 2, 2000

Để trêu chọc cả HD và LND, KMSV load lên tấm hình một chú voi với vài vần thơ

P...đứng làm chi đó ...P ơi?
Mặt mày bí xị, lệ muốn rơi.
Đêm ngày đưa đít cho ai “đét ”
Mo cau hai lớp cũng...cụp đuôi.

KMSV – Dec 9, 2000

Ngày hôm sau, CVA Phạm Huy Thịnh còn vào “tiếp sức” với KMSV để “phang” Đồ Xàm với 4 câu thơ:

Lẳng lặng mà xem P... cưỡi voi,
Cưỡi Voi như thể cưỡi Hạc trời.
Phen này lại tính trêu Voi, Hạc,
Xin với anh hào: nhập cuộc chơi!!
Ha ha ha

TH Pham—Dec 10, 2000

Đọc xong, LND bò mà mà cười và lên Net, trả đũa:

Hạc Vàng ai bắt đi đâu?
Mà trong nồi phở, Tái Gầu còn thua!
Thơ này nếu có chanh chua,
Thì thêm bột ngọt cho vừa Sư Vương!
Chớ tưởng là Voi tầm thường,
Voi mà phun nước, có đường ướt thôi.
Hạc ơi, Hạc ở đâu rồi?
Coi chừng Phở Chấn đứng ngồi không yên!
Bác Thịnh nhớ ăn phở liền,
Chân Hạc hầm phở, thần tiên dường nào.
Quản Tượng xin vội ra chào,
Xin cho bát phở năm hào thôi nghe!

LND--Dec 11, 2000

Số hội viên Ecircle thân hữu càng ngày càng đông và trải rộng trên toàn thế giới. Khi Adobe Ecircle bị đóng cửa vào ngày April 14, 2001 vì tình trạng kinh tế, Gánh Xiệc Cồ của chúng tôi có khoảng 145 hội viên. Trong lúc Gia Đình TV-CVA Toronto đang bận rộn chuẩn bị cho đêm Văn Nghệ Đại Hội ngày April 7, 2001, anh chị em “diễn viên Gánh Xiệc”chúng tôi tại Toronto vẫn không thể không ngày nào mà không vào “tham dự cuộc chiến cười đùa” trong Gánh Xiệc này được. Ngày March 23, Bút Đỏ load lên một bức tranh Con Khỉ Đột để “tặng” Đồ Khỉ Gió (CVA Trần Minh Khải), thì ngay trong ngày hôm đó, đã có các vần thơ “tiếp vận” dưới đây:


1. (Lên mặt làm ttàng):
Dù cho sự thế lòng vòng,
Trăm điều nàng hãy vững vào lòng ta!
Đồ Khỉ Gió --March 23, 2001 2:31 PM

2. Tiếp ĐKG
Ta đây Khỉ Đột đã già,
Em mà làm vợ, thật là khỏi chê!
Đồ Xàm --March 23 3:09 PM

3. Tiếp ĐX
Em ơi, nếu rước anh về,
Nhớ mua dao cạo, dễ bề cạo lông!
Cao Thủ --March 23 3:14 PM

4. Tiếp sức CT
Có cạo, chớ cạo mùa đông,
Lỡ cạo tồng ngồng, rụng mất...”của” anh!
Đồ Xàm -- March 23 3:20 PM

5. (Thơ mộng)
Nàng ơi, ta đã sẵn sàng,
Ta nhắm mắt lại, xin nàng ra tay! (eo ôi !)
Đồ Khỉ Gió --March 23 5:16 PM

6. Tiếp theo ĐKG
Nàng ơi!
Có cạo thì cạo chân tay,
Đừng cạo chỗ khác, từ nay sao sài?
Đồ Liêm--March 23 7:59 PM

7. Hì ...Hì!
Tí Đang Ăn -- March 23 9:42 PM

8. Nàng lầm bầm:
Cạo rồi, nó lại mọc ra,
Mọc ra thêm cứng, thêm nhăn, nhột mình!
Vịt Đực-- March 23 10:05 PM

9. Ai ơi, xin chớ có rình,
Kẻo người thợ cạo giật mình, lỡ tay!
Phương Trì -- March 24 5:59 AM

10. Cắt nhằm chỗ đó cũng hay,
Giao đời cho bạn, Khỉ này đi tu!
Cao Thủ --March 24 8:11 AM

11. Đi tu hay Khỉ đi tù?
Của nợ bị cắt, củ từ còn.... đau!
Đồ Xàm -- March 24 8:20 AM

