Thứ Ba, 27 tháng 2, 2007

Nhân đầu xuân đọc lại bài thơ Cảnh Xuân

Không biết bài thơ này tác giả là ai, chỉ biết tả Cảnh Xuân rất thi vị và nhất là đọc xuôi,
đọc ngược, bỏ vài chữ đầu, chữ cuối gì cũng có ý nghĩa và khớp vận hết.
ĐKG khâm phục quá sức, xin chép lại để các bác cùng thưởng thức.


(1. Đọc xuôi)
Ta mến cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương Xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười
(2. Đọc ngược)
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc Xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh Xuân cảnh mến ta
(3. Bỏ 2 chữ đầu mỗi câu - Đọc xuôi)
Cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương Xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười
(4. Bỏ 2 chữ cuối mỗi câu - Đọc ngược)
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc Xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh Xuân cảnh mến ta
(5. Bỏ 3 chữ cuối mỗi câu - Đọc xuôi)
Ta mến cảnh Xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương Xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
(6. Bỏ 3 chữ đầu mỗi câu - Đọc ngược)
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc Xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh Xuân
(7. Bỏ 4 chữ đầu mỗi câu - Đọc xuôi)
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười
(8. Bỏ 4 chữ cuối mỗi câu - Đọc ngược)
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2007

KHAI BÚT ÐẦU XUÂN

















KHAI TUYẾT, KHAI XUÂN TRỄ

Hôm nay là ngày mùng Chín Tết và trời đang đổ tuyết khi tôi ngồi đánh máy bài viết này.

Mấy hôm cuối năm của năm Bính Tuất, tôi đã định ngồi xuống ghi đại vài hàng để mà hôm mùng Một Tết đem vào “xông Tết con Heo” cái Quán Xiệc nhà ta mà rồi tôi lại bị mắc bận nhiều thứ!

Sáng mùng Một Tết Ðinh Hợi, tôi dậy thật sớm và đang định bụng ngồi ghi lại đôi dòng thì lại lãnh ngay cái công tác “Honey Do!”. Xong công tác “Honey Do” này là công tác “Grand Pa Do”: cháu ngoại đầm lai tới xông đất cho ông bà! Cô nàng đã được 4 tháng, mặc váy đầm mầu hồng trông rất ư là “nhí nhảnh” và được ông bà lì xì cho một cái phong bì mầu đỏ, cô nàng cười toe toét. Ông ngoại thấy vui vui bèn bồng cháu lên, không ngờ cô nàng “đổi chiến thuật” liền: môi dẩu ra, mắt ươn ướt rồi bỗng chốc ré lên, váng cả nhà như một tràng pháo đón xuân vậy! Thật không hổ danh với cái tên “Công Chúa Mít Ướt” của ông!

Tiếng khóc của Mít Ướt làm ông ngoại nhớ ngay đến thằng cháu nội đích tôn của ông, nay đã “lên” 22 tháng. Ông bèn bàn với bà:

- Thôi thì Bà ở nhà với cháu ngoại và đón khách dùm Ông. Ông còn phải đi thăm thằng cháu Mắt Nai và bố mẹ của nó!

Hắn tên là Mắt Nai vì hắn chẳng có lạ ai hết. Ai bế hắn cũng được, miễn sao là hắn được bồng! Ông nội mang bánh Chưng, bánh Tét, Xôi Gấc cho bố mẹ cháu và 1 cái phong bì mầu đỏ để lì xì cho Mắt Nai. Nhận phong bì xong là hắn quẳng phong bì ngay xuống đất và Mắt Nai bèn “nhẩy múa” cho Ông ...thưởng Xuân!

Khi về đế nhà là khách đến chơi cho đến tối khuya, thế là ông nội Lãng Xẹt quên luôn cái vụ ... Khai Bút Ðầu Năm!

Rồi sẵn cái đà “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, Xẹt tôi chơi luôn, quên cả cái việc ... khai quật (chết quên, Khai Bút ấy mà)! Mà cũng chỉ vì Xẹt tôi đang “lăn mình vào Thế Giới Tâm Linh” của bài viết “Cây Ða Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa” mà xẹt vào các websites của người Âu Mỹ dưới chủ đề “Mediums” và “Calling the spirits” . Bài in ra cả đống và cứ khi nào “thấy rảnh” là Xẹt tôi vào đọc ngấu nghiến. Càng đọc, càng thấy Thế Giới Tâm Linh kỳ diệu, mời mọc nhưng lại thấy rất thân thương, gần gũi và Xẹt chẳng có sợ hãi ma mung cái gì hết!

Tôi “thấy” đời tôi đang chuyển hướng: tôi muốn tránh cái không khí xô bồ đông đúc và tôi muốn tìm kiếm những giờ phút yên tĩnh để đi vào cái thế giới nội tâm riêng biệt của tôi. Càng ngày, tôi càng cảm nhận thấy rằng con người ta trên Cõi Trần này, ai ai cũng cần phải có một cái Tâm trong sáng và những việc làm độc ác của một số người bất cứ trong xã hội, sắc dân nào ... cũng không có thể “qua mắt vô hình” của những vong linh đang "sống" trong Cõi Âm được. Kẻ độc ác trên Cõi Trần có thể “giết” được người khác nhưng họ không biết rằng chỉ cái “xác thân” của nạn nhân bị “giết” mà thôi và vong linh của các nạn nhân này đang “sống” ở Thế Giới Bên Kia (The Beyond, The Other Side, The Invisible World). Thế Giới Vô Hình này đang “có mặt” ngay bên cạnh cái thế giới hữu hình của Cõi Trần này. Kẻ phạm tội, kẻ gian ác, lừa đảo ... sẽ nghĩ sao sau khi “thân xác của họ chết” và vong linh của họ sẽ phải đương đầu như thế nào với các vong linh của những nạn nhân kia?

Tôi đang chờ đón những vụ “sử tội” công bằng của Thượng Ðế, của Thế Giới Bên kia đối với những kẻ giết người, kẻ gian ác, kẻ khủng bố nhân loại ... Xin hãy đón chờ!

ÐTP

Feb. 26, 2007


Bởi rằng nước mắt đàn bà.............


Trời ui sợ vợ quá hà.....
Sợ bà nó khóc dầm dà lụy tuông

Sợ rằng chua lét cái mồm
Đầu năm đinh óc hết luôn kiêng dè

Nên đành trốn biệt ngoài hè
Thấy em đẹp đẹp nên vè theo ngay

Rồi về khập khiểng cơn say
Lăn quay ra ngủ giấc đầy cho xong

Sớm dậy thấy vợ mặt xanh
Bỏ ra xúc miệng , tỏi hành đi theo

Giận quá đi vội một lèo
Thấy em đẹp đẹp lại đèo du xuân

Xong rồi tha thẩn mơ màng
Chân quơ lọng cọng xê xàng lăn quay

Chìm sâu mút chỉ cơn say
Sáng ra thấy vợ thở dài.....hết la

Đông Hòa
25.02.07

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2007

To KQD , Ai kho^ng thi'ch xin Delete , please

Ma^'y ho^m tru*o*'c no'i ve^` ca'i cho*. net , sa(?n ND xin forward mo^.t chuye^.n xu*a ca> 10 na(m ro^`i khi ND co`n na(`m trong Lasan net , lu'c ddo' ND co chu Du qua Japan , gia nha^.p mo^.t ca'i net be^n ddo' va` co' ke^'t ba. vo*'i mo^.t co^ em nho? , theo lo*`i em no'i thi` em chi? 18 , 19 tuo^?i gi` dde^' , nha^'t ddi.nh goi. ND la` Hoa`ng Huynh va` xin la`m Hoa`ng muo^.i u't cu?a ND .
ND go*?i na`ng va`o Lasan net ( DDa`o thanh bo^.i Quy`nh , cai te^n ra^'t dde.p ) , ro^`i na`mng dda(ng 1 ba`i tho* dde^? no'i ro~ ca'i xua^'t xu*' cu?a nick na, cu?a Na`ng " Co? gai "

Ba`i tho* na`y la` cu?a Hoa`ng phu? Ngo.c Tu*o*`ng , mo^.t ca'n bo^. na(M xu*a cu?a Dda.i Ho.c hue^' , anh em vo*'i Hoa`ng phu? ngo.c Phan . The^' la` mo^.t va`i ngu*o*`i kho^ng thi'ch ( trong ddo' co Don vu ) va` chi? tri'ch . co? gai le^n tie^'ng va` xin ND ru't te^n na`ng ra kho?i Lasan net ,
Well , chuye^.n chi? co' the^' tho^i , nhu*ng mo^~i khi ddo.c la.i ca'i Message cu?a co? gai , thu' tha^.t ND kho^ng tin mo^.t co^ be' 18 , 19 tuo^?i co' the^? vie^'t ddu*o*.c nhu8 va^.y , ngay ca? nhu*~ng ngu*o*`i 30 -40 tuo^?i cuNg kho^ng vie^'t ddu*o*.c nhu* va^.y , ND muo^'n ga(.p Co? Gai dde^? bie^'t tha^.t ra ngu*o*`i na`y la` ai , nhu*ng ND kho^ng co' duye^n ga(.p go*? va` sau na`y ma^'t lie^n la.c luo^n .
well , I still wish to know Her some day and I am still looikng for Her , she Knew me well enough to know there is only one ND on the Internet .
KQD nghi? the^' na`o ve^` ba`i vi^'t cu? Co? gai ?
Tha^n ND .

[lasan] - Mesg from Boi Quynh Dao Thanh





Hello tie^`n bo^'i's (*.~)



Dza^.y la` Co? gai gia nha^.p la`ng Lasan ddu+o+.c ga^`n mo^.t tua^`n

ro^`i he'n? Ca'c tie^`n bo^'i ai cu~ng tie^'p ddo'n Co? gai...no^`ng

nhie^.t he^'t ne^n Co? gai ra^'t u+ la` ca?m ddo^.ng...hu,hu,hu...Ne^'u

nhu+ Co? gai co' gi` mo^. pha.m xin qui' tie^`n bo^'i bo? qua' cho(

xuo^'ng nu+o+'c nho? :)) Oh, co`n vu. ca'i nickname Co? gai thi` xua^'t

xu+' tu+` ba`i tho+ sau:



VE^` CHO+I VO+'I CO?



Thu+a ra(`ng ngu+o+`i dda~ que^n to^i

To^i ve^` cho+i vo+'i ngo.n ddo^`i co? may

Mo^.t ddu+o+`ng hang mo^.t da^'u gia`y

Mo^.t ngu+o+`i ngo^`i mo^.t tha'ng nga`y bo'ng nghie^ng



Ca?m o+n ngu+o+`i tra'i dda`o tie^n

To^i ve^` la~ng dda~ng no+i mie^`n Co? gai

Co? gai hoa tha('m ma(.t ngu+o+`i

Trinh nu+~ o+i trinh nu+~ o+i- to^i buo^`n



Tho^i ngu+o+`i o+? la.i soi gu+o+ng

To^i ddi ve^` phi'a con ddu+o+`ng co? lau

No+. ngu+o+`i mo^.t kho^'i u sa^`u

Ti`m ngu+o+`i to^i tra? nga`y sau lua^n ho^`i.



Mai kia ro^`i cu~ng xa ngu+o+`i

To^i ve^` ngu? du+o+'i khung tro+`i co? hoa

Co' na`ng xo~a to'c tie^n nga

Quy` ho^n ca't bu.i, kho'c oa` nhu+ mu+a.



(Hoa`ng Phu? Ngo.c Tu+o+`ng)



DDa^y la` xua^'t xu+' cu?a Co? gai ddo' qui' dzi. a`! Bu+~a ni xu+' Phu`

tang mu+a phu? dda^`y tro+`i ( Ba~o ca^'p mo^.t tra(m le? ma^'y la^.n)

ne^n Co? gai ho?ng co' ddi cho+i ddu+o+.c, ngo^`i kho? computer tho^i...

Have a nice weekend (~.~)



ti' co? gai,



P.S: Ca'c anh chi. o+? be^?n co' o+? ga^`n nha` nhau kho^ng? Thi?nh

thoa?ng co' to^? chu+'c ho.p ma(.t kho^ng? Cha('c la` dzui la('m hi?

U+o+'c gi` Co? gai cu~ng co' pha^`n...tham du+. he'ng!!!





