Trang Sinh Hoạt của Nhóm Cựu Học Sinh CVA ( Toronto ) và các thân hữu trên mạng toàn cấu
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007
CHÚC MỪNG
Quý bạn hữu và Quý Netters thân mến:
Bộ ba Xe, Pháo, Mã (ÐLX, BÐ, VÐ) anh em chúng tôi vừa mới gặp gỡ nhau cùng với gia đình. Chúng tôi đã có dịp ăn uống, trò truyện thỏa thích trong một đêm lạnh mà không có tuyết.
Thân chúc Quý Vị một đêm Giáng Sinh 2007 vui vẻ và Năm Mới 2008 mọi sự như ý muốn, sức khỏe tốt và tràn đầy bình an.
ÐLX, BÐ và VÐ
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007
Thứ Hai, 17 tháng 12, 2007
OF HUMAN BONDAGE
Quý Vị:
Tôi mới đọc trong Internet câu chuyện cảm động này và xin mang vào đây để chúng ta cùng đọc.
MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR!
Ðàm Trung Phán
Canada
I was walking around in a Target store, when I saw a Cashier hand this little boy some money back.
The boy couldn't have been more than 5 or 6 years old.
The Cashier said, 'I'm sorry, but you don't have enough money to buy this doll.'
Then the little boy turned to the old woman next to him: ''Granny, are you sure I don't have enough money?''
The old lady replied: ''You know that you don't have enough money to buy this doll, my dear.''
Then she asked him to stay there for just 5 minutes while she went to look around. She left quickly.
The little boy was still holding the doll in his hand.
Finally, I walked toward him and I asked him who he wished to give this doll to.
'It's the doll that my sister loved most and w anted so much for Christmas. She was sure that Santa Claus would bring it to her.'
I replied to him that maybe Santa Claus would bring it to her after all, and not to worry.
But he replied to me sadly. 'No, Santa Claus can't bring it to her where she is now. I have to give the doll to my mommy so that she can give it to my sister when she goes there.'
His eyes were so sad while saying this.
'My Sister has gone to be with God. Daddy says that Mommy is going to see God very soon too, so I thought that she could take the doll with her to give it to my sister.''
My heart nearly stopped.
The little boy looked up at me and said: 'I told daddy to tell mommy not to go yet. I need her to wait until I come back from the mall.'
Then he showed me a very nice photo of him where he was laughing. He then told me 'I want mommy to take my picture with her so she won't forget me. '
'I love my mommy and I wish she doesn't have to leave me, but daddy says that she has to go to be with my little sister.'
Then he looked again at the doll with sad eyes, very quietly.
I quickly reached for my wallet and said to the boy. 'Suppose we check again, just in case you do have enough money for the doll?''
'OK' he said, 'I hope I do have enough.' I added some of my money to his without him seeing and we started to count it. There was enough for the doll and even some spare money.
The little boy said: 'Thank you God for giving me enough money!'
Then he looked at me and added, 'I asked last night before I went to sleep for God to make sure I had enough money to buy this doll, so that mommy could give It to my sister. He heard me!''
'I also wanted to have enough money to buy a white rose for my mommy, but I didn't dare to ask God for too much. But He gave me enough to buy the doll and a white rose.''
'My mommy loves white roses.'
A few minutes later, the old lady returned and I left with my basket.
I finished my shopping in a totally different state from when I started. I couldn't get the little boy out of my mind.
Then I remembered a local newspaper article two days ago, which mentioned a drunk man in a truck, who hit a car occupied by a young woman and a little girl.
The little girl died right away, and the mother was left in a critical state. The family had to decide whether to pull the plug on the life-sustaining machine, because the young woman would not be able to recover from the coma.
Was this the family of the little boy?
Two days after this encounter with the little boy, I read in the newspaper that the young woman had passed away.
I couldn't stop myself as I bought a bunch of white roses and I went to the funeral home where the body of the young woman was exposed for people to see and make last wishes before her burial.
She was there, in he r coffin, holding a beautiful white rose in her hand with the photo of the little boy and the doll placed over her chest.
I left the place, teary-eyed, feeling that my life had been changed forever. The love that the little boy had for his mother and his sister is still, to this day, hard to imagine. And in a fraction of a second, a drunk driver had taken all this away from him.
Now you have 2 choices:
1) Repost this message.
2) Ignore it as if it never touched your heart
The quote of the month is by Jay Leno:
'With hurricanes, tornadoes, fires out of control, mud slides, flooding, severe thunderstorms tearing up the country from one end to another, and with the threat of bird flu and terrorist attacks, 'Are we sure this is a good time to take God out of the Pledge of Allegiance?'
For those who prefer to think that God is not watching over us....go head and delete this. For the rest of us... pass this on.
'A lack of effort will always cause failure!'
Robert A. Schreiber
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007
Lạy Mẹ Paris
con kính dâng lên người
lời ước nguyện
với ngàn hoa xinh tươi
Và tâm hồn con
theo người hướng tới
chốn bình yên
nơi hạnh phúc muôn đời
Lạy Mẹ Paris
con cúi xin đến Mẹ
thanh bình nướcViệt
một lời mong
Việt
không còn khói lửa
ắp đầy nụ cười
ấm áp tình người
Đông Hòa
10.12.07
Chúc mọi người hạnh phúc và vui vẻ
thân ái
tb : rất mừng vì hôm nay đăng bài được ...
Ave Maria
Celine Dion
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2007
Comments/Post Alert
Lúc sau này chắc các bạn nhận thấy chỉ nhận được Post Alert chứ không nhận được comment alert nữa .
Để tránh những ngộ nhận , VĐ xin trình bày rõ hơn về vụ này như sau :
Vì Blog chỉ cho phép forward post và comments về MỘT địa chỉ Email , thành ra từ Blog không thể nào set để forwarded các messages post/comments đến tất cả mọi người được. Vì thế, chúng ta phải create thêm eCircles Group bên Gơogle group, từ group, mình dùng như trạm trung gian để chuyển các message được gửi từ Blog ( Post/ comment) , và từ đó phân phối về các thành viên của Group ( đồng thời cũng là thành viên của Blog )
Các posts trong Blog khi chuyển về Group đều dưới tên của riêng từng thành viên, riêng phần comments chuyển đi dưới địa chỉ ảo lá "noreply-comment@blogger.com".
Từ đầu , VĐ set là chỉ thành viên mới có thể gửi messages vào Group, nhưng vì vậy các messages của phần comments đã không chuyển vào Group được vì đã gửi dưới địa chỉ ảo ( nghĩa là Gơogle Group không thê verify địa chỉ noreply-comment@blogger.com được )
Bây giờ VĐ thử test là set lại cho phép bất cứ ai cũng có thể gửi messages vào Group.
đê xem các alert về comments có đi đến nơi đến chốn không ?
Cánh này có cái bất tiện là người ngoài cũng có thể post / gửi vào Group ( không phải Blog ) và những messages này sẽ bị forward đnế các bạn, trừ phi có ai xung phong đứng ra lo vụ moderated các messages trong group trước khi cho phân phối đến các thành viên .
Tạm thời chúng ta cứ test xem sao nhe' . Mong được sự góp ý của các bạn.
VĐ
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007
CÁC VẤN ÐỀ VỀ GIÁO DỤC
Nghiệp Dậy Kèm: Kiếp tằm nhả chữ
Trong đời về hưu, tôi thấy khoan khoái có được những giờ giấc cho riêng tôi, muốn làm gì thì làm mà chẳng phải làm cho xong theo đúng hạn định (deadline) trong một thời gian khá gấp gáp như khi tôi còn phải “kéo cầy trả nợ”. Tôi thấy nhẹ nhàng, vui vẻ sống với chuỗi ngày còn lại của đời tôi, nhưng cũng có nhiều lúc, tôi bâng khuâng chợt nhớ đến những lần trong lớp học chỉ có riêng thầy trò chúng tôi đang cùng chia xẻ với nhau những bài học trong lớp lồng khung với những bài học ngoài đời. Tôi nhớ tiếng nói, tiếng cười đùa và những ánh mắt học trò. Nhớ nhẹ nhàng, nhớ thoang thoảng với đầy trìu mến.
