Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

THƠ TÌNH TOÁN HỌC

Quý Vị:

Xin post vào đây vài vần thơ "Tình Toán Học" mà ÐLX đã chôm được từ Internet.

THƠ TÌNH TOÁN HỌC

Ðời tổng hợp bởi muôn nghìn mặt phẳng
Mà tình yêu là quỹ tích không gian.
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong một vòng lượng giác.
Anh không muốn cuộc đời toàn sin cos
Sống khép tròn công thức cộng nhân cung
Cạnh góc đời ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình chờ dòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
...


...

Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời
đầy
Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc
đối
! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình
vào
vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là
căn thức bậc hai

***

Thơ tình toán học (kì 2 nè, đọc đứt hơi lun, haha):

Tình đâu là căn thức bậc hai

Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu

Em phải nhớ tình yêu là góc số

Mà hai ta là những kẻ chứng minh



Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình

Cứ thong thả mà vui trên đồ thị

Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ

Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu


Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều

Rồi một buổi ta đồng qui tại góc

Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi

Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi


Và nhận thấy em xinh xinh cực đại

Em khó hiểu thì tôi đành vô giải

Bài toán giải bằng phương pháp tương giao

Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu


Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm

Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến

Chưa thân nhau mà đã thấy so le

Trót yêu rồi công thức có cần chi


Vì hệ luận ái tình không ẩn số

Em không nói tôi càng tăng tốc độ

Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.

Yêu là chết là triệt tiêu tất cả


Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá

Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai

Tôi mang em đặt điều kiện tương lai

Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản



và em tính tình hơi đồng dạng

Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng

Tôi xin thề không biện luận cao xa

Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng



Tôi có thể chứng minh là rất đúng

Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa

Nếu bình phương tôi lại rút căn ra

Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích



Tôi yêu em với một tình yêu cố định

Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn

Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn

Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên

Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em

Tìm toạ độ trong tình yêu toán học


Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt

Mà tình em là quĩ tích không gian

Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn

Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác



Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos

Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia

Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng

Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến

Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai

Anh muốn lên tận cực của thiên tài

Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ

Nếu dòng đời toàn là thông số

Bài toán tình là căn thức bậc hai



Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,

Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.

Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,

Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.



Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,

Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.

Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,

Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.


Anh chờ đợi một lời em giải thích,

Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.

Hệ số đo cường độ của tình thương,

Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.


Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,

Tính không ra phương chính của cấp thang.

Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,

Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.

***

Thơ tình toán học


Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ!
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả


Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc

Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản

Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận
Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp

Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là một cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương

hãy chọn bạn như mác chọn anggen
hãy chọ vợ như mác chọn gienly
hãy yêu đi đừng ngại chi tuổi tác
nhu gienly hơn mác bốn mùa xuân

***

mutsu_kokono2004

01-17-2006, 04:12 AM

Đời tổng hợp bởi muôn vàn mặt phẳng
Mà tình em là Quỹ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác

Anh không muốn cuộc đời đầy Sin, Cos
Sông khép chọn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn...

***

TÌNH TOÁN HỌC

Đời tổng hợp bỏi muôn vàn mặt phẳng
Mà tình yeu là qũy tích cũa không gian
Kiếp nhân sinh nhũng hàm số tuần hoàn
Quanh quẫn chỉ một đuờng luợng giác.
Anh khong muốn cuộc đòi toàn không số
Sống kiếp tròn công thức cộng, nhân, chia
Cạnh góc ôi !phúc tạp vô cùng.
Mà hạnh phúc chính là đuờng biểu diễn
Sống tình yêu chờ vòng đời định tiến
Đâu phải nghiệm số cũa đòi trai.
Anh muốn bên em tận cực cũa thiên tài,
Để đo bán kính trần gian vũ trụ.
Nếu giòng đời toàn là thông số
Bài toán tình thành vô nghiệm em oi!
Tình đầu là tam thức bậc hai,
Để có thể ngồi yên xét dấu
Mà hai ta là kẻ chứng minh
Đừng bao giờ đảo vế một phuơng trình
Tìm đạo hàm ngồi yên suy nghĩ kỷ.
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Đừng vội vàng định huớng một hai chiều
Vì tình ái có muôn ngàn hệ luận,
Luống cuộc đời đầy ánh sáng lập phuơng
Trung tuyến đây kẻ lấy một đuờng,
Trong mặt phẳng tuơng giao hai khoé mắt
Em chịu khó kẻ thêm đuờng thẳng góc
Để tim em mải mải phụ kề anh.
Môi nở hoa ôi công thức trung thành,
Mặc thế sự , vòng tròn ngoại tiếp
Em sung suớng nhận ra đuờng tiếp diễn,
Cũa đời ta một hàng điểm điều hoà.
Một hình cầu hạnh phúc nở đầy hoa
Anh sung suớng vội đóng khung đáp số.

***



"Vui là vui gượng kẻo là:
Ai Cosine đó, mặn mà mà...xin!"

(^_^)

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007

Hoài Cảm

Hoài Cảm
Guitar Kim Tuấn




Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Mưa Đầu Mùa

Mưa đầu mùa

Autumn is here!

Dancing


Vỡ!


Catching stars

Định gửi bác Dzịt Đẹt cùng các bác những giọt mưa đầu mùa ở chốn ni mà KQĐ upload hình không được. Có message error gửi lại, thành thử KQĐ chờ khi mô upload hình được sẽ đăng lại vậy.
Chủ Nhật tươi hồng nhé các bác.

KQĐ



Okie dokie, mãi đến giờ nì (10:33pm California time) mới có hình đây bác Dzịt. Các bác ngắm mưa đầu mùa nhá . Phải chờ cả năm mới có đấy . Các tiểu thư ra mà nghịch nước!

KQĐ

Trưng cầu dân ý :Sơn nhà

Theo ý các bạn thì sơn nhà màu này được không ?
Bạn nào có ý kiến thay đổi vế màu sắc ... xin cho biết .

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

Ti`m ngu*o*`i quen TV

Hi ca'c Co^ Nu*o*ng Trung vuong ,
Kho^ng bie^'t trong nho'm TV be^n California co' su* ty? na`o tre^n Hoa`ng Tha(ng Long kho^ng , ne^'u co' la`m o*n lie^n la.c du`m cho ND. Su* Ty? na`nho? ho*n DDa.i Su* Ty? Hoa`ng Dung nhu*ng lo*'n ho*n ND , co' le~ ra tru*o*`ng khoa?ng 1970-1971 -1972 gi` ddo' .
Thanks in advance ,
N.d.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2007

Vài bài nhạc của Trịnh Công Sơn

http://www.freewebtown.com/ongvove/phoipha.htm


1.Bấm : PHÔI PHA Khánh Ly hát








2. Độc tấu Guitar : Võ Tá Hân






CÂY ÐA LỐI CŨ -ÐOẠN KẾT 4B


CÂY ÐA LỐI CŨ

GỌI HỒN NGƯỜI XƯA

Phần 4B: Ðoạn kết -

Xuôi Nam (Nha Trang, Mũi Né, Ðà Lạt, Saigon)

Chặng đường từ Hội An vào Nha Trang có nhiều phong cảnh khác nhau và rất ngoạn mục. Tôi ngồi trong xe bus chụp hình lia lịa để làm kỷ niệm và giữ trong Hồ Sơ Hình Ảnh của tôi. Nhìn cảnh đồng quê Việt Nam, tôi cảm thấy thanh thản vô cùng. Tôi có cảm giác như tôi đang được trở về một cõi xa xôi, vui mừng nào đó. Những cảm nhận này thật là khó mà có thể diễn tả bằng giấy trắng, mực đen được. Xe cứ chạy, tôi cứ ngồi yên mà chụp hình và đón nhận những cảm nghĩ nội tâm. Tôi mừng rỡ cảm nhận thấy cái “mạch điện” trong người đang chạy ngon trớn như một cái computer vừa mới mua.