From: Don
Received: from m27.boston.juno.com (m27.boston.juno.com [205.231.100.186])
by m19.boston.juno.com (8.8.6.Beta0/8.8.6.Beta0/2.0.kim) with ESMTP id SAAAA05638;
Wed, 25 Jun 1997 18:25:51 -0400 (EDT)
Received: from szebra.saigon.com (szebra.saigon.com [207.201.22.242])
by m27.boston.juno.com (8.8.6.Beta0/8.8.6.Beta0/2.0.kim) with ESMTP id SAAAA13110;
Wed, 25 Jun 1997 18:25:46 -0400 (EDT)
Received: from localhost (bin@localhost) by szebra.saigon.com (8.8.5/8.7.5) with SMTP id PAA28671; Wed, 25 Jun 1997 15:19:56 -0700
Received: by szebra.saigon.com (bulk_mailer v1.5); Wed, 25 Jun 1997 15:19:55 -0700
Received: (from majordom@localhost) by szebra.saigon.com (8.8.5/8.7.5) id PAA28662 for lasan-outgoing; Wed, 25 Jun 1997 15:19:52 -0700
Return-path:
Reply-To: lasan@szebra.saigon.com
Sender: owner-lasan@saigon.com
To: Boi Quynh Dao Thanh , lasan@saigon.com
Date: Wed, 25 Jun 1997 16:19:41 -0600
Subject: [lasan] Re: Ta.m bie^.t Lasan
Message-ID: <3.0.32.19970625160613.008f5d50@arc.ab.ca>
X-Status: Replied
X-Mailer: Windows Eudora Pro Version 3.0 (32)


[lasan] - Mesg from Don

Muo^'n thu+o+?ng thu+'c tro.n ve.n mo^.t ta'c pha^?m thi` pha?i ti`m hie^?u
ta'c gia? dde^? bie^'t ta^m ti`nh, y' muo^'n tha^.t cu?a ho. lu'c sa'ng
ta'c. Kho^ng
the^? vi` va`i ta'c pha^?m che dda^.y, lo.c lu+`a ma` que^n ma^'t ta.i sao
ta'c
gia? la`m ngu+o+.c vo+'i ta^m ti'nh cu?a ho. . Vi' du. ne^'u co' ngu+o+`i
to+'i
vo^~ vai ta khen ta gio?i. Ne^'u ta kho^ng bie^'t ngu+o+`i ddo' thi` co'
the^? tin
ho. khen ta tha^.t su+. . Nhu+ng ne^'u ta bie^'t ha('n da^'u con dao sau lu+ng
thi` cha('c cha(?ng co' ai co`n thu+o+?ng thu+'c lo+`i khen nu+~a.

Cu~ng nhu+ ba`i tho+ cu?a To^' Hu+~u ma` Bo^.i Quy`nh ye^u ca^`u dda(ng le^n
dde^? do` xe't pha?n u+'ng mo.i ngu+o+`i ba(`ng ca'ch co^' y' que^n te^n ta'c
gia?, ddo.c qua thi` ra^'t ca?m ddo^.ng. Nhu+ng ta pha?i nho+' ta.i sao
ba`i tho+
ddo' ddu+o+.c sa'ng ta'c va` ddu+o+.c ddem va`o sa'ch gia'o khoa gia?ng da.y.
Pha?i bie^'t ra(`ng co^.ng sa?n muo^'n ta^?y na~o mo.i ngu+o+`i dde^?
bie^'n ho.
tha`nh co^ng cu. cu?a Dda?ng. Ta^'t ca? dde^`u bi. kie^?m soa't ke^? ca?
nhu+~ng
ca'i ddu+o+.c ddo.c, ddu+o+.c no'i; nha^'t la` nhu+~`ng ddie^`u ddu+o+.c
vie^'t
ra dde^`u nha(`m mu.c ddi'ch phu.c vu. che^' ddo^., theo ddu'ng chi'nh sa'ch
ddu+o+ng tho+`i. Kho^ng ai ddu+o+.c ddi ra ngoa`i pha.m vi a^'n ddi.nh va`
ta^'t
ca? chi? dde^? phu.c vu. cho Dda?ng nhu+ dda~ ddu+o+.c da.y:

"Nay o+? trong tho+ ne^n co' the'p
Nha` tho+ cu~ng pha?i bie^'t xung phong."

The^' thi` ta.i sao la.i co' nhu+~ng ba`i tho+ u?y mi. tu+` nhu+~ng ngu+o+`i
kho^ng co' nha^n ti'nh nhu+ Hoa`ng Phu? Ngo.c Tu+o+`ng, To^' Hu+~u, ...?
Kho^ng ngoa`i mu.c ddi'ch phu.c vu. mo^.t che^' ddo^. vo^ lu+o+ng, ta`n ba.o.

Mo^.t, ho. muo^'n my. da^n, tuye^n truye^`n. Ra(`ng que^ hu+o+ng ta dde.p nhu+
the^' ddo'. Tie^'p dde^'n ho. se~ da^~n du. la` vi` thu+.c da^n dde^'
quo^'c la`m
cho que^ hu+o+ng ddie^u ta`n. Do ddo' ta pha?i vu`ng le^n hy sinh, tie^'n theo
ngo.n co+` vo^ sa?n, cho^'ng la.i tu+ ba?n. Thu+.c te^' cho tha^'y ho.
cu~ng chi?
ddi la`m to^i mo.i cho Nga Ta`u. Ta.i sao nhu+~ng ta'c pha^?m trong
tho+`i ky` "Tra(m hoa ddua no+?", nhu+~`ng ta'c pha^?m ma` cha('c cha('n
ta'c gia? dda~ ddem he^'t ta^m ti`nh va`o, la.i kho^ng ddu+o+.c dda(ng? Vi`
no' kho^ng phu.c
vu. che^' ddo^. .

Hai, ho. muo^'n che da^'u con ngu+o+`i tha^.t cu?a ho. dde^? lu+`a ga.t mo.i
ngu+o+`i. Ho. kho^ng co' nha^n ti'nh ne^n pha?i khoa'c cho mi`nh mo^.t lo+'p
a'o nhu mi`. Ne^'u ho. co' ti`nh ye^u cha^n tha^.t thi` ho. dda~ nhi`n
tha^'y ti`nh
tra.ng ddo'i nghe`o cu?a toa`n da^n, do chi'nh sa'ch cu?a ho., ma` tu+` bo?
che^'
ddo^. co^.ng sa?n. Thu+.c te^' dda~ chu+'ng minh chu? nghi~a co^.ng sa?n
kho^ng the^? ddem la.i ha.nh phu'c a^'m no cho ai ca?. Ha~y nhi`n la.i ha`nh
ddo^.ng cu?a HPNT xem su+. tu+o+ng pha?n vo+'i lo+`i vie^'t. Mo^.t con
ngu+o+`i
nhu+ Judas he`n ha. dde^'n ddo^. ddem ngu+o+`i dde^'n gie^'t tha`y gia'o cu?a
mi`nh. Tha`y la`m gi` ne^n to^.i?! Ne^'u hai be^n cu`ng ca^`m su'ng ba('n nhau
ngoa`i chie^'n tru+o+`ng thi` kho^ng co' gi` dde^? no'i ca?.

Ne^'u ngu+o+`i thu+o+?ng thu+'c tho+ vi` y' tho+ thi`` con ngu+o+`i ddo' chi?
mo+'i tha^'y ca'i be^n ngoa`i tho^i, vi` ho. chi? bie^'t co' mi`nh ma`
kho^ng nho+'
dde^'n tha nha^n. Va` ho. vo^ ti`nh bi. lo.t va`o tro`ng co^.ng sa?n.
Dda?ng ddang
co' chie^'n di.ch hoa` ho+.p hoa` gia?i. The^' nhu+ng ho. chi? ke^u go.i mo^.t
chie^`u tho^i, co`n ho. kho^ng ca^`n thay ddo^?i. CS nhi`n dda^u cu~ng
tha^'y ddi.ch
thu` va` trong ba^'t cu+' tho+`i gian kho^ng gian na`o cu~`ng pha?i tranh
dda^'u vi`
CS tu+. no' kho^ng to^`n ta.i ddu+o+.c. Ho. ke^u go.i que^n ddi qua' khu+',
my. da^n
ba(`ng nhu+~`ng ta'c pha^?m ti``nh tu+. da^n to^.c, ddu+`ng xe't dde^'n
nhu+~ng
ha`nh ddo^.ng cu?a ho., ha~`y dde^? cho li.ch su+? pha'n xe't. Li.ch su+?
kho^ng
pha?i la` o^ng tro+`i hay mo^.t ngu+o+`i ha`nh tinh dde^'n trong tu+o+ng
lai . Li.ch
su+? la` con ngu+o+`i ddang so^'ng ta.o ne^n. Ne^'u chu'ng ta kho^ng
quye^'t ddi.nh
li.ch su+? tu+. chu'ng ta thi` CS se~ quye^'t ddi.nh du`m nhu+ dda~ la`m
tu+` bao
na(m qua .

Ne^'u CS kho^ng ga^y ra chie^'n tranh thi`` dda^u co' ngu+o+`i che^'t.
Cha('c mo.i
ngu+o+`i va^~n nho+' Ba('c Vie^.t tru+o+'c 75 va^~n cho^'i la` ho. kho^ng
co' go+?i
bo^. ddo^.i va`o Nam, ra(`ng ddo' la` cuo^.c chie^'n tu+. pha't cho^'ng
la.i dde^'
quo^'c My~. Mo^.t che^' ddo^. lu'c na`o cu~`ng lu+`a do^'i thi` cha('c
cha('n nhu+~`ng
ngu+o+`i la~nh dda.o no' kho^ng tha`nh tha^.t ddu+o+.c. To^i kho^ng thu`
ha^.n va`
cu~ng kho^ng "dda' " ai ca?. Chi? xin che^' ddo^. ddu+`ng dda', dda.p da^n
la`nh
vo^ to^.i nu+~a tho^i . Va` chi? mong nhu+~`ng do`ng chu+~ cu?a to^i giu'p
mo.i
ngu+o+`i tra'nh ra ddu+`ng gia^y du+a vo+'i mo^.t te^n gian ta(.c vu+`a a(n
cu+o+'p
vu+`a la la`ng.