Bước đầu chẳng mấy thích thú
Tôi cũng có dịp nói chuyện và vấn kế cho một số cha mẹ người Việt đang có con học tiểu học, trung học hay sắp vào đại học. Tuy rằng họ rất quan tâm về việc học hành của con cái nhưng họ không thể theo kịp bài vở của chúng được vì nhiều lý do khác nhau. Cũng vì lẽ đó mà 3 năm trước đây, tôi đã xung phong dậy thử vài cháu đang học tiểu học tại nơi chúng tôi đang cư ngụ. Tôi chưa biết rõ chương trình tiểu học và trung học tại đây vì tôi chỉ biết dậy cấp cao đẳng (college) mà thôi. Không quen các chương trình ra sao nên tôi nhắc các cháu mang tất cả các bài vở của nhà trường cho tôi xem mỗi lần chúng đến học. Tôi đã quen dậy các sinh viên có thể tự học lấy được bài vở sau khi tôi đã chỉ dẫn những điểm chính, bỗng dưng tôi phải ngồi xuống chỉ bảo từng li từng tí với các cháu mới học Lớp 1, Lớp 2, Lớp 3 nên tôi không cảm thấy thích thú cho lắm. Một mình tôi phải chỉ dẫn cho 4, 5 đứa con nít trong cùng một đêm, tôi có cảm giác như đang ngồi giữ trẻ (babysit) vì chúng quậy phá và ồn ào. Sau mỗi lần dậy như vậy, tôi thấy mệt nhoài. Ðiều làm tôi cảm thấy thất vọng nhất là cha mẹ của các cháu không tiếp tục chỉ bảo chúng sau khi chúng đã học tôi. Tôi hết cái hứng thú dậy kèm này nên tôi “xin về hưu vụ dậy kèm để về hưu dưỡng già lần thứ nhì”!
Nghiệp dĩ dậy học
Trong đợt “hưu trí kỳ nhì” này, tôi tiếp tục cái thú vui đi bộ ra công viên, ra bờ hồ rồi ngồi viết lách. Cũng trong thời kỳ này mà vợ chồng chúng tôi tiếp tục đi du lịch trước khi chúng tôi có cháu nội, cháu ngoại. Thế rồi một tháng trước khi chúng tôi về thăm Việt Nam vào cuối năm 2005, một bà mẹ Việt Nam - MN, còn khá trẻ - mang đứa con trai - CV, 13 tuổi - đến nhờ tôi giúp ý kiến về việc học. MN phải đi làm kiếm tiền tự nuôi thân và 2 đứa con còn nhỏ. Bà mẹ trẻ này cho tôi biết nhà trường đã báo động cho biết rằng CV đang có triển vọng bỏ học vì không theo kịp được các môn học ở nhà trường. Trông nó hiền lành, ngoan ngoãn cho nên tôi có thiện cảm với nó ngay. Tôi xem cuốn vở của hắn chép các bài học tại nhà trường, tôi thấy hoàn toàn thất vọng: chữ to, chữ nhỏ và các dòng chữ viết Anh Văn bất thành cú, tôi chẳng hiểu hắn đã viết những gì. MN cho biết là CV mới từ Việt Nam sang Canada được 1 năm.Vốn liếng tiếng Anh quá ít ỏi, nhà trường cho hắn học ESL (English as a Second Language) trong một thời gian ngắn hạn rồi xếp hắn vào lớp học cùng với những học sinh Canadian cùng cỡ tuổi với hắn. CV còn là một học sinh chậm hiểu (slow learner) cho nên anh chàng chới với trong “biển học”. MN muốn nhờ tôi dậy kèm cho hắn. Qua kinh nghiệm “đợt đầu dậy kèm”, tôi không cần do dự mà trả lời ngay lập tức:
- Cháu ơi, cháu nên nhờ các thầy, cô người Canadian để dậy thêm cho hắn đi vì chú không quen dậy các cháu học sinh ở đây!
Nói xong, nhìn thấy vẻ mặt thất vọng của MN, tôi cảm thấy áy náy và tôi suy nghĩ: “Chết thật, với số lương ít ỏi của bà mẹ này, làm sao mà MN có đủ tiền để mà trả công cho những người dậy kèm chuyên nghiệp được? Vả lại, người dậy kèm gốc Canadian làm sao mà họ có thể hiểu được những cái khó khăn, nhất là sự khác biệt về văn hóa của người di dân mới từ Việt
một khi mà CV nó bỏ học hay trốn học, hắn sẽ còn có thể bỏ đi theo đám con nít bụi đời, tôi sẽ ân hận suốt đời.”
Sau khi tôi đã “ngộ” ra điều này, tôi nói với MN:
- Thôi được rồi! Sau khi cô chú đi chơi xa về, chú sẽ cố gắng dậy CV dùm cho cháu. Chú dậy với một điều kiện: ở nhà, cháu phải bắt thằng nhỏ làm bài tập (homework). Nếu nó không hiểu, nó có thể gọi điện thoại cho chú, chú sẽ chỉ dẫn cho nó qua điện thoại! Cháu cũng phải bắt nó đến học đều đặn với chú nữa, được không?
Ðợt dậy kèm thực sự bắt đầu: Toán và Anh văn
Tôi quên béng việc dậy kèm trong lúc đi du lịch. Sau khi chúng tôi đã về lại
Tôi nhắc CV mang tất cả các bài vở đến cho tôi xem. Tôi “dò đường” từ những bài vở này và sau đó, tôi bắt đầu đi lùng kiếm các tài liệu, sách vở, chương trình học qua Internet và các hiệu sách. Tôi cũng dành thì giờ để vào thư viện tìm kiếm các tài liệu, sách vở...từ Lớp 4 trở lên giống như ngày xưa mỗi lần tôi phải dậy một môn học mới vậy.
Tôi tự viết bài thi trắc nghiệm về môn Toán gồm có các câu hỏi từ Lớp 4 đến Lớp 8 cho hắn. Nhờ vậy mà tôi biết rõ cậu học trò của tôi đã mất căn bản từ nhiều phần của các lớp dưới. Mất căn bản không những chỉ riêng môn Toán mà còn nhiều môn khác nữa - chỉ là vì hắn không có đủ vốn liếng tiếng Anh mà thôi! Nhà trường tại vùng
Mỗi lần học tiếng Anh với tôi, hắn ngồi bên cạnh tôi và đọc to cho tôi nghe một bài viết (text) trong cuốn sách Anh Văn này. Khi mới bắt đầu học, hắn đọc sai rất nhiều từ ngữ và chính vào những lúc này mà tôi dậy hắn cách đọc (pronunciation). Tôi cũng hỏi nghĩa (meaning) của những từ ngữ thông dụng. Hóa ra anh chàng chưa biết quá nhiều những từ ngữ thông thường này. Tôi phải giải nghĩa từng từ ngữ và cách cấu trúc văn phạm như chủ từ (subject), động từ (verb)... Sau khi đọc xong bài viết (text), CV phải ngồi xuống tự hắn trả lời các câu hỏi liên quan tới nội dung của bài viết. Ðây là phần để các thầy cô “đo lường” (measure) phần hiểu biết (comprehension) của học trò. Trong mỗi bài học (learning unit), ngoài phần trả lời các câu hỏi của bài viết (text reading and comprehension), còn có các phần thực tập về Văn Phạm (Grammar), Ngữ Vựng (Vocabulary).
Số học trò của tôi bắt đầu gia tăng từ Lớp 1 đến Lớp 12 cho môn Toán và từ Lớp 1 đến Lớp 8 cho môn Viết Tiếng Anh (English Compostion and Grammar).
Sau khi tôi đã dậy một số học trò khác, tôi mới “ngộ” ra rằng rất nhiều trường tiểu học ở đây đã “quên” dậy học trò cách viết chính tả (spelling) và phần Văn Phạm của tiếng Anh khi chúng còn nhỏ. Một tai hại đáng kể cho học trò vì sự thiếu sót hay quá tự tin của Bộ Giáo Dục!