Lâu lâu, bác tài ghé vào một trạm xăng cho chúng tôi “ghé bến”. Nhà vệ sinh công cộng trên nhiều quốc lộ ở Việt Nam có tiêu chuẩn quá thấp so với các nơi khác trên thế giới. Tôi đã có dịp được nghe mấy bà đầm da trắng nói với nhau:

- Trong nhà vệ sinh này, mình phải “làm như thế nào” nhỉ?

Thật ra lần đầu tiên tôi cũng thấy ngỡ ngàng như họ nhưng tôi đã có dịp “học làm” trên chuyến xe lửa từ Hà Nội đi Lao Cai khi chúng tôi thăm viếng Sapa.

Chúng tôi bị kẹt xe gần 2 tiếng đồng hồ vì vụ đá lở trên đoạn đường đèo trước khi đến Nha Trang. Tới Nha Trang đã khuya, chúng tôi tạm trú 3 đêm tại một khách sạn gần bờ biển.

“Nha Trang là miền quê hương cát trắng...”

Bãi biển Nha Trang tương đối không quá đẹp so với những bãi biển khác trên thế giới nhưng đối với người Việt hải ngoại như tôi, tôi thấy nó rất đẹp vì tình cảm riêng biệt của tôi với quê hương cội nguồn. Chúng tôi lên thuyền để đi xem san hô. Tôi sẵn sàng dùng Camcorder để quay phim nhưng tôi thấy thất vọng vì san hô đã bị mất đi rất nhiều. Số san hô còn lại không đẹp như tôi kỳ vọng. Chúng tôi ghé Hòn Mun để tắm biển và ăn trưa.

Bãi tắm đẹp, không quá đông người và đặc biệt còn giữ được vẻ thiên nhiên. Tắm biển xong, nằm trên ghế dưới bóng cây, tôi liên tưởng đến một bãi biển tại vùng hẻo lánh tại Venezuela mà cuối thập niên 80 gia đình chúng tôi đã ghé thăm. Lần đi chơi đó, đoàn xe jeep đã đi xuyên qua rừng, qua núi và chúng tôi đã đứng ngay trong xe mà hái được vài quả xoài xanh trong lúc xe di chuyển. Bãi biển thật là hoang vu và rất thơ mộng. Ban trưa, họ cho chúng tôi ăn món cá nướng bọc trong lá chuối, ngon tuyệt trần đời. Trong lúc lim dim ngủ, tôi nghe thấy tiếng gà gáy ban trưa. Tại miền Châu Mỹ La Tinh xa xôi, hẻo lánh này, cả một thời nhỏ dại của tôi đã trở về làm cho tôi nhớ đến vần thơ của Lưu Trọng Lư:

“Mỗi lần nắng mới hắt ven song,

Xao xác gà trưa gáy não nùng.

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không”

http://www.pbase.com/bac_ninh/nha_trang

Hai mươi năm về trước, tôi đã có những cơn buồn vời vợi, buồn vu vơ. Giờ đây, “mạch điện” của tôi đã “chạy” được rồi, tôi cảm thấy an vui hơn nhiều. Hy vọng rằng 30, 40 năm sau này, tôi sẽ được “sống thảnh thơi” hơn ở một cõi trời mới nào đó, một đi không trở lại!

BN đã sống ở Nha Trang khi gia đình mới di cư vào Nam nên BN hăm hở đưa tôi đi thăm thành phố này. Chúng tôi về thăm căn nhà cũ của gia đình BN tại đường Phan Ðình Phùng mà trước khi sang Canada định cư năm 1990, BN đã về thăm một lần. BN gặp hai người hàng xóm nay đã già và họ nhận ngay ra:

- Cô Nga, phải không?

Tôi chụp một số hình làm kỷ niệm cho BN sau một thời gian dài xa cách.

Ðồ biển Nha Trang ăn rất ngon. Theo lời đề nghị của BN, vợ chồng chúng tôi ăn đồ biển ở cái quán trên hè phố gần khách sạn. Ngồi uống bia và hóng gió biển mà lại được ăn tôm hùm nướng trên lò than hồng, tôi thấy thật là ... ấm bụng và ngon miệng lạ thường. Hạnh phúc biết bao!

Chúng tôi rời Nha Trang vào một buổi sáng sớm để trực chỉ Saigon. Tôi lại có dịp ngắm cảnh đồng ruộng, núi đồi Việt Nam và chụp hình lia lịa. Trên đường đi đến Mũi Né, chúng tôi ghé thăm Ðồi Cát Ðỏ. Ðồi Cát không cao lắm nhưng cũng đủ cao để làm cho chúng tôi thở hổn hển khi lên tới đỉnh đồi. Ở đây, du khách có thể đi trượt cát từ đỉnh đồi - giống như dân Bắc Mỹ đi tobogganing ngồi trên 1 miếng plastic trượt tuyết từ đỉnh đồi xuống vậy -. Vài cháu nhỏ đi theo chúng tôi:

- Chú ơi, chú ngồi lên miếng plastic này, cháu đẩy chú xuống!

Mục đích là để các cháu kiếm tiền để phụ giúp gia đình của các cháu. Tôi liên tưởng ngay tới cảnh con nít bên Canada khi đi “tobogganing” (trượt tuyết) trên các đồi tuyết băng trong mùa đông. Mặt mũi chúng đỏ hồng, khỏe mạnh trong bộ quần áo ấm mùa đông và được cha mẹ cho đi học tại nhà trường, học nhạc, học võ … Vẻ mặt chúng không lộ một chút ưu tư nào trong khi đó tại Việt Nam, rất nhiều cháu và cha mẹ chúng phải sống quá chật vật. Tôi đã thấy nhiều khẩu hiệu dao to búa lớn, trăm voi không được một bát nước sáo. Tôi chợt “ngộ” ra thế nào là Thiên Ðường Ma trong cái thế giới mà người Tây Phương mệnh danh là “Virtual World”! “Thiên đường” này đang “ngự trị” ngay tại quê hương của tôi!

Xe buýt đậu ngay trước khu du lịch Mũi Né. BN và tôi lấy hành lý để ở lại đây trong 2 ngày. “Phái đoàn” chúng tôi ăn bữa cơm trưa cuối cùng với nhau trước khi chúng tôi rẽ hướng.

Khu du lịch rất khang trang và có tiêu chuẩn quốc tế. Tôi có cảm giác như là tôi đang du lịch vùng Caribbean vậy vì phong cảnh, nhà cửa, thời tiết và nhiều du khách Âu Mỹ. Tôi thích nhất là được rửa chân bằng cái gáo dừa dùng để múc nước từ cái chum đặt ngay trước cửa của căn phòng. Bỗng dưng tôi nhớ đến cái bể nước trong căn nhà của bố mẹ tôi tại Bắc Ninh hồi tôi còn nhỏ dại.

BN và tôi đi thuyền thúng, phần vì không nỡ từ chối lời mời của “ông lái đò”, phần vì muốn “nếm mùi” đi thuyền thúng xem nó ra sao. “Ông lái đò” khoảng 40 tuổi, trông rất khỏe mạnh đưa cho chúng tôi hai cái áo phao để mặc cho an toàn. Tôi lại có dịp chụp hình các thuyền thúng, thuyền đánh cá và các hàng dừa chụp từ ngoài khơi Mũi Né nhìn vào bờ.

http://www.pbase.com/bac_ninh/da_lat_nam_cat_tien

Người lái đò kể cho chúng tôi biết về đời sống vất vả và nguy hiểm của những người đi đánh cá ngoài biển khơi:

- Bây gờ cháu chở các du khách như cô chú trên thuyền thúng để kiếm ăn. Ðời sống dễ chịu và đỡ nguy hiểm hơn. Lát nữa, nếu cô chú có thì giờ, cháu mời cô chú ghé thăm gia đình cháu.

Chúng tôi cũng đang muốn biết dân chúng vùng này sinh sống ra sao nên sau khi “thuyền ghé bến”, chúng tôi theo anh chàng lái đò vào xóm.