Don
--------------------------
>> > Va^.y ne^n quy`nh co' va`i ha`ng ho?i tha(m ca'c anh chi. Co`n ve^`
>> > vie^.c Hoa`ng Phu? Ngo.c Tu+o+`ng thi` quy`nh ra^'t tho^ng ca?m ta^m
>> > tra.ng chi. La^m nhu+ng theo y' quy`nh thi` na`ng Tho+ kho^ng thie^n vi.
>> > ai he^'t ba^'t ke^? ngu+o+`i to^'t hay xa^'u nhu+ng ho. dde^`u co' ti`nh
>> > ca?m va` ti`nh ye^u cha^n tha^.t. Ba`i tho+ na`y quy`nh che'p tu+` so^?
>> > tay su+u ta^`m tho+ cu?a mi`nh, ta^'t ca? nhu+~ng ba`i tho+ hay va` de^~
>> > thu+o+ng dde^`u ddu+o+.c quy`nh che'p la.i he^'t. Cha(?ng le~ mo^~i la^`n
>> > su+u ta^`m mo^.t ba`i tho+ la.i ddi ddie^`u tra ly' li.ch ta'c gia? xem
>> > o^ng ta la` Quo^'c gia hay Co^.ng sa?n sao? DDa~ ho+n 20 na(m qua ro^`i,
>> > kho^ng co' cuo^.c chie^'n na`o ma` la.i kho^ng co' ma^'t ma't, ba?n tha^n
>> > gia ddi`nh quy`nh cu~ng ma^'t ddi o^ng ngoa.i ye^u qui'( o^ng ngoa.i
>> > quy`nh ddi ho.c ta^.p ca?i ta.o ho+n 10 na(m la^.n ). Ne^'u nhu+ ca'c anh
>> > chi. ddau kho^? vi` tha^n nha^n dda~ nga~ xuo^'ng thi` nhu+~ng da^n la`ng
>> > vo^ to^.i hay chi'nh ca? ca'c DDa?ng vie^n Co^.ng sa?n dda~ na(`m
xuo^'ng,
>> > ho. kho'c vo+'i ai dda^y. AN EYE TO AN EYE, LEAVE EVERYONE BLIND!!! Ne^'u
>> > cu+' so^'ng trong thu` ha^.n hoa`i thi` to^.i cho to^? ma^~u A^u Co+
pha?i
>> > ngo^`i nga('m ca?nh" Ga` nha` dda' nhau" la('m la('m. Du` cho ca'c anh
>> > chi. kho^ng nhi`n nha^.n che^' ddo^. Co^.ng sa?n nhu+ng the^' gio+'i chi?
>> > bie^'t dde^'n Vie^.t nam la` da?i dda^'t o+? be^n kia bo+` Tha'i Bi`nh
>> > Du+o+ng tho^i, kho^ng pha?i la` mo^.t Immigrant community in the State,
>> > right?
>> > Anh Don(?) co' vie^'t ra(`ng anh(?) a^'y kho^ng co' hu+'ng thu' ddo.c
tho+
>> > va(n cu?a nhu+~ng ngu+o+`i" Mie^.n bo^` ta't, bu.ng mo^.t bo^` dao ga(m".
>> > quy`nh ra^'t buo^`n khi ddo.c nhu+~ng do`ng na`y. Ne^'u nhu+ quy`nh
kho^ng
>> > vie^'t te^n ta'c gia? thi` lie^.u anh Don co'" ru`ng mi`nh kinh so+."
>> > kho^ng? Hay la` cu~ng ti'nh save message dde^? da`nh dda^y? HPNT la`
>> > ngu+o+`i the^' na`o thi` dda~ co' li.ch su+? pha'n xe't, quy`nh kho^ng
co'
>> > hu+'ng thu' ti`m hie^?u ddo+`i tu+ o^ng ta la`m gi`. Ne^'u anh Don co'
>> > pha't hie^.n mo+'i gi` thi` Please don't send it to me!!!Khi mo^.t
>> > ngu+o+`i gie^'t mo^.t con co.p thi` ha('n no'i la` dde^? tu+. ve^.,
nhu+ng
>> > khi mo^.t con co.p gie^'t ngu+o+`i thi` la.i bi. coi la` da~ man. Co^.ng
>> > sa?n dda~ co' mo^.t tho+`i gian ddo^'t sa'ch, ba`i tru+` ca'c ba`i ha't
>> > Quo^'c gia bi. coi la` ta`n a'c, da~ man. Ba^y gio+` ca'c anh chi. ba`i
>> > tru+` tho+ va(n Co^.ng sa?n thi` co' the^? no'i sao dda^y? Well, ne^'u
>> > nhu+ Le^ Chie^u Tho^'ng co~ng ra('n ca('n ga` nha` ma` co' ba`i tho+
ti`nh
>> > u+o+'t a't na`o thi` quy`nh cu~ng kho^ng nga.i ngu`ng gi` ma` che'p va`o
>> > so^? tay ca?
>> >
>> > Co' the^? la` ca'c anh chi. cho ra(`ng quy`nh co`n con ni't mie^.ng co`n
>> > ho^i su+~a nhu+ng dda^y la` nhu+~ng lo+`i ra^'t tha^.t lo`ng, kho^ng
pha?i
>> > " nam mo^ mo^.t bo^`dao ga(m" or tuye^n truye^`n cho Co^.ng sa?n( Oh tui
>> > ho?ng pha?i la` Vie^.t co^.ng na(`m vu`ng dda^u nha, ddu+`ng cho vo^ danh
>> > sa'ch Tu+? tha^`n...hu,hu,,hu ma' o+i!!!) Ne^'u ca'c anh chi. care about
>> > tho+ va(n Co^.ng sa?n nhu+ va^.y thi` Co? gai co' o+? la.i cu~ng no+? hoa
>> > ho?ng no^?i ru`i. quy`nh ddi kho^ng ddo^?i te^n ngo^`i kho^ng ddo^?i ho.
>> > ne^n bu't hie^.u cu~ng kho^ng co' y' ddi.nh thay ddo^?i dda^u. Tho^i
>> > dda`nh" To^i ve^` cho+i vo+'i ngo.n ddo^`i Co? gai" mo^.t mi`nh va^.y:(((
>> > Ca'm o+n ve^` nhu+~ng messages Welcome and tho+ da`nh cho Co? gai nhu+~ng
>> > nga`y qua. Ddo' se~ la` nhu+~ng ky? nie^.m ra^'t dde.p. Ne^'u thi?nh
>> > thoa?ng co' nho+ to+'i Co? gai thi` nho+ add vo^ c.c: quynh@tuj.ac.jp la`
>> > ddu+o+.c ro^`i. Chu'c ca'c anh chi. Have fun he'n!!!
>> >
>> > Good bye All,
>> >
>> > CO? Gai,
>> >
>> > P.S: Hoa`ng huynh u+i! DDa^y la` ly' do u't muo^.i unsub ddo', ho^?ng
>> > bie^'m U't muo^.i vo^ La~nh Cung chu+';-))) just joking, co' gi` nho+`
>> > hoa`ng huynh forward mail na`y cho qui' dzi. tie^`n bo^'i he'n, so+.
>> > ra(`ng mail ho?ng do^ la`ng ddu+o+.c....Thanks.
>> >
>> > quynh,
>> >
>> >
>> >
>> >
>> >
>> > On Mon, 23 Jun 1997, Lam T T Ho wrote:
>> >
>> > > Dear Don,
>> > > Ve^- vie^.c HPNT at 1968 thi- chi. kho^ng ro~ nhu*ng 1972 thi- o^ng
chu'
>> > > chi. bi. gie^'t . Ba- thi'm co' nhi-n ma(.t ddu*o*.c ha('n .
>> > > O^ng chu' chi. la- si~ quan bie^.t pha'i da.y o*? DDa.i ho.c Hue^' .
te^n
>> > > ddo' co' mo^.t tho*-i thu. gia'o o^ng chu' cu?a chi. .
>> > > Tha(m chu' Don.
>> > > Chi. La^m
>> > >
>> > >
>> > >
>> > >
>> > > On Mon, 23 Jun 1997, Don wrote:
>> > >
>> > > >
>> > > > [lasan] - Mesg from Don
>> > > >
>> > > > >la('m la('m. OH! ne^'u ma tho+ va(n cu~ng bi. ga`i mi`n trong
ddo' thi`
>> > > > >so+. ra(`ng nhu+~ng gia^y phu't tu+o+i vui cu~ng kho'
kie^'m...just my own
>> > > > >opinion, it would be nice if you don't care...
>> > > > >
>> > > > >quynh,
>> > > >
>> > > > Ne^'u ma` "mie^.ng bo^` ta't ma` bu.ng chu+'a mo^.t bo^` dao ga(m"
thi` tho+
>> > > > va(n ddo' kho^ng xu+'ng dda'ng dde^? nhi`n to+'i. Lo+`i no'i va`
vie^.c la`m
>> > > > pha?i ddi ddo^i vo+'i nhau . Co`n kho^ng thi` chi? la` ke?
lu+o+`ng ga.t, nhu+
>> > > > HPNT dda~ chu+'ng minh ba(`ng ha`nh ddo^.ng. To^i tha^'y kho^ng
co' hu+'ng
>> > > > thu' gi` khi ddo.c nhu+~ng ta'c pha^?m cu?a nhu+~ng ngu+o+`i lo`ng
lang da.
>> > > > thu'. No' chi? la`m to^i ru`ng mi`nh kinh so+.!
>> > > >
>> > > > ---------------
>> > > >
>> > > > Thanks chi. Lam for confirming. But I thought the event was Te^'t
Ma^.u Tha^n
>> > > > 1968 at Hue^'.
>> > > >
>> > > >
>> > > > Don Vu

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2007

Lại Một Xuân Qua

Photobucket - Video and Image Hosting Photobucket - Video and Image Hosting


Lại Một Xuân Qua
Hương Mai

Xuân ở nơi nầy giữa đông tuyết lạnh
Chợ Tết ít người nên chẳng thấy vui
Vài gian hàng nhỏ vài cành mai tươi
Vài chiếc áo dài vạt vuơng dính cát

Xuân ở nơi nầy nắng vàng đi vắng
Trời nhiều mây xám gió lạnh đìu hiu
Cho lòng thêm nhớ nụ hôn dấu yêu
Quà tặng đầu năm tình đầu trao gởi

Bao năm qua rồi xuân nào cũng thế
Mừng đón giao thừa đốt vài nén hương
Thành khẩn khấn nguyện người của tôi thương
Hưởng một mùa xuân an khang thịnh vượng

Hôm nay mùng ba xuân dường qua mất
Viễn xứ xa nhà nhớ quá Sài Gòn
Nổi buồn thăm thẳm xâm chiếm vào hồn
Cho mắt lệ cay nhớ về xuân cũ

Hương Mai
2/21/07

Huyền Diệu


Huyền Diệu

Ngắm buổi hoàng hôn lại thẩn thơ
Thương thương nhớ nhớ ở đôi bờ
Nghìn trùng cách trở sầu ly biệt
Van dặm tình chia dạ vẫn chờ
Tao ngộ đá vàng duyên những mộng
Tương phùng tri kỷ mệnh thờ ơ
Khói sương điểm tóc còn lưu luyến
Dẫu biết trời cao định nước cờ

KQĐ


Tặng những ai là "Tri Kỷ" đang cùng nhắp chén Tương...
Các bác nào có nhã hứng, thơ thẩn tiếp với KQĐ hỉ .

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2007

Mo^.ng vo*~ Hay Ti`nh E-mail

Tha^'y DKG vie^'t ma^'y ca^u tho* co^~ :

Cha`ng o*? dda^`u so^ng Tu*o*ng
Thie^'p cuo^'i so^ng nho*' thu*o*ng
Nho*' nhung nhu*ng kho^n ga(.p
Cu`ng uo^'ng nu*o*'c so^ng Tu*o*ng

Thi` ra ngu*o*`i xu*a cu~ng mo* mo^.ng nhu* ngu*o*`i nay tre^n net , du` chu*a he^` bie^'t ma(.t nhau .. ND xin dda(ng la.i ba`i tho* cho To^n Ngo^. Kho^ng va` To^n nu*~ Co^ Nu*o*ng cu`ng nhu*~ng ai ddang xa^y ti`nh tre^n net cu`ng tham kha?o :-))

Mo^.ng vo*~ Hay Ti`nh E-mail

Em go*?i ta(.ng ta mo^.t ta^'m hi`nh
Qua la`n thu* ddie^.n tha^.t qua' xinh
Phi tru*o*`ng ho*'n ho*? anh ra ddo'n
Tha^'y ma(.t em ro^`i tha^.t ha~i kinh

Ca? na(m anh dda~ xa^y ti`nh ca't
So'ng cuo^'n tan ta`nh mo^.ng vo*'i mo*
Nhi`n em cha(?ng da'm tin la` tha^.t
Nga^.p ngu*`ng to^i ho?i .. co^ la` Tho* ?

Em nghoe?n mie^.ng cu*o*`i Tho* chu*' .. ai
Cho*` anh ca'i co^? ma~i cu*' .. da`i
Tro*`i cha(?ng phu. lo`ng em mong ddo*.i
Anh cu?a em ki`a... tha^.t .. dde.p trai

Tay bo^`ng tay da('t .. hai du*'a con
Mo^.t nu*~a na(`m trong bu.ng tha^.t tro`n
Vui cu*o*`i em qua? .. nga^y tho* qua'
Anh a. , cho.n du`m te^n tha^.t .. ngon

Co^ ne` , to^i cha(?ng pha?i te^n ..La^n
Tha(`ng Em to^i ddo' .. cu.t hai.. cha^n
Phi tru*o*`ng ba^'t tie^.n khi ddu*a ddo'n
Ne^n no' nho*` to^i giu'p .. mo^.t la^`n

Ca'i lu~ tu.i ba^y tha^.t da~ man
Ga.t .. Ba` .. con ga'i tuo^?i xua^n sang
Tuy ra(`ng ta dda~ .. ba con le~ ..
Nhu*ng ti'nh tuo^?i ra .. tre? nha^'t .. la`ng

To^i so*. tha^.t ro^`i E vo*'i Mail
Tho* ddi Ti`nh dde^'n re~ ho*n Be`o
Xa^y mo^.ng dde^? ro^`i cho^n theo mo^.ng
Chi? la`n gio' thoa?ng cuo^'n bay ... ve`o ..

Nam Dde^'
May 2003 .


* Hai nha^n va^.t na`y te^n la` Tho* vo*'i La^n bo*? vi` tu*` Tha^n ro^`i lo* ( Tho* La^n" no'i la'i la.i la` Tha^n Lo* )!!!!

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2007


Đêm giao thừa 2007 tại Sài gòn

Đầu Năm Đinh Hợi Nói Chuyện....Trư Bát Giới



Đầu Năm Đinh Hợi nói chuyện...Trư Bát Giới
đồ khỉ gió

-Nếu Tôn Ngộ Không là người để cho chúng ta vị nể vì Tài Năng, vì Lý Trí; Đường Tam Tạng là người để chúng ta kính trọng vì tấm lòng Từ Bi và sự Quyết Tâm thì Trư Bát Giới là người gần gủi với chúng ta hơn hết, gần gủi với những khuyết điểm cũng như ưu điểm. Vì vậy khi đọc chuyện Tây-Du, nhân vật làm cho chúng ta Thương, Ghét, Cười, Giận, hay Bực mình chính là Trư Bát Giới mà thực sự cũng là hình ảnh của đại đa số con ngườI chúng ta trong cuộc sống. Bát Giới tánh tình tham mê nhục dục, thích rượu chè, nữ sắc, thích ăn uống và làm biếng, đâm thọt, thị phi… nhưng rất có tài xử dụng ngôn ngữ, biết dùng lời ngon ngọt, xảo trá để mê hoặc lòng người; lại biết đánh đúng vào yếu điểm tâm lý của người nghe, vì thế mà Đường tăng Tam Tạng ưa nghe theo… Bát giới là tập hợp những bản năng rất vật dục tầm thường nơi con người và là sự ngăn trở to lớn cho con đường hành đạo giải thoát.

