CÂY ÐA LỐI CŨ
GỌI HỒN NGƯỜI XƯA
Xuôi
Ðàm Trung Phán
Sau khi cô đồng ra về, chúng tôi ăn cơm trưa và tôi ăn vội để còn xem lại 3 cuộn phim Gọi Hồn mà tôi vừa quay xong. Tôi ngồi chăm chú nghe đoạn Bà Tổ Cô, bố mẹ tôi và anh tôi đối thoại với vợ chồng chúng tôi. Tôi đã được người thân kể cho nghe những chuyện rất riêng tư của gia đình chúng tôi mà các chi tiết lại rất là chính xác. Bao nhiêu năm trước dây, tôi đã từng thắc mắc: “Liệu thực sự vong linh Bà Tổ Cô có theo và phù hộ tôi không hay là người coi Tử Vi cho tôi chỉ nói mò mà thôi”. Ngày hôm đó, quả thực là vong linh của Bà đã về và Bà đã trả lời chúng tôi: “Hai con đã thăm mộ Bà, hôm nay Bà về thăm hai con đây!” Câu trả lời của Bà thật là bất ngờ và rất đúng sự thật vì tuần trước đó, anh em chúng tôi đã vào từ đường và khấn vái trước mộ Bà khi chúng tôi về thăm quê bên nội tại Bắc Ninh. Các câu trả lời của Bà, của bố mẹ tôi, của anh tôi đã là một bằng chứng hùng hồn là con người có linh hồn và khi một người trên Cõi Dương “chết” thì chỉ có thân xác họ bị hủy diệt nhưng phần hồn của họ vẫn còn tồn tại.
Tôi nở một nụ cười và trong đầu, tôi tự nói với tôi: “Tuyệt vời! Chẳng còn nghi ngờ gì nữa”! Chẳng lẽ những người Vô Thần còn phủ nhận sự hiện hữu của phần linh hồn hay họ vẫn còn ngụy biện như thường lệ? Mà tôi còn rất muốn biết thêm những người không tôn trọng Luật Trời sẽ bị quả báo ra sao, nhất là những kẻ giết người không tanh tay sẽ phải đối diện ra sao với linh hồn của những người đã bị chúng giết hại sau khi những kẻ độc ác này đã chết? Tôi sẽ đi tìm trong những tài liệu của Tây Phương và Ðông Phương về điều này!
Tôi và chú H. mang ngay 3 cuộn phim này ra hiệu nhờ họ chuyển sang VCD hay DVD để anh em chúng tôi mỗi người có một bộ đĩa, phòng khi cuốn phim bị thất lạc hay bị hỏng.
Buổi tối hôm đó tại nhà chú H, tôi ngồi ngay ở trong phòng bàn thờ. Tôi ngồi trên ghế, vừa Thiền thở vừa suy nghĩ về cuộc đời. Tôi thấy đời sống trên Cõi Trần này rất hữu hạn, đầy tranh chấp, tham, sân, si và tôi liên tưởng đến cái vô hạn khi tự mình thoát ra khỏi cái “tục lệ hữu hạn của Cõi Trần” này. Tuy là đang đêm tại Hà Nội nhưng tiếng xe cộ, tiếng còi xe vẫn không ngừng ồn ào. Chính trong cái “động” này của Hà Nội mà tôi lại thấy cái “tĩnh” nội tâm của tôi. Tôi chợt ngủ thiếp đi trong lúc đang ngồi và khi tôi trở về phòng ngủ, cả nhà ai nấy đều đã đi ngủ hết.
Ngày hôm sau, vợ chồng chúng tôi lấy xe ôm để tới một văn phòng du lịch đón xe đi thăm phong cảnh Tam Cốc, Ninh Bình. Tôi chụp vài tấm hình của Ô Quan Chưởng tại Hà Nội mà âm hưởng còn vang trong đầu tôi sau 50 năm xa cách.
