Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2006

Khẩn Thư cho ĐKG ..

Bạn bè thắc mắc hành tung của anh ĐKG ....
Chỗ này có thể .. rất có thể ... là nơi ĐKG đang nương náu ...


Lên Non Quảy Mộng



Mến tặng ĐKG

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2006

No' La` Ai ? To DH

Hi all , Nghe DH no'i :
Gần đây trong lòng buồn phiền vô cùng vì nghe thấy lời một vị chức sắc của Bộ GD và Đào tạo VN có thái độ ..... và ứng xử kỳ quặc khi gọi gia đình người dân bằng nó ....chúng nó với lời lẽ khích bác ....
ND xin dda(ng mo^.t ba`i :

No' La` Ai ?


Vie^.t Nam co' la('m anh hu`ng
Le^ Lo+.i, Hu+ng -Da.o, Quang Trung, Ngo^ Quye^n` ...
Die^n Ho^`ng chung mo^.t lo+`i nguye^`n
Tie^'ng tho+m muo^n thuo+? lu+u truye^`n xu+? xanh
Cu~ng kho^ng thie^'u ke? gian manh
Pha?n bo^.i to^? quo^'c, vi` danh vi` tie^`n
* * *
Tie^.n dda^y to^i ddo^' ba.n hie^`n
Thu+? xem ba.n co' bie^'t lie^`n hay kho^ng !
Chi? ca^`n mo^.t. chut' tinh tho^ng
Ai la` tha(`ng ddo' thoa.t tro^ng bie^'t lie^`n

No' la` ai ?

Nga`y xu+a no' to+'i Mu't Cu (Moscow)
Va`o Bo^n-Xe^-Vi'ch theo phu` Lenin
Ro^`i sau theo go't Stalin
Quo^'c te^' Co^.ng Sa?n la` con chim mo^`i
Ve^` nu+o+'c no' do^'i mo.i ngu+o+`i
Tu+. do, -Do^.c. La^.p., dduo^?i ngu+o+`i Thu+.c Da^n
No' kie^'m the^m va`i tay cha^n
Go+?i qua Nga ho.c la`m tha^n to^i ddo`i
No' kha^'n no' hu+'a nhie^`u ro^`i :
Ta^.n tuy. phu.c vu. ddo+`i ddo+`i cho Nga

Ve^` nu+o+'c ...

No' ba?o no' ngu+o+`i Quo^'c gia !
Xin cu`ng Vie^.t-Quo^'c mo^.t nha` dda^'u tranh
Cu`ng vo+'i kha'ng chie^'n dda`n anh
Chung su+'c dda'nh Pha'p dde^? gia`nh tu+. do
Vie^.t Minh ddo^`ng y' ne^n cho
No' va`o nha^.p bo.n cu`ng lo go'p pha^`n
Nhu+~ng tu+o+?ng ngu+o+`i Vie^.t. ho+.p qua^`n
Cu`ng nhau dda'nh dduo^?i Thu+.c Da^n ma^'y ddo+`i
Nuo^i ong tay ao' ho+~i ngu+o+`i
No' na(`m vu`ng dde^? cho+` tho+`i ha.i ta

No' ve^` xu+' Nghe^. la^.p ra
Ca'i tro` So^ Vie^'t tha^.t la` do+? ho+i
Da^n ta nghe`o ra'ch mo^`ng to+i
No' du. theo no': "DDo+`i ddo+`i a^'m no !"
Tre^n la' chuo^'i, du+o+'i kho^'' mo
Nha(m' ma('t theo no', no' cho a'o qua^`n
Cu+o+'p nha` Phu' ho^. chia pha^`n
Da^n nghe`o tu+o+?ng bo+? dda^`u` qua^n ra^'t nhie^`u
Lo+`i no'i cu?a no' mi~ mie^`u
Ga.t ngu+o+`i a^'u tri~ so+'m chie^`u ri? tai

He`n ma.t le'n lu't la` ai ?
DDe^m dde^m cho bo.n tay sai va`o la`ng
Gie^'t ngu+o+`i cu+o+'p bo'c ba.c va`ng
Gieo gia('c khu?ng bo^', hoang mang da^n ti`nh
Ca'i tha(`ng mo^.t ma(.t ba hi`nh
Nga`y xoa, to^'i dda^'m, ho+.m mi`nh gia? nha^n
Mie^.ng no' xoen xoe't tu+` nha^n
Vu+`a quay lu+ng la.i, no' dda^m le'n ro^`i
A(n kho^ng no'i co' ca? ddo+`i
Thu? ddoa.n vu ca'o ha.i ngu+o+`i trung lu+o+ng
Cu. Ha?i Tha^`n dda~ ddoa'i thu+o+ng
Cho no' cho^~ ddu+'ng chu? tru+o+ng hoa` ddo^`ng
No' la^.t lo.ng, no' thay lo`ng
No' la`m cu. pha?i long ddong dda^'t ngu+o+`i.