-Nói như Vô-Vi thì Linh Hồn Bát Giới bị giam vào khám lớn là Bao Tử nên tham ăn, lúc nào cũng nghĩ tới ăn, bị giam vào Hạ bộ nên lúc nào cũng nghĩ tới nhục dục, bị giam vào Thân xác nên lúc nào cũng làm biếng…. Phần trí của Bát Giới cũng bị giam hãm tù tối nên chưa nhìn thấy rõ mình mà bị chủ động hoàn toàn bởi Tham, Si, Dèm pha, Thi Phi, Trần Trược của Bản Năng …….Có thể nói trong con nguời Bá t Giới, ông chủ thực sự là lục căn lục trần vậỵ

I)-NGUỒN GỐC TRƯ BÁT GIỚI :


Bát Giới nguyên là Thiên Bồng Nguyên Sóai trên thiên cung cũng vì tánh si mê Tửu Sắc và làm biếng nên bị đầu thai xuống trần gian:

-Tôi không phải heo rừng, cũng không phải Ông Chãng (heo rừng lâu năm quá, mọc nanh bó hàm, tục sợ như hùm, kêu tưng bằng Ông Chãng) tôi là Thiên Bồng nguyên soái ở sông Ngân (Thiên Hà) bởi say rượu đi lạc vào cung Nguyệt mà chọc Hằng Nga, bị ông Linh Quan bắt giải về Thượng Ðế, Thượng Ðế bắt tội đánh tôi hai ngàn dùi, rồi đày xuống Trung Giai. Tôi đi đầu thai lạc đường nhằm heo rừng nái, mới ra thân thể như vậy. Tôi tức giận cắn heo nái chết tươi, và giết bầy heo rừng tuyệt tộc. Chiếm cứ hòn núi nầy, ăn thịt người đở đói, không dè nay gặp Phật Bồ Tát, xin cứu độ làm ơn .
(TDK hồi 8)

Hãy nghe chính Bát Giới nói về mình :

"Bát Giới ngay mỏ nói lớn rằng:
- Lão Trư hơn bảy đời tham vui làm biếng, bị theo thế sự mà mê tâm, sau gặp thần tiên khuyên dỗ, mới ăn năn chừa lối tu hành, rốt lại thượng đế ban phong làm chức Thiên Bồng Nguyên Soái cư trị tại Thiên Hà, tiêu diêu khoái lạc. Ngày kia ăn hội bàn đào, uống rượu say quá, đi lạc vào cung Quảng Hàn, trêu hí Hằng Nga nên phải đọa, đầu thai nhằm heo rừng nái, mới sanh ra đầu thú mình người, ở núi Phước lăng làm nhiều điều thất đức. Sau nhờ Quan Âm khuyên bảo tu hành, theo bảo hộ Ðường Tăng thỉnh kinh cho tiêu tội, hiệu là Bát Giới, pháp danh Ngộ Năng ."
(Trích đọan Tây Du Ký)

II)-NGUỒN GỐC TÊN TRƯ BÁT GIỚI :


-Pháp danh của Bái Giới là Ngộ Năng nghĩa là Thấy và Vuợt qua được cái Bản Năng của mình và do chính Quan Âm đặt cho:
Quan Âm nói:
- Ta vâng sắc Phật Tổ, xuống cõi trần mà tìm kẻ thỉnh kinh. Nếu ngươi chịu làm đệ tử người thỉnh kinh, mà tới Tây Phương thì phước đủ trừ tội, ta cứu ngươi nạn khỏi tai qua .
Con tinh nói:
- Chịu theo, chịu theo"
Quan Âm thí phát (thế phát) xong rồi cứ theo dèo đặt họ, gọi là Trư, đặt tên thánh là Ngộ Năng, giữ theo phép Phật, phải ăn chay cử mặn và cử ngũ uẩn (năm món như đồ mặn là: Hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu và ngò) ở đợi thầy thỉnh kinh đi tới .
(TDK-Hồi 8)

Và bát giới là 8 món mà người tu Phật Giáo phải kiêng cử là “ngủ huân” (Hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu và ngò) và “tam yểm” (thịt trâu, bò và chim nhạn). Không phải là sự tình cờ mà Tam Tạng bàn đến sự kiêng cử trong sự ăn uống của Ngộ Năng vì biết tánh Bát Giới là người đam mê ăn uống nên phải đặt tên mà răn dạy..

Tam Tạng nói:
-… ngươi đã cử ngũ huân và tam yểm là tám món, vậy ta cho hiệu riêng là Bát Giới .
(TDK-19)

III)-NHỮNG TÁNH XẤU CỦA TRƯ BÁT GIỚI:

Nếu tính ra thì Bát Giới có rất ít tánh tốt còn tánh xấu thì đầy rẫy :

1)-Tham ăn :
Đây là môt trong bản tính nổi bật của Trư Bát Giới :

Hành Giả nói:
- Thiệt hay lắm, em đã biết trái nhơn sâm, khi trước ăn tại đâu mà rõ?
Sa Tăng nói:
- Tôi tuy chưa ăn nó, mà hồi làm Quyện Liêm đại tướng, thường thấy các tiên ngoài biển đem dâng cho Ngọc Hoàng, song chưa ăn đặng. Ðại ca cho tôi xin một chút, đặng nếm cho biết mùi!
Hành Giả nói:
- Không cần xin một chút làm chi, cứ ba anh em mỗi người một trái .
Bát Giới lấy một trái, nhấp vào cái rồi nuốt, lật đật không kịp nhai.
Liền hỏi rằng:
- Sư huynh sư đệ, hai người ăn nó ra làm sao?
Hành Giả nói:
- Ngươi ăn trước hết thảy, còn trở lại hỏi ai .
Bát Giới nói:
- Tôi ăn mau quá, chẳng biết có hột hay không? Tôi nhấp sơ rồi nuốt trọng. Anh ôi! Hễ làm ơn thì làm ơn cho trót. Kiếm thêm một trái nữa, tôi ăn thủng thẳng cho biết mùi .
Hành Giả nói:
- Bụng ngươi tham không cùng, biết bao nhiêu cho đủ? Mình cũng có phước lắm mới ăn đặng một trái nầy. Thôi thôi đã đủ rồi, đừng có đòi nữa .(TDK-25)


2)-Mê Tửu Sắc:
Đây là tánh nổi bật thứ hai của Bát Giới. Bát Giới không từ bỏ cơ hội nào để tán tỉnh đàn bà con gái hoặc tỏ ý muốn lấy vợ. Nhìn thấy đàn bà là Bát Giới như bị say, quên hết mục đích chính của mình, bất chấp lời đại nguyện đi thỉnh Kinh đã hứa với Quan Âm, với Tam Tạng.

"Hành Giả nói nhỏ với Sa Tăng rằng:
- Ngươi ngồi đây với thầy, ta theo coi nó đi đâu cho biết .
Nói rồi ra khỏi nhà khách, dùn mình biến ra con chuồn chuồn đỏ, bay theo Bát Giới coi chơi. Thấy Bát Giới dắt ngựa gặp cỏ không cho ăn, cứ dắt ra phía sau đứng đó. Xảy thấy người đàn bà dắt ba đứa con gái, đứng coi bông cúc nơi cửa sau.
Bát Giới dắt ngựa đi trờ tới, ba nàng kia bước trái vào trong.
Người đàn bà ấy hỏi rằng:
- Thầy đi đâu đó?
Bát Giới buông dây cương bước tới, bái và nói rằng:
- Thưa mẹ, tôi đi cho ngựa ăn .
Người đàn bà ấy nói:
- Thầy ngươi không biết tính, ở nhà ta thì sung sướng, chẳng hơn đi tới Tây Phương?
Bát Giới cười rằng:
- Mấy người ấy vâng lệnh vua Ðường đi thỉnh kinh, nên không dám ở đây. Song tôi còn ngại lắm. Sợ mẹ chê tôi mỏ dài tai lớn, không chịu gả con .
Người đàn bà ấy nói:
- Ta không chê đâu. Bởi vì nhà không có đàn ông, miễn đặng một người cầm lái. Song ngại vì ba đứa nhỏ, sợ tánh con gái hay chê .
Bát Giới thưa rằng:
- Xin mẹ nói dùm với mấy cổ: Ðừng chê mập chê ốm. Tuy thầy tôi tốt mã, song cũng chẳng đặng mà ham, chớ như tôi diện mạo xấu xa, mà có ích lắm.
Người đàn bà ấy hỏi rằng:
- Ngươi có tài chi, thì nói cho ta nghe thử .
Bát Giới ca rằng:
Tuy vấn sanh tướng xấu, Song cũng có tài năng
Ðào giếng chừng ba khắc. Câu mưa nội nửa ngày,
Giữ nhà hơn chó sủa: Cào đất quá trâu cày,
Trăm việc đều thông cả: Siêng năng ít ai tày.

Người đàn bà ấy nghe nói khen rằng:
- Giỏi như vậy thì xong lắm. Song ngươi về thưa lại với thầy. Nếu thầy ngươi bằng lòng thì ta bắt rễ .
Bát Giới nói:
- Thầy ấy không phải cha mẹ chi tôi, mà phải thưa đi thưa lại, ưng không là tại nơi tôi .
Người đàn bà ấy nói rằng:
- Như vậy thì xong lắm, để ta tính lại với con ta .
Nói rồi bước vào đóng cửa.
(TDK-23)


Mỗi khi nhìn thấy đàn bà con gái là Bát Giới bị mê hoặc đến cao độ nhiều khi không còn liêm sĩ, luân lý gì hết :

- Thưa mẹ, tính gả người thứ mấy cho tôi?
Người đàn bà ấy nói rằng:
- Chuyện ấy chưa nhất định, muốn gả con lớn thì sợ con giữa nó phiền, muốn gả con giữa thì sợ con út nó giận. Bằng gả con út, chắc hai đứa nó hờn, nên chưa định chắc .
Bát Giới nói:
- Thưa mẹ, nếu sợ phàn nàn xin gả cho tôi hết thảy, thì khỏi lo việc ghen tuông . Người đàn bà ấy nói rằng:
- Không lẽ ba đứa con, mà có một thằng rễ?
Bát Giới thưa rằng:
- Nói như mẹ thì người ta không có hai ba vợ hay sao? Rất đổi là vua Nghiêu còn gả hết hai con cho ông Thuấn. Tôi khéo ở lắm, chẳng hề bỏ phép công bình?
Người đàn bà ấy nói:
- Không đặng, ta đưa cái khăn vuông cho ngươi đội, chụp con nào thì con ấy phải ưng, ấy là lối bói thiên hôn đó .
Bát Giới nghe lời lấy khăn che mặt, rồi nói rằng:
- Xin mẹ kêu mấy cổ ra đây .
Người đàn bà ấy nói rằng:
- Chơn Chơn, Ái Ái, Liên Liên. Ra cho rể mới choàn thiên hôn mà kết duyên gá nghĩa .
Nói rồi nghe ba nàng đều dạ, đeo vàng ngọc khua rổn rảng, mùi xạ hương bay bát ngát. Lòng mừng khấp khởi, chụp trước rồi chụp sau. Chụp chẳng đặng người nào, té ngiêng rồi té ngửa! Rán sức đổ mồ hôi hột, té đập mặt u đầu! Chụp cột nầy rồi ôm cột kia, đụng vách nầy nhào vách nọ!
Mệt ngồi thở dốc và nói rằng:
- Mẹ ôi! Ba cô ấy qủy quyệt quá! Chụp không nhằm biết tính sao?
Người đàn bà ấy nói:
- Không phải nó qủy quyệt đâu, ấy là mắc nhượng cho nhau, nên không đứa nào chịu hết .
Bát Giới nói:
- Mấy cô không chịu, thì mẹ chịu cho rồi .
(TDK-23)

Lòng mê gái này Bát Giới bất chấp là người nữ là người phàm tục hay yêu tinh, thí dụ mặc dầu biết rõ 7 nàng gái đẹp này là yêu tinh nhền nhện Bát giới cũng không đè nén dược lòng tà dục của mình:

Bát Giới nín cười không đặng, liền nói pha lửng rằng:
- Lúc này nóng nực lắm! Xin các cô lấy lòng rộng rãi để bần tăng tắm với cho vui! .
Lũ nữ quái nổi giận mắng rằng:
- Hòa Thượng gì vô lễ vậy nà! Sao đòi tắm với con gái? .
Bát Giới nói trây rằng:
- Nực nội quá chừng không biết lễ nghĩa gì hết!

Nói rồi tuốt quần áo, nhảy đại xuống ao.
Bảy nàng ấy mắc cỡ nổi xung, đồng đánh Bát Giới.
Bát Giới tánh chịu nước hay lắm, liền hóa ra con cá leo, bảy nàng ấy chụp hoài mà bắt không đặng. Ví Ðông thì lội Tây, ví Nam thì lội Bắc, con cá ác nghiệt, cứ thông vào háng bảy nàng mà tung hòanh!
Bảy nàng ấy thất kinh, cứ ngồi xếp chè he dưới nước mà thở dốc. (TDK 72).

3)-Làm Biếng:
Thêm một bản chất nổi bật nữa của Bát Giới. Trong mọi việc Bát Giới luôn luôn thông minh tìm ra được kẻ hở hay lý do để làm biếng:

Nói về Bát Giới ra đi xăng xái, đặng bảy tám dặm đường day mặt lại chỉ Tam Tạng mà lầm bầm rằng:
- Lão thầy cả yếu xiệu, ai nói cũng nghe. Còn hòa thượng đen thui dưỡng thây cho mập. Bật Mã Ôn là con khỉ ốm, muốn ở không cho khỏe với nhau. Sai Lão Trư đi dọ đường, đặng thỉnh kinh cho thành chánh quả. Biết có yêu dữ không dám đi trước, lại biểu ta nạp mình! Ta lại dại gì mà đi tới động. Kiếm chỗ nhủ chơi cho mãn giấc, rồi về nói bướng cũng xong .
Nói rồi thấy dưới kẹt núi, có một đám cỏ hòe. Liền nằm ngay uốn mình một cái mà nói rằng:
-"Sướng biết dường nào! Dầu cho Bật Mã Ôn, cũng không được thảnh thơi nằm ngủ như vầy".