Ðền thờ các vị vua nhà Lê, nhà Ðinh thật trang nghiêm trong cái tĩnh mịch, đơn giản và an bình của đồng quê miền Bắc. Ðiều này làm tôi thấy vui mừng vì tôi rất hãi cái không khí xô bồ đầy tiếng còi inh ỏi và đầy ô nhiễm của Hà Nội. Nhìn những lá cờ xí đang tung bay trong gió, tôi bỗng liên tưởng đến những chiến trận đã được mô tả trong văn chương Việt
“Chàng từ khi vào nơi gió cát,
Ðêm trăng này nghỉ mát nơi nao!”
Chúng tôi bước lên thuyền để đi thăm Tam Cốc. Cũng có cảnh cây đa bến cũ nhưng “bến đò” đã được xây bằng bê tông nên trông có vẻ “gồ ghề” (commercial) một phần nào như các nơi du lịch khác trên thế giới. Cảnh vật thật bao la và yên tĩnh. Tôi lắng nghe tiếng mái chèo khua nước và thấy khoan khoái hít thở không khí trong lành. Thật là quý hóa biết bao so với không khí ô nhiễm đầy khói xe và bụi bậm của Hà Nội. Vợ chồng chúng tôi ngồi chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên, không quên chỉ cho nhau những chỗ nào đẹp và thơ mộng. Tôi chụp hình và BN ngồi quay phim, thật là thoải mái!
Xin mời quý vị vào xem hình ảnh:
http://www.pbase.com/bac_ninh/tam_coc
Trong chuyến về thăm Việt
Sáng sớm hôm Giáng Sinh 2005, chúng tôi lấy xe taxi lên một khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm để cùng “phái đoàn” lấy xe bus ra phi trường Nội Bài rồi cùng bay vào Huế, bắt đầu chuyến xuôi Nam. Chuyến bay không mệt nhọc gì mà lại còn vui nữa vì tôi thấy các khuôn mặt Việt
Huế đón chúng tôi bằng không khí trong lành sau một cơn mưa. Vào đến Huế, tôi thấy cái tĩnh của một thành phố khác xa với Hà Nội: Huế không ồn ào, ít xe cộ và không khí mát lạnh sau cơn mưa. Tôi cũng không thấy những biểu ngữ “dao to búa lớn” như ở Hà Nội nữa. Tôi rất dị ứng thấy những sáo ngữ “trăm voi không được một bát nước sáo”, nói tốt mà không làm tốt, làm bậy thì lại dấu! Tôi thấy gần gũi với cái không khí an lành, bàng bạc và những cây cối với mầu xanh tươi mát vì nhiều mưa của Huế hơn.
Chúng tôi viếng thăm Thành Nội, lăng Tự Ðức, lăng Minh Mạng, lăng Khải Ðịnh ... Tuy tôi không biết gì về Phong Thủy nhưng tôi cảm nhận được sự an tĩnh, cái “phần hồn thăm thẳm” của các địa danh mà tôi đã ghé thăm. Tôi cảm nhận được cái “hồn sông núi” của nhiều địa danh tại đất Bắc nhưng ở Huế, tôi cảm nhận được niềm thân thương như tôi đang được trở về lại với một cõi xa xôi nào đó trong Tiền Kiếp nhất là khi tôi nhìn những bức tượng, những bức tường xanh rêu, những cây xanh rờn, những cái hồ tĩnh lặng trong các lăng tẩm.
“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo!”
http://www.pbase.com/bac_ninh/hue
Tôi sẽ lại ra đi và mang theo những cảm xúc nhẹ nhàng, bàng bạc mà tôi đang có. Tôi sẽ ngồi trong cái không khí tĩnh lặng nơi trời Tây Phương để nhớ về quê cha đất tổ đang vô hình chung đi vào cái động, còn động hơn ở Phương Tây, thật là ngậm ngùi, xót xa!