Na(m bo^'n sa'u (1946) mie^.ng no' cu+o+`i
Ba(t' tay hoa` hoa~n vo+'i ngu+o+`i Xa^m la(ng
Hie^.p DDi.nh So+ Bo^. ky' xong
No' cu`ng vo+'i Pha'p la`ng trong xo'm ngoa`i
Tie^u die^.t ta^'t ca? nha^n ta`i
Ngu+o+`i Quo^'c' Gia pha?i cha.y da`i lu+u vong
Ta('m ma'u Vie^.t Quo^'c vu+a` xong
DDa'nh ba`i ta^?u ma~ no' do^ng le^n ru+`ng
Ca`n que't ngo~ he?m hang cu`ng
Die^.t. he^t' -da?ng pha'i no' mu+`ng tha`nh co^ng !
No' la^.y tha(`ng` Mao Tra.ch DDo^ng
To^n la`m su+ phu. ho`ng tro^ng ca^.y nho+`

Na(m na(m bo^'n (1954), tra^.n ba^'t ngo+`
Tha(`ng Mao giu'p no' du+.ng. co+` DDie^.n Bie^n
Cho ne^n hay cha(?ng ba(`ng he^n
No' chie^'m mie^`n Ba('c du+.ng ne^n co+ ddo^`
Mai ho. Nguye^~n, mo^'t ho. Ho^`
Te^n tuo^?i no' ddo^?i nhu+ ddo^` ta thay
Qua^n tu+? ddi tha(?ng ve^` ngay
Tie^?u nha^n tha(`ng ddo' dde^m nga`y quanh co
Mo^`m no' "DDo^.c la^.p tu+. do"
Tay no' ba'n nu+o+'c, Co^.ng no^ suo^'t ddo+`i
Bo^' no' che^'t no' va^~n cu+o+`i
Tha(`ng Stalin che^t' no' tho+`i dde^? tang
Gia'o ddie^`u chu? nghia~ ddem sang
Cai? ca'ch ruo^.ng dda^'t da^n la`ng tra('ng tay
Kho^ng co`n tu+ sa?n rie^ng ta^y
Ns cu+o+'p sa.ch se~ tu+` dda^y "co^.ng ddo^`ng"
Cu+o+'p cua? co`n chu+a thoa? lo`ng
No' ddem gie^'t ca? trie^.u ddo^`ng ba`o ta
Ba('t chu+o+'c tha(`ng Ta`u tha(`ng Nga
Kho^ng sai mo^.t ti' tha^.t la` da~ man
Bao ho^`n tu+'c tu+o+?i che^'t oan
Chi? vi` tha(`ng ddo' lo`ng tham kho^n cu`ng

DDa^u' to^' tanh ma'u kha('p vu`ng
No' ba?o la` y' cu?a chung da^n la`ng
No'i mo^.t ne?o, la`m mo^.t dda`ng
Mo+? mie^.ng la` tha^'y hoa`n toa`n vi` da^n
Co` mo^`i la` dda'm tay cha^n
DDu+o+.c no' tro.ng dda~i chia pha^`n u+u tie^n
Nhie^`u tha(`ng kie^'m cha'c ua` le^n
Hu`a theo vo+'i no' dda.p tre^n da^n la`nh
Cho' nha?y ba`n ddo^.c dda~ dda`nh
Ma(.t ma`y ve^nh va'o tu+o+?ng mi`nh "DDu+'c O^ng"
No' ta`n ba.o, no' cuo^`ng ngo^ng:
"Va(n minh tie^'n' bo^. thi` kho^ng ai ba(`ng"

Duy Va^.t no' cho.n con dda`ng
Nha` tho+`, Chu`a mie^'u, ddi`nh la`ng ti.ch thu
Su+ sa~i, cha co^', tha^`y tu
Lo+'p ve^` la`m ruo^.ng, lo+p' tu` chung tha^n
To^n gia'o hu+o+'ng thie^.n tu+` nha^n
Tha(`ng ddo' gio^'ng va^.t ! vo^ tha^`n vo^ tri
DDi`nh tho+` to^?, no' ddo^'t ddi
No' tho+` Ca'c Ma'c, ngu si mu` loa`
Lo`ng nha^n, ai na^'y hie^u' hoa`
Co`n no' hie^'u chie^'n va`o ra gie^'t ngu+o+`i
Na`o Chu'a, na`o Pha^.t, na`o tro+`i
Cha(?ng tin, no' ba('t mo.i ngu+o+`i bo? tin
Ranh nanh ma~ ta^'u ke^` be^n
Da^n chu'ng so+. ha~i ne^n que^n ca? gio+`i !

Nhu+ quy? so+. a'nh ma(.t tro+`i
Tha(`ng ddo' so+. nha^'t nhu+~ng ngu+o+`i ho.c cao
No' bie^'t no' pha?i la`m sao
"Ngu Da^n che^' ddo^." ghi va`o chu? tru+o+ng
Ngu+o+`i na`o hie^?u bie^'t Ta^y Phu+o+ng
Ti`m ca'ch khe'p to^.i, kie^'m ddu+o+`ng gie^'t ddi
Ca`ng do^'t na't, ca`ng ngu si
Trung tha`nh vo+'i no' cho ddi ha`ng dda^`u
Va'c mi`n ddi gia^.t xa^.p ca^`u
Xe ddo` cho?ng go.ng, ddu+o+.c ba^`u chu+'c to
Hua^n chu+o+ng tu+o+?ng lu.c ta(.ng cho
Pha'o ki'ch va`o pho^', ddo^'t kho, ddo^'t nha`
No' khen thu+o+?ng, no' ta(.ng. qua`
Tha(`ng na`o ddo^'t pha' la('m nha` thu+o+`ng da^n
Chu+'c vu. ca'n bo^. chia pha^nn
Ca`ng do^'t, ca`ng a'c, lo^.c pha^`n ca`ng cao
Bie^'t gio?i ca tu.ng Ma'c, Mao
Va` ca tu.ng no' la` mau la`m gia`u
Co^' ma` theo go't Nga Ta`u
"Quo^'c te^' Co^.ng Sa?n dde^? dda^u he^'t tie^`n ?"