12. Nghe bàn, ta cũng rụng rời,
Thôi thì đừng cạo, nhổ thời an hơn!
Đồ Khỉ Gió -- March 24 9:00 AM

13. Nếu nhổ thì chắc sạch trơn,
Theo ta, đừng nhổ, lấy sơn phết vào!
Đồ Liêm – March 24 10:42 PM

14. Phết sơn, nên phết mầu nào?
Phết mầu đỏ chói, bò vào húc cho!
Phương Trì – March 25 6:08 AM

15. Cũng đừng nên phết mầu tro,
Tưởng rằng xác thiệt lò dò về thăm!
Đồ Khỉ Gió – April 1 3:14 PM

Một hôm tôi vào Ecircle Bạn Hữu của CVA Nguyễn Thọ Chấn, tôi “vớ đuợc” CVA Bùi Vi Thiện và tôi “bứng” ngay Bác Thiện vào Gánh Xiệc Ecircle Trang Sinh Hoạt. Từ ngày Bác Thiện vào làm một “kép” mới của Gánh Xiệc, thì Bác ấy “quậy” hết cỡ xà bần. Và chúng tôi cũng đã cứ tự nhiên mà “tặng đại” cho Bác Thiện cái tên cúng cơm là “Bi Thien” mặc cho Bác.... than thân trách phận! Tuy Bác Thiện la oai oái nhưng Bác ấy lại rất nhiệt tình kêu gọi bà con cô bác vào lại Gánh Xiệc mà “quậy” mỗi khi Xiệc Cờ vắng khách :

Xiếc Cồ ế độ mấy hôm,
Chẳng ai ngó tới, Xiệc ôm nỗi buồn.
Sư Vương (1) ngáp đớp chuồn chuồn,
Đồ Xàm (2) còn bận đi buôn bán sò.
Khỉ Gió (3) chạy đến lò tò,
Thấy buồn chạy mất chẳng mò đến thêm.
Cao Thủ (4) cuốn gió chạy êm,
Hoàng Dung (5) đánh chó chẳng thèm đến đây.
Phương Trì (6) vốn thích đu dây,
Bây giờ trốn ở đâu đây nữa rồi.
Các Bác đừng chê Xiệc tồi,
Nghệ sĩ có hạng xem rồi khó quên.
Xin mời các Bác ghi tên,
Mua cho vài vé lấy hên Xiệc Cồ
Bi Thiên

(1), (2) (3): CVA
(4),(5), (6) : Rể TV

Cũng nhờ Email và Gánh Xiệc này mà chúng tôi đã có thể gửi và nhận các hình ảnh mới nhất cho nhau. Đồ Xàm đã mừng rú khi nhận được “chân dung” của Bác Vọng Ngữ CVA Nguyễn Đúc Khánh. Ngắm “dung nhan” bạn, Đồ Xàm “thả thơ sầu rụng” dưới đây:

Ngày xưa tóc rậm, đen ngòm,
Ngày nay tóc ít, lại còn trắng tinh.
Ngày xưa còm cõi, một mình,
Ngày nay phát tướng, có tình, có con!
Bác như ...đang lúc trăng tròn,
Có con, có vợ, trông mòn mắt ai! (Híc híc!)
Thơ này tớ viết chưa dài,
Kỳ tới, xin hẹn bằng hai, bằng mười!

Tái Bút:
Lần sau Bác ráng mà cười,
Tô son, điểm phấn, như người ngày xưa! (Híc Híc!)
Còn tớ, tớ vẫn chửa chừa,
Ba lăm, ba láp cho vừa lòng...a, à, à... ai!

Đồ Xàm – Sept. 2000

Trước khi Ecircle bị sập tiệm, Bác Tạ Tốn CVA Đặng Vũ Thám đã lanh chân “bứng” Quán 12 Con Cóc (một trang của Gánh Xiệc Cờ) sang một Web Site mới và Link với Quán Gió để ...tiếp tục cuộc chơi. Hy vọng rằng qua các cuộc chơi trên Internet, tôi sẽ vẫn còn có thể kiếm ra được nhiều các bạn hữu quen nhau từ hồi còn nhỏ, hay mới quen nhau nhưng- cứ -tưởng như -là- minh-đã-quen-nhau- từ -nhiều -kiếp -khác. Riêng tôi, trong lúc xế chiều của cuộc đời, tôi thấy chẳng còn gì thú vị bằng là tôi sẽ có thêm được nhiều bạn bè để “bàn” về cuộc đời mà tôi cứ tạm coi như là một vở tuồng. Vở tuồng này không có cốt truyện được viết trước và mỗi người trong chúng ta đã vô hình chung đóng một vai đến đâu hay đến đấy. Nếu lỡ đã đóng vai nào mà diễn viên bị đánh rơi mặt nạ hay thấy mình hết thích đóng vai đó nữa, thì cứ xin tự ý kiếm một vai khác mà đóng cho hợp sở thích của mình hơn, cho đến khi ...mãn vở tuồng đời mình luôn!