“Phái đoàn” chúng tôi lên thuyền đi dọc theo sông Hương. BN và tôi bắt đầu công việc của hai phó nhòm. Chùa Thiên Mụ quả là đẹp. Tôi thích nhất cảnh đứng trong chùa Thiên Mụ nhìn ra sông Hương lúc chiều tà.
Chúng tôi được một người quen dẫn đi thăm các cháu nhỏ tại 2 trung tâm giữ trẻ và Hội Những Người Mù. Nhìn các cháu đứng hát ngoài sân rồi vào ngồi ăn trưa mà lòng tôi thấy chùng xuống với niềm thương cảm. Tội nhất cho những người mù: họ làm chổi quét nhà rồi tự đem đi bán để lấy tiền sinh sống. Mỗi nơi chúng tôi đều tặng một số tiền mà bạn bè, họ hàng và cá nhân chúng tôi đã đóng góp cho công việc từ thiện trước khi chúng tôi rời
Chúng tôi đã dự trù cái lộ trình tại Việt
Trong chuyến đi xe bus từ Hà Nội về thăm Nam Ðịnh, tôi đã rút tỉa được thêm kinh nghiệm chụp hình trên xe bus. Ba ngưòi phó nhòm chúng tôi chia nhau công việc: một người ngồi trước xe bus chụp thẳng, và một người ngồi bên trái và một người ngồi bên phải để chúng tôi cố gắng thu được nhiều góc cạnh trong chuyến đi này. Phía nào mà phong cảnh ngoạn mục là dân phó nhòm chúng tôi đổ xô ra mà chụp hình lia lịa. Tôi luôn luôn ngồi ngay bên cạnh cửa kính xe bus, tì máy hình cho chắc vào kính xe và sẵn sàng chụp hình cho thật đúng lúc, đúng góc cạnh mà tôi dự đoán. Tôi tắt flash để tránh việc hình ảnh bị lóe sáng. Tuy hình ảnh không hoàn toàn đẹp được như ý muốn nhưng tôi cũng biết cái thân phận “ăn mày chớ đòi xôi gấc” trong hoàn cảnh chúng tôi lúc bấy giờ. Miễn sao là tôi ghi lại được nhiều tấm hình của quê hương trong những lúc di chuyển - “có còn hơn không” này!-
Trời đang mưa khi chúng tôi rời Huế. Ðối với tôi, đây là một cơ hội may mắn vì tôi rất muốn nhìn thấy cảnh đồng ruộng Miền Trung trong cơn mưa và tôi cảm thấy “mát dạ” được ngắm nhìn thảo mộc xanh tươi.
Chúng tôi ghé thăm một trung tâm du lịch (resort) tại Lăng Cô để ăn trưa. Trung tâm này nằm ngay trên bờ biển, phong cảnh khá đẹp nhưng khi tôi thấy một số phòng ốc đang được xây cất, tôi không muốn để ý tới vì tôi được đào tạo trong ngành công chánh tại Tây Phương luôn luôn phải quan tâm tới sự an toàn cho người thợ, người dân nhưng mà hầu như đây là một thứ xa xỉ phẩm tại nhiều nơi ở Việt Nam! Chúng tôi ra bãi biển để hít thở không khí trong lành và nghe tiếng sóng biển vỗ vào bờ. Bãi biển vùng Lăng Cô tuy không đẹp bằng các bãi biển vùng Caribbean nhưng tôi cảm thấy nó “mặn mà” hơn đối với tôi, chắc có lẽ tại vì nó thuộc về quê hương của tôi?