To+'i dda^y cha('c' ba.n hie^?u lie^n`,
Tha(`ng ddo' dda~ na('m bao. quye^`n trong tay
Xu+? xanh tu+` tru+o+'c to+'i nay
Cha(?ng ai nhu+ no' to^.i na`y kho' dung
DDo^.c ta`i, kha't ma'u, ta`n hung
Pha?n Quo^'c ba'n nu+o+'c na(`m vu`ng ba^'y la^u
Ti.ch thu ta^'t ca? bo` tra^u
DDa^'t ddai ha^`m mo? la`m gia`u ngoa.i bang
Ngu~ co^'c, than dda', ba.c va`ng
Nga`y nga`y xe lu+?a cho+? sang be^n Ta`u
Nha` da^n no' ve't sa.ch la`u
Ta`i nguye^n tie^`n ba.c le^n ta`u qua Nga
No' phu.c vu. Mac. Tu+ Khoa
Ca^`m su'ng dda'nh mu+o+'n tu+o+?ng la` vinh quang
No' la`m cho ca? giang san
Cho^?i cu`n, gie? ra'ch, la^`m than, ddo'i nghe`o
Ga^`n nu+?a the^' ky? ... qua' nhie^`u
No' ddem nu+o+'c Vie^.t va`o no+i ddie^u ta`n
Da^n ti`nh ddo'i ra'ch co+ ha`n
Ha`ng trie^.u ta^'n ga.o cho+? sang nu+o+'c ngu+o+`i
Nghia~ vu. quo^'c te^' sa'ng ngo+`i
Tha(`ng` ngu va^~n cu+' suo^'t ddo+`i .. dda^`n ngu !

* * *

No' da(.n tha(`ng DDo^`ng tha(`ng Khu
DDem xa'c no' dde^? ruo^`i bu Ba DDi`nh !
Tha(`ng Dua^?n ngu+?i ca'i xa'c xi`nh
Thu+o+.ng tho^? ha. ta? phai? dda`nh bo? ddi
Tha(`ng Mu+o+`i nu+'c no+? la^m li
Cho^n thi` tha^'t hie^'u, dde^? thi` .. tho^'i ung !

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2006

Ti`nh Ba.n

Ti`nh Ba.n

La`m sao ga(.p la.i ba.n nga`y xu*a
Thu*o*ng nho*' bie^'t sao no'i cho vu*`a
Chung tru*o*`ng chung lo*'p chung ky~ nie^.m
Va` bie^'t bao nhie^u chuye^.n na('ng mu*a

Tung ta(ng ca? dda'm ghi danh Lua^.t
Chu*~a ho.c chu*~ na`o to^i dda~ ye^u
Co^ ga'i xu*' du*`a da tra('ng qua'
To'c da`i tha thu*o*'c dda('m bao chie^`u

To^i ddi ho.c so*'m giu*? cho^~ ngo^`i
Nga`y mo* nga`y u*o*'c se~ chung ddo^i
Na`ng te^n Ngo.c Tha^.t .. ti`nh cha(?ng Tha^.t
To^i bie^'t ti`nh to^i vo*~ ma^'t ro^`i

Ro^`i bo^?ng Na`ng ddi cha(?ng gia? tu*`
Chu'ng to^i na(m ddu*'a chi? co`n tu*
Hai ca(.p chia nhau ma` ti`nh tu*.
Ti`nh tho* ai na`o ... bie^'t .. thu*.c .. hu* ..

Tho*`i gian va` ti`nh ca?m tro^i qua
Chie^`u va(n ho'a pha'p sa'ng quo^'c gia
Chu* nghi~a cuo^'n tro^i theo do`ng nu*o*'c
Ti`nh tuo^?i ddo^i mu*o*i .. ddo' .. a^'y .. ma` ..

Co`n ddu*o*`ng thu* vie^.n hai ha`ng Me
Va(ng va(?ng dda^u dda^y nhu*~ng tie^'ng ve
Gio' cuo^'n la' Me bay nga^.p lo^'i
Vu*o*'ng to'c ngu*o*`i ye^u nhu*~ng tru*a He`


Tha'ng tu* na(m a^'y to^i ro*`i bo?
Tru*o*`ng cu~ , ba.n xu*a , nu*o*'c Vie^.t ye^u
Bao nhie^u ngu*o*`i tha'c trong so'ng ddo?
To^i so^'ng a^m tha^`m trong co^ lie^u

To^i ma~i so^'ng hoa`i trong ky~ nie^.m
Ro^`i tu*. do^'i mi`nh .. mo^ng dda^'y tho^i
Nu*~a dde^m ti?nh gia^'c to^i ba^.t kho'c
Tho^i the^' , the^' tho^i .. Tha^.t ... ma^'t.. ro^`i

To^i va^~n mo* va` to^i va^~n tha^'y
Ca? bo^'n ddu*'a mi`nh va^~n co`n dda^y
Tho*`i gian xin ha~y quay ngu*o*.c la.i
To^i muo^'n ma(.t tro*`i mo.c phu*o*ng Ta^y !