Tuy các “cô”, các “cậu” học trò này đã đang thực sự đóng vai ông bà, cha mẹ nhưng trong họ còn rất nhiều cái chất nghịch ngợm của tuổi học trò xa xưa và đặc biệt là tình bạn của họ cho đến lúc xế chiều của cuộc đời vẫn còn ... như ở cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Nếu được tái sinh trở lại làm kiếp người, tôi thiển nghĩ là tình bạn của họ cũng chẳng có gì thay đổi cho lắm và vẫn “chứng nào tật ấy” mà thôi.

Xin chấm dứt lời “bàn” tại đây. Và cũng xin cám ơn quý vị đã bỏ công đọc những lời “bàn” của chúng tôi. Xin đa tạ.

Đàm Trung Phán
January 1, 2002
Mississauga, Canada

9 nhận xét:

Hương Mai nói...

lak, bác ĐLX, càng xẹt càng "HOT" .
Bác ĐLX ui, HM muốn tìm CVA Lê Minh Huy ra trường 72 hay 73, bác có tin tức dzì cho HM biết nhe . Cám ơn bác trước đó .
Kính bác
HM

namdde nói...

Ngu*o*i` co`n kho^ng ti`m , ddi ti`m ngu*o*`i ma^'t !

chie^.n ddo*`i nghi? cu~ng e'o le
nga`y xu*a sao cha(?ng le^n xe theo cha`ng
ba^y gio*` Cha`ng dda~ co' Na`ng !
Ti`m la`m chi dde^? be~ ba`ng ca? hai
Tho^i que^n ddi nhe' Hu*o*ng Mai ..
hahhahahha

N.D.

Hương Mai nói...

NĐ ơi,
Người còn là ai dzị ???
Người mất thì mí đi tìm chứ lị .

Quên sao quên được mà quên
Nhất định phải kiếm ra tên của chàng
Có nàng thì mặc có nàng
Tìm chàng rủ di nhà hàng tàu ăn
Thỏa lòng nhung nhớ bao năm

Thân
HM

Ðồ Lãng Xẹt nói...

Bác HM à:

Xẹt tui không biết LMH là ai và sẽ đi dò hỏi dùm Pác .

Nếu là 1 "missing in action", Xẹt tui đề nghị như thế này nhé: NÐ, KQÐ, VT, ÐKG, ÐLX, BBT và ... sẽ đóng vai kép chính LMH để được Bác HM dẫn đi ăn, heng?

Ai phản đối, xin dơ tay ... hàng, OK ?

Híc híc


Van Dam
Chief Inpector

Hương Mai nói...

Bác ĐLX, HM xin cám ơn bác trước hén , 35 năm tình cũ á bác còn lâm ly bi đát hơn 10 năm tình củ nữa á ..
Bác ĐLX ui, HM nghèo lắm phải nuôi 2 chồng 10 con thơ đó bác (j/k), nên anh nào đi ăn thì cho HM đi theo sau lưng đi nhe .
Kính bác
HM

viet nói...

VĐ xin thêm thắt chút vào bài của bác Xẹt.

PhạmKhang và VĐ là CVA đồng cấp lớp, nguyên ủy VĐ chỉ có ý làm một chỗ để các bạn cùng lóp có chỗ trao đồi và liên lạc, nhưng sau chính Phạm Khang ( Bút Đỏ, DươngKhang, TổngGiámThị ) là người đã có sáng kiến khuếch trương thành Nhóm CVA và sau đó mời thêm thân hữu vào...
Và kế tiếp thì như bác Phán đã trình bày ...

viet nói...

CVA LeMinhHuy ra trường năm 72 hoặc 73 nếu HM biết chính xác là lớp nao ví dụ 12B1 hay 12Ả etc thì có thể tìm ra ..

Hương Mai nói...

lak, đúng rồi đó lak, mình chỉ thêm mí con tôm, chút hành , chút ngò chút tiêu thì cũng ngon chán phải hông ?? .
HM

Hương Mai nói...

Anh VT ơi, LMH ra trường năm 73, học ban B , nhà có đồn điền trà và cafe ở Bảo Lộc hay Đà Lạt dzì đó anh . LMH sinh năm 54 và có người em gái tên là Thư đó anh . Cám ơn anh nhiều nhe .
Mến
HM