Chúng tôi ghé vào một quán nước và uống nước dừa do chính “ông lái đò chưa già” trèo lên cây dừa hái xuống cho chúng tôi. Chúng tôi men theo con đường nhỏ xung quanh có bụi tre, hoa dâm bụt, hàng dừa và tới nhà bà già vợ của anh ta. Quả như lời anh chàng mô tả, bà cụ bị một cái bướu trên mặt, che gần hết một con mắt bên phải, trông rất tội nghiệp. Hai cháu bé thấy chúng tôi đến, “e lệ” ra khoanh tay chào, một cử chỉ rất đặc biệt và rất Việt Nam. Tôi nhờ các cháu dẫn tôi ra đằng sau để thăm vườn dừa và vườn đu đủ. Tôi ngửi thấy một mùi thơm nhẹ nhàng, là lạ nhưng lại rất là quen thuộc. Hoá ra đó là mùi hoa dừa, giống như mùi hoa cau tại Bắc Việt mà sau hơn 50 năm tôi mới tìm lại được!

Trước khi từ giã, chúng tôi tặng bà cụ, các cháu nhỏ và mọi người trong gia đình một số tiền “làm quà”. Người cảm thấy vui sướng nhất, có lẽ là vợ chồng chúng tôi nhưng tiếc rằng những cảm xúc này tôi không thể diễn tả trên giấy bút được! Kỷ niệm Mũi Né thật là khó quên và nhẹ nhàng!

Chúng tôi lấy xe đò từ Mũi Né đi Ðà Lạt. Trên xe, chúng tôi gặp HT cùng chồng người Na Uy và 2 con nhỏ về thăm Việt Nam. HT đã truyền “bí kíp” cho BN:

- Cô ơi, tới Ðà Lạt là cháu để ông xã và hai cháu nhỏ trong hiệu ăn để mình cháu đi kiếm khách sạn. Dễ lắm, chẳng cần phải “book” trước làm gì cho tốn tiền!

Quả nhiên là khi đến Ðà Lạt, HT kiếm ngay được khách sạn giá rẻ, ưng ý và cũng ở gần khách sạn của chúng tôi mà BN đã đặt cọc khi chúng tôi còn ở Mũi Né.

BN và tôi rất ớn cái vụ đì ăn ngoài vì cứ nghĩ đến vụ Quan Tào rượt đuổi là tôi muốn … đào tẩu liền! BN và HT kiếm được một khách sạn khác tại Ðà Lạt có bếp cho du khách sử dụng. Thế là hai cặp chúng tôi và hai cháu nhỏ được ăn ốc luộc, rau cần xào, cá rán, canh rau đay, cà pháo và dưa cải muối. Toàn là món ăn gia đình do hai nội tướng trổ tài, ăn vào rất là … hả dạ! Ðặc biệt là chồng của HT tuy là người Na Uy nhưng đồ ăn Việt Nam thì anh chàng không chê món nào hết.

Thung Lũng Tình Yêu rất là thơ mộng và an bình. Ngồi bên bờ hồ, trong cái không khí lành lạnh của Ðà Lạt, tôi ước mong được ở lại Ðà Lạt trong một thời gian dài để thỏa mãn cái thú đam mê trồng lan của tôi. Chúng tôi đi xem vài nơi triển lãm lan: Ðà Lạt có khí hậu lý tưởng để trồng một số Phong Lan và Ðịa Lan, quá tốt so với cái khí hậu lạnh khắc nghiệt tại Canada - nơi tôi cư ngụ!

Buổi sáng sớm, tôi chỉ thích đi mua xôi lạc (xôi đậu phụng), gói lớn giá 3000 đồng Việt Nam (chừng 20 xu Canada). Tôi mang về phòng khách sạn, pha một ly nước a tê sô, xôi ăn vừa bùi, vừa no bụng lại vừa đỡ bị đau bụng như khi tôi ăn phở tại Việt Nam. Một hôm trong lúc mua xôi, tôi thấy mấy cô nữ sinh mặc đồng phục: áo dài trắng, quần trắng, áo len mầu xanh đậm. Các cô với đôi má đỏ hồng đã làm tôi nhớ lại những tà áo dài đồng phục của các nữ sinh Trưng Vương, Gia Long của thuở tôi còn đi học Trung Học tại Sài Gòn. Tôi được biết các cháu là nữ sinh của Trường Bùi Thị Xuân và tôi hỏi các cháu đường đi đến trường Bùi Thị Xuân.

Sáng hôm sau, trong khi BN ra chợ Ðà Lạt, tôi mang máy hình và đi bộ tới trường Bùi Thị Xuân. Trường này và tôi có một quan hệ rất là đặc biệt: tôi có một bà chị (chị TND, chị là dì ruột của hai con trai tôi) đã từng dậy học tại đó trước năm 1975. Trước khi chị TND mất tại Canada vào năm 2004, chị đã từng say mê kể cho tôi nghe những năm chị đi dậy tại Ðà Lạt. Ðịnh mệnh cuộc đời đã chia rẽ hai chị em chúng tôi sau khi tôi lặng lẽ ra sống riêng một mình và tôi chỉ “gặp lại chị” trong lúc tang lễ của chị. Ngày chị mất, tôi không khóc mà chỉ thấy một nỗi buồn lê thê, dài đằng đẵng. Tôi chụp hình hôm đám ma của chị và tôi đã làm 4 câu thơ viết tặng chị khi tiễn đưa chị lần cuối cùng:

Tiễn chị về lại Cõi Trời,

Còn em ở lại với đời Trần Gian.

Cầu mong chị sống an nhàn,

Ở nơi Vĩnh Cửu, thênh thang tiếng cười.

Chắc là Tâm Thức của tôi đã thúc dục tôi thả bộ đến trường Bùi Thị Xuân như để tôi thăm viếng chị hay là để thăm viếng ngôi trường dùm cho chị vậy. Tôi hỏi thăm người gác cửa và vài người giáo sư trẻ nhưng họ không biết chị là ai hết. Một vị giáo sư trẻ nói với tôi:

- Chú vào hỏi thẳng bà Hiệu Trưởng họa may bà ấy biết cô TND là ai!

Bà Hiệu Trưởng cho tôi biết ngày xưa chị TND của tôi đã từng là giáo sư hướng dẫn của lớp bà khi bà học lớp 9 tại trường Bùi Thị Xuân! Bà hỏi thăm chị tôi bây giờ ra sao, ở đâu … Sau khi tôi báo tin cho bà biết chị tôi đã mất vào năm 2004, tôi xin phép được đi thăm trường và chụp vài tấm hình trường cũ của chị, coi như là một món quà tinh thần mà tôi muốn tặng riêng cho chị, một một kỷ niệm đặc biệt của hai chị em chúng tôi.

Tối hôm đó, tôi mơ ngủ thấy chị đang tươi cười ngồi trong 1 cái xe “van”. Ðặc biệt là chị ngồi ngay bên cạnh mẹ tôi. Cả chị và mẹ tôi cùng đang tươi cười vẫy tay chào tôi - Trên thực tế, chị và mẹ tôi chưa hề bao giờ quen biết nhau. Mẹ tôi đã mất 26 năm trước khi tôi gặp chị lần đầu tiên vào năm 1981 khi chị tới định cư tại Canada - Tôi bàng hoàng thức giấc. Sau khi tôi uống một ly nước, đi toilet, tôi ngủ tiếp. Trong giấc mơ lần thứ hai, tôi lại tiếp tục nhìn thấy chị và mẹ tôi vẫn đang tưoi cười vẫy chào tôi từ trong cái xe “van”, giống hệt như hình ảnh của giấc mơ đầu tiên. Tôi cảm thấy vui vẻ và tôi lại thức giấc. Tôi đi rửa mặt cho “tỉnh ngủ” để biết chắc là tôi thực sự đã mơ lần thứ hai trước khi tôi vào giường để ngủ tiếp. Thế rồi tôi lại mơ ngủ và trong giấc mơ này, tôi cũng lại nhìn thấy chị và mẹ tôi vẫn tươi cười vẫy tay như để gọi tôi hay vẫy tay chào tôi trước khi xe đi. Tôi chẳng hề sợ hãi hay buồn bã mà trái lại, tôi cảm thấy an vui vô cùng vì tôi đã “gặp” được hai người đàn bà mà tôi thương mến vô cùng.