Mo^.t sa'ng mu`a xua^n tha^.t dde.p tro*`i
Tho* ai la.c va`o mail box to^i
Ma` te^n ngu*o*`i go*?i tro^ng quen qua'
Ba.n cu~ nga`y xu*a qua? dda^y ro^`i

Ba mu*o*i na(m cha(?n cuo^.c be^? da^u
Ngo' la.i chao o*i ba.c ma'i dda^`u
Bie^'t bao thay ddo^~i ro^`i thay ddo^~i
Ba.n nhe' ti`nh xu*a va^~n dda^.m sa^u

La`m theo lo*`i ye^u ca^`u va` y' cu?a HM
ND va` HM la` hai trong 5 ngu*o*`i na`y !
N.D.
6/2005

Ca^`u Ti`nh Hay Ti`nh ca^`u

Cuo^'i na(m lu.c tho* cu? ra dda(ng cho he^'t .
N.D.
Ca^`u Ti`nh Hay Ti`nh ca^`u

To^i dda~ xa^y xong ma^'y nhi.p ca^`u
Qua do`ng so^ng ca.n dde^'n so^ng sa^u
Va` rie^ng nhi.p dde^'n lo`ng em nu*~a
Cha(?ng hie^?u vi` sao kho' kho*?i dda^`u

Nhi.p ca^`u ti`nh a^'y chu*~a xa^y xong
Em to^i dda~ vo^.i bu*o*'c theo cho^`ng
To^i ddu*'ng ngo' theo la`n so'ng cuo^'n
Nhu* ma'u tim to^i la.c giu*?a do`ng

Em ve^` be^n a^'y co' vui kho^ng
Hay la.i ho^`ng nhan ba.c ma' ho^`ng
Du` sao em cu~ng co`n may ma('n
Va^~n co' mo^.t ngu*o*`i ma~i ngo'ng tro^ng

Ne^'u nho*~ giu*~a ddu*o*`ng em ga?y ga'nh
Ha~y nho*' quay ve^` be^'n so^ng xu*a
Ca^`u xu*a va'n cu~ cho*` em ddo'
Ha~y bu*o*'c qua ddi da^~u bu*o*'c thu*`a

Nam DDe^' June 2005

TÌNH THẦY TRÒ VÀ

KIẾP THA


HƯƠNG


Một buổi tối mùa hè năm nay (2006) khi tôi đi bách bộ trên vỉa hè của thành phố Toronto, Canada, bỗng một cơn gió mát thổi tới làm lay động ngọn cây trên đầu đồng thời cũng làm tâm hồn tôi lay động theo cơn gió luôn. Tự dưng tôi mường tượng được trở về lại cái thời còn đi học Trung học đệ nhất cấp tại trường Trần Lục ở Sàigòn. Tôi cảm thấy như đang được trở về với lớp học của những ngày tháng học Ðệ Ngũ, Ðệ Tứ vậy. Tôi nghĩ có lẽ đây là thời điểm mà tôi đã hấp thụ được rất nhiều nền giáo dục của miền Nam nước Việt trong cuối thập niên 50 như để sửa soạn cho tôi trở thành một nhà giáo tại hải ngoại trong những năm về sau.

Hai anh em chúng tôi cùng học trường Trần Lục cho đỡ phải đạp xe đi quá xa. Anh P. học trên tôi một lớp. Chúng tôi thường hay nói chuyện với nhau về các thầy cô nên tôi biết được khá nhiều các thầy cô mặc dù là tôi không là học trò của các vị này. Ở tuổi tôi bây giờ, khi tôi đã về hưu sau bao nhiều năm trong ngành giáo dục tại Canada, tôi thấy rõ là những năm đầu đời của tôi tại trung học ở Saigon đã rèn luyện và để lại nhiều ấn tượng khó quên trong tôi, vừa đẹp mà lại vừa sâu đậm trong đời. Tôi đã có những người bạn cùng lớp, đồng niên khóa mà bây giờ, tuy chúng tôi đã trên 60 tuổi và trở thành ông bà, cha mẹ mà chúng tôi vẫn “mày mày, tao tao” mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Chúng tôi thường nhắc đến tên của các thầy, cô với sự quý trọng và thân thương, một điều hiếm thấy trong môi trường sinh hoạt của nhiều học sinh, sinh viên Bắc Mỹ! Có nhiều khi chúng tôi đã bị thầy cô la mắng vì cái tính nghịch ngợm, quấy phá nhưng tuyệt nhiên, chúng tôi không hề oán trách các thầy cô. Ðiều này làm tôi trân quý nền nếp giáo dục của miền Nam nước Việt ngày xưa vô cùng sau khi tôi đã trở thành một giáo sư thực thụ tại Canada: có điều người Việt mình có mà người Tây Phương lại không có!

Tôi nhớ nhất những giờ học Việt văn năm Ðệ Ngũ với giáo sư Doãn Quốc Sỹ. Thầy Sỹ dáng người cao ráo, mắt sáng như sao, miệng luôn luôn tươi cười với học trò. Giáo Sư đã đọc những vần thơ tự do cho chúng tôi nghe, chẳng hạn như của Phùng Quán trong vụ Trăm Hoa Ðua Nở:

…” Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Tôi cũng không đổi yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết,
Tôi cũng không nói ghét thành yêu!” …

Tôi ngồi im lặng mà lắng tai nghe, mặc cho lũ bạn trong “xóm nhà lá” quấy phá. Cũng chính trong thời gian này, giáo sư Sỹ đang say mê với ngành viết văn của thầy và chúng tôi đã được nghe thầy kể cho nghe những truyện đã viết của thầy. Tôi chăm chú và thích thú ngồi lắng nghe nhưng vì đã hơn nửa thế kỷ rồi nên tôi không còn nhớ được các chi tiết nữa.

Tôi bẵng quên đi các âm điệu của các thể thơ tự do cho đến khi tôi học Triết với giáo sư Trần Bích Lan năm Ðệ Nhất tại Chu Văn An. Trong những giờ học Triết, nhà thơ Nguyên Sa đã đọc cho học sinh chúng tôi nghe nhiều bài thơ tình mà tôi nhớ nhất vần thơ

“Hôm nay Nga buồn như con chó ô'm …”

Tôi lại ngẩn người ra mà ngồi nghe những dòng thơ tự do trong “khu nhà lá” giữa những tiếng cười đùa, nghịch phá của bạn bè. Tôi rất thích nghe thơ văn nhưng hồi đó, tôi đã quyết tâm không đi vào ngành văn chương mà tôi sẽ đi vào ngành Y Khoa hay Kỹ Sư.

“Dòng Ðời Ðịnh Mệnh” đã đưa đẩy tôi vào ngành Kỹ Sư Công Chánh tại Úc Ðại Lợi. Tôi phải học hùng hục, học chối chết để “sống còn” (survive) với những khó khăn của các sinh viên du học: Anh văn, văn hóa mới, nền giáo dục và cách thi cử mới, nỗi nhớ nhà và đang tuổi mới lớn mà phải sống một thân, một mình… Chúng tôi đã bắt buộc phải hội nhập với thế giới tây phương và trong nhiều năm vì không dùng tiếng Việt thường xuyên nên tôi đã quên ít nhiều những ngôn từ tiếngViệt.

Cũng vì cái nỗi nhớ nhà mà anh chị em sinh viên chúng tôi tại Sydney đã “cả gan” cho ra một tờ báo Xuân. Nhân sự lèo tèo (chừng khoảng 10 người) và chúng tôi nhớ đến câu “giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh” nên chúng tôi đã “tổng động viên” tất cả nhân lực để chúng tôi thực hiện cuốn đặc san mùa Xuân này. Tôi được giao trách nhiệm viết sớ Táo Quân, đóng vai ông Táo và làm thơ. Làm thơ? Thú thực với Quý Vị là chưa bao giờ tôi thấy lo lắng và dại dột như lúc đó. Trong đầu óc tôi văng vẳng “tiếng nói của phe đối lập: biết cái khỉ khô gì mà thơ với văn!” Nhiều đêm tôi thức thật khuya để chờ Nàng Thơ tới … “với đau thương!” Chờ mãi chẳng thấy nàng thơ tới mà chỉ thấy đau đầu và sót ruột! Tôi bèn phịa ra mấy câu vè Táo Quân và chép đại xuống trong lúc “chờ Nàng Thơ tới cứu đời dại dột của tôi!” Cũng may là nhờ cái sườn bài vè Táo Quân mà tôi đã ngồi xuống sửa đi, sửa lại cho có vần, có điệu và hợp lý, hợp tình. Thế rồi một đêm, Nàng Thơ Tự Do đã đến với tôi trong một giấc mơ và tôi thấy rõ trong đầu một bài thơ … tình! Tôi tỉnh dậy, chép ngay ra trên giấy vì sợ để sáng mai tôi sẽ quên khuyấy đi mất. Thế là thoát cái nạn dại dột và đánh dấu “bước đường thơ văn của tôi”!

Tôi không ngờ rằng những lúc tôi ngồi nghe giáo sư Doãn Quốc Sỹ và giáo sư Trần Bích Lan đọc thơ Tự Do trong lớp hồi Ðệ Ngũ và Ðệ Nhất, các “memory cells” (tế bào chứa đựng) của tôi đã âm thầm chất chứa (store) những âm điệu của thể thơ Tự Do. Theo thời gian, các “memory cells” này đã trở thành một “lớp thủy tra thạch” bị dòng nước cuộc đời của tôi nó lấp phủ lớp này trên lớp kia để rồi bỗng chốc những gì đã được tích lũy trong Tâm Thức đã trở về lại với chính tôi .

Tôi vui mừng vì tôi đã kiếm lại được những gì mà tôi tưởng là tôi đã đánh mất: tôi đã thấy hăng say và vui thú khi đọc và nghe thơ văn Việt Nam để cân bằng hóa đời sống máy móc Tây Phương mà tôi đã vô hình chung lọt vào vòng quỹ đạo. Tuy rằng tôi đã quên tiếng Việt ít nhiều, lâu lâu Nàng Thơ “đến thăm tôi một chiều đông” và tôi ghi vội xuống để rồi sau đó, tôi ngồi gọt và rũa cho đúng với tiếng Việt mẹ đẻ của tôi.

Tôi bận rộn với đời di dậy và đời sống gia đình. Sau biến cố 75, theo dõi báo chí, tôi được biết giáo sư Doãn Quốc Sỹ thường bị “nhà nước CSVN” bắt giam. Tôi chỉ biết thở dài và liên tưởng đến vụ Trăm Hoa Ðua Nở mà Giáo Sư đã hằng nói tới trong các giờ Việt văn mà giờ đây Giáo Sư đang “đóng một vai chính” trong “vở tuồng đang diễn lại” này! Tôi những tưởng chẳng bao giờ tôi gặp lại được người thầy khả kính này thì mùa Hè năm 1995, tôi được cộng đồng Việt Nam vùng Toronto báo tin cho biết nhà văn Doãn Quốc Sỹ sẽ tới Toronto nói chuyện và tôi đã được Ban Tổ Chức mời lên đọc thơ. Tôi cảm thấy thật vui mừng, giống hệt như khi tôi gặp lại gia đình tôi sau biến cố 75 vậy. Tôi đã đọc bài thơ “Tôi đã gặp” và bài này là một sản phẩm của âm điệu thơ Tự Do mà giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã gieo vào trong đầu óc của tôi hồi Trung Học. Ðặc biệt là Nàng Thơ Tự Do đã đến “thăm” tôi trong lúc tôi đang coi thi môn “Công Chánh Ðại Cương” khi trời đang bão tuyết vào tháng 12 tại Canada!

TÔI ĐÃ GẶP

Những mái tóc bạch kim, đen, vàng và đỏ
Đang đắm chìm trong không khí trường thi.
Tôi ngồi đây trong im lặng suy nghĩ
Thả hồn về quãng đời xa lắc ngày xưa.

Nơi đây miền đất lạnh với các dân tứ xứ
Tôi người Việt da vàng, quê hương tôi hùng cứ ở nơi nào?
Tuổi niên thiếu, tôi thấy điêu tàn khói lửa,
Làng quê tôi đầy bom đạn và bắn giết nhau!

Trong cái nhiệm mầu
Tôi khôn lớn nơi trời tây phương xa lạ,
Không gia đình, cha mẹ và người Việt thân yêu.
Có những buổi chiều
Khao khát tình ruột thịt thương yêu
Tôi lang thang dọc theo bờ biển
Lái xe vào đại lục Úc Châu.
Đâu đâu tôi cũng thấy một mầu
Sầu biệt xứ nơi cô liêu hoang dã.
Những chiều tà trong công trường thủy điện
Nhìn nước trôi, tôi chạnh nhớ quê hương.
Tôi đã ra trường với mảnh bằng đại học
Quê hương tôi đi vào cơn gió lốc,
Biết làm gì để giúp lương dân?

Cộng sản vào Nam mang theo nhiều đau thương tang tóc,
Hàng vạn người dùng biển rộng làm bãi tha ma!
Tôi đã gặp nhiều gia đình tan nát,
Biết nói gì để xoa dịu vết đau thương?

Tôi đã gặp những người trong lứa tuổi yêu đương
Nơi các học đường
Và trong bảng vàng
Tôi đã đọc thấy những tên Việt Nam quen thuộc
Nguyễn, Lê, Trần, Hoàng, Vũ ... rất êm tai.

Buổi chiều nay tuyết phủ ngập sân trường
Sinh viên lớp tôi đến từ các Đại Dương
Nhìn họ đang đắm chìm trong đề thi, sách vở
Tôi cầu mong quê hương tôi có ngày rạng rỡ
Cho tôi trở về với mái trường bên lớp trẻ Việt Nam.

Nguyễn Đàm Duy Trung
Mùa Tuyết Rơi tại Canada
Tháng 12, 1991


Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã vô hình chung cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp. Tôi đã phải sống xa quê hương quá lâu nhưng thực ra trong tôi, tôi luôn luôn có quê hương, có tình đồng hương và có tình Thầy Trò của riêng tôi.

Ðàm Trung Phán

Tháng 9, 2006

Canada

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2006

TẢN MẠN GIÁNG SINH




GIÁNG SINH VÀ

RÁNG

CHỊU


Ðã mười mấy năm qua, tôi lẩn trốn cái vụ đi mua đồ trong ngày “Boxing Day sale” tại Canada mà chắc chỉ dân “Cà Ná Ðiên” chúng tôi mới biết mà thôi. Ðêm 24 tháng 12 các gia đình Canadian thường tổ chức bữa ăn cho mọi người trong gia đình gồm có ông, bà, cha, mẹ, con và cháu rồi tặng quà Giáng Sinh cho nhau; ngày này được gọi là Christmas Eve. Cuộc vui kéo dài cho tới đêm khuya và nhiều nhà đốt củi trong lò sưởi rồi nướng hạt dẻ, khoai lang hay kẹo marshmellow. Ba cha con tôi đã từng thay phiên nhau mang củi vào nhà, nướng hạt dẻ, khoai lang và marshmellow rất là đầm ấm. Ngày Giáng Sinh (Christmas day) là ngày thăm viếng, ăn uống với bạn bè, họ hàng và cũng là ngày “thu dọn chiến trường” các giấy gói quà, các hộp giấy đựng quà để mang ra trước nhà mà vứt rác, do đó mà có chữ “Boxing day”. Sáng sớm ngày 26 tháng 12 (gọi là Boxing day), dân Canadian đi mua đồ đại hạ giá từ lúc 7, 8 giờ sáng, còn sớm hơn là ngày đi làm trong năm nữa vì họ có thể mua được những món hàng “on sale” rẻ được từ 30% đến 70% so với những ngày thường. Các nơi đậu xe (parking lots) trong những “shopping centres” không còn chỗ nào trống cho những ai đến trễ, xe cộ đi chậm như con ốc sên!

Tôi đã lẩn tránh cái vụ “Boxing day shopping” này, phần vì “người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”, phần vì tôi rất ngán cái vụ kẹt xe nhất là vào những hôm trời đổ tuyết. Tuy nhiên, năm nay tôi “phá giới”vì tôi muốn “đập cổ kính ra tìm lấy bóng” bằng cách lái xe đi shopping một mình. Trong thâm tâm, tôi muốn tự chính tôi “sờ mó” được những những cảm giác mà đã làm tôi đau nhức nội tâm trong cái “con giáp cuộc đời của tôi” vừa qua .

Tôi đậu xe cách “shopping centre” nửa cây số, vừa để tránh cái giao thông nhiêu khê trong bãi đậu xe, vừa để đi bộ và suy nghĩ vẩn vơ.
Năm ngoái, chúng tôi đón Giáng Sinh 2005 tại Hà Nội sau chuyến đi thăm Nam Ðịnh. Xe cộ chật ních trên các đường phố xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. “Phái đoàn” chúng tôi trên xe bus gồm có 16 người. Ðiều đặc biệt nhất - có một không hai - là bác tài xế nhà ta dám lái giật lùi cái xe bus cỡ lớn trên con đường một chiều để tránh nạn kẹt xe! Tôi có cảm giác rất là lạ lùng, vui buồn xáo trộn vì đây là lần đầu tiên tôi trở về Hà Nội sau 51 năm xa cách. Xe cộ ở Hà Nội đi bấm còi inh ỏi, chẳng biết còi nào bấm cho xe nào và đèn đỏ thì coi như đèn xanh, luật lệ chẳng giống ai! Ðây cũng là năm thứ 7, sau khi đời tôi đã “rẽ bước sang ngang” và bà cai với tôi sống khá “thuận buồm xuôi gió” với nhau. Trên xe bus lại toàn là những người thân nên tôi thầm nghĩ: “Thuyền tôi đang tới bến” (“I am coming home at last”)?

Giáng Sinh 2005, “phái đoàn” chúng tôi bay từ Hà Nội vào Huế. Huế đón chào chúng tôi bằng một ... cơn mưa xứ Huế nhưng cơn mưa này chẳng làm tôi buồn vì “người vui, cảnh có buồn đâu bao giờ”! Boxing Day 2005, chúng tôi mặc áo mưa để đi thăm các lăng tẩm tại Huế; tôi cảm thấy rất gần gũi, thân thương dường như tôi đã được trở về từ một cõi xa xăm nào đó. Ðây là lần đầu tiên tôi đưọc viếng thăm Huế. Ở tuổi 12, tôi phải rời Hà Nội để di cư cùng gia đình vào Nam. Tại Saigon, vì còn nhỏ nên tôi chỉ biết có học và chẳng được đi thăm viếng nơi nào. Mười chín tuổi, tôi xuất ngoại và đi biền biệt luôn. Thế cho nên tôi có nỗi nhớ quê hương, nhớ văn hóa Việt Nam, nhớ da diết! Mỗi nơi thăm viếng là tôi chụp hình lia lịa để ghi lại những hình ảnh quê hương. Tôi đã chụp trên dưới 13,000 tấm hình từ Bắc vào Nam và trong những đêm khuya tại Canada, tôi thường mở các hình ảnh Việt Nam chứa đựng trong computer để gợi nhớ lại những nơi mà chúng tôi đã ghé thăm trong chuyến viễn du đó.

Trong bốn năm vừa qua, vợ chồng chúng tôi đã “bỏ xứ Ðiên để tránh nàng Tuyết” mà đi chơi xa trong dịp Giáng Sinh và Năm Mới. Năm nay, chúng tôi không đi đâu hết để “vui thú cạo Tuyết, trượt chân”, những mong được ở gần cháu nội và cháu ngoại. Cứ nghĩ đến hai cháu là tôi thấy vui rồi, thây kệ trời tuyết và cái giá lạnh của Canada!

Giáng Sinh 12 năm về trước, đời tôi đã đi qua cơn bão nội tâm, cơn bão hoành hành công ăn việc làm lẫn đời sống gia đình của tôi. Tôi quyết định đón Giáng Sinh 1994 trong một cái apartment mới luých hoàn toàn chỉ có một mình tôi để xem tôi có những cảm giác gì. Mặc dù là tôi đã “có chương trình đặc biệt về computer” để cho tôi mải miết theo dõi nhưng tôi không tránh được cái cảm giác đơn độc đến hãi hùng vì đây là năm đầu tiên tôi sống ly thân một mình và là lần đầu tiên tôi không “được” ở gần hai con trai tôi trong ngày quan trọng nhất trong năm. Ngày hôm sau (Christmas Day 1994), tôi bay sang Texas để gặp lại các anh chị em tôi cho đỡ buồn.

Trong năm 1994, vì ngân sách cắt giảm, nhà trường bắt đầu sửa soạn đóng cửa bộ môn Công Chánh mà chính tôi đã gây dựng nó trong nhiều năm trước đó. Mặc dù là tôi đã may mắn, không mất việc như một số đồng sự khác, nhưng tôi vẫn cảm thấy tôi đã mất đi một phần đời của tôi: đứa con tinh thần của tôi đã chết (My “baby project” has died unwillingly)!
Trong thời kỳ này, đời sống gia đình của tôi cũng chẳng còn có thể hàn gắn gì được nữa. Tôi đã cố gắng hết sức của tôi rồi! “Thôi thì thôi nhé ... có ngần ấy thôi”! Gone with the wind! Let it be!

Giờ đây nhìn lại, Út của tôi đã ra trường và trở thành một ký giả đang làm việc tại New York. Tôi mỉm cười vu vơ; Út đã thực sự trưởng thành, không hề bị vấp ngã vì sự đổ vỡ của bố mẹ. Cái “baby project” của tôi đã được “mồ yên mả đẹp” kể từ năm 1996. Sau đó tôi đã có “cơ ngơi” mới ở trong trường, không đến nỗi “tệ” như tôi tưởng và tôi đã được về hưu non theo ý tôi muốn vào năm 2002. Công ăn việc làm và đời sống gia đình của tôi đã được quân bình trở lạị, các con của chúng tôi đã có công ăn việc làm và lập gia đình, thế là tôi đã được “tái sinh” rồi!