Trời lại bắt đầu mưa tiếp. Trong xe bus, chúng tôi trò chuyện nổ như pháo rang và tôi cảm thấy rất vui vì trên xe tất cả mọi người, trừ bác tài, đều là những người thân của tôi. Mọi người trở nên im lặng khi xe bắt đầu đi vào đường đèo Hải Vân.
http://www.pbase.com/bac_ninh/hai_van_and_hoi_an
Mọi người trong xe đổ xô về hướng bờ biển và 3 anh chàng phó nhòm chúng tôi bấm nút máy hình mệt nghỉ luôn. Thoạt đầu cái nút bấm hình máy ảnh của tôi nóng lên rồi bung ra và rớt xuống sàn xe. May mắn thay là tôi kiếm được nó. Tôi lắp lại nhưng rồi nó lại bung ra, chung quy chỉ tại vì tôi đã bắt nó làm việc “overtime” quá độ trong những chuyến đi Sapa, Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Nam Ðịnh và Huế. Tôi phải lấy băng keo “masking tape” ra “băng bó” cho nó và cầu trời cho máy hình “tai qua nạn khỏi” cho tới khi chúng về lại Canada, nếu không tôi sẽ bỏ lỡ mất quá nhiều cơ hội chụp hình trên những chặng đường xuôi nam sắp tới!
Xe lên đèo, xuống đèo, đi vòng vèo theo con đường đồi núi của đèo Hải Vân. Thật là ngoạn mục nhưng cũng có đôi lúc rất hồi hộp nhất là khi xe đổ dốc quanh đèo dưới cơn mưa. Cảnh vật mờ mờ, ảo ảo dưới thung lũng trong cơn mưa trông giống hệt như trong những bức tranh thủy mạc. Lâu lâu tôi thấy đó đây những cột cây số và nhất là những cái miếu bên đường. Tôi chợt nhớ lại con đường đèo tại
Chúng tôi ghé vào thăm Bảo Tàng Viện tại Ðà Nẵng để xem di tích của nền văn minh người Chàm. Xe lại chuyển bánh và chúng tôi ghé thăm một trung tâm làm đồ gốm và đồ bằng đá. Ðồ gốm Việt
Tới Ngũ Hành Sơn khi trời bắt đầu tối. Nhìn cảnh vật và những ngôi chùa trong Ngũ Hành Sơn lúc chiều tà, tôi cảm thấy rất thoải mái và quen quen. Tôi linh cảm thấy trong một tiền kiếp nào đó, tôi đã từng sống dưới cửa Phật và tôi cảm thấy một niềm an vui, xa lánh các stress và đời sống “vật lộn” hàng ngày của những năm tôi còn phải đi dậy tại Canada.
Chúng tôi tới Hội An vào ban đêm. Khách sạn tương đối sạch sẽ nhưng tất cả mọi người trong “phái đoàn” đều bị váng đầu vì mùi nước cống nồng nặc xông vào phòng ốc của khách sạn. Lý do là vì khách sạn không có các ống dẫn mùi sình ra thẳng bên ngoài khách sạn. Nói chung, rất nhiều các khách sạn ở Việt
Khu Phố Cổ Hội An ban đêm với các đèn lồng trông thật là ấm cúng và lạ mắt. Trong suốt 2 ngày dừng chân tại Hội An, tôi chỉ thích đi bộ thăm các phố xá, cửa hiệu và các ngôi nhà cổ tại Khu Phố Cổ mà thôi. Tại đây, rất nhiều cửa hiệu có thể may quần áo cho du khách trong vòng nửa ngày hay một ngày. Nhưng theo tôi, quần áo tôi may tại Hội An không đẹp bằng quần áo tôi may tại
Một hôm tôi đi săn hình và shopping tại khu Phố Cổ. Ðang lúc đói bụng, tôi nhìn thấy một bà đang bán chuối chiên trên hè phố. Nhìn thấy miếng chuối chiên vàng còn đang bốc khói, tôi mua 1 miếng và ăn ngay tại chỗ! Trời đất, ngon ơi là ngon và tôi mua 10 miếng chuối chiên đem về ... “nuôi vợ”! BN và tôi ăn hết ngay, vừa ăn, vừa tấm tắc khen ngon.
Tôi nhận thấy Sapa và Hội An là hai nơi tại Việt
Xin xem tiếp “Phần 4B“: Xuôi
Ðàm Trung Phán
April 18, 2007
Mississauga,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét