Trang Sinh Hoạt của Nhóm Cựu Học Sinh CVA ( Toronto ) và các thân hữu trên mạng toàn cấu
Thứ Hai, 4 tháng 12, 2006
TÂM THỨC
CÂY BÀNG TRONG TÂM
THỨC
Tôi định chẳng muốn viết gì về Cây Bàng cả. Lý do là vì tôi không phải là một nhà khảo cứu về thực vật mà tôi cũng chẳng phải là một nhà khảo cứu về văn hóa dân gian Việt Nam. Thế nhưng, sau khi tôi đọc loạt bài viết về Cây Bàng của tác giả Lê Ðức Bảo
http://www.tranluc.net/docs/caybang.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang2.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang3.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang4.html
và các thư từ của các đồng môn trường Trần Lục trên
http://www.tranluc.net
thì một cái gì từ cõi xa xăm trong Tâm Thức của tôi đã thôi thúc bắt tôi phải viết lên đôi giòng về “Cây Bàng trong tâm thức” của tôi. Bài viết này hoàn toàn dựa theo những diễn biến của tuổi thơ dại khờ của người viết tại Bắc Việt đã bị chôn vùi theo giòng thời gian trong tiềm thức của một người Việt sống ly hương đã quá lâu năm.
Trời Toronto đang lạnh căm căm: - 10 Ðộ C, đó là chưa kể đến cái “Wind Chill Factor” của thời tiết! Buổi trưa nay, tuyết bắt đầu tan và nguy thay, những vũng nước mới tan ban chiều, tối nay sẽ đóng thành băng đá vì nhiệt độ hạ xuống quá nhanh trong khi các vũng nước chưa kịp khô ráo.
http://www.pbase.com/image/38776590
Tới cái tuổi này, đôi chân tôi rất cần đi bộ mỗi ngày nhưng cứ nghĩ đến trượt chân và ngã gẫy xương trên đường đóng băng đá làm tôi thấy ngại ngùng và hồn tôi muốn được trở về một miền nắng ấm nào đó. Chính vì cái “xuất hồn” này mà tôi đã tìm ra được cái manh mối của “Cây Bàng trong Tâm Thức” của tôi .
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755152
Ðã từ mấy năm nay, tôi có một thú vui tinh thần rất riêng biệt: tôi thích được đi bộ một mình. Mà phải đi bộ vào buổi sáng cơ. Ði bộ cho dẫn gân, dãn cốt. Ði bộ trong công viên hay dọc theo các dòng nước hay dọc theo bờ hồ. Ði bộ để được hít thở không khí trong lành của Ðất Trời. Tôi thích nhất được ngồi bên cạnh giòng nước, bờ hồ, ngồi để mà thiền và để đánh thức dậy những biến cố nội tâm mà có những lúc đã làm tôi khổ sở, điêu đứng … Chính trong những giây phút này mà nhiều khi tôi đã lấy giấy bút ra để ghi vội lại những gì mà tôi đã “thấy” và muốn ghi chép lại như viết nhật ký vậy .
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755149
Tôi “thấy” tôi đang sống trong làng quê của tôi tại Bắc Ninh: tôi đang dự tiệc “việc họ” (tiệc ăn uống của dân làng) tại cái điếm (cái đình) ở trong làng. Tôi chỉ biết là tôi còn bé tí teo và phải đi với người lớn. Trước cái điếm là một cây bàng già nua mọc bên cạnh bờ ao. Cành lá cây bàng che phủ cả một vùng, thân cây bàng sần sùi, xấu xí. Tôi lớn dần và hay đi bắt dế mèn cùng anh P. dọc theo bờ ao gần cây bàng già nua này.
Rồi tôi và anh P. phải xa mẹ rời làng quê lên Phúc Yên để theo thân phụ đi học. Tại Phúc Yên, tôi cũng lại thấy những cây bàng, cây hoa sữa, cây đa … trong những lúc mang mác buồn nhớ nhà, nhớ Mẹ. Rồi anh em tôi lại theo thân phụ về Hà Nội để theo học tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên và Lý Thường Kiệt. Trong trường, tôi thường theo bạn đi nhặt quả bàng chin để ăn và lấy đá đập hột bàng ra để ăn nhân của quả bàng. Nhân quả bàng ăn thấy bùi bùi, ngon ngon. Tôi cũng còn nhớ là sau những cơn mưa, anh P. và tôi thường đi nhặt quả sấu chin rớt rụng trên đường Trần Hưng Ðạo ở Hà Nội.
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755150
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38764902
Tôi đã phải bỏ lại Cây Bàng tại Bắc Ninh rồi lên Phúc Yên, rồi ra Hà Nội. Thế rồi biến cố 54 đã làm gia đình tôi bỏ lại Cây Bàng, Cây Sấu, Cây Táo Ta, Cây Soan, Cây Nhãn …để mà di cư vào Nam. Bẩy năm Trung Học, tôi đã khôn lớn tại miền Nam, tôi không còn nhớ rõ là tôi đã trông thấy cây Bàng tại Saigon nữa. Cây Soan, Cây Nhãn, Cây và quả Sấu, Cây và quả Táo Ta thì tôi nhớ mồn một là tôi không hề thấy chúng ở trong Nam.
Thế rồi tôi đi du học. Ði biền biệt luôn. Trong những năm khôn lớn tại Úc, tôi đã từng đi kiếm những thảo mộc của quê hương Việt Nam: Cây Khế, Cây Bàng, Cây Na (Mãng Cầu), Cây Táo Ta, Hoa Antigone, Cây Soan, Cây Phượng Vĩ, Cây Ðu Ðủ … Thật khó mà tả được niềm vui sướng của tôi khi nhìn thấy Hoa Antigone tại Brisbane và được ăn na tại Sydney trong thập niên 60!
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38770592
Rồi cuộc đời đưa đẩy tôi tới miền xứ lạnh Canada nàỵ. Tại miền “Ðất Lạnh Tình Nồng”, tôi thức sự không còn có hy vọng được xem những loại thảo mộc nhiệt đới của thời thơ ấu nữa. Nhưng tôi không hề “bỏ cuộc” vì tôi vẫn cố tìm lại những hình ảnh của tuổi thơ trong những lần đi chơi Nam Mỹ và Trung Mỹ. May mắn thay, tôi đã có dịp được chiêm ngưỡng những cây bàng, cây soài, cây phượng vĩ, hoa antigone, bụi tre, bụi chuối, cây me tây, cây đu đủ, cây thầu dầu … tại Venezuela, Dominican Republic, Panama hay trong những nhà kính của các vườn Bách Thảo của Bắc Mỹ!
http://www.pbase.com/tamlinh/image/32421533
http://www.pbase.com/tamlinh/image/32454955
Tôi đã mừng đến rơi lệ khi được nhìn thấy tận mắt lại những thảo mộc, hoa, lá trong tuổi thơ của tôi. Tôi chụp hình, chụp lấy chụp để cho bõ công những ngày tôi mong đợi! Tôi đã “connect” được với những hình ảnh của tuổi thơ, quãng đời đã qua và đầy mất mát, thời buổi của những người bỏ xứ mà đi biền biệt. Nhìn thấy chúng, bỗng tôi nhớ lại những khoảng thời gian của ngày xa xưa: tôi cứ ngỡ là tôi cũng sẽ gặp lại được khuôn mặt thân thương của Mẹ tôi - cuộc gặp gỡ giống hệt như trong những cơn mơ khi tôi đã được lại gặp Mẹ sau khi bà đã qua đời lúc tôi mới 13 tuổi .
http://www.pbase.com/tamlinh/image/32464718
http://www.pbase.com/tamlinh/image/21290002
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38764901
Ðã có một khoảng thời gian dài đằng đẵng, tôi cảm thấy thật khốn khổ, điêu đứng vì đời tôi đã bị cắt ra từng “đoạn đường một chiều, một đi không trở lại”! Ở tuổi lục tuần, bây giờ tôi “hết sợ” rồi vì quê hương của tôi, dĩ vãng của tôi, cha mẹ tôi và nhiều người thân tuy đã mất đi, nhưng tất cả vẫn còn sống trong tôi. Tôi chỉ cần ngồi trong một căn phòng tĩnh mịch, hay đi tản bộ một mình vào những nơi vắng vẻ là tôi có thể “connect” được với những gì mà tôi tưởng tôi đã đánh mất. Tôi biết là tôi đang sống ở ngay đây, ngay trong giờ phút này, hiện hữu trong cái thế giới tâm thức của tôi. Cho dù tôi phải “ra đi không hẹn ngày về”, tôi vẫn thấy bình tâm, mà có lẽ tôi còn vui hơn nữa bởi vì tôi sẽ được thực sự trở về với “quê hương trong thế giới bên kia” của chính tôi - tôi không còn phải bận tâm về những ràng buộc nhiêu khê của cõi trần này nữa.
Cây bàng đã gợi nhớ cho tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm bắt đầu từ thuở thơ ấu. Ðời tôi đã bị “bật rễ một đi không trở lại” đã nhiều lần. Ðối với tôi, Cây Bàng là biểu tượng của gốc tích tổ tiên Việt Nam của tôi - thật là … bàng bạc. Ngoài ra, Mẹ tôi đã mất tại nhà thương Hồng Bàng - cũng cùng một chữ Bàng - ở Saigon hồi tôi còn nhỏ, thì làm sao mà tôi có thể quên “Cây Bàng trong tâm thức” của tôi được?
http://www.pbase.com/tamlinh/image/38770092
Ðàm Trung Phán
January 1, 2005
Mississauga, Canada
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
cảm ơn bác ĐLX một bài viết tâm tình hay! "Hà Nội mùa thu cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau..." nghe lời bài hát (nếu đúng là cây bàng) thì cũng đã đủ gợi lên 1 hình ảnh đẹp của cây bàng.
Có bác nào biết cây "bằng lăng" là cây gì không? đlh nghe nhúng bài hát sau này có nhắc đến tên cây này nhiều lắm (sau cây hoa sữa).
guốt nai các bác
đlh*
đlh, hl chưa có bao giờ nghe cây bằng lăng bao giờ.
Cây bàng trong bài hát ..cây bàng lá đổ, nằm kề bên nhau... thì hl biết ngay đi dzôì !!! :)
Nói chứ, hồi còn ở nhà, hl đã nghe nhắc đến cây bàng, quả bàng nhiều lắm, nhưng chỉ nghe thôi, bây giờ mới thấy được hình của bác LX cho xem.
Bác LX, thấy bác đôị cái nón Tàu chụp với cháu nội cũng đội nón tàu coi ngộ ghê. Hôm nào ông Táo về Trời, bác nhớ lại đội cái nón ông Táo cho làng xem nhá.
cám ơn bác LX cho xem bài sưu tầm về cây bàng.
hl
Các Bác:
Ới Giời ơi, Các Bác ơi!
Các Bác ẵm vợ, ẵm chồng,
Ẵm con, ẵm cháu,
Ẵm sợ, ẵm hãi,
Ãm công, ẵm việc,
Ẵm mãi chưa về!
Xin quẳng Cơn Mê,
Bỏ ẵm mà về!
Quán Xiệc khỏi chê!!!
Hê hê!!!
ÐLH, HL:
Cám ơn hai Bác đã vào "hàn huyên" cu`ng "nô.i ngoại" - Xẹt tui có xẹt vào Website:
http://viet.gutenberg.free.fr/huediepchi/plantIndex2.html
để tìm cây Bằng Lăng mà không thấy cây này.
Xin Quý Vị nhớ Bookmark cái website này để dùng trong tương lai! Tôi mê cây cỏ lắm (nhất là cây ... dư`a, he he, yamaha!). Sẽ kiê'm tiếp về cây Bằng Lăng, OK Salem?
Con dâu của tụi tôi là người Việt go^'c Hoa nên năm ngoái, khi về VN, tụi tôi mua cho cháu nội cái mũ Tâ`u có cái bím . Không ngờ bố no' mượn được cái mũ Tầu của liền ông nên cả ông và cả bố mượn mũ để chụp với thằng cu!
Con rê? tụi tôi người Ba Lan (Poland) nên tự nhiên ông ngoại có 1 cô "đầm lai" nhẩy vào đời. Ngày xưa, khi còn "nhỏ dại", ông ngoại thích đầm lai lắm cơ (!). Ngoại đã có 1 cô bạn gái "đầm lai", ông ngoại của cô nàng là người Viê.t: Mắt xanh dương, tóc nâu, hay nũng nịu .... làm "ông Ngoại" u mê thấy "ba` nô.i" luôn! Nhưng mà "vác nàng về dinh" thì chỉ chết đời "ông ngoại" mà thôi! Yêu để mà iêu, lấy thì chết đời son chẻ của Ngoại rồi ! À à ...ơi ơi...!
Hôm nay trời Toronto vần vũ, chán bo? xư`! Bà ngoại lên thăm cháu, ông Ngoại thấy vui vui khi gõ nhũng dòng này!
Have a good day, Quý Vị!
ÐLX
Đăng nhận xét