Thôi thì ráng chịu mà sống nốt với cuộc đời còn lại để mà chúng tôi có được những Giáng Sinh vui vẻ, bình an với gia đình của chúng tôi gồm có ông bà và các con, các cháu.

Hy vọng rằng Giáng Sinh 40, 50 năm về sau này của tôi sẽ không còn như cái “con ngựa bất kham” nữa vì cái Nghiệp Trần Gian của tôi đã được trả xong (My “Earth” assignment is terminated) và tôi có thể vĩnh viễn “về hưu” với Cõi Trần giống như tôi đang sống đời hưu trí với cái nghề nghiệp của tôi vậy!

Tôi đang thực sự sống hay tôi đang mơ ngủ đây?

Ðàm Trung Phán
Dec.26, 2006
Canada



1 bai` tho* -

Vàng Đóa Hướng Dương - Phạm Thiên Thư
Đêm đêm ta trở về
Hồn ta còn ẩn lại
Dưới chùm hoa man dại
Là nụ cười lách lau
Những giờ ta xa nhau
Là tình thêm níu lại
Mười ngón dài vụng dại
Cầm mảnh ngày rơi mau
Thời gian như con cá
Quẫy khỏi lòng bàn tay
Thời gian như chiếc lá
Rụng xuống đau nhành cây
Thêm một ngày mất đi
Gói buồn trong tà áo
Ta gửi hồn khờ khạo
Nấp trong rừng tóc hương
Ai có đi bên đường
Vô tình va cánh gió
Có nghe gì trong đó
Một tiếng lòng ta vương
Một ngày như sông Thương
Một nửa trong, nửa đục
Ta thương con bèo lục
Vàng một đóa hoa dương

Nhạc : Biển Động

Sau mấy ngày nghỉ , trở lại sinh hoạt thường ngày ...
Xin mời các bạn cùng thưởng thức :

Biển Động




PS: Mến tặng m.o và những ai yêu biển

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2006

Christmas Eve

Thân mến chúc tất cả quí vị trong quán vẫn còn say trong hương vị ấm áp của gia đình, vui trong tiếng cười vui của những người yêu mình (và mình yêu :)), một buổi sáng Giáng sinh nhiều thoải mái, yên bình và hạnh phúc.

Kampai!

đlh

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2006

Happy Holidays!

Thân chúc các bác những ngày lễ thật vui, an lành và hạnh phúc bên người thân.
Thông cởm cho KQĐ cuối năm bận túi bụi với nhà cửa, project đột xuất và tuần nì máy tưởng nà "banh ta lông". Hú vía, không thì chắc KQĐ không mừng Noel nổi :)).

Thăm cả quán, để vài hôm cho KQĐ thở chút rùi bàn tiếp xem cuối năm qua năm mới nên "buông" hay "giữ" héng.
(Noái nhỏ cho Dzịt mí Khỉ nghe, hổm rày Khách tui khép nép một góc trong am của đôi đũa ngà, ngắm đôi đũa tịnh, ngắm khách thập phương ghé ngắm đũa . Thú vị lắm hai bác à. Hahaha!)
Bác Lãng Xẹt có xẹt qua bên xứ Cờ Huê nhớ báo cho KQĐ biết nghen.
Các cô nương HM, LAK, HD có khỏe không?

Happy Holidays cả quán.

KQĐ

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2006

Cóc cuối tuần: Đêm Thánh Cuối Cùng

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Xin kính chúc quý anh chị một mùa Giáng Sinh an vui và một Năm Mới như ý.

Dẫn:
Vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80,
hàng vạn người Việt liều bỏ nước ra đi tìm tự do.
Phần lớn đã bất hạnh bỏ mình trên biển cả .
Và trong một đêm Giáng sinh, "đêm thánh vô cùng" của nhân loại, đã có kẻ ...

Dạo:
Đêm nay Con Chúa ra đời,
Mà trên biển cả xác người bơ vơ .



Cóc cuối tuần:

Đêm Thánh Cuối Cùng

Đêm dầy như vách đá,
Lưng biển cả gập ghềnh.
Thuyền vất vưởng lênh đênh,
Bập bềnh xuyên gió lạnh.

Cơn giông vừa mới tạnh,
Mây mênh mông che khuất ánh sao trời,
Thuyền tròng trành theo bọt nước biển khơi,
Sàn gỗ ướt, xác người phơi la liệt.

Chàng trai trẻ cận kề bên cõi chết,
Mắt dại dần, mỏi mệt cố nhìn quanh,
Từng mảnh hình hài co quắp lạnh tanh,
Không một kẻ đồng hành nào sống sót.

Khi hải tặc giẫm lên tàu lần chót,
Chẳng còn ai thoát được gót Tử thần,
Nửa ôm nhau, đành chấp nhận số phần,
Nửa chiến đấu, chịu vùi thân đáy sóng.

Chàng trai nằm bất động,
Từ vết thương, mạch sống rỉ cạn dần,
Lòng nghẹn ngào, quay quắt nhớ người thân,
Đang khốn khổ trầm luân nơi quê mẹ .

Sương khuya bám trên vành mi mở hé,
Cả khung trời dĩ vãng ghé về qua:
Nắng sân trường, lối hẹn ngập xác hoa,
Màu áo trắng, gánh quà rong trước ngõ.

Nhưng đất nước thoắt chìm trong lửa đỏ,
Tháng Tư buồn, cây cỏ cũng lầm than,
Dân điêu linh dưới nanh vuốt bạo tàn,
Lòng đau đớn, bàng hoàng thương quá khứ .