Khi còn đi dậy tại College ở Canada, tôi đã có dịp dậy vài môn Toán và nhiều môn Kỹ Thuật có phần Toán Áp Dụng (Math-related Technical Subjects) trong Phân Khoa Kỹ Thuật (School of Engineering Technology) và Phân Khoa Thương Mại (School of Business). Tôi đã biết được những cái khó khăn của nhiều sinh viên trong 2 môn Toán và Anh Văn. Trong những năm đó, tôi rất muốn biết các sinh viên này đã học được những gì tại cấp Trung Học và Tiểu Học nhưng tiếc nỗi tôi không có thì giờ để tìm ra nguyên do. Cũng vì lẽ đó mà bây giờ, tôi đang đóng vai một “thám tử” đi lùng kiếm các nguyên do tại sao mà nhiều sinh viên đang đi
Tựu chung, mỗi môn học (subject/course) của từng Lớp (Grade) đều có chương trình học (course outline) rõ rệt do Bộ Giáo Dục Tỉnh Bang (Ministry of Education) soạn thảo. Tuy nhiên tại sao học trò lại không học được đến nơi, đến chốn? Lý do chính có lẽ là vì cách dậy tại các Ty Học Chính (Board of Education) không đồng đều, kỷ luật nhà trường không chặt chẽ và nhất là cha mẹ không để ý tới việc con cái tự học và làm bài tập ở nhà. Ngoài ra, nhiều học trò coi TV hay vào Internet quá nhiều, bỏ phí mất thì giờ để làm bài tập (homework) ở nhà.
Vấn đề và trách nhiệm
Tôi nhận thấy một số các cháu tuy chịu khó làm bài ở nhà nhưng phụ huynh lại không đủ khả năng để chỉ dẫn đúng cách cho chúng. Lâu dần, chúng không còn tự tin chúng làm bài đúng hay sai nữa. Ðiều này làm chúng trăn trở rồi đâm ra chán nản với việc học.
Dựa vào những nhận xét trên, tôi đi kiếm thêm tài liệu để dậy kèm một cách hữu hiệu, vừa dễ cho học trò tự học (self-learning), vừa dễ cho cách chỉ dậy (teaching) của tôi và để theo đúng phương pháp giảng dậy và học hành mà người Bắc Mỹ mệnh danh là “the Teaching-Learning process” (phương pháp Dậy và Học). Tôi đã “tha về” nhà một số sách dậy kèm cho 2 môn Toán và Anh Văn từ Lớp 1 đến Lớp 8 và tôi “chịu nhất” các cuốn sách dậy kèm này do công ty “Popular Book Company (Canada) Ltd.” xuất bản.
Nhiều cháu, như cháu CV chẳng hạn, tuy rằng đang học Lớp 8 nhưng thực sự phần Anh Văn, các cháu chưa đạt được tiêu chuẩn của một học trò đang học Lớp 5. Tôi đã phải giải thích cho các cháu và cha mẹ chúng về điều này sau khi tôi đã cho chúng thi trắc nghiệm về phần Viết Luận và phần Văn Phạm. Tôi chỉ dậy kèm các cháu này theo lối dậy và điều kiện của tôi nếu họ đồng ý.
Nhận định vấn đề và kinh nghiệm bản thân
Sau khi đã dậy kèm được ít lâu tôi nhận thức được vài điều dưới đây:
· Phần đông các học trò Tiểu Học ở đây không thuộc làm lòng Bảng Cửu Chương cho nên chúng rất lúng túng khi phải làm tính Nhân hay tính Chia. Nhà trường không bắt buộc chúng học thuộc lòng nên “mới ra nỗi này”! Tôi tự làm lấy Bảng Cửu Chương với hàng dọc từ 0 đến 10 và hàng ngang cũng từ 0 đến 10.Tôi bắt học trò tự điền vào chỗ trống những con số của Bảng Cửu Chương. Chúng không được phép ngó vào bất cứ sách vở nào hết, nhất là không được dùng cái “calculator”! Cứ lâu lâu, tôi lại bắt các cô, các cậu làm như vậy để đầu óc chúng phải làm việc một cách chủ động (proactive). Phần lớn, học trò cũng không thật hiểu khái niệm về Mẫu Số Chung (common denominator) cho nên chúng làm tính cộng, tính trừ của Phân Số “không giống con giáp nào hết”! Phần Anh Văn, rất nhiều học trò không biết cách cấu trúc văn phạm của một câu văn, vì nhà trường “không cần dậy” các cháu điều căn bản này! Học trò thường hay lẫn lộn những chữ như: “Who” với “Whom”, “Its” với “It’s”, “Where” với “Were”…
· Các cháu cần có một người có đủ kiến thức và căn bản để dậy kèm (tutoring) các cháu cách làm bài và chấm bài cho các cháu. Các cháu phải tự làm bài, chỗ nào không làm được, các cháu có thể hỏi lại người dậy kèm (tutor). Người tutor sẽ chấm bài và chỉ dẫn lại cho học trò những lỗi lầm. Học từ những lỗi lầm, học trò sẽ hiểu rõ hơn và từ đó, sẽ tiến bộ nhanh chóng. Ðây là những kinh nghiệm tôi đã gặt hái được qua nhiều năm dậy phần “tutorial” cho nhiều môn Kỹ Thuật mà ngày xưa tôi đã từng dậy tại College.
· Tôi tin rằng các cháu nhỏ có đủ trí thông minh (thông minh phần trí óc mà người Tây Phương gọi là Intelligence Quotient, IQ) để học hỏi và lĩnh hội, nhưng sự cần cù và tính khí của các cháu thuộc phần thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, EQ) có lẽ còn quan trọng hơn trong việc học hỏi này. Tôi đã thấy có nhiều cháu tuy thông minh đầu óc nhưng chúng hay học “cóc nhẩy” hoặc vì không đủ kiên nhẫn, hoặc vì thiếu kỷ luật, hơặc vì ham chơi, hoặc vì thiếu tự tin, hoặc vì lười biếng không dám hỏi thầy cô… Các cháu này cần phải có người Tutor để chỉ dẫn và uốn nắn để vượt qua khỏi cái “bức tường cản học” này. Ðây là một thử thách cho cha mẹ, thầy cô và nhất là người dậy kèm. Một khi mà chúng vượt qua được những khó khăn này, chúng sẽ học một cách thoải mái hơn và sẽ tiến bộ trông thấy.
· Không phải rằng tất cả các cuốn sách giáo khoa, sách dậy kèm nào cũng đều có những chi tiết đầy đủ và được trình bầy theo đúng “logic” giảng dậy hết (dễ hiểu, rành mạch, theo thứ tự từ dễ đến khó) …Tôi đã thấy có những bài tập (Toán và Anh Văn), những câu hỏi không những chẳng thích hợp với trình độ của học sinh (quá khó, quá trừu tượng), mà lời văn lại không được rõ ràng, mạch lạc làm cho học trò đâm hoang mang mất cả cái hứng thú để học hỏi. Các tác giả, các thầy cô và người dậy kèm cần phải có một cái nhìn tổng thể (holistic view) của Chương Trình Học (curriculum) của cấp Tiểu Học hay Trung Học để dìu dắt học trò cho đúng với các “course outlines” (nội dung của từng môn) trong toàn thể Chương Trình Học (curriculum).
Tôi đã từng nghe sinh viên hỏi tôi nhiều câu hỏi rất “ngây thơ”:
- Học những thứ này để làm gì, có cần lắm không, thưa Thầy?
hay:
- Hôm nay có gì quan trọng để học trong lớp không Thầy, nếu không thì em xin phép được ở nhà để làm việc khác!
Ðể linh động hóa việc giảng dậy (motivate the students), các thầy cô, tutor nên nói rõ cho học trò biết trước lý do tại sao chúng phải học (direct approach) những bài học (learning units) sắp được giảng dậy. Thí dụ như phân số (fraction) dùng để làm gì, cho vài thí dụ rồi hỏi lại học trò vài câu hỏi liên quan tới phân số trước khi thực sự dậy phân số. Mục đích là để làm chúng phải suy nghĩ một cách chủ động (proactive) thay vì chúng chỉ ngồi yên mà nghe bài giảng một cách thụ động (passive). Một vấn đề nan giải nữa mà tôi đã thấy: học trò thường nghĩ rằng chúng học cho cha mẹ, cho thầy cô, cho nhà trường chứ không phải cho chính bản thân chúng!
· Có chấm bài mới biết được học trò gặp khó khăn ở những chỗ nào của phần mới học (new learning units). Tôi thường ngồi giải thích cho học trò những phần chúng làm sai và bắt chúng làm bài lại trong những phần sai này.
Cha mẹ, người dậy kèm nên theo dõi các bài vở của học trò sau mỗi ngày chúng đi học về, nhất là các bài đã được thầy cô chấm điểm để biết lực học của chúng ở trường ra sao. Nếu chúng được điểm cao, nên khen chúng một câu. Nếu chúng được ít điểm, nên ngồi xem kỹ lại bài vở để chỉ dẫn cho chúng biết chỗ nào sai và bắt chúng làm bài lại. Chớ nên quá nặng lời hay sỉ nhục chúng để tránh việc chúng có thể bị tự ti mặc cảm về sau này.
Thêm một vấn đề rất thực tế
Không ngờ qua kinh nghiệm dậy kèm này, một vài người đã học xong College và đang đi làm đã bắt đầu đến học tôi môn English Communication (gồm có phần “Composition”, “Grammar” và “Oral presentation”) nữa. Tại nơi làm việc, họ đã không lên chức được vì không có khả năng viết và nói Anh Văn cho đâu ra đó, hay nói cho đúng hơn, họ đã bị mất căn bản khá nhiều khi họ học tiếng Anh như một ngoại ngữ (English as a Second Language). Tôi đã từng tham dự những lần thuyết trình (topic presentation) của sinh viên trong lớp tôi dậy hay trong các lớp khác. Tôi đã thấy những lỗi lầm về Chính Tả (Spelling), về Cách Hành Văn (writing skills), về Văn Phạm (Grammar). Tôi cũng đã từng ngồi họp với các Giáo sư dậy cách Viết Anh Văn (English Communication) để các nhà giáo chúng tôi cùng có thể “bắt mạch” và “chẩn bệnh” Anh Văn cho các bài viết của học trò theo tiêu chuẩn của nhà trường. Giờ đây, tôi cảm thấy may mắn đang có cái cơ duyên để chỉ dẫn môn Anh Văn cho những cô cậu học trò và cựu sinh viên Việt
Thú dậy học
Tôi thấy phấn khởi: sau 1 năm học với tôi, điểm số trung bình của CV đã lên thêm được 15%, cu cậu không những đã không bỏ học ở nhà trường mà còn luôn luôn muốn đến học với tôi nữa. Tôi đã may mắn kiếm được cái “Thú Dậy Kèm” này không những để cho đầu óc tôi đỡ bị lú lẩn trong lúc tuổi già mà còn để cho tôi đỡ nhớ lớp học của ngày xưa nữa. Tôi chẳng phải chấm bài đến mờ cả mắt như ngày xưa. Chẳng phải mệt nhọc lái xe trên xa lộ trong giờ cao điểm. Chẳng phải nghe lời “eo xèo mà cả” về vụ chấm điểm với học trò. Chẳng phải để ý tới những tị hiềm của “office politics”… Tôi còn một niềm vui khác: ngay tại nơi tôi cư ngụ ở Canada, tôi có cơ hội được dậy các cháu học sinh Việt Nam mà ngày xưa khi còn đi dậy, tôi chỉ ước mong có cơ hội dậy riêng cho người Việt thì giờ đây, ước mong đó đang được toại nguyện.
Ðã mang nghiệp dậy vào thân,
Tôi chẳng trách móc Trời gần, Trời xa!
Thế là tôi đã mãn nguyện lắm rồi!
Ðàm Trung Phán
Tháng Mười 2007
Thiệp Hồng Báo Tin
Bổng một ngày kia đổ một bờ
(Xuân Diệu)
Rồi se tơ kết tóc - giam nhau vào lòng thôi
(Phạm Duy)
Oui devant dieu
devant les hommes
Oui prends mes jours
je te les donne
Et plus que tout mieux que personne
Je t'aimerai toujours
Et je prierai toujours
(Maurice Tézé - J. Prieto)
Đây phút linh thiêng đã khởi đầu
(Hàn Mặc Tử)
Céline Dion - Andrea Bocelli
Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2007
Ho^ng` Do`n
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007
THƠ TÌNH TOÁN HỌC
Xin post vào đây vài vần thơ "Tình Toán Học" mà ÐLX đã chôm được từ Internet.
THƠ TÌNH TOÁN HỌC
Ðời tổng hợp bởi muôn nghìn mặt phẳng
Mà tình yêu là quỹ tích không gian.
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong một vòng lượng giác.
Anh không muốn cuộc đời toàn sin cos
Sống khép tròn công thức cộng nhân cung
Cạnh góc đời ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình chờ dòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
...
...
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
***
Thơ tình toán học (kì 2 nè, đọc đứt hơi lun, haha):
Tình đâu là căn thức bậc hai
Ðế có thể ngồi yên mà xét dấu
Em phải nhớ tình yêu là góc số
Mà hai ta là những kẻ chứng minh
Ðừng bao giờ đảo vế một phương trình
Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
Tìm đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Ðừng vội vàng định hướng một hai chiều
Rồi một buổi ta đồng qui tại góc
Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
Em khó hiểu thì tôi đành vô giải
Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
Nhìn em cười tôi định nghĩa tình yêu
Nhưng chỉ gặp một phương trình vô nghiệm
Chưa hẹn hò mà lòng như bất biến
Chưa thân nhau mà đã thấy so le
Trót yêu rồi công thức có cần chi
Vì hệ luận ái tình không ẩn số
Em không nói tôi càng tăng tốc độ
Ðể mình tôi trên quãng đường đơn điệu.
Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
Tình tiệm cận riêng mình tôi buồn quá
Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản
… và em tính tình hơi đồng dạng
Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
Tôi xin thề không biện luận cao xa
Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
Tôi có thể chứng minh là rất đúng
Vì tình tôi như hàng điểm điều hòa
Nếu bình phương tôi lại rút căn ra
Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
Tôi yêu em với một tình yêu cố định
Tìm chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
Dùng định lý thay ngàn câu ước hẹn
Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
Tìm toạ độ trong tình yêu toán học
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác,
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô,
Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
Anh chờ đợi một lời em giải thích,
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương.
Hệ số đo cường độ của tình thương,
Định lý đảo, tìm ra vì giao hoán.
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
Tính không ra phương chính của cấp thang.
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.
***
Thơ tình toán học
Ðời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quĩ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai
Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biến số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta gặp được
"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ
Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ!
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép
"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm " hội tụ" vẫn hoài không với tới
Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Để tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngả
Anh đau đớn nhìn em qua quỹ tích
Tình em nào cố định ở nơi đâu
Anh tìm em khắp diện tích địa cầu
Nhưng căn số đời anh đành cô độc
Để anh về vô cực dệt duyên mơ
Cho không gian trọn kiếp sống hững hờ
Chiều biến thiên là những cơn mơ.
Đường biễu diễn là chuỗi ngày chán nản
Em sung sướng trên đường tròn duyên dáng
Anh u sầu trên hệ thống x-y
Biết bao giờ đôi ta được phụ kề
Anh đành chết trên đường tiếp cận
Ôi anh chết cũng vì hệ số
Định đời anh trong biểu thức khổ đau
Như cạnh góc vuông , với cạnh huyền
Gần nhau đấy nhưng không trùng hợp
Qua những điều trên ta quy ước
Tình yêu là một cái compa
Vòng tròn nào dù nhỏ dù to
Cũng đều có tâm và bán kính
Tâm ở đây là tâm hồn cố định
Bán kính là nỗi nhớ niềm thương
hãy chọn bạn như mác chọn anggen
hãy chọ vợ như mác chọn gienly
hãy yêu đi đừng ngại chi tuổi tác
nhu gienly hơn mác bốn mùa xuân
***
mutsu_kokono2004
01-17-2006, 04:12 AM
Đời tổng hợp bởi muôn vàn mặt phẳng
Mà tình em là Quỹ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin, Cos
Sông khép chọn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn...
***
TÌNH TOÁN HỌC
Đời tổng hợp bỏi muôn vàn mặt phẳng
Mà tình yeu là qũy tích cũa không gian
Kiếp nhân sinh nhũng hàm số tuần hoàn
Quanh quẫn chỉ một đuờng luợng giác.
Anh khong muốn cuộc đòi toàn không số
Sống kiếp tròn công thức cộng, nhân, chia
Cạnh góc ôi !phúc tạp vô cùng.
Mà hạnh phúc chính là đuờng biểu diễn
Sống tình yêu chờ vòng đời định tiến
Đâu phải nghiệm số cũa đòi trai.
Anh muốn bên em tận cực cũa thiên tài,
Để đo bán kính trần gian vũ trụ.
Nếu giòng đời toàn là thông số
Bài toán tình thành vô nghiệm em oi!
Tình đầu là tam thức bậc hai,
Để có thể ngồi yên xét dấu
Mà hai ta là kẻ chứng minh
Đừng bao giờ đảo vế một phuơng trình
Tìm đạo hàm ngồi yên suy nghĩ kỷ.
Sẽ thấy dần hệ số góc tình yêu
Đừng vội vàng định huớng một hai chiều
Vì tình ái có muôn ngàn hệ luận,
Luống cuộc đời đầy ánh sáng lập phuơng
Trung tuyến đây kẻ lấy một đuờng,
Trong mặt phẳng tuơng giao hai khoé mắt
Em chịu khó kẻ thêm đuờng thẳng góc
Để tim em mải mải phụ kề anh.
Môi nở hoa ôi công thức trung thành,
Mặc thế sự , vòng tròn ngoại tiếp
Em sung suớng nhận ra đuờng tiếp diễn,
Cũa đời ta một hàng điểm điều hoà.
Một hình cầu hạnh phúc nở đầy hoa
Anh sung suớng vội đóng khung đáp số.
***
"Vui là vui gượng kẻo là:
Ai Cosine đó, mặn mà mà...xin!"
(^_^)
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007
Mưa Đầu Mùa
Catching stars
Định gửi bác Dzịt Đẹt cùng các bác những giọt mưa đầu mùa ở chốn ni mà KQĐ upload hình không được. Có message error gửi lại, thành thử KQĐ chờ khi mô upload hình được sẽ đăng lại vậy.
Chủ Nhật tươi hồng nhé các bác.
KQĐ
Okie dokie, mãi đến giờ nì (10:33pm California time) mới có hình đây bác Dzịt. Các bác ngắm mưa đầu mùa nhá . Phải chờ cả năm mới có đấy . Các tiểu thư ra mà nghịch nước!
KQĐ
Trưng cầu dân ý :Sơn nhà
Bạn nào có ý kiến thay đổi vế màu sắc ... xin cho biết .
VĐ
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007
Ti`m ngu*o*`i quen TV
Kho^ng bie^'t trong nho'm TV be^n California co' su* ty? na`o tre^n Hoa`ng Tha(ng Long kho^ng , ne^'u co' la`m o*n lie^n la.c du`m cho ND. Su* Ty? na`nho? ho*n DDa.i Su* Ty? Hoa`ng Dung nhu*ng lo*'n ho*n ND , co' le~ ra tru*o*`ng khoa?ng 1970-1971 -1972 gi` ddo' .
Thanks in advance ,
N.d.
Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2007
CÂY ÐA LỐI CŨ -ÐOẠN KẾT 4B
CÂY ÐA LỐI CŨ
GỌI HỒN NGƯỜI XƯA
Phần 4B: Ðoạn kết -
Xuôi Nam (Nha Trang, Mũi Né, Ðà Lạt, Saigon)
Chặng đường từ Hội An vào Nha Trang có nhiều phong cảnh khác nhau và rất ngoạn mục. Tôi ngồi trong xe bus chụp hình lia lịa để làm kỷ niệm và giữ trong Hồ Sơ Hình Ảnh của tôi. Nhìn cảnh đồng quê Việt Nam, tôi cảm thấy thanh thản vô cùng. Tôi có cảm giác như tôi đang được trở về một cõi xa xôi, vui mừng nào đó. Những cảm nhận này thật là khó mà có thể diễn tả bằng giấy trắng, mực đen được. Xe cứ chạy, tôi cứ ngồi yên mà chụp hình và đón nhận những cảm nghĩ nội tâm. Tôi mừng rỡ cảm nhận thấy cái “mạch điện” trong người đang chạy ngon trớn như một cái computer vừa mới mua.
Lâu lâu, bác tài ghé vào một trạm xăng cho chúng tôi “ghé bến”. Nhà vệ sinh công cộng trên nhiều quốc lộ ở Việt Nam có tiêu chuẩn quá thấp so với các nơi khác trên thế giới. Tôi đã có dịp được nghe mấy bà đầm da trắng nói với nhau:
- Trong nhà vệ sinh này, mình phải “làm như thế nào” nhỉ?
Thật ra lần đầu tiên tôi cũng thấy ngỡ ngàng như họ nhưng tôi đã có dịp “học làm” trên chuyến xe lửa từ Hà Nội đi Lao Cai khi chúng tôi thăm viếng Sapa.
Chúng tôi bị kẹt xe gần 2 tiếng đồng hồ vì vụ đá lở trên đoạn đường đèo trước khi đến Nha Trang. Tới Nha Trang đã khuya, chúng tôi tạm trú 3 đêm tại một khách sạn gần bờ biển.
“Nha Trang là miền quê hương cát trắng...”
Bãi biển Nha Trang tương đối không quá đẹp so với những bãi biển khác trên thế giới nhưng đối với người Việt hải ngoại như tôi, tôi thấy nó rất đẹp vì tình cảm riêng biệt của tôi với quê hương cội nguồn. Chúng tôi lên thuyền để đi xem san hô. Tôi sẵn sàng dùng Camcorder để quay phim nhưng tôi thấy thất vọng vì san hô đã bị mất đi rất nhiều. Số san hô còn lại không đẹp như tôi kỳ vọng. Chúng tôi ghé Hòn Mun để tắm biển và ăn trưa.
Bãi tắm đẹp, không quá đông người và đặc biệt còn giữ được vẻ thiên nhiên. Tắm biển xong, nằm trên ghế dưới bóng cây, tôi liên tưởng đến một bãi biển tại vùng hẻo lánh tại Venezuela mà cuối thập niên 80 gia đình chúng tôi đã ghé thăm. Lần đi chơi đó, đoàn xe jeep đã đi xuyên qua rừng, qua núi và chúng tôi đã đứng ngay trong xe mà hái được vài quả xoài xanh trong lúc xe di chuyển. Bãi biển thật là hoang vu và rất thơ mộng. Ban trưa, họ cho chúng tôi ăn món cá nướng bọc trong lá chuối, ngon tuyệt trần đời. Trong lúc lim dim ngủ, tôi nghe thấy tiếng gà gáy ban trưa. Tại miền Châu Mỹ La Tinh xa xôi, hẻo lánh này, cả một thời nhỏ dại của tôi đã trở về làm cho tôi nhớ đến vần thơ của Lưu Trọng Lư:
“Mỗi lần nắng mới hắt ven song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng.
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không”
http://www.pbase.com/bac_ninh/nha_trang
Hai mươi năm về trước, tôi đã có những cơn buồn vời vợi, buồn vu vơ. Giờ đây, “mạch điện” của tôi đã “chạy” được rồi, tôi cảm thấy an vui hơn nhiều. Hy vọng rằng 30, 40 năm sau này, tôi sẽ được “sống thảnh thơi” hơn ở một cõi trời mới nào đó, một đi không trở lại!
BN đã sống ở Nha Trang khi gia đình mới di cư vào Nam nên BN hăm hở đưa tôi đi thăm thành phố này. Chúng tôi về thăm căn nhà cũ của gia đình BN tại đường Phan Ðình Phùng mà trước khi sang Canada định cư năm 1990, BN đã về thăm một lần. BN gặp hai người hàng xóm nay đã già và họ nhận ngay ra:
- Cô Nga, phải không?
Tôi chụp một số hình làm kỷ niệm cho BN sau một thời gian dài xa cách.
Ðồ biển Nha Trang ăn rất ngon. Theo lời đề nghị của BN, vợ chồng chúng tôi ăn đồ biển ở cái quán trên hè phố gần khách sạn. Ngồi uống bia và hóng gió biển mà lại được ăn tôm hùm nướng trên lò than hồng, tôi thấy thật là ... ấm bụng và ngon miệng lạ thường. Hạnh phúc biết bao!
Chúng tôi rời Nha Trang vào một buổi sáng sớm để trực chỉ Saigon. Tôi lại có dịp ngắm cảnh đồng ruộng, núi đồi Việt Nam và chụp hình lia lịa. Trên đường đi đến Mũi Né, chúng tôi ghé thăm Ðồi Cát Ðỏ. Ðồi Cát không cao lắm nhưng cũng đủ cao để làm cho chúng tôi thở hổn hển khi lên tới đỉnh đồi. Ở đây, du khách có thể đi trượt cát từ đỉnh đồi - giống như dân Bắc Mỹ đi tobogganing ngồi trên 1 miếng plastic trượt tuyết từ đỉnh đồi xuống vậy -. Vài cháu nhỏ đi theo chúng tôi:
- Chú ơi, chú ngồi lên miếng plastic này, cháu đẩy chú xuống!
Mục đích là để các cháu kiếm tiền để phụ giúp gia đình của các cháu. Tôi liên tưởng ngay tới cảnh con nít bên Canada khi đi “tobogganing” (trượt tuyết) trên các đồi tuyết băng trong mùa đông. Mặt mũi chúng đỏ hồng, khỏe mạnh trong bộ quần áo ấm mùa đông và được cha mẹ cho đi học tại nhà trường, học nhạc, học võ … Vẻ mặt chúng không lộ một chút ưu tư nào trong khi đó tại Việt Nam, rất nhiều cháu và cha mẹ chúng phải sống quá chật vật. Tôi đã thấy nhiều khẩu hiệu dao to búa lớn, trăm voi không được một bát nước sáo. Tôi chợt “ngộ” ra thế nào là Thiên Ðường Ma trong cái thế giới mà người Tây Phương mệnh danh là “Virtual World”! “Thiên đường” này đang “ngự trị” ngay tại quê hương của tôi!
Xe buýt đậu ngay trước khu du lịch Mũi Né. BN và tôi lấy hành lý để ở lại đây trong 2 ngày. “Phái đoàn” chúng tôi ăn bữa cơm trưa cuối cùng với nhau trước khi chúng tôi rẽ hướng.
Khu du lịch rất khang trang và có tiêu chuẩn quốc tế. Tôi có cảm giác như là tôi đang du lịch vùng Caribbean vậy vì phong cảnh, nhà cửa, thời tiết và nhiều du khách Âu Mỹ. Tôi thích nhất là được rửa chân bằng cái gáo dừa dùng để múc nước từ cái chum đặt ngay trước cửa của căn phòng. Bỗng dưng tôi nhớ đến cái bể nước trong căn nhà của bố mẹ tôi tại Bắc Ninh hồi tôi còn nhỏ dại.
BN và tôi đi thuyền thúng, phần vì không nỡ từ chối lời mời của “ông lái đò”, phần vì muốn “nếm mùi” đi thuyền thúng xem nó ra sao. “Ông lái đò” khoảng 40 tuổi, trông rất khỏe mạnh đưa cho chúng tôi hai cái áo phao để mặc cho an toàn. Tôi lại có dịp chụp hình các thuyền thúng, thuyền đánh cá và các hàng dừa chụp từ ngoài khơi Mũi Né nhìn vào bờ.
http://www.pbase.com/bac_ninh/da_lat_nam_cat_tien
Người lái đò kể cho chúng tôi biết về đời sống vất vả và nguy hiểm của những người đi đánh cá ngoài biển khơi:
- Bây gờ cháu chở các du khách như cô chú trên thuyền thúng để kiếm ăn. Ðời sống dễ chịu và đỡ nguy hiểm hơn. Lát nữa, nếu cô chú có thì giờ, cháu mời cô chú ghé thăm gia đình cháu.
Chúng tôi cũng đang muốn biết dân chúng vùng này sinh sống ra sao nên sau khi “thuyền ghé bến”, chúng tôi theo anh chàng lái đò vào xóm.
Chúng tôi ghé vào một quán nước và uống nước dừa do chính “ông lái đò chưa già” trèo lên cây dừa hái xuống cho chúng tôi. Chúng tôi men theo con đường nhỏ xung quanh có bụi tre, hoa dâm bụt, hàng dừa và tới nhà bà già vợ của anh ta. Quả như lời anh chàng mô tả, bà cụ bị một cái bướu trên mặt, che gần hết một con mắt bên phải, trông rất tội nghiệp. Hai cháu bé thấy chúng tôi đến, “e lệ” ra khoanh tay chào, một cử chỉ rất đặc biệt và rất Việt Nam. Tôi nhờ các cháu dẫn tôi ra đằng sau để thăm vườn dừa và vườn đu đủ. Tôi ngửi thấy một mùi thơm nhẹ nhàng, là lạ nhưng lại rất là quen thuộc. Hoá ra đó là mùi hoa dừa, giống như mùi hoa cau tại Bắc Việt mà sau hơn 50 năm tôi mới tìm lại được!
Trước khi từ giã, chúng tôi tặng bà cụ, các cháu nhỏ và mọi người trong gia đình một số tiền “làm quà”. Người cảm thấy vui sướng nhất, có lẽ là vợ chồng chúng tôi nhưng tiếc rằng những cảm xúc này tôi không thể diễn tả trên giấy bút được! Kỷ niệm Mũi Né thật là khó quên và nhẹ nhàng!
Chúng tôi lấy xe đò từ Mũi Né đi Ðà Lạt. Trên xe, chúng tôi gặp HT cùng chồng người Na Uy và 2 con nhỏ về thăm Việt Nam. HT đã truyền “bí kíp” cho BN:
- Cô ơi, tới Ðà Lạt là cháu để ông xã và hai cháu nhỏ trong hiệu ăn để mình cháu đi kiếm khách sạn. Dễ lắm, chẳng cần phải “book” trước làm gì cho tốn tiền!
Quả nhiên là khi đến Ðà Lạt, HT kiếm ngay được khách sạn giá rẻ, ưng ý và cũng ở gần khách sạn của chúng tôi mà BN đã đặt cọc khi chúng tôi còn ở Mũi Né.
BN và tôi rất ớn cái vụ đì ăn ngoài vì cứ nghĩ đến vụ Quan Tào rượt đuổi là tôi muốn … đào tẩu liền! BN và HT kiếm được một khách sạn khác tại Ðà Lạt có bếp cho du khách sử dụng. Thế là hai cặp chúng tôi và hai cháu nhỏ được ăn ốc luộc, rau cần xào, cá rán, canh rau đay, cà pháo và dưa cải muối. Toàn là món ăn gia đình do hai nội tướng trổ tài, ăn vào rất là … hả dạ! Ðặc biệt là chồng của HT tuy là người Na Uy nhưng đồ ăn Việt Nam thì anh chàng không chê món nào hết.
Thung Lũng Tình Yêu rất là thơ mộng và an bình. Ngồi bên bờ hồ, trong cái không khí lành lạnh của Ðà Lạt, tôi ước mong được ở lại Ðà Lạt trong một thời gian dài để thỏa mãn cái thú đam mê trồng lan của tôi. Chúng tôi đi xem vài nơi triển lãm lan: Ðà Lạt có khí hậu lý tưởng để trồng một số Phong Lan và Ðịa Lan, quá tốt so với cái khí hậu lạnh khắc nghiệt tại Canada - nơi tôi cư ngụ!
Buổi sáng sớm, tôi chỉ thích đi mua xôi lạc (xôi đậu phụng), gói lớn giá 3000 đồng Việt Nam (chừng 20 xu Canada). Tôi mang về phòng khách sạn, pha một ly nước a tê sô, xôi ăn vừa bùi, vừa no bụng lại vừa đỡ bị đau bụng như khi tôi ăn phở tại Việt Nam. Một hôm trong lúc mua xôi, tôi thấy mấy cô nữ sinh mặc đồng phục: áo dài trắng, quần trắng, áo len mầu xanh đậm. Các cô với đôi má đỏ hồng đã làm tôi nhớ lại những tà áo dài đồng phục của các nữ sinh Trưng Vương, Gia Long của thuở tôi còn đi học Trung Học tại Sài Gòn. Tôi được biết các cháu là nữ sinh của Trường Bùi Thị Xuân và tôi hỏi các cháu đường đi đến trường Bùi Thị Xuân.
Sáng hôm sau, trong khi BN ra chợ Ðà Lạt, tôi mang máy hình và đi bộ tới trường Bùi Thị Xuân. Trường này và tôi có một quan hệ rất là đặc biệt: tôi có một bà chị (chị TND, chị là dì ruột của hai con trai tôi) đã từng dậy học tại đó trước năm 1975. Trước khi chị TND mất tại Canada vào năm 2004, chị đã từng say mê kể cho tôi nghe những năm chị đi dậy tại Ðà Lạt. Ðịnh mệnh cuộc đời đã chia rẽ hai chị em chúng tôi sau khi tôi lặng lẽ ra sống riêng một mình và tôi chỉ “gặp lại chị” trong lúc tang lễ của chị. Ngày chị mất, tôi không khóc mà chỉ thấy một nỗi buồn lê thê, dài đằng đẵng. Tôi chụp hình hôm đám ma của chị và tôi đã làm 4 câu thơ viết tặng chị khi tiễn đưa chị lần cuối cùng:
Tiễn chị về lại Cõi Trời,
Còn em ở lại với đời Trần Gian.
Cầu mong chị sống an nhàn,
Ở nơi Vĩnh Cửu, thênh thang tiếng cười.
Chắc là Tâm Thức của tôi đã thúc dục tôi thả bộ đến trường Bùi Thị Xuân như để tôi thăm viếng chị hay là để thăm viếng ngôi trường dùm cho chị vậy. Tôi hỏi thăm người gác cửa và vài người giáo sư trẻ nhưng họ không biết chị là ai hết. Một vị giáo sư trẻ nói với tôi:
- Chú vào hỏi thẳng bà Hiệu Trưởng họa may bà ấy biết cô TND là ai!
Bà Hiệu Trưởng cho tôi biết ngày xưa chị TND của tôi đã từng là giáo sư hướng dẫn của lớp bà khi bà học lớp 9 tại trường Bùi Thị Xuân! Bà hỏi thăm chị tôi bây giờ ra sao, ở đâu … Sau khi tôi báo tin cho bà biết chị tôi đã mất vào năm 2004, tôi xin phép được đi thăm trường và chụp vài tấm hình trường cũ của chị, coi như là một món quà tinh thần mà tôi muốn tặng riêng cho chị, một một kỷ niệm đặc biệt của hai chị em chúng tôi.
Tối hôm đó, tôi mơ ngủ thấy chị đang tươi cười ngồi trong 1 cái xe “van”. Ðặc biệt là chị ngồi ngay bên cạnh mẹ tôi. Cả chị và mẹ tôi cùng đang tươi cười vẫy tay chào tôi - Trên thực tế, chị và mẹ tôi chưa hề bao giờ quen biết nhau. Mẹ tôi đã mất 26 năm trước khi tôi gặp chị lần đầu tiên vào năm 1981 khi chị tới định cư tại Canada - Tôi bàng hoàng thức giấc. Sau khi tôi uống một ly nước, đi toilet, tôi ngủ tiếp. Trong giấc mơ lần thứ hai, tôi lại tiếp tục nhìn thấy chị và mẹ tôi vẫn đang tưoi cười vẫy chào tôi từ trong cái xe “van”, giống hệt như hình ảnh của giấc mơ đầu tiên. Tôi cảm thấy vui vẻ và tôi lại thức giấc. Tôi đi rửa mặt cho “tỉnh ngủ” để biết chắc là tôi thực sự đã mơ lần thứ hai trước khi tôi vào giường để ngủ tiếp. Thế rồi tôi lại mơ ngủ và trong giấc mơ này, tôi cũng lại nhìn thấy chị và mẹ tôi vẫn tươi cười vẫy tay như để gọi tôi hay vẫy tay chào tôi trước khi xe đi. Tôi chẳng hề sợ hãi hay buồn bã mà trái lại, tôi cảm thấy an vui vô cùng vì tôi đã “gặp” được hai người đàn bà mà tôi thương mến vô cùng.
Tôi đã có nhiều giấc mơ lạ lùng trong nhiều năm trước đó nhưng chưa bao giờ trong một đêm tôi mà tôi lại có cùng một giấc mơ trong 3 lần mơ ngủ liên tiếp! Chẳng lẽ chị tôi đã thực sự về báo mộng cho tôi biết rằng chị rất vui mừng khi thấy tôi về thăm trường cũ dùm chị? Mà tại sao lại có mẹ tôi đi cùng xe “van” với chị? Phải chăng là mẹ tôi hiện về trong giấc mơ này như là một người “bảo chứng” (collateral) báo mộng cho tôi biết đây không phải là một giấc mơ mà thực sự là một tín hiệu tâm linh? Chẳng lẽ mẹ tôi và chị đã có liên hệ với nhau trong tiền kiếp và đang vui vẻ “đoàn tụ” với nhau? Giá lúc đó mà tôi được theo mẹ tôi và theo chị “cùng đi du lịch”, chắc là tôi sẽ đi theo ngay lập tức vì tôi cảm thấy rất vui và chẳng hề sợ ma hay sợ Cõi Âm gì hết!
BN, HT và tôi đi thăm một Cô Nhi Viện tại một ngôi chùa ở Ðà Lạt. BN đã mua mì gói, kẹo bánh, sữa hộp và thuê một chiếc xe mang đến tặng cho các cháu mồ côi. Trong khi tôi mải chụp hình các cháu mồ côi và ngôi chùa, BN và HT thi nhau bồng bế các cháu bé. Tại đây tôi cũng được chiêm ngưỡng hàng trăm chậu Lan Ðất đang ra hoa mà nhà chùa sẽ đem bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu. Buổi tối hôm đó, HT ghé thăm chúng tôi tại khách sạn và tặng vợ chồng chúng tôi vài tấm hình. Ðặc biệt là sau mỗi tấm hình, HT đã ghi vội vài vần thơ mà HT reo vần chớp nhoáng. Xin đơn cử một bài thơ của HT (một cô gái thuyền nhân rời Việt Nam lúc 9 tuổi!)
Số phận của bé gái đội nón
Ai đã bỏ em dưới gốc xoài
Mới được hai ngày, tuổi lạc loài
Thơ ngây dương mắt nhìn nhân thế
Một thoáng tia buồn, dương mắt nai.
HT
Chúng tôi đón xe đò về Saigon sau 9 ngày sống êm ả tại Ðà Lạt. Tôi không cảm thấy nao nức cho lắm nhưng khi xe đã vào đến đường Nguyễn Huệ và tôi bắt đầu nhận ra những con đường chính của Saigon, tôi thấy rất nôn nao và náo nức muốn được gặp bà con và bạn bè. Tôi cũng muốn thấy “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” của BN trong những năm BN học Luật … Nhưng Saigon cũng như Hà Nội đã “gây ấn tượng” khó quên cho tôi: xe cộ quá đông và không tôn trọng luật lệ giao thông, thành phố quá đông người, dầy ô nhiễm về cả âm thanh lẫn không khí! Tôi đã được bạn bè dặn dò chớ nên đi lêu bêu chụp hình tại Saigon để tránh vụ bị cướp giật. Tôi không còn cảm thấy được yên ổn như khi còn ở Sapa, Hạ Long, Tam Cốc, Ðà Lạt, Mũi Né, Nha Trang, Hội An hay Huế nữa. Chúng tôi ăn mặc rất giản dị khi ra khỏi nhà.
http://www.pbase.com/bac_ninh/saigon
Một hôm cháu tôi đến đón tôi bằng xe Honda và đưa tôi về thăm căn nhà cũ của thân phụ tôi ngày xưa tại đường Yên Ðổ. Sau khi rẽ vào hai đường hẻm, cháu nói:
- Nhà cũ của ông đây rồi, cậu ơi!
Tôi ngỡ ngàng, ngờ vực lời cháu tôi nói vì cảnh vật đã quá thay đổi.
- Cậu nhìn số nhà thì cậu sẽ thấy là đúng nhà của ông ngày xưa!
Ðúng là số nhà rồi nhưng mà tôi vẫn chẳng tin được. Phải chăng là tôi đã không tìm được những hình ảnh xa xưa của căn nhà 44 năm về trước? Tôi nói cháu tôi chở tôi đi nơi khác ngay lập tức vì tôi đang bị “shocked”. Vài hôm sau, tôi đi xe ôm và mang theo máy hình để mà “muốn gì thì muốn, ta phải chụp hình cái đã”! Kỳ này tôi đỡ bị “shocked” hơn. Tôi đi bộ vào cái hẻm bên hông căn nhà để nhìn lên cái balcon mà ngày xưa, vào buổi chiều, tôi thường ra ngồi hóng gió. Tôi thấy cửa sau của căn nhà đang mở và tôi ghé mắt nhìn vào bên trong. Thật là tối tăm và bừa bộn. Tôi chạy vội ra phía trước nhà để nhìn vào trong căn nhà. Mặt tiền đã hoàn toàn được sửa lại. Tôi lặng người nghĩ tới tấm bảng đen ở trong phòng khách mà cha tôi đã thuê người đóng cho ba anh em chúng tôi giải các bài toán hình học. Ngày xưa, một người bạn đã viết thư sang Úc báo tin cho tôi biết rằng vài tháng sau khi tôi đã đi du học, cha tôi vẫn không cho ai xóa những dòng chữ tôi viết trên bảng, chỉ vì lòng thương nhớ con trai nay đã xa nhà! Ôi tấm bảng đen, đâu ngờ là anh Pháp và tôi cũng đã nối gót tổ tiên và thân phụ chúng tôi để trở thành các nhà giáo, suốt đời gắn bó với phấn trắng, bảng đen, sách vở và học trò!
Tôi gặp lại mấy người cháu họ. Trong đám này, khi tôi rời Việt Nam 44 năm về trước, cô chị lớn mới học lớp vỡ lòng và có nhiều lần tôi đã đi đón cháu khi tan trường. Gặp các cháu, tôi vừa mừng, vừa thương. Mừng vì đã quá lâu, chú cháu chúng tôi mới gặp lại nhau. Thương là vì các cháu không được đi học Ðại Học vì cha chúng được “mệnh danh” là “ngụy” và đã chết trong trại cải tạo tại nơi rừng thiêng nước độc ở ngoài Bắc. Tôi thấy nghẹn ngào cho các cháu vì một số các anh chị của chúng đã khá thành công tại Bắc Mỹ: ở hải ngoại, các cháu tôi đã được tự do đi học đại học để rồi có công ăn, việc làm chắc chắn như người dân Bắc Mỹ vậy. Thế nào là “”Ðộc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc” nhỉ? Tôi chợt nhớ đến cuốn truyện “Trại Súc Vật” (Animal Farm) của George Orwell với câu viết bất hủ: ”Các con vật đều được bình đẳng nhưng có một số con vật được bình đẳng nhiều hơn”!
Tại Saigon, tôi thấy vui mừng khi gặp lại được một số bạn bè đang làm việc tại Việt Nam và một số khác cũng đang về thăm Việt Nam như tôi. Họ đã từng đi du học trong chương trình Colombo Plan ở Úc với tôi. Bốn mưoi năm về trước, chúng tôi đã từng tham dự những sinh hoạt tập thể: tổ chức tết, ra Ðặc San, tổ chức triển lãm, đi picnic, ra thư viện học thi cùng với nhau … Giờ đây chúng tôi đã trở thành những chuyên gia trong rất nhiều ngành nghề tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ, Canada. Sau 37 năm tôi mới gặp lại một số bạn bè nên tôi tham dự luôn cả 3 lần họp mặt để tha hồ mà hàn huyên tâm sự cho thỏa chí.
Về đến Saigon, BN và tôi cảm thấy “mỏi gối” nên muốn ở lỳ tại Saigon trong ít lâu để cho tôi có cơ hội kiếm lại những hình ảnh, những con đường, những cảm xúc của tuổi mới lớn sau khi gia đình chúng tôi di cư từ Hà Nội vào Saigon.
Khi bước chân vào sở thú với BN và khi đi bộ dưới hàng cây, tôi thấy vui buồn lẫn lộn: cô bạn gái đầu đời của tôi đã từ giã Cõi Tạm này rồi và người bạn cuối đời của tôi là BN đã biết hầu hết các cuộc tình trong đời tôi. Giá không có BN đi cùng với tôi, chắc tôi không dám về thăm “con đường ngày xưa em đi” này đâu vì nó sẽ gợi lại cho tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm đầu đời rất là khó quên.
Tôi thấy vui nhẹ nhàng khi bước vào các hiệu sách tại Saigon vì tôi nhớ lại hiệu sách Khai Trí ngày xưa. Thân phụ chúng tôi đã không tiếc tiền khi anh em chúng tôi mua sách nhưng cụ không muốn chúng tôi đi coi Ciné!
Hơn 40 năm qua, tôi đã từng vào các hiệu sách bên trời Tây Phương, chỉ thấy toàn là sách tiếng Anh, tiếng Pháp làm cho tôi thấy hụt hẫng, nhớ nhung những cuốn sách tiếng Việt. Rất tiếc là là tôi không có đủ chỗ, đủ ký lô trong valise để “tha về” các sách Việt Nam mà tôi thích đọc trong những đêm vắng lặng.
Tôi thích đi bộ vào những con đường hẻm để nhận xét đời sống của Saigon ngày nay để rồi tôi hồi tưởng lại quãng đời Trung Học của tôi ngày xưa. Cũng vì vậy mà vợ chồng chúng tôi tạm trú tại nhà bà con thay vì ở khách sạn. Nếu chúng tôi ở khách sạn, tôi sẽ cảm thấy thành phố này rất xa lạ và sẽ có một khoảng cách giữa Saigon và tôi trong tình huống của một du khách. Vợ chồng chúng tôi thích đi xe bus lên Chợ Bến Thành đi xem hàng hóa, mua quà kỷ niệm cho con cháu rồi ngồi ăn hàng. Cũng may là bao tử của tôi đã bắt đầu “có tiến bộ” và tôi không còn quá hãi hùng với hình ảnh của Quan Tào nữa. BN và tôi mê nhất việc mua quà sáng từ các hàng gánh rong. Không gì sướng bằng được uống một ly nước mía vừa mới được ép mà không còn bị đau bụng nữa. Chỉ tội là tôi thấy vòng bụng của tôi “có vẻ” càng ngày càng phát triển tỉ lệ thuận theo cái đà “phát tướng” của tôi mà thôi!
Hôm nay khi ngồi viết tiếp phần cuối của bài viết dưới bóng cây bên bờ hồ Lake Ontario trong buổi trưa hè oi ả, tôi nhớ lại đoạn chót của chuyến về thăm quê hương. Cơn gió mát thổi từ ngoài hồ vào dường như đã mang cái tươi mát, cái tĩnh nội tâm lại cho tôi. Tôi đã được đi thăm nhiều nơi tại Việt Nam mà trong vòng bao nhiêu năm tôi vẫn hằng nhớ đến. Tôi đã được toại nguyện với điều đó. Tôi đã được “đối thoại” với nhiều người thân thương trong gia đình qua vụ Gọi Hồn. Tôi đã được đi từ ngạc nhiên này qua nhiều ngạc nhiên tâm linh khác. Giờ đây, tôi không còn phải băn khoăn và bận tâm với các câu hỏi về phần hồn, phần xác, thế nào thực sự là quê hương và thế nào là “sống” với “chết” nữa. Tôi đang an nhàn đi kiếm và đọc thêm những tài liệu về tâm linh qua cái nhìn của người Tây Phương và người Ðông Phương. Tôi hoàn toàn tin vào thuyết Nhân Quả. Tôi tin rằng người đời có thể may mắn tránh được cái sơ hở của luật pháp trong Cõi Trần nhưng lưới trời lồng lộng, những điều sai quấy và những hành động dã man, độc ác, tham nhũng...sẽ chẳng thể nào qua được Luật Trời Ðất. Nhân nào, quả ấy; ở hiền, gặp lành; có vay và có trả!
Cơn gió mát đang thổi từ mặt hồ vào và nghe đâu đây có tiếng chim hót. Tôi ngồi duỗi chân và tiếp tục viết cho xong đoạn kết này. Tôi sẽ nhắm mắt để đánh một giấc ngủ trưa hè bên bờ hồ “cho nó đả”. Sau khi thức giấc, tôi sẽ gập chiếc ghế vải này, bỏ vào bao rồi đeo trên vai. Tôi sẽ thong thả đi bộ ra xe và lái về nhà bạn tôi để ăn cơm chiều với bạn bè và BN. Ngày mai, tôi sẽ đi tản bộ vào buổi sáng, về nhà đọc sách và buổi chiều tối tôi sẽ dậy kèm cho mấy cháu học sinh gốc Việt Nam.Thì cứ coi như là cái Cõi Tạm này cũng có cái an nhàn của nó cho tới khi tôi thay hình, đổi dạng và bước sang một “cõi trời mới”. Thì cứ coi như là ngoài những chuyến du lịch trên Cõi Trần này, tôi còn có nhiều chuyến du lịch tâm linh khác nữa, có gì là khác lạ đâu cơ chứ?
Xin tạ ơn Trời Ðất. Cũng xin cám ơn nhiều quý vị đã ủng hộ tinh thần cho tôi và kiên nhẫn chờ tôi trong những lúc tôi ngồi viết và đánh máy mổ cò cho loạt bài viết này.
Một lần nữa, xin đa tạ.
Ðàm Trung Phán.
Sept.15, 2007
Canada
*******
Để xem những phần đã đăng, xin theo các links sau đây :
Phần 1 : Việt Nam Quê Hương Tôi
Phần 2 : Gọi Hồn Người Xưa
Phần 3 : Cảm Xúc và Những Tín Hiệu Kỳ Lạ
Phần 4 A : Xuôi Nam