Tôi đã có nhiều giấc mơ lạ lùng trong nhiều năm trước đó nhưng chưa bao giờ trong một đêm tôi mà tôi lại có cùng một giấc mơ trong 3 lần mơ ngủ liên tiếp! Chẳng lẽ chị tôi đã thực sự về báo mộng cho tôi biết rằng chị rất vui mừng khi thấy tôi về thăm trường cũ dùm chị? Mà tại sao lại có mẹ tôi đi cùng xe “van” với chị? Phải chăng là mẹ tôi hiện về trong giấc mơ này như là một người “bảo chứng” (collateral) báo mộng cho tôi biết đây không phải là một giấc mơ mà thực sự là một tín hiệu tâm linh? Chẳng lẽ mẹ tôi và chị đã có liên hệ với nhau trong tiền kiếp và đang vui vẻ “đoàn tụ” với nhau? Giá lúc đó mà tôi được theo mẹ tôi và theo chị “cùng đi du lịch”, chắc là tôi sẽ đi theo ngay lập tức vì tôi cảm thấy rất vui và chẳng hề sợ ma hay sợ Cõi Âm gì hết!

BN, HT và tôi đi thăm một Cô Nhi Viện tại một ngôi chùa ở Ðà Lạt. BN đã mua mì gói, kẹo bánh, sữa hộp và thuê một chiếc xe mang đến tặng cho các cháu mồ côi. Trong khi tôi mải chụp hình các cháu mồ côi và ngôi chùa, BN và HT thi nhau bồng bế các cháu bé. Tại đây tôi cũng được chiêm ngưỡng hàng trăm chậu Lan Ðất đang ra hoa mà nhà chùa sẽ đem bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu. Buổi tối hôm đó, HT ghé thăm chúng tôi tại khách sạn và tặng vợ chồng chúng tôi vài tấm hình. Ðặc biệt là sau mỗi tấm hình, HT đã ghi vội vài vần thơ mà HT reo vần chớp nhoáng. Xin đơn cử một bài thơ của HT (một cô gái thuyền nhân rời Việt Nam lúc 9 tuổi!)

Số phận của bé gái đội nón

Ai đã bỏ em dưới gốc xoài

Mới được hai ngày, tuổi lạc loài

Thơ ngây dương mắt nhìn nhân thế

Một thoáng tia buồn, dương mắt nai.

HT

Chúng tôi đón xe đò về Saigon sau 9 ngày sống êm ả tại Ðà Lạt. Tôi không cảm thấy nao nức cho lắm nhưng khi xe đã vào đến đường Nguyễn Huệ và tôi bắt đầu nhận ra những con đường chính của Saigon, tôi thấy rất nôn nao và náo nức muốn được gặp bà con và bạn bè. Tôi cũng muốn thấy “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” của BN trong những năm BN học Luật … Nhưng Saigon cũng như Hà Nội đã “gây ấn tượng” khó quên cho tôi: xe cộ quá đông và không tôn trọng luật lệ giao thông, thành phố quá đông người, dầy ô nhiễm về cả âm thanh lẫn không khí! Tôi đã được bạn bè dặn dò chớ nên đi lêu bêu chụp hình tại Saigon để tránh vụ bị cướp giật. Tôi không còn cảm thấy được yên ổn như khi còn ở Sapa, Hạ Long, Tam Cốc, Ðà Lạt, Mũi Né, Nha Trang, Hội An hay Huế nữa. Chúng tôi ăn mặc rất giản dị khi ra khỏi nhà.

http://www.pbase.com/bac_ninh/saigon

Một hôm cháu tôi đến đón tôi bằng xe Honda và đưa tôi về thăm căn nhà cũ của thân phụ tôi ngày xưa tại đường Yên Ðổ. Sau khi rẽ vào hai đường hẻm, cháu nói:

- Nhà cũ của ông đây rồi, cậu ơi!

Tôi ngỡ ngàng, ngờ vực lời cháu tôi nói vì cảnh vật đã quá thay đổi.

- Cậu nhìn số nhà thì cậu sẽ thấy là đúng nhà của ông ngày xưa!

Ðúng là số nhà rồi nhưng mà tôi vẫn chẳng tin được. Phải chăng là tôi đã không tìm được những hình ảnh xa xưa của căn nhà 44 năm về trước? Tôi nói cháu tôi chở tôi đi nơi khác ngay lập tức vì tôi đang bị “shocked”. Vài hôm sau, tôi đi xe ôm và mang theo máy hình để mà “muốn gì thì muốn, ta phải chụp hình cái đã”! Kỳ này tôi đỡ bị “shocked” hơn. Tôi đi bộ vào cái hẻm bên hông căn nhà để nhìn lên cái balcon mà ngày xưa, vào buổi chiều, tôi thường ra ngồi hóng gió. Tôi thấy cửa sau của căn nhà đang mở và tôi ghé mắt nhìn vào bên trong. Thật là tối tăm và bừa bộn. Tôi chạy vội ra phía trước nhà để nhìn vào trong căn nhà. Mặt tiền đã hoàn toàn được sửa lại. Tôi lặng người nghĩ tới tấm bảng đen ở trong phòng khách mà cha tôi đã thuê người đóng cho ba anh em chúng tôi giải các bài toán hình học. Ngày xưa, một người bạn đã viết thư sang Úc báo tin cho tôi biết rằng vài tháng sau khi tôi đã đi du học, cha tôi vẫn không cho ai xóa những dòng chữ tôi viết trên bảng, chỉ vì lòng thương nhớ con trai nay đã xa nhà! Ôi tấm bảng đen, đâu ngờ là anh Pháp và tôi cũng đã nối gót tổ tiên và thân phụ chúng tôi để trở thành các nhà giáo, suốt đời gắn bó với phấn trắng, bảng đen, sách vở và học trò!

Tôi gặp lại mấy người cháu họ. Trong đám này, khi tôi rời Việt Nam 44 năm về trước, cô chị lớn mới học lớp vỡ lòng và có nhiều lần tôi đã đi đón cháu khi tan trường. Gặp các cháu, tôi vừa mừng, vừa thương. Mừng vì đã quá lâu, chú cháu chúng tôi mới gặp lại nhau. Thương là vì các cháu không được đi học Ðại Học vì cha chúng được “mệnh danh” là “ngụy” và đã chết trong trại cải tạo tại nơi rừng thiêng nước độc ở ngoài Bắc. Tôi thấy nghẹn ngào cho các cháu vì một số các anh chị của chúng đã khá thành công tại Bắc Mỹ: ở hải ngoại, các cháu tôi đã được tự do đi học đại học để rồi có công ăn, việc làm chắc chắn như người dân Bắc Mỹ vậy. Thế nào là “”Ðộc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc” nhỉ? Tôi chợt nhớ đến cuốn truyện “Trại Súc Vật” (Animal Farm) của George Orwell với câu viết bất hủ: ”Các con vật đều được bình đẳng nhưng có một số con vật được bình đẳng nhiều hơn”!

Tại Saigon, tôi thấy vui mừng khi gặp lại được một số bạn bè đang làm việc tại Việt Nam và một số khác cũng đang về thăm Việt Nam như tôi. Họ đã từng đi du học trong chương trình Colombo Plan ở Úc với tôi. Bốn mưoi năm về trước, chúng tôi đã từng tham dự những sinh hoạt tập thể: tổ chức tết, ra Ðặc San, tổ chức triển lãm, đi picnic, ra thư viện học thi cùng với nhau … Giờ đây chúng tôi đã trở thành những chuyên gia trong rất nhiều ngành nghề tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ, Canada. Sau 37 năm tôi mới gặp lại một số bạn bè nên tôi tham dự luôn cả 3 lần họp mặt để tha hồ mà hàn huyên tâm sự cho thỏa chí.

Về đến Saigon, BN và tôi cảm thấy “mỏi gối” nên muốn ở lỳ tại Saigon trong ít lâu để cho tôi có cơ hội kiếm lại những hình ảnh, những con đường, những cảm xúc của tuổi mới lớn sau khi gia đình chúng tôi di cư từ Hà Nội vào Saigon.

Khi bước chân vào sở thú với BN và khi đi bộ dưới hàng cây, tôi thấy vui buồn lẫn lộn: cô bạn gái đầu đời của tôi đã từ giã Cõi Tạm này rồi và người bạn cuối đời của tôi là BN đã biết hầu hết các cuộc tình trong đời tôi. Giá không có BN đi cùng với tôi, chắc tôi không dám về thăm “con đường ngày xưa em đi” này đâu vì nó sẽ gợi lại cho tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm đầu đời rất là khó quên.

Tôi thấy vui nhẹ nhàng khi bước vào các hiệu sách tại Saigon vì tôi nhớ lại hiệu sách Khai Trí ngày xưa. Thân phụ chúng tôi đã không tiếc tiền khi anh em chúng tôi mua sách nhưng cụ không muốn chúng tôi đi coi Ciné!

Hơn 40 năm qua, tôi đã từng vào các hiệu sách bên trời Tây Phương, chỉ thấy toàn là sách tiếng Anh, tiếng Pháp làm cho tôi thấy hụt hẫng, nhớ nhung những cuốn sách tiếng Việt. Rất tiếc là là tôi không có đủ chỗ, đủ ký lô trong valise để “tha về” các sách Việt Nam mà tôi thích đọc trong những đêm vắng lặng.

Tôi thích đi bộ vào những con đường hẻm để nhận xét đời sống của Saigon ngày nay để rồi tôi hồi tưởng lại quãng đời Trung Học của tôi ngày xưa. Cũng vì vậy mà vợ chồng chúng tôi tạm trú tại nhà bà con thay vì ở khách sạn. Nếu chúng tôi ở khách sạn, tôi sẽ cảm thấy thành phố này rất xa lạ và sẽ có một khoảng cách giữa Saigon và tôi trong tình huống của một du khách. Vợ chồng chúng tôi thích đi xe bus lên Chợ Bến Thành đi xem hàng hóa, mua quà kỷ niệm cho con cháu rồi ngồi ăn hàng. Cũng may là bao tử của tôi đã bắt đầu “có tiến bộ” và tôi không còn quá hãi hùng với hình ảnh của Quan Tào nữa. BN và tôi mê nhất việc mua quà sáng từ các hàng gánh rong. Không gì sướng bằng được uống một ly nước mía vừa mới được ép mà không còn bị đau bụng nữa. Chỉ tội là tôi thấy vòng bụng của tôi “có vẻ” càng ngày càng phát triển tỉ lệ thuận theo cái đà “phát tướng” của tôi mà thôi!

Hôm nay khi ngồi viết tiếp phần cuối của bài viết dưới bóng cây bên bờ hồ Lake Ontario trong buổi trưa hè oi ả, tôi nhớ lại đoạn chót của chuyến về thăm quê hương. Cơn gió mát thổi từ ngoài hồ vào dường như đã mang cái tươi mát, cái tĩnh nội tâm lại cho tôi. Tôi đã được đi thăm nhiều nơi tại Việt Nam mà trong vòng bao nhiêu năm tôi vẫn hằng nhớ đến. Tôi đã được toại nguyện với điều đó. Tôi đã được “đối thoại” với nhiều người thân thương trong gia đình qua vụ Gọi Hồn. Tôi đã được đi từ ngạc nhiên này qua nhiều ngạc nhiên tâm linh khác. Giờ đây, tôi không còn phải băn khoăn và bận tâm với các câu hỏi về phần hồn, phần xác, thế nào thực sự là quê hương và thế nào là “sống” với “chết” nữa. Tôi đang an nhàn đi kiếm và đọc thêm những tài liệu về tâm linh qua cái nhìn của người Tây Phương và người Ðông Phương. Tôi hoàn toàn tin vào thuyết Nhân Quả. Tôi tin rằng người đời có thể may mắn tránh được cái sơ hở của luật pháp trong Cõi Trần nhưng lưới trời lồng lộng, những điều sai quấy và những hành động dã man, độc ác, tham nhũng...sẽ chẳng thể nào qua được Luật Trời Ðất. Nhân nào, quả ấy; ở hiền, gặp lành; có vay và có trả!

Cơn gió mát đang thổi từ mặt hồ vào và nghe đâu đây có tiếng chim hót. Tôi ngồi duỗi chân và tiếp tục viết cho xong đoạn kết này. Tôi sẽ nhắm mắt để đánh một giấc ngủ trưa hè bên bờ hồ “cho nó đả”. Sau khi thức giấc, tôi sẽ gập chiếc ghế vải này, bỏ vào bao rồi đeo trên vai. Tôi sẽ thong thả đi bộ ra xe và lái về nhà bạn tôi để ăn cơm chiều với bạn bè và BN. Ngày mai, tôi sẽ đi tản bộ vào buổi sáng, về nhà đọc sách và buổi chiều tối tôi sẽ dậy kèm cho mấy cháu học sinh gốc Việt Nam.Thì cứ coi như là cái Cõi Tạm này cũng có cái an nhàn của nó cho tới khi tôi thay hình, đổi dạng và bước sang một “cõi trời mới”. Thì cứ coi như là ngoài những chuyến du lịch trên Cõi Trần này, tôi còn có nhiều chuyến du lịch tâm linh khác nữa, có gì là khác lạ đâu cơ chứ?

Xin tạ ơn Trời Ðất. Cũng xin cám ơn nhiều quý vị đã ủng hộ tinh thần cho tôi và kiên nhẫn chờ tôi trong những lúc tôi ngồi viết và đánh máy mổ cò cho loạt bài viết này.

Một lần nữa, xin đa tạ.

Ðàm Trung Phán.

Sept.15, 2007

Canada

*******

Để xem những phần đã đăng, xin theo các links sau đây :

Phần 1 : Việt Nam Quê Hương Tôi

Phần 2 : Gọi Hồn Người Xưa

Phần 3 : Cảm Xúc và Những Tín Hiệu Kỳ Lạ

Phần 4 A : Xuôi Nam

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2007

Ngại ngùng đón thu


Ta đã nghe gió thu vào cửa
Ngại ngùng hạt nắng nấp sau lưng
Từng giọt rơi sương mờ tìm lối
Ru hồn theo ánh trời đông hừng

Ta đợi em , chờ em vào thu
Cầm tay nhau nghe tình đến ru
Ôi , bờ môi ấy hương tươi thắm
Giấc mơ nào cài nụ tương tư

Ta ghì lấy trái tim ấm nồng
Để nghe nàng cất tiếng gọi lòng
Ôi , vai em ta nghe mềm mại
Giấc mộng hồng theo vào hư không

Đông Hòa
04.10.07

HEART ATTACK PREVENTION

Heart attacks and drinking warm water

This is a very good article. Not only about the warm water after your meal, but about heart attacks. The Chinese and Japanese drink hot tea with their meals, not cold water, maybe it is time we adopt their drinking habit while eating.

For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this "sludge" reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

A serious note about heart attacks - You should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line.

You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms. 60% of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know, the better chance we could survive.

A cardiologist says if everyone who reads this message sends it to 10 people, you can be sure that we'll save at least one life. Read this & Send to a friend. It could save a life. So, please be a true friend and send this article to all your friends you care about.


Phiếm Luân Về Lời Ca Trịnh Công Sơn - Phần Một



PHẦN MỘT : Trịnh Công Sơn, HỌA SĨ CỦA THI CA


Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là đi vào thế giới của ông, một thế giới đặc thù riêng tư, thơ mông, giản dị nhưng phức tạp; thực tế nhưng trừu tượng. Điều lạ lung là mọi người đều tìm thấy tâm tư mình trong đó. Có một điểm chung nào đó giữa Trịnh Công Sơn và người thưởng ngọan khiến mọi người đều yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn ?. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều thích nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ ở tầng lớp nào đó như sinh viên hay lứa tuổi thanh niên vào những năm trước 1975. Ông nổi tiếng đặc biệt do lời ca. Lời ca của ông xuất phát một cách giản dị, tự nhiên, dễ dàng và tiếng Việt dưới ngọn bút của ông như được mặc vào bộ áo quần mới, vì ngay cả những chữ rất cũ cũng có ý mới.


A)-HÌNH THỨC DIỄN TẢ:

1)-So sánh:
So sánh là hình thức thông dụng trong văn thơ, các tác giả thường mượn hình thức này để nói lên tâm trạng của mình.
Thí dụ câu thơ sau đây của Tản Đà :
vèo trông lá rụng đầy sân
công danh phú quý có ngần ấy thôi
Tản Đà nhìn lá thu rụng rồi ví von lá rụng như là công danh phú quý trên đời sống này, tức là đi từ cái cụ thể, cái thực tế qua cái trừu tượng.

Trong lời ca TCS thì đầy rẫy những so sánh như thế:

Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh
(Tạ ơn)

Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi ca hát rất tự do
(Đêm Thấy ta là thác đổ)

Lá khô vì đợi chờ.
Cũng như đời người mãi âm u
(Như Cánh Vạc Bay)

Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
(Như cánh Vạc bay)

Từng câu nói từng cánh buồm giong cuối trời.
(Cỏ Xót Xa Đưa)

Có người lòng như khăn mới thêu.
Có người lòng như nắng qua đèo
Tóc người như dòng sông xưa ấy đã phai,
(Có 1 dòng sông đã qua đời)

Đại bác nghe quen như câu dạo buồn
(Đại Bác Ru Đêm)

2)-Nhân cách hóa:
Một đặc tính khác bàng bạc trong lời ca TCS là tính Nhân cách hóa nghĩa là các đối tượng có cá tính của con người, biết hát, biết nói, biết buồn, biết thương nhớ …. Điều này khiến ta nghĩ ngay rằng vì TCS là một họa sĩ nên ông đã áp dụng nhiều các kỹ thuật của tranh lập thể, siêu thực, trừu tượng mà chúng ta thường thấy trong những bức tranh, chim biết nói, hoa biết cười…

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
(Ở Trọ)
Tóc em cười trong gió...
(Yêu dấu tan theo)

Suối đón từng bàn chân em qua.
hát từ bàn tay thơm tho.
Gió’ sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
(Như Cánh Vạc Bay)

Những giọt mưa, Những nụ hoa
Hẹn hò gặp nhau trước sân nhà
(Bốn Mùa Thay Lá)

Ngày mai em đi,
đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ,
sỏi đá trông em từng giờ...
(Biển nhớ).

3)-Pha trôn giữa Cụ Thể và Trừu Tượng, Thực Tế và Tưởng Tượng:
Trong lời ca TCS thực tế và hư ảo thường đi đôi, không có biên giới rõ rệt khiến người nghe phải xử dụng nhiều tưởng tượng để đi vào thế giới của ông. Ông không xử dụng tất cả đều là trừu tượng hay tất cả đề là thực tế mà pha trộn lẫn nhau một cách hài hòa và bất ngờ.

- Lùa nắng cho buồn vào tóc em
(Nắng Thủy Tinh).

-Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi
(Ru Ta ngậm Ngùi)

-Làm sao em biết bia đá không đau
(Diễm Xưa)

Rồi từ nay em gọi
Tình yêu dấu chim bay
Gọi thân hao gầy
Gọi buồn ngất ngây
(Gọi Tên Bốn Mùa)

Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm
(Ru mãi ngàn năm)

Người phu quét lá bên đường
quét cả nắng hồng quét hạ buồn tênh...
Người phu quét lá dưới nguồn
quét cả gió nồm quét cả mùa đông
(Góp lá mùa xuân)



4)-Kỹ thuật hội họa:
Trong các bức tranh lập thể, siêu thực hay trừu tượng, ta thường thấy chẳng hạn có tiếng chim hót trong đầu một người nữ hay là tóc dài bỗng trở nên dòng suối, bàn tay bao la rộng rãi của rừng hoang ….Đó là những nét mà các họa sĩ thường đưa vào đối tượng những sự tưởng tượng phong phú của mình để gây sự chú tâm đặc biệt. Hoặc ngay cả trong các bức hí họa, các họa sĩ thường phóng đại các bộ phận trong người để nhấn mạnh vào một đặc tính nào đó. Trong lời ca TCS ta thấy không thiếu những kỹ thuật này.

Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới

nếu không là họa sĩ thì không nghĩ đến hồn giấy mới này.

Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
(Nối Vòng Tay lớn)

Và ngay cả việc phối cảnh cho một bức tranh, TCS thường chỉ phác những nét chính đặc biệt nổI bật khiến người nghe thấy được và cảm nhận những gì ông muốn diễn tả. Cái hay là ông luôn dành chỗ cho trí tưởng tượng của người nghe. Thí dụ vài bức tranh sau đây cho thấy ông ngoài tài làm thơ còn là một họa sĩ có tài

Cảnh người phu quét đường nghe tiếng đại bác quen thuộc mỗi đêm:
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng
đại bác đêm đêm như kinh không mang lời nguyện
Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng
(Đại Bác Ru Đêm)

Cảnh Hà Nội Mùa Thu
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
(Nhớ Mùa thu Hà Nội)

Hoặc trên đồi
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
(Hát Trên Những Xác Người)

Hoặc trong quán
Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm.
Có những bạn bè xanh như người bệnh.
Có tiếng cười và tiếng khóc mênh mông.
Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới.
Nhưng khi về lại thu mình góc tối.
Trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười.
(Bay Đi Thầm Lăng).

Hoặc vườn hoang
Ngậm ngùi bước về , làn rơm theo gió
Lạnh lùng bốn bề , chiều phơi sắc máu
Mộ nào giữa vườn, cỏ tranh cao lấp
Một con bướm dại, vỗ cánh hững hờ
(Bước Ngậm Ngùi Về)

Bắt được những ý mỏng manh, mơ hồ nhưng đặc thù để diễn tả ý mình không phải là điều ai cũng làm được nhưng đối với TCS thì thật là dễ dàng:

Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Ðóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay.
(Như Một Lời Chia Tay)

Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
(Ngẫu Nhiên)

Một trong những điều quan trọng của Hội Họa là Màu Sắc. Màu sắc trong lời ca TCS thì thật là phong phú.

Vài thí dụ:

-Màu Xanh:
trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me
(Tuổi Đời Mênh Mông)
Mười năm xưa đứng bên bờ dậu.
Ðường xanh hoa muối bay rì rào.
(Có một Dòng Sông Đã Qua Đời)
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
(Còn Tuổi Nào Cho Em)
Những mắt biếc cỏ non
Xanh cây trái địa đàng
(Những Con Mắt trần Gian)

Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
(Dấu Chân Địa Đàng)
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
(Diễm Xưa)

-Màu trắng : Hạ trắng
áo trắng lung linh lộng gió trời cao,
ngẩn ngơ đàn bướm quay lui vườn đào
(Bến Sông)
gọi bờ cát trắng đêm khuya
(Biển Nhớ)
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
(Cát Bụi)

-Màu vàng:
Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh
(Đóa Hoa Vô Thường)
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên
(Em Còn Nhớ Hay em Đã qu ên)
Trên cánh sen vàng ai biết được
Ngàn năm giọt nước có buồn không?
(Giọt nước Cành Sen)
Em qua công viên mắt em ngây tròn
Lung linh nắng thủy tinh vàng
(Náng Thủy Tinh)
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
(Nhớ Mùa Thu Hà Nội)

-Màu Tím:
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
(Chiều một mình qua phố)
Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về sông
(Đóa Hoa Vô Thường)
chiều tím loang vỉa hè
(Nhìn những Mùa Thu Đi)