4)-Phá luật lệ:
Mặc dầu đã chấp nhận luật lệ với Quan Âm, trường chay mà đi thỉnh kinh nhưng khi có dịp để phá giới luật là Bát Giới không ngại gì mà không đặt lại thành vấn đề:

Trư Ngộ Năng bạch rằng:
- Tôi thọ phép Quan Âm bấy lâu cử Ngũ Huân Tam yểm chịu cực như vậy mà đợi thầy, nay đã gặp rồi, xin cho trở đũa .
Tam Tạng nói:
-Không nên! Lẽ nào gặp thầy lại thôi ăn chay…
(TDK-19)

5)-Khẩu Nghiệp:
a)-Thị phi:
Đây là một đặc tài của Bát Giới. Thường thì người ta chỉ dèm pha hay thị phi được nếu người trong cuộc ở xa mình và không biết rõ sự thực, còn đằng này Tam Tạng là người hằng ngày ở sát bên Bát Giới thế mà Bát Giới vẫn thi phi, dèm pha và Tam tạng vẫn nghe lời Bát Giới. Đó là nhờ Bát Giới biết xử dụng ngôn ngữ và chiến thuật đánh đúng vào chỗ yếu của Tam Tạng là lòng thương người.

Ngày kia trời tối, Tam Tạng nói với đồ đệ rằng:
- Mặt trời chen lặn, biết nhà nào ngủ đỡ một đêm?
Hành Giả thưa rằng:
- Người tu hành thì uống nước suối, ăn trái cây, ngủ ngoài sương, nằm dưới nguyệt, chỗ nào cũng là nhà hết thảy, hỏi thăm xóm làm chi?
Bát Giới nói:
- Anh đi không, thì thong thả hơn hết, chẳng hề thương kẻ nặng nề, cái gánh đồ nầy, có một Lão Trư ra sức. Anh theo làm học trò lớn, để tôi làm chức trưởng công, tôi biết tánh anh muốn làm tiên, chẳng hề gánh vật, còn ngựa của thầy mập quá, để cho tôi gởi gánh đồ . (TDK)

b)- Dèm pha:
Bát Giới có tài dèm xiểm ngay cả việc trước mắt để gieo sự nghi ngờ trong lòng Tam Tạng:

"Khi ấy Tam Tạng run lập cập nói rằng:
- Con khỉ nấy dữ quá, khi không dám đập chết người ta!
Tôn Hành giả thưa rằng:
- Xin thầy coi trong xách đựng chi, thì biết chơn giả .
Tam Tạng dở xách không thấy cơm, toàn những giòi bò lúc nhúc, giở bình bát không thấy bánh, chỉ những cóc nhảy lom xom, cũng có ý tin là yêu quái.
Bị Bát Giới gièm siễm rằng:
- Người đàn bà ở đồng, sao gọi là yêu quái! Chẳng qua đại ca giết lỡ, nên mà con mắt mà dối thầy, vì sợ có niệm thần chú .
Tam Tạng nghe lời gièm siễm, niệm chú tức thì.
Tôn Hành Giả la lớn rằng:
- Nhức đầu chết đi thầy ôi! Khoan niệm để tôi nói chuyện đã .
Tam Tạng giận rằng:
- Người tu hành thì giữ lòng từ thiện, sao ngươi vô cớ mà sát nhân. Ði thỉnh kinh làm chi, còn có chuyện gì nữa. Thôi ngươi đi về cho rảnh .
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Thầy đuổi tôi đi đâu bây giờ?
Tam Tạng nói:
- Ta chẳng nhìn ngươi là học trò, muốn đi đâu tự ý .

Không phải một lần mà nhiều lần Bát Giới chỉ nói vào một câu là Trắng hóa thành Đen và Tam tạng trừng trị TÔN NGộ KHÔNG ngay, cũng là nhờ Bát Giới biết khai thác điểm yếu của Tam tạng và gieo sự nghi ngờ trong lòng Tam tạng vậy:

Khi ấy Tôn Hành Giả đánh một thiết bảng, con yêu ấy chết ngay, xuất hồn không đặng.
Còn Tam Tạng xem thấy run rét hãi kinh.
Bát Giới cười ngất nói rằng:
- Bữa nay Hành Giả điên rồi, nửa ngày giết hết ba mạng!
Tam Tạng muốn niệm chú, Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Xin thầy đừng niệm chú, giục ngựa đến mà coi! Một đống xương khô rủ tại đó . Tam Tạng xem thấy hãi kinh hỏi rằng:
- Ngộ Không! Người nầy mới chết, sao đã rủ xương?
Tôn Hành Giả nói:
- Nó là Thi ma, xương khô thành quỷ . Nay bị tôi đánh nó biến không kịp, đã hiện nguyên hình. Trên xương sống có bốn chữ Bạch Cốt Phu Nhân, nghĩa là con ma đàn bà bộ xương không mục .
Tam Tạng xem thấy mới tin.
Bị Bát Giới chót mỏ nói dua rằng:
- Thầy ôi! Rõ ràng Hành Giả đánh người lương thiện thác oan. Sợ niệm chú nhức đầu, nên biến hóa dối thầy cho xuôi việc .
Thiệt Tam Tạng hay nghe lắm, tin lời niệm chú tức thì. Thương hại Tôn Hành Giả nhức đầu quá, quì bên đường mà thưa rằng:
- Xin thầy đừng niệm nữa, muốn chi thì nói cho rồi .
(TDK)

c)-Nói Láo:
Bát Giới có tài bịa đặt câu chuyện một cách chi tiết khiến người nghe tuởng như thật:


Tam Tạng hỏi rằng:
- Có yêu quái hay không?
Bát Giới thưa rằng:
- Có yêu quái rất nhiều kể không hết .
Tam Tạng nói:
- Sao ngươi về đặng?
Bát Giới nói:
- Chúng nó kêu tôi bằng Trư Tổ, đứa thì kêu bằng ông ngoại. Dọn trôi nước đồ chay mà đãi tôi. Rồi gióng trống kéo cờ mà đưa tôi trở lại .
Tôn Hành Giả nói rằng:
- Có khi ngươi ngủ chiêm bao thấy như vậy, nên thuật chuyện lại phải chăng?.

d)-Nịnh bợ & Khích Bác :
Bây khỉ vâng lời mà đè xuống. Bát Giới lạy mãi mà năn nỉ rằng:
-"Xin anh vị tình thầy, dung thứ em một thuở".
Tôn Hành Giả nói:
-"Thầy ở nhân nghĩa lắm, không vị tình làm sao".
Bát Giới lạy nữa, thưa rằng:
-"Anh không vị tình thầy thì thôi, xin vị tình Quan Âm mà tha tội ngu đệ".
Tôn Hành Giả nghe nhắc tới Quan Âm, trong lòng cảm động, liền nói rằng:
-"Biết lỗi thì thôi, ta cũng không đánh. Song phải nói cho thiệt. Nay Ðường Tăng đến đâu mà mắc nạn, nên ngươi tới gạt ta?"
Bát Giới thưa rằng:
-"Thiệt tình thầy nhớ anh, chớ không mắc cạn chi hết".
Tôn Hành Gả nổi giận mắng rằng:
-"Ngươi muốn ta đánh một thiết bảng phải không, sao cứ gạt ta hoài vậy? Tuy ta về động Thủy liêm chớ lòng hằng lo việc sư phụ. Thầy mắc nạn nhiều chỗ không phải lần nầy. Phải cứ thiệt khai ngay, còn nói giấu thì đừng có trách số".
Bát Giới thưa rằng:
-"Thiệt tôi nói dối mà rước anh. Không dè anh thiệt tánh linh biết trước hết thảy. Xin tha tội, tôi xin thưa thiệt sự tình".
Tôn Hành Giả nói:
-"Chờ dậy mà nói chuyện nghe thử?"
Bầy khỉ buông tay ra, Bát Giới chờ dậy chạy dòm ngó lăn xăn. Tôn Hành Giả hỏi rằng:
-"Làm cái cái gì lạ vậy?"
Bát Giới nói
-"kiếm đường mà chạy cho mau".
Tôn Hành Giả nói:
-"Ta chấp ngươi chạy trước ba ngày, ta theo bắt lại lập tức. Chạy đâu cũng không khỏi, chuyện chi nói thiệt cho mau?"
Bát Giới túng phải thuật chuyện lại. Rồi nói rằng:
-"Bởi Tiểu long đốc tôi đi thỉnh anh nói anh là người quân tử biết nhân nghĩa chẳng hề nê cố việc cũ, sao chắc cũng cứu thầy. Vậy xin anh xét lại một ngày cũng đạo làm thầy, đi cứu cho toàn tánh mạng".
Tôn Hành Giả nổi giận nói rằng:
-"Khi ta giã từ có dặn như vầy: Nếu gặp yêu quái thì nói ta là học trò lớn của thầy, thì nó chẳng dám làm hại. Sao ngươi cãi lời ta?"
Bát Giới nghe nói nghĩ rằng: "Môi hỉnh chẳng bằng nói khích". Nghĩ rồi nói rằng:
-"Anh ôi! Phải đừng nói tên anh, hãy còn khá khá. Bởi vì nói tên anh nó mới làm dữ vô cùng!"
Tôn Hành Giả hỏi:
-"Ngươi nói làm sao đó?" Bát Giới đáp rằng:
-"Tôi nói: Yêu tinh đừng vô lễ mà làm hại thầy ta. Ta hãy còn một vị đại sư huynh là Tôn Hành Giả, thần thông quảng đại, năm xưa phá tới thiên cung. Nếu anh ta đến đây, thì bây chết cả lũ. Huỳnh Bào nổi giận nói lớn rằng: "Mi tưởng Tôn Hành Giả là tài lắm, dám chọc ta sao? Nếu nó đến đây thì ta lột da rút gân, ăn thịt và lấy xương mà làm thuốc. Chớ bộ nó ốm lắm, rán mỡ có bai nhiêu. Tại mi đem con khỉ mà nhát ta, nên ta làm cho khỉ ốm ra mặt. Vậy mới biết thấp cao".
Tôn Hành Giả nghe nói nổi giận, trợn mắt cào tai, nhảy xuống hét lớn rằng:
-"Sao dám mắng ta như vậy?"
Bát Giới thưa rằng:
-"Xin đại ca bớt nóng. Ấy là Huỳnh Bào nói, tôi học lại cho anh nghe".
Tôn Hành Giả nói rằng:
-"Thôi em chờ dậy. Ta phải đi đánh mới xong. Vì nó mắng ta nên giết nó báo cừu cho đã giận. Rồi trở về Thùy Liêm Ðộng chớ không theo bảo hộ Ðường Tăng".
Bát Giới nói:
-"Miễn anh giết nó mà báo cừu, còn sự ở đi mặc ý".
(TDK-31)


6)-Thù Dai:
Bát Giới bị Tôn Ngộ Không đánh đòn nhiều lần nên đâm oán , chỉ chờ cơ hội là trả thù. Bản chất của Bát Giới còn là con người thù dai, cất dấu những tư tưởng hận thù chỉ chờ dịp là bùng dậy:

Khi ấy Tam Tạng nói với Tôn Hành Giả rằng:
- Ngươi có phép cứu đặng một mạng, hơn lập bảy kiểng chùa, dầu thỉnh kinh công đức cũng không bằng cứu mạng .
Tôn Hành Giả nói:
- Thầy khéo nghe lời thằng điên nói bậy. Phàm con người chết 49 ngày trở lại, thì đã đi đầu thai, nay người chết đã ba năm, tôi cứu làm sao cho đặng!
Tam Tạng nghe nói hỡi ôi!
Bát Giới nổi giận nói rằng:
- Ấy là lời nói gạt thầy, sao lại cứu không đặng, thầy cứ niệm chú, chừng nào tử thi sống lại thì thôi .
Tam Tạng y lời, Tôn Hành Giả nhức đầu lòi con mắt.(TDK-38)

Khi Tôn Hành Giả nhức đầu chịu không nổi liền năn nỉ rằng:
- Thầy ôi! Xin đừng niệm nữa, để tôi chạy thuốc .
Tam Tạng hỏi:
- Ði kiếm ở đâu bây giờ?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Trừ ra xuống Diên vương, mà lấy hồn vía .
Bát Giới nói:
- Thưa thầy, đừng nghe lời ấy, bởi sư huynh có nói trước với tôi rằng: Chẳng cần xuống Âm ti, ở trên dương gian cũng có thuốc .
Tam Tạng ngỡ thiệt, liền niệm chú, Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Thầy đừng niệm nữa, để tôi kiếm thuốc trên dương gian .
Bát Giới thưa rằng:
- Xin thầy niệm hoài anh tôi phải phục .
Tôn Hành Giả nổi giận mắng rằng:
- Mi là súc vật, sao quyết hại ta .
Bát Giới cười ngất nói rằng:
- Tại anh hay khuấy tôi, nên tôi phải khuấy lại .
Tam Tạng hỏi:
- Dương gian có thuốc chi mà cứu đặng .
Tôn Hành Giả thưa rằng:
- Nay tôi đi tìm ông Thái Thượng xin một viên thuốc hườn hồn thì cứu vua Ô Kê mới sống .
Tam Tạng mừng rỡ hối đi.

7)-Trốn trách nhiệm, phản bạn:
Chỉ vì làm biếng Bát Giới đôi khi bất chấp tín nghĩa, lòng trung thành cùng huynh đệ, sẵn sàng đạp trên sức phấn đấu của huynh đệ mà hưởng thụ:

Bát Giới đã đuối tay, Sa Tăng cũng hết sức. (Bởi lúc nầy chư thần bảo hộ Tam Tạng tại đền vua Bửu Tượng, nên Sa Tăng, Bát Giới đánh không lại Huỳnh Bào).
Khi ấy Bát Giới nói gạt Sa Tăng rằng:
- Hiền đệ rán sức mà cự, ta đi ngoài rồi vào đánh tiếp tức thì .
Sa Tăng tin lời rán sức đánh cố mạng.
Chẳng ngờ Bát Giới chạy riết, kiếm chỗ mát mà nằm ngủ ly bì.
(TDK-29).

8)-Con người không ý chí, bỏ dở nửa chừng, trong đầu luôn luôn tính chuyện xuất tu hòan tục:
Đây là trở ngại chính của công cuộc đi thỉnh kinh, không phải từ bên ngoài thiên nhiên, rừng, sông, thú dữ, đói kém mà từ trong lòng phát ra mà Trư Bát Giới là đại diện, lúc nào cũng muốn bỏ cuộc, quay đầu về.

Bát Giới nói:
- Thôi ngươi lặn xuống sông mà về biển. Còn ta gánh đồ về xóm cao lào mà ở thì xong hơn .
Bạch mã nghe nói, cắn áo Bát Giới kéo lại khóc mà than rằng:
- Xin sư huynh đừng lanh nặng tìm nhẹ, bỏ bạn phụ thầy. Nỡ nào làm biếng ngặt không biết tính làm sao. Sa Tăng bị yêu bắt trói, ta đánh không lại nó, ngươi cự cũng bị thương. Lúc nầy phá hùm cho rồi, còn đợi chừng nào nữa?
Bạch mã khóc rằng:
- Anh đừng nói chuyện chia phôi, tôi đau lòng lắm. Nếu anh không cứu đặng sư phụ, xin đi cầu viện người ta!
(TDK)
Khi ấy Sa Tăng với Tam Tạng đương đứng ngó mông, thấy Bát Giới chạy về thở hào hển, Tam Tạng kinh hãi hỏi rằng:
- Bát Giới, sao ngươi về có một mình, còn Ngộ Không đâu vắng?
Bát Giới khóc rằng:
- Sư huynh bị yêu quái nuốt rồi!
Tam Tạng nghe nói kinh hồn, té nhào xuống đất.
Giây phút Tam Tạng tỉnh dậy, đấm ngực khóc rằng:
- Ðồ đệ ôi! Ngỡ là thuở nay ngươi có tài đánh yêu, không dè bây giờ bị yêu nuốt! Thảm khổ biết chừng nào?
Bát Giới không thèm khuyên giải, liền kêu Sa Tăng mà nói rằng:
- Sư đệ ôi! Hãy đưa đồ hành lý, ngươi với ta chia hai!
Sa Tăng hỏi:
- Sư huynh chia đồ ấy làm chi?
Bát Giới nói:
- Chia chát cho phân minh, đặng ở đâu về đó. Ngươi về sông Lưu sa, ăn thịt người như khi trước, còn Lão Trư về ông nhạc, bảo hộ ở nhà ta, và bán con ngựa, mua cho sư phụ một cái quan tài, chớ còn trông thỉnh kinh gì nữa?
Tam Tạng nghe nói động lòng, kêu trời rồi khóc lớn.(TDK-75)

9)-Xúi Dục người khác làm chuyện phi pháp:
Nói dèm, xúi dục, kích thích lòng tham của người khác thì Bát Giới quả là thiên tài, ngay đến Tôn Ngộ Không cũng còn rơi vào bẩy của Bát Giới :

Bát Giới nói:
- Anh biết nhơn sâm quả hay không?
Hành Giả nói:
- Tuy ta chưa thấy, mà nghe người nói: Nhơn sâm quả là Thảo huờn đơn, nếu ăn nó thì sống lâu lắm. Mà ở đâu có bây giờ?
Bát Giới nói:
- Hai đạo đồng dâng hai trái cho thầy. Thầy không biết là trái nhơn sâm; chẳng hề động tới. Hai thầy khốn nạn quá. Phải chi thầy không hưởng, thì nó hiến cho mình. Té ra hai đứa đem nhơn sâm vào phòng, nuốt ọt với nhau hết trọi! Chúng ta không đặng một miếng, cũng nên hái trộm mà ăn .
Hành Giả nói:
- Chuyện ấy dễ như chơi, để ta đi hái . (TDK)

10)-Nhẫn Tâm:
Mặc dầu là người tu đôi khi Bát Giới bộc lộ thú tánh của mình là chỉ biết hưởng thụ dửng dưng trước cái chết của người khác:

Nói rồi đứng dậy đi liền, Tam Tạng nghe nói kinh hồn, tay chơn bủn rũn! Cầm lòng không đậu, rơi lụy chứa chan, kêu lớn nói rằng:
- Hôn quân, hôn quân, đắm sắc cho sanh bịnh, nở nào giết con nít dư ngàn, tội nghiệp quá chừng, ta thương đứt ruột!
Bát Giới lại gần nói rằng:
- Sao thầy không khiêng thọ đường người ta về nhà mà khóc! Thôi, thầy đừng phiền não làm chi, họ giết dân họ, không động phạm tới thầy, hãy đi ngủ cho khỏe, hơi nào lo việc người dưng?
(TDK-78)

11)-Giấu diếm tiền bạc :
Tiền bạc thời nào cũng có người mê, ngay cả Bát Giới là người tu hành cũng giấu diếm tiền bạc:

Còn Tôn Hành Giả bay lên ngó xuống, thấy Bát Giới nằm ngửa, giơ bốn cẳng lên trời, còn mỏ hụp lên hụp xuống, nửa nổi nửa chìm, mệt thở è è, coi thấy tức cười lắm!
Tôn Hành Giả thấy Bát Giới ra thân ấy hết giận rồi thương, bèn nghỉ rằng:
- Bát Giới cũng là một người từng phó hội Long hoa, song giận một đều, hể có động thì nó đòi về xứ, lại hay nói đốt cho thầy niệm chú nhức đầu! Ngày trước ta có nghe Sa Tăng nói rằng: Nó có giấu đút đặng tiền riêng, không biết qủa thiệt hay chăng? Ðể ta dọa nó một cái mà tra mẹo thữ?
Nghĩ rồi liền bay bên tai Bát Giới kêu giọng éo éo rằng:
- Bớ Trư ngộ Năng, bớ Trư ngộ Năng.
Bát Giới hoảng hồn nói rằng:
- Xui quá! Bồ Tát đặt pháp danh là Ngộ Năng, từ theo Ðường Tăng đến nay, cứ kêu tên Bát Giới, ai ở đây sao lại biết pháp danh ta mà kêu?
Nghĩ rồi, nín không đặng liền nói rằng:
- Ai kêu ta đó ?
Tôn Hành Giả nói:
- Ta đây.
Bát Giới hỏi:
- Ta đây, là ai đó?
Tôn Hành Giả nói:
- Ta là quỉ vô thường chớ ai.
Bát Giới hoảng hồn hỏi rằng:
- Chẳng hay quan lớn đi đâu đó?
Tôn Hành Giả nói:
- Vua Diêm Vương sai ta đi bắt hồn ngươi.
Bát Giới nói:
- Quan lớn về tâu lại với vua Diêm Vương rằng Ngài có quen lớn với sư huynh tôi là Tôn Hành Giả xin ngài vị tình chế một ngày, để mai sẽ bắt.
Tôn Hành Giả đáp rằng:
- Ðừng có nói xàm, lời ngạn ngữ rằng:
- Diêm Vương đã định canh ba chết, nào ai dám để tới canh tư. Ngươi hãy đi theo ta cho mau, đừng đợi lấy giây vòng mà kéo.
Bát Giới nói:
- Sao quan lớn chẳng rộng lượng làm ơn, coi bộ mat tôi còn sống lâu đặng hay sao, bề nào cũng chết, xin nán lại một ngày, đợi con yêu bắt thầy tôi và sư đệ, sư huynh về đây, sẽ giủ sổ thâu hồn một lượt luôn thể, chớ bắt kẻ sau người trước cũng mất công .
Tôn Hành Giả nói:
- Thôi, cái giấy của ta đi bắt, cọng ba chục hồn, đều có kẻ sau người trước, ta đi bắt hai mươi chín hồn kia, chừng lối một ngày trở lại. Thôi, ngươi đưa tiền phí lộ cho ta đi .
Bát Giới nói:
- Tội nghiệp quá, tôi là người tu hành, có tiền đâu mà lo lót .
Tôn Hành Giả nói:
- Nếu không chịu tiền phí lộ, thì với ta bây giờ .
Bát Giới hoảng hồn nói rằng:
- Xin quan lớn đừng trói, tôi biết sợi dây của quan lớn tên là dây truy mạng, tròng vào cổ thì tắt hơi. Thôi tôi chịu có, song có chút đỉnh mà thôi, nhớ nhiều không có .
Tôn Hành Giả nói:
- Có bao nhiêu thì đưa hết cho mau .
Bát Giới nói:
- Tội nghiệp quá, ấy là tiền lương tôi góp nhóp mấy năm nay, tính bạc vụn chỉ có năm chỉ, kỳ trước tôi cậy thợ bạc nấu cốn lại một cục, nó không sợ tội phước, ăn bớt hết bốn phân, một cục cân còn bốn chỉ sáu, tôi thường giấu bên kẹt tai bên tả, tôi bị trói nên lấy ra không đặng, thôi quan lớn chịu khó mà lấy cho rồi .

Tôn Hành Giả nghe nói, liền mò trong lỗ tai Bát Giới, thiệt lấy đặng một miếng bạc cong cong như yên ngựa, nặng chừng bốn chỉ sáu mà thôi. Lấy bạc cất xong xả liền hiện nguyên hình vỗ tay cười ngất, Bát Giới nằm dưới nước, ngó thấy Tôn Hành Giả liền nổi giận rũa rằng:
- Bật mả ôn bị trời đánh còn ở bất nhơn, tôi khổ sở như vầy, nở lòng nào mà gạt lấy của .
(TDK-76).

IV)-NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA TRƯ BÁT GIỚI:

Nhưng không phải vì có nhiều tánh xấu mà Trư Bát Giới không có những tánh tốt. Thực ra Trư Bát Giới là người có bản chất tốt và phục thiện:

1)-Chấp nhận đi Thỉnh Kinh:
Điểm hướng thiện lớn nhất của Bát Giới là chấp nhận phò Tam tạng đi thỉnh kinh để chuộc lại lỗi mình:

Quan Âm nói:
- Người xưa rằng: Muốn có đường đi tới, thì đừng làm mất đường lui. Nếu mất đường đi tới, thì phải cùng đường. Khi ngươi ở cõi trên đà phạm phép, thì nay phải đọa mà không bỏ lòng hung, lại giết người hại vật, thì một tội sinh hai, ấy là muốn cùng đường đó .
Con tinh nói:
- Còn cùng chẳng còn cũng không cần. Nếu cử ăn thịt người thì thấy ngáp gió, hèn chi người ta nói: Y theo phép quan thì đánh chết, y theo phép Phật thì đói chết. Là phải lắm mà. Tính bề đi phức cho xong thê. Thà bắt chúng đi đường, ăn mỡ tươi béo lắm, cần gì 2 tội, 3 tội, ngàn tội, muôn tội nà .
Quan Âm nói:
- Lòng người muốn phải, trời cũng thuận theo. Như ngươi tu theo phép, ta cũng có món nuôi mình được, trái cây, rau, gạo, ăn cũng no lòng, lựa phải ăn mỡ người ta mới sống?
Con tinh nghe nói như tỉnh giấc chiêm bao, lạy Quan Âm mà nói rằng:
- Tôi muốn giải nghiệp mà đi tu, song mắc lấy tội trời, cầu sao cho khỏi?
Quan Âm nói:
- Ta vâng sắc Phật Tổ, xuống cõi trần mà tìm kẻ thỉnh kinh. Nếu ngươi chịu làm đệ tử người thỉnh kinh, mà tới Tây Phương thì phước đủ trừ tội, ta cứu ngươi nạn khỏi tai qua .
Con tinh nói:
- Chịu theo, chịu theo"

2-) Thông Minh, Có tài ăn nói, Biết khai thác yếu điểm của con người:
Qua các trích đoạn về tánh xấu của Trư Bát Giới, ta thấy rõ là Trư Bát Giới rất thông minh, có tài ăn nói, biết rõ mình cần phải nói gì để gieo sự nghi ngờ trong lòng Tam Tạng và cũng hiểu rõ yếu điểm của Tam Tạng và Tôn Ngộ Không hơn ai hết nên nếu Trư Bát Giới muốn khích bác, thi phi, dèm pha hay nịnh bợ …hầu như đều thành công hết . Tiếc thay Tài Năng và Sự Thông Minh này Trư Bát Giới chỉ dùng để phục vụ cho Bản Năng riêng của mình.

3-) Có Sức Khỏe Hơn Người:
Không những có Tài mà họ Trư còn có Sức khỏe hơn người, đôi khi có những việc mà ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không làm được phải giao cho Trư Bát Giới:

Tôn Hành Giả nói:
-"Nếu vậy thì dùng ít giạ gạo trắng, nấu cơm phơi khô hoặc làm bánh bao cũng đặng. Ta sẽ bảo hòa thượng mỏ dài ăn no, rồi hóa làm con heo lớn, ủi đường này cho sạch mà đi".
Bát Giới nói:
-"Ðại ca tệ thời thôi, các cha muốn sạch sẽ cho sướng thân, sai tôi làm việc dơ dáy?" Tam Tạng nói:
-"Ngộ Năng, nếu ngươi có tài phép thì dọn cái đường nầy, ta đi tới Tây Phương, tính công ngươi thứ nhứt".
Bát Giới cười rằng:
-"Lão Trư biến ba mưới sáu cách, hóa làm lợn lớn lại khó gì? Song biến hình lớn chừng nào, thì bao tử lớn theo chừng nấy, phải ăn no mới đủ sức dọn đường; nếu đói chắc làm không nổi".
Các người ấy đồng nói rằng:
-"Chúng tôi quyết đem cơm khô và bánh in, bánh bao, vật thực theo ăn mà dọn đường, mỗi người mỗi gánh. Vậy thì chúng tôi đem ra hết cho thầy dùng; rồi sai người về nấu cơm gánh theo, phòng khi bổ khuyết".
Bát Giới nghe nói mừng rỡ, cởi y phục và nói rằng:
-"Xin ai nấy đừng cười, coi Lão Trư lập cái công thúi hoắc!"
Nói rồi dùn mình biến ra con heo lớn quá, mình dài một trăm trượng, ai nấy đều kinh! Tôn Hành Giả bảo đem cơm khô và đồ vật thực đổ đống, mời Bát Giới đỡ lòng. Bát Giới xốc một hồi mới hết, rồi ra sức ủi đường. Tam Tạng cởi ngựa theo sau, Tôn Hành Giả theo phò tả hữu, Sa Tăng gánh đồ hành lý theo sau. Tôn Hành Giả day lại nói rằng:
-"Thôi các ông trở về mà nghỉ, như tưởng tình thì sai người đem thêm cơm đặng sư đệ dùng thêm cho mạnh sức".
Mấy người cỡi ngựa chạy về trước hối nấu cơm, rồi bắt lừa chở theo mà không kịp, theo riết tới bữa sau mới thấy dạng, liền cả kêu rằng:
-"Các lão gia chậm chậm vậy, đợi chúng tôi dưng cơm".
Tam Tạng mừng rỡ tạ ơn, bảo Bát Giới nghỉ mà ăn cho thêm sức. Bát Giới ủi hai ngày đã đói, thời may gặp cơm nhiều, ăn một bữa no nê rồi ủi nữa. Thiệt là nhờ Bát Giới ủi tám trăm dặm đường Thất tuyệt trống trơn, quá khỏi truông mới hườn hình như cũ. (TDK – 67).

4-) Lạc quan, không Sân Giận:
Trái hẳn với TÔN NGộ KHÔNG, Trư Bát Giới gần như là không Giận bao giờ, cũng ít khi buồn, có buồn cũng chỉ chốc lát, rồi quên đi, tánh tình luôn nhìn gần và luôn luôn vui sống..

5-) Thương thầy, thương huynh đệ (Lòng Nhân)
Ẩn trong bản chất tham ăn, tham dục là lòng nhân thương thầy, thương huynh đệ và tâm hướng thiện:

Khi ấy anh em về thấy Sa Tăng còn khóc! Bát Giới mủi lòng ôm mã khóc kinh!
Tôn Hành Giả nói:
-"Chúa yêu đã lấp cửa trước, trong chất đá dẫy đầy, chắc có ngỏ sau thông thương, nên nó mới bít cửa trước. Vậy thì hai đứa bây ở đây, để ta đi thám thinh".
Bát Giới và khóc và dặn rằng:
-"Anh phải có ý tứ cho lắm, đừng lơ lĩnh mà nó ăn thịt nữa, báo hại chúng tôi khóc sư phụ, lại khóc sư huynh, khóc thét đui hai con mắt".
Tôn Hành Giả nạt rằng:
-"Ðừng có nói xàm".

(TDK – 86)

V)-CON ĐƯỜNG GIẢI NGHIỆP:

Bát Giới chấp nhận đi Thỉnh kinh vì biết đó là con đường duy nhất để giải nghiệp.
Đi thỉnh kinh là con đường Đạo để thoát ra khỏi cái vòng trầm luân của nhân quả, vì nếu tiếp tục sống trong vòng duyên nghiệp này ta sẽ lẫn quẩn trong vòng Sinh, Lão, Bệnh, Tử (Khổ Đế của Tứ Diệu Đế ). (Đừng quên Tây Du Ký là câu chuyên hoang đường để quảng bá Phật pháp). Sanh ra, lớn lên, lập gia đình, lo sự nghiệp, đẻ con rồi bệnh họan, rồi chết. Cứ vậy mãi… Cái vòng Luân Hồi ràng buộc đời sống với lề lối suy nghĩ trần tục: Tình, Tiền, Danh, Nghiệp , Tham, Sân, Si vv….. Muốn thóat khỏi cái vòng lẩn quẩn đó, phải có con đường giải thóat. Con đường giải thóat nằm trong Kinh Phật mà tượng trưng qua cuộc hành trình thỉnh kinh của thầy trò Tam Tạng. Tôn Ngộ Không muốn thóat khỏi cái nghiệp nặng trịch trong núi đá cần phải có cái Duyên của Quan Âm dẫn độ và phát đại nguyện đi thỉnh kinh. Thực ra Kinh kệ chỉ dành cho người trần tục, riêng đối với Trư Bát Giới thì cuộc hành trình thỉnh kinh thì đã là thực hành giải nghiệp rồi. Con đường thỉnh kinh cũng là con đường mà Trư Bát Giới đối diện với chính Bản Năng của mình và khắc phục được các Bản Năng đó.
Vì thế Quan Âm mới đặt pháp danh cho Trư Bát Giới là Ngộ Năng.

Khi đạt đạo rồi, không còn xác phàm nữa thì Con Nguời được giải phóng khỏi cái ăn cái uống, khỏi các nhu cầu khác của thân xác :


Mấy thầy trò gói kinh gánh theo Trần Trừng, nội xóm hay tin, đồng ra nghinh tiếp, kẻ thắp đèn thắp hương, người dọn bàn ghế, tốp thì đờn ca gióng trống như thỉnh sắc, giây phút rước tới cửa xóm, Trần Thanh và nội nhà ra nghinh tiếp vào nhà, ai nấy đồng lạy tạ ơn. Rồi dọn tiệc chay thiết đãi. Tam Tạng hết xác phàm nên không đói như khi trước, vì tình nhậm lễ chút đỉnh mà thôi. Tôn Hành Giả không ăn đồ nấu, dùng chút đỉnh trái cây. Sa Tăng cũng chấm chút! Bát Giới rán ăn một chén, rồi thì cầm đủa bái liền,
Tôn Hành Giả hỏi:
-"Sao thôi sớm như vậy?"
Bát Giới nói:
-"Không biết thể làm sao tì vị yếu quá, chắc là no hơi. Ðến xế Trần Thanh dọn tiệc, đãi bốn thầy trò xong xả. Chiều lại Trần Trừng dọn tiệc mời nữa, \
Bát Giới cười rằng:
-"Tôi vô phước quá chừng, lúc ăn đặng không thấy ai mời, nay no hơi lại nhiều đám thỉnh".
Nói rồi ngồi vào tiệc, ăn rán một hai miếng gọi là, khó làm thẳng nghỉnh như trước.
(TDK – 99)

V)-BÀI HỌC RÚT RA TỪ TRƯ BÁT GIỚI :

-Ngòai cuộc chiến đấu chống kẻ thù bên ngòai còn phải chiến đấu chống kẻ thù bên trong, đó là Nịnh bợ, Dèm xiểm, Tham ăn, Làm biếng, Mê tửu sắc, tính bỏ cuộc…luôn luôn ẩn tàng trong con người, mà ta không thể tiêu diệt nó được, chỉ có thể khắc phục, kiểm sóat và giáo dục nó để trở nên hướng thượng hơn lên.

-Bát Giới là bản năng trong con người chúng ta, luôn luôn kéo chúng ta đi theo chiều hướng chúng muốn. Nhiều người bỏ cả cuôc đời để chạy theo dục vọng hay những đòi hỏi của thân xác, để xây dựng và lệ thuộc vào 4 bức tường giam hảm cuộc đời mình (tứ đổ tường). Bát Giới mà không có TÔN NGộ KHÔNG hay Tam Tạng kềm chế thì chỉ biết buông thả theo dục vọng của mình. Muốn cho đời sống nhẹ nhàng, phải hướng thượng, nghĩa là chế ngự Bản Năng (Trư Bát Giới) và tăng cường phần Trí (TÔN NGộ KHÔNG) hay phần Tâm, Ý Chí (Tam Tạng).

-Bát Giới cũng tựng trưng cho Tham, Si (Tôn Ngộ Không thì Sân), và Khẩu Nghiệp của Phật Giáo.

-Trong đời sống thực tế gia đình và xã hội nhiều người chỉ sống theo Bản Ngã và Bản Năng của mình mà quên đi thức Hòa Đồng với người xung quanh. Sự kiện này đôi khi đưa đến sự tan vỡ gia đình hay công việc mà chính mình cũng không tự ý thức tới. Biết bao nhiều gia đình đổ vỡ, biết bao cuộc đời thân bại danh liệt cũng vì Tửu Sắc, Nhục Dục, Bài bạc, Khẩu nghiệp……tức là sống thỏa theo bản năng, không tự kềm chế mình ….Bài học Bát Giới còn đó từ Nguyên Bồng nguyên soái trên thiên cung bị đọa trần vào lớp nửa người nửa heo cũng vì cái bản năng này.

-Trong cuộc sống đầy máy móc, thiên về vật chất và nhiều căng thẳng (Stress) như hiện nay, đôi khi có được những đặc tánh như Trư Bát Giới cũng là điều tốt. Ăn được, Ngủ được Sức Khỏe tốt quả là điều cần thiết cho chúng ta. Không lo lắng, không muộn phiền. Sống vô tư, biết quẳng gánh lo đi và vui sống, luôn luôn tìm đuợc trong bất cứ nghịch cảnh nào cũng có đôi phút nghỉ ngơi, an nhàn. Dĩ nhiên không được để cho Bản Năng chỉ huy đời mình.

VI) CẢM ĐỀ TRƯ BÁT GIỚI :

Giam hãm cuộc đời trong bản năng
Thiên Bồng hóa kiếp thành Ngộ Năng
Con đường giải nghiệp bào mòn tánh
Dục vọng xuân thời một ánh băng .


Xuân Đinh Hợi
2007
đồ khỉ gió



Cùng một thể loại, xin bấm vào đây để xem thêm :

Phiếm Luận về Tôn Ngộ Không

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2007

Tết ta...

Ngày mồng một, HL&đlh thân mến chúc các bác thanh niên thiếu nữ trong quán một năm vạn sự như ý, an lành và hạnh phúc.

HL&đlh




Đêm Ba Mươi Tôi Đã Thấy


Đêm ba mươi tôi thấy , nghe súng nổ

Đạn thù bay trên khắp quê hương
Buổi hừng đông , xác người lính trẻ
Vừa hy sinh đời cho nước non

Giọt sương mờ khẽ vương trên trán
Nét hồn nhiên anh đang ngủ yên

Máu chưa khô vẫn đọng trên tóc

Môi tái xanh và súng vẫn trên tay

Đêm ba mươi về anh nằm đây
Như chứng kiến cho Việt Nam này
Một Việt Nam đau thương tang tóc
Một Việt Nam khát khao hoà bình

Đêm ba mươi vì anh , rơi lệ
Giọt sầu khóc người vì non sông
Vì Việt Nam anh buông cuộc sống
Cho yên lành trên khắp nơi nơi

Đông Hòa
29.04.75 ( chỉnh biên 08.02.07)

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2007

Lớp nhạc cuối cùng

Bọn trẻ xúm lại quây quần bên cái vòng tròn hột xoài vẽ trên mặt đất . Đây là trò chơi dân gian của lủ trẻ miền quê , sau khi vẽ cái vòng hình hột xoài thì gạch hai gạch dài hai đầu làm hai tụ cái , còn lại chia ra hai bên mổi bên năm ô . Trong hai ô đầu thì đặt hai cục đá bằng nửa bàn tay làm quân cái , con lại các ô nhỏ mổi ô rải năm cục đá nhỏ làm quân đi .

Cứ thế sau khi " oản tù tì " Thì bên thắng sẽ hốt quân bên mình bất cứ tụ nào rải về hướng mình thích , cứ rải hết thì hốt tụ kế rải cho đến khi có một ô trống trước mặt , lấy tay đập vào đó ăn phần quân cờ trong ô kế tiếp bất kể tụ đó là tụ nào kể cả tụ cái , nếu như có các ô kế tiếp cách khoãng đều nhau , nghĩa là cứ cách một ô đến một tụ thì đập tay vào ô trống kế tiếp ăn luôn . Khi hết quân trên bàn thì bên nào nhiều quân thì bên đó thắng . Nhưng nếu rải đến sát tụ cái mà hết quân đi thì kể như bí , lúc đó mới đến phía đối diện mới được đi

- Ê Hòa ! Ăn gian quá vậy hử . Thằng Ngọc vừa nói vừa sỉ ngón tay vào trán thằng Hòa

- Hông dám đâu ! Tui hốt tụ này chớ bộ , ai ăn gian nè ! Sao hồi này giờ hông dòm , bây giờ tui hốt rồi nhe ! Chuẩn bị chìa cái lổ tai đây để búng nào . Hòa vừa nói vừa thò tay hốt miệng cười ngất ngư .