-Màu Hồng : mưa hồng
Miệng môi hồng đỏ như lá hoa vông
(Ra Đồng Giữa Ngọ )
Nắng có hồng bằng đôi môi em
(Như Cánh Vạc Bay)
Đời vẽ tôi tên mục đồng,
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng,
Từ đó
lên đường
phiêu linh ... (Chỉ có ta trong một Đời)
Mây qua mây qua môi em hồng nhạt
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa
Mây qua mây qua môi em hồng vừa
(Chìm Dưới Cơn Mưa)

-Màu Linh Tinh:
Trong từng giọng nói có màu tàn phai
(Như Tiếng Thở Dài)
Tìm trong lá úa màu
(Còn Mãi Tìm Nhau)
Màu nắng hay là màu mắt em
Cỏ cây chợt lên màu nắng
(Nắng thủy Tinh)
Ngày ta yêu em màu lá thanh xuân
(Người Về Bỗng Nhớ)
Lời ru đã đen vành môi
(Lời Ru Đêm)

5)-Xử Dụng Những Chữ Hán Việt, Tôn Giáo, Chính Trị, Triết học ….hay cả những chữ … bình dân
Trong lời ca TCS nhiều chữ Hán Việt hay các chữ thuộc về Tôn Giáo, Chính Trị, Triết Học ….vv…được xử dụng một cách rất tự nhiên, không cầu kỳ, không gượng ép để mang đến một ý mới cho ngôn ngữ (Thí dụ các chữ Vô Thường, Hư không, Hư Vô là các chữ được dùng nhiều nhất, Xem phần Phật Giáo).

Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai
Bỏ mặc hư vô, bỏ ngậm ngùi
(Em đi Bỏ Lại Con Đường)

Đêm xưa ra phố với người
Giờ đây xuống phố với ngày vô vi
(Lời ở Phố Về)

Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng đâu em
Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
(Đóa Hoa Vô Thường)

Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm.
(Con Mắt Còn Lại)

Tìm nhau trong hạnh phúc vô thường
(Còn Mãi Tìm Nhau)

Trong cuộc bể dâu
Ôi trăm ngày phố xá
cũng trôi theo
Trong hội trần gian
Bao nhiêu ngày yêu dấu
Cũng không còn
(Còn Có Bao Ngày)

Trời đất kia có hay ta về
Một phố hồng một phố hư không

Ngày thu đông phố xưa nằm bệnh
Đàn chim non réo bên vườn hoang
(Có Nghe Đời nghiêng)

Tôi xin em năm ngón tay thiên thần
Trong vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi
Tôi tôi xin năm ngón tay em đi vào cô đơn.
(Lời Buồn thánh)

Điều mới mẻ là ông xử dụng cả điển tích như Dã Tràng hay Thúy Kiều:
Môi xinh ở trọ người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
(Ở Trọ)

Không phải lúc nào TCS cũng dung những chữ bác học mà ông xử dụng luôn những chữ rất thông thường gần như bình dân nhưng qua nét bút của ông bỗng trở nên thơ mộng:


Miệng môi kia ốm o lời thề
(Có Nghe Đời Nghiêng)

ba trăm năm trước tôi là ai?
Là ai, là ai, vu vơ đất bồi,
em ngồi ngọn sóng mang thai
(Tôi Là Ai)

Đêm nghe gió thở dài
Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai
(Nghe Tiếng Muôn Trùng)

Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
(Này em có nhớ)

Chờ cây non trên núi đầu thai

(Như Tiếng thở dài)


6)-Một Chút, Một Thoáng:
Như một nhà bếp nghề nghiệp khi chế các món ăn thường bỏ thêm một chút chất liệu gì riêng, một chút thôi, không nhiều lắm để tạo thành hương vị đặc biệt của món của mình; như người họa sĩ tài ba khi pha màu thường thêm thắc một chút màu này cộng một chút màu kia để tạo nên cái sắc đặc biệt, TCS cũng vậy trong các bối cảnh của các bức họa riêng, ông cũng thêm một chút hương hoa nào đó, một chút màu sắc nào đó….không nhiều, một chút thôi.

chút tình thoảng như gió vội...
(Như một lời chia tay)
chút nắng trong tiếng gà trưa...
(Em còn nhớ hay em đã quên)
Gặp nhau không nói không nụ cười
Chút tình dường như hiu hắt bay
(Có một Dòng So6ng Đã Qua Đời)
tôi xin làm chút gió, mát thêm những bờ vai...
(Vì tôi cần thấy em yêu đời)
tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên...
(Ru ta ngậm ngùi),
chút lệ nhòa trong phút hôn nhau
(Bay đi thầm lặng)

Quỳnh hương một đóa thoáng hương thầm vườn đêm xao xuyến
(Chuyện Đóa Quỳnh Hương)
Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
(Còn tuổi nào cho em)
Trả lại thoáng hương thơm
(Đời Gọi Em Biết Bao lần)
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
(Hoà Vàng mấy Độ)
thoáng gập ghềnh trên con đường mòn
(Như Một vết thương)
Em ra đi như thoáng gió thầm
(Tạ Ơn)
Thoáng trong lòng một nỗi buồn qua

(Về Thăm Mái Trường Xưa)

7)-Hình thức Thơ:
Lời nhạc của ông ngòai việc là ý thơ rất phong phú còn được ông tạo nó với hình thức là những bài thơ hoặc kết hợp nhiều lọai thơ với nhau trong một bản nhạc nên tự nó đã có nhạc điệu rồi.
Vài thí dụ:

a-Kết hợp thơ 3 chữ và 4 chữ: Mưa Hồng, Vàng Phai trước ngõ
Trời ươm nắng
Cho Mây Hồng
Mây qua mau ….
(Mưa Hồng)

b-Thơ 4 chữ:
Mẹ ngồi ru con, Hà Nội Mùa Thu, Một ngày mùa Đông, Thưở Bống là người, tiến thóai lưỡng nan, Tuổi Đá buồn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
(Tuổi Đá Buồn)

c-Kết hợp 4 và 5 chữ: Tình Sầu

d-Thơ Năm Chữa: Nhìn những Mùa thu Đi, Thương một người, Một ngày như Mọi Ngày, Như Chim Ưu Phiền, Những Con Mắt Trần gian, Tình Nhớ

e-Thơ Bảy chữ: Đỏan khúc thu Hà Nội, Níu tay nghìn trùng

f-Thơ bảy chữ và lục bát : Hai Mươi mùa nắng lạ

g-Thơ tám chữ: Im Lặng Thở Dài, Người già em bé, Vươn Xưa

h-Thơ tám chữ: Cũng sẽ chìm trôi, Tôi Đang Lắng Nghe
Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
Một giòng trong veo sao lòng còn đục
Bầy vạc bay qua kêu mòn tịch lặng
Đường đời không xa sao ngồi gối chân . ..
(Cũng Sẽ Chìm trôi)

i-thơ Lục bát: Lời ở phố Ta về, Ở Trọ, Thiên Sứ bâng khuâng

j-Thơ mười chữ: Phúc âm buồn

k-Thơ Tự Do: Rơi Lệ Ru người, Tôi là ai


B)-CHẤT LIỆU:
Để tạo ra bức tranh nghệ thuật, TCS đã xử dụng các chất liệu sau đây, và những chất liệu này cũng là dấu ấn trong mọi tác phẩm của ông:

1)-Thiên nhiên: cây, cỏ, lá hoa, mặt trời, nắng, gió, mưa, bão, sông, biển, trăng, rừng, sỏi đá, núi non, suối, khói, sương, đỉnh cao, vực sâu… được xử dụng rất phong phú trong lời ca TCS. Thiên nhiên đốI với ông là bạn hữu, có sự đối thoại giữa ông và thiên nhiên, qua đó ta thấy tính nhân cách hoá của thiên nhiên được ông đặc biệt nhấn mạnh như việc ông "chuyện trò với lá cây" , "hôn một nụ hồng, hỏi thăm về giọt nắng" hoặc "đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa".

Vài thí dụ về chất liệu thiên nhiên trong lời ca của TCS:

-Dòng sông: là hình ảnh của thời gian qua, của cuộc đời, của người tình:
Rồi dòng sông . . . cũng miên man
Đưa người . . . về mộ phần
(Lời Của Dòng Sông)
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
(Tình Xa)
Một dòng sông nước cuốn một cuộc tình không may
(T`inh Sầu)

-Biển:
Tình yêu như biển,
Biển rộng hai vai.
Tình yêu như biển,
Biển hẹp tay người lạc lối.
(Lặng lẽ nơi này)
Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng đêm khuya
(Bien Nhớ)

-Hoa: là cái đẹp, là tuổi thanh xuân, là giấc mơ
Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về song
(Góp lá Mùa Xuân)
Em đến bên đời hoa vàng một đóa
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
(Hoa Vàng Mấy Độ)
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)
Một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn
vườn chiều
vừa mất dáng em (Một lần thóang Có)
Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
(Tuổi Đá Buồn)

Còn gì đâu những đóa hoa hồng
Vì trái tim tội lỗi lưu vong
(Tưởng rằng đã Quên)

Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường ...
(Đóa Hoa Vô Thường)

-Nắng:
Nắng qua mắt buồn
Lòng hoa bướm say
Gọi nắng!
Cho cơn mê chiều
Nhiều hoa trắng bay
(Hạ trắng)
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
(Chiều 1 mình qua phố)

-Đá:
Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
(Ngẫu Nhiên)
Đá lăn, Vết lăn trầm
(Vết lăn Trầm)

-Trăng:
Từ trăng xưa là nguyệt lòng tôi có đôi khi
Tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế (Nguyệt Ca)

-Rừng:
Rừng ơi hãy giữ cho bền nhé,
những cành hoa phai quá không đành.
(Vẫn Có em bên Đời)
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ cây
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa
(Rừng Xưa đã khép)

-Thác:
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe
(Đêm thấy ta là Thác đổ)

-Mưa, Mây, Gió…:
Mưa là một bối cảnh rất phong phú trong lời ca TCS. Nhiều tâm trạng của cuộc đời ẩn dáng trong mưa: Hạnh Phúc, Tan Vỡ, Cô Đơn, Cái Chết ….vv.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm Xưa)
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước
Mây qua mây qua môi em hồng nhạt
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa
Mây qua mây qua môi em hồng vừa
(Chìm dưới cơn mưa)
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
từ mưa gió từ vào trong đá xưa
(Dấu Chân Địa Đàng)
Em đứng lên gọi mưa vào Hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
(Gọi tên 4 mùa)
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa, trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô lieu
(Lời Buồn Thánh)
Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
(Một Cõi Đi Về)
Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
(Mưa Hồng)
Cơn mưa mùa hạ nồng nàn
Em đi tà áo phiêu bồng trời cao
Em sang từ nắng thủa nào
Hôm nay xin tặng mưa đầu mùa mưa.
Mưa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
Mưa thưa tựa áo lụa trời
Ôm quanh da thịt chân người người qua
(Mưa Mùa Hạ)
Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
(Nắng Thủy Tinh)
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt em
Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng
(Như Cánh Vạc Bay)
Có những giọt mưa khuya
Thường về thăm tóc rối
Có những giọt mưa khuya
Thương em nói nên lời
(Những Giọt Mưa Khuya)
Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ ...
(Rồi như Đá Ngây Ngô)
Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
(Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)
Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ
Như bờ xa nước cạn
đã chìm vào cơn mưa (Tình Nhớ)
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa...
(Tình Xa)
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
(Tuổi Đá Buồn)
Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về
Nghe não nề...
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya
Lạnh ướt mi
(Ướt Mi)
Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mưa bão,
(Yêu Dấu Tan Theo)

2)-Cảnh vật: lăng miếu, thành phố, vườn, chợ, gác nhỏ, nấm mộ, con đường…
-Con đường: là cuộc hành trình của đời sống,
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường về tình tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
(Bên Đời Quạnh Hiu)

-Vườn :
Chào chiếc lá nằm giữa vườn hoang.
Gửi đâu đó một chút tình riêng.
(Vườn Xưa)


-Thành phố:
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
(Đêm thấy ta là thác đổ)

-Gác:
Chiều chúa nhật buồn
Nằm trong căn gác đìu hiu
(Lời Buồn Thánh)

3)-Ngày tháng: Đêm, Ngày, bốn mùa, chiều, cuộc đời, ánh sáng, bóng tối
Rồi mùa Xuân không về
Mùa Thu cũng ra đi
Mùa Đông vời vợi
Mùa Hạ khói mây
(Gọi Tên 4 Mùa)

4)-Cầm Thú: Vạt, ngựa, sâu, chim, đàn bò….

Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
(Dấu Chân Địa Đàng)

Đàn bò tìm dòng sông
Nhưng dòng nước cạn khô
Đàn bò bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồn
Rồi một hôm đứng mơ mây ngàn
(Du Mục)

5)-Người nữ: tóc, vai, dáng, áo, mi, tay, chân, tiếng hát, trái tim, tiếng cười, chân, mắt….
Nhân dáng về người nữ nhan nhản trong lời ca TCS. Ông không tả tỉ mỉ về người nữ nhưng chỉ phác họa về những nét chính mà ông muốn nhấn mạnh tới đốt tượng này, thí dụ đôi vai, bàn chân, mái tóc… Bởi vậy các nhân vật nữ của ông rất trừu tượng:

Thương nụ cười
mái tóc buông lơi
Mùa thu úa trên môi
Từng đêm qua ngõ tối
Bàn chân âm thầm nói
Lặng nghe gió đêm nay
Ngại ai buốt đôi vai
Bờ vai như giấy mới
Sợ nghiêng hết tình tôi
(Thương Một Ai)

Đôi khi thấy trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
(Rồi Như Đá Ngây Ngô)
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ trên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi
(Như Cánh Vạc bay)
Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng
(Quỳnh Hương)
Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm
(Ru em từng ngón xuân nồng)
Dài tay em mấy thưở mắt xanh xao
(Diễm Xưa)

6)-Rượu:
Không cần là bác sĩ cũng biết rằng TCS thích rượu vì trong nhạc ông không thiếu men rượu, rượu cùng khắp. Nhìn đâu cũng thấy rượu. Có thể nói rượu chính là người bạn than thiết của ông. Vui cũng rượu, buồn cũng rượu …..
Phải chăng ông cũng như nhiều thi sĩ khác coi rượu là thú tiêu khiển chính của đời sống ?
(Thôi công đâu chuốc lấy sự đời, tiêu khiển một vài chun lếu láo. Cao Bá Quát).


Xin cho tôi là thoáng rượu cay
(Xin Cho Tôi)
Với những cuộc tình bão tố lênh đênh.
Xin có một lần uống chén muộn phiền.
(Vườn Xưa)

Có ai đang về giữa đêm khuya,
rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ
(Nghe những Tàn Phai)

Mưa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
(Mưa Mùa Hạ)

Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua (Một Cõi Đi Về)
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài (Phôi Pha)

Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm.
Có những bạn bè xanh như người bệnh. (Bay Đi Thầm Lặng)

Hai mươi năm ngục tù sẽ quên
hôm nay chén rượu nồng mừng uống
cho vui mẹ cho vui cha (Đồng Dao Hòa Bình)

Một người ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rượu đắng (Ngày Dài Trên Quê Hương)

Có ai đang về giữa đêm khuya,
rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ (Nghe những tàn phai)

Ngày về có xóm có làng thân yêu dân hai bên đường chào
Nhà nhà hút khói đêm thâu cơm mâm rượu bầu thủ đô đến thôn nghèo (Ngày Về)

Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê... (Tình Xa)

Với những thuyền buồm lớp lớp ra sông.
Xin có lời mừng giữa chén rượu nồng.
(Vườn Xưa)

HẾT PHẦN MỘT XIN XEM TIẾP PHẦN HAI