- Hòa nè ! Ráng ăn nghe ! Còn cái phần búng lổ tai thì tặng cho tui nhen !. Thằng Kiều ngồi ngoài vừa nhìn vừa lên tiếng vừa cười ha hả . Cả bọn đang chơi trò khoanh tụ đếm đá , ai thắng thì được búng lổ tai đối thủ năm cái ! Có quyền tặng người khác búng dùm luôn , tiếng nói cười rôm rã lẫn tiếng chí choé , giành giật .

Cả bọn đang chơi nói cười khanh khách thì nghe tiếng gọi ơi ới từ phía sau

- Thôi nghỉ chơi tới giờ rồi ! Chúng mình đến nhà thầy Phát đi nào ! thằng Vỹ vừa chạy đến gần vừa nói thật lớn

- Còn sớm mà ! Chơi thêm một chút nữa ! Uổng lắm . Thằng Sơn nhăn mặt cào nhào vì còn mê mẩn với trò chơi
- Sớm gì nữa ! Nghỉ thôi mai diễn rồi ! Nhanh chân cho nhờ tí nào !. Thằng Vỹ vừa nói vừa nghênh cái mặt hếch lên ra chiều việc rất quan trọng và khẩn trương .

- Vậy thì mình đi ! Kẻo thầy chờ !. Thằng Sơn vừa nói vừa đứng dậy phủi đít quần , xỏ chân vào dép .

- Chị Kiều ơi ! Hôm nay chị làm ca sĩ nghe ! Thằng Ngọc vừa nói vừa bẻ miệng cho ra tiếng ngọng nghịu eo éo .

- Tui đập một cái là chết liền à nghen ! Kêu bằng anh chứ chị hả thằng khỉ kia .

- Hì.. Hì...! Ai biểu anh có tên con gái làm chi ?. Thằng Vỹ vừa nói vừa cười lem lém chân bước loạng choạng .

- Hay là để tui đóng vai Kim Trọng luôn cho trọn tuồng nhe ! Thằng Ngọc lại nói tiếp rồi nhe răng cười sặc sụa.

- Ê ! Kim Trọng cái con khỉ á ! Có nước là ma vương thành quỷ á ! Nói xong thằng Kiều nó rượt thằng Ngọc chạy cót cờ . Riêng thằng Ngự ngồi yên khi nãy cũng vội đứng dậy đi theo .

Cả Bọn vừa đi vừa giỡn , những tiếng xỉa xói , tiếng cười khanh khách cứ vang lên . Bọn trẻ con đứa nói qua kẻ nói lại huyên náo cả con đường , không bao lâu thì đến nhà ông Phát . Thầy Phát dạy nhạc ! Ông dạy cho chúng cách đệm đàn , đánh trống , sô lô , guitar , bass , kèn xác xô phôn , thanh nhạc . Ông rất thương bọn trẻ , chúng con nhà nghèo và bản thân ông cũng nghèo như gia đình bọn trẻ . Ông không lấy tiền và bọn chúng cũng rất thương ông và không hề làm ông giận . Ông rất ít quát tháo , khi chúng sai chỉ khẻ tay nhẹ vào trán và nói rất nhỏ

- Sai rồi con ! Làm lại.....Từ từ nào ! Đừng gấp quá.....Chú ý ở chân nhớ đấy !

Giọng nói và cử chỉ của ông không hoa mỹ , không rườm rà nhưng chứa đựng những thâm tình thiết tha vô bờ . Bản thân ông cũng thương yêu bọn trẻ như con vậy . Những khi trái gió trở trời , đứa nào bệnh ông đều ân cần săn sóc lo lắng đến tận cùng . Trên cuộc đời ! Không gì bằng tình cha mẹ , thầy trò ! Thật cao cả .
- Thầy ơi ! Hôm nay con đi cây sô-lô nghe ! Thằng Vỹ vừa nói vừa thử đàn

- Dạ thưa thầy ! Cho nó ngồi trống đi , nó đánh trống hay nhất bọn . Thằng Kiều nói

- Còn con guitar bass thôi ! Thưa thầy . Thằng Sơn đủng đỉnh lên tiếng .
- Thằng Hòa con đâu rồi ! Ông Phát đưa mắt tìm

- Dạ ! Con đây thưa thầy !.Thằng Hòa vừa nói cái đầu thì gật gật và mở đàn chỉnh âm tiết .

- Hôm nay con đàn organ và kiêm ca sĩ luôn vì bé Thủy hôm nay bận rồi không có đến , còn thằng Ngự ! Con đi cây sô-lô vậy ? Ông Phát nói

- Còn thằng Ngọc Thì kèn xác-xô-phôn nghe con ! Ông Phát bảo thêm

- Dạ còn con thổi sáo nghe thầy ! Thằng Kiều nói thêm , ông Phát gật đầu rồi mở tủ rút tập nhạc lý mở ra tìm bài .

Cả bọn trẻ vừa đàn vừa hát đến xế trưa , ông Phát vừa nắn nhịp vừa đàn tranh họa điệu , vừa xướng âm một cách khéo léo. Một buổi tập thật hay và có nhiều ý nghĩa .

- Thôi đến đây nghĩ các con ! Ông Phát ôn tồn nói

Trong thâm tâm ông bọn trẻ là niềm thương sâu lắng nhất mà ông có trong cuộc đời của ông . Những gì ông dạy chúng là cả tâm huyết mà ông theo đuổi từ rất lâu . Tâm hồn người thầy là sự hy sinh cao cả , là chuổi định hướng mà mổi mầm sống sẽ hướng về lối đi đã định trên đường đời , sự ban tặng có lẽ chỉ ở đây ! Chính nơi đây ! Không đâu khác . Ông nói trong tương lai khi lớn lên chúng sẽ thành một ban nhạc , điều này sẽ làm ông rất mừng ! Đó là niềm ước ao vô bờ bến của người Thầy ! Mà sự thành đạt là việc còn rất xa vời .

- Chị Kiều ơi ! Chị dễ thương quá !. Thằng Vỹ lại chọc quê

- Úynh bây giờ nghen ! Giởn hoài mét thầy cho coi !. Thằng Kiều dọa còn Vỹ thì le lưởi núp sau lưng Sơn .


- Thôi mà ! Kêu lần này thôi mai mốt không ghẹo nữa !. Thằng Vỹ vừa nói vừa hỉnh lổ mủi cười lớn .

Cả Bọn kéo nhau ra về , trên đường cũng cảnh cười nói , chê bai , giận dỗi xiên qua xéo lại , có khi cười ầm ầm làm người đi đường cũng vui lây . Ôi ! Tuổi thơ là vậy ! Tuổi trẻ của hoài bão và nhiều ước mơ . Những tâm hồn trong trắng thiếu thời ấy có biết đâu những giây phút bên nhau cùng vui thật ngắn ngủi , có ai biết rằng một ngày mai kia cuộc đời sẽ ra sau , ước vọng bấy giờ sẽ như thế nào ?. Trong hoàn cảnh sống với những mơ hồ về tương lai , sự nghiệp đối với chúng thật khó hiểu và bất định .

Trong tâm hồn non nớt chỉ biết vui cười , học hỏi ! Chúng có hay đâu ngoài xa kia chiến tranh vẫn còn chờ đợi chúng . Ngày mai kia khi lớn lên chúng cũng phải lao mình vào lửa đạn và những mất mát đau thương . Những ước ao to lớn nhưng đầy hoài bão của ông thầy dạy nhạc rồi có khi cũng sẽ tan thành mây khói .

Sáng hôm ấy ! Ngày kết thúc chiến tranh rồi cũng đến . Thằng Hòa thì theo gia đình về Sài gòn , thằng Vỹ theo người thân xuống tàu đi viễn xứ và thằng Sơn thì theo mẹ về tới tận Quảng ngãi . Tất cả bọn chúng mổi người mỗi hướng , kẽ một nơi , phương trời nào xa lạ , thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh thấm thoát mà đã ba mươi năm........... Những đứa trẻ năm xưa đã trưởng thành , chúng cũng nối tiếp theo ông Phát trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng khắp thế giới . Ôi ! Cái thế giới tuy lớn nhưng lại bé nhỏ trong tiếng đàn hát .

Một hôm cuối mùa đông năm ấy ! Trên lối cũ con đường quê xưa , Cảnh vật ngày trước vẫn còn , tuy có thay đổi đôi chút . Bãi cát lúc trước bây giờ đã mọc đầy cỏ . Cây phượng vĩ còn non lúc trước bọn trẻ cắm bậy để chơi trò cút bắt nay thành một tán lớn tỏa nhiều cành . Thời gian ! Thời gian...... ! Đó là những chuổi ngày bất tận của tạo hóa .

Một nhóm người trạc tuổi trung niên trong những bộ âu phục chỉnh tề , họ lặng lẽ bỏ chiếc xe hơi bóng loáng ngoài phố chợ . Họ đi bên nhau từng bước chậm như muốn nuốt chững cái con đường năm xưa ! Con đường thời thơ dại mà tâm tư của họ vẫn hướng về dù nay mỗi người một nơi .

Loay hoay một lúc trước cái cổng đơn sơ bên hàng dậu nhỏ nghiêng nghiêng . Vẫn cái lu nước bằng sành cũ kỹ ngay gần trước cửa , vài ống sáo hỏng gác ngang qua bụi hoa hồng . Tất cả đập vào mắt họ là ngôi nhà nhỏ năm xưa vẫn còn quen thuộc . Ông Phát nay đã rất già , tóc ông bạc trắng bước chân run run da mặt nhăn nheo tay cầm cây gậy trúc ngồi trên ghế xếp gần sát mép trong cửa .

Họ bước vào nhà nhìn ông , không hề ngỡ ngàng ! Không hề ngượng ngập ! Họ ôm lấy ông như những đứa con ôm lấy người cha thân yêu ! Tất cả họ đều khóc ! Nước mắt của họ rơi rơi theo nỗi niềm năm tháng , họ khóc cho ngày trùng phùng ! Cho tình thương thầy trò bao năm xa cách ! Cho sự thờ ơ của chính họ ! Ba mươi năm.....! Ba mươi năm.....! Giấc mơ dĩ vãng trong ngày trở về .

- Thưa thầy con là thằng Hòa ạ !

- Thưa thầy con là thằng Ngự sô-lô đây ạ !
- Con là thằng Kiều ạ !

- Con là Thằng Vỹ ạ !

- Con là thằng Sơn ạ !

- Con là Bé Thủy ạ !

Cả nhóm người lao nhao lên tranh nhau nói , giọng của họ trùng lấp nhau . Mừng mừng , tủi tủi phút chốc trôi qua ! Những nụ cười tiếng nói tuôn ra không dứt , họ kể cho ông Phát nghe những thành đạt của họ trong cuộc sống , những bước thăng trầm mà họ trải qua . Có niềm vui nào lớn hơn đối với một người thầy !

Ông thấy mình như trẻ lại , như tìm thấy ngày xưa trong hồi niệm . Những khuông mặt lớn tuổi , nhưng đượm nét thân quen làm ông liên tưởng đến mình trong quá khứ giống như họ . Ông cảm động rơi lệ ! Giọt nước mắt quý giá của ông rơi xuống mang theo tình thương xoa nhẹ tâm hồn cho họ.......Ông lẩm bẩm :

- Đủ cả rồi ! Không thiếu ai , tất cả đã trở về !. Tuy gối mỏi tay run nhưng tâm hồn ông vẫn vậy ! Vẫn cái tính ngang bướng như hồi thanh niên ! Không biết khuất phục trước khó khăn !. Ông vẫn hiền từ cần mẫn và nhớ thương đến họ , trông về một ngày thầy trò xum họp .

Cả bọn vào vị trí ngày xưa là Hòa organ , Sơn guitar bass , Ngọc xác-xô-phôn , Kiều thổi sáo , Vỹ đánh trống , Ngự Sô-lô , Thủy thanh nhạc . Tất cả đàn hát say sưa....... đến xế chiều họ từ giã ông ra về trong quyến luyến . Ôi ! Tình thầy trò thật cao thượng . Tất cả họ còn nhớ đến ông ! Người thầy dạy nhạc xưa cũ.

- Thầy ơi ! Mai chúng con lại đi xa rồi........ Nhưng chúng con sẽ nhớ thầy mãi thôi ! Chúng con cầu trời thấy sống thật lâu để chúng con còn mãi mãi được gặp thầy.

- Thầy ơi ! Mai kia xa thầy chúng con sẽ vẫn nhớ mãi những lời thầy dạy ! Sẽ sống có ích cho đời , tấm lòng và lời dặn dò của thầy sẽ theo chúng con trên bước đường của tương lai . Nói xong tất cả họ đều ngấn lệ , họ khóc cho buổi chia ly .

Ông Phát tiển họ ra cửa , những đứa học trò của ông họ sẽ đi xa....! Rất xa....! Nhưng đã mang âm hưởng của ông ! Âm thanh của cuộc đời ông cho mọi người niềm hi vọng cuôc sống .

Đến mùa hè năm ấy ! Họ cũng trở lại và lần này họ xây cho ông một căn nhà mới , những dụng cụ nhạc khí năm xưa ông vẫn giữ lại và xếp nó ở vị trí trang trọng ở phòng khách như ngày xưa . /.

Viết xong lúc 7:00 PM

Đông Hòa


Năm mới Kính chúc Quí Anh chị
AN KHANG THỊNH VƯỢNG

Đồ Liêm

Chúc Tết






Xin chúc quý anh chị và gia quyến mọi điều tốt lành trong năm Đinh Hợi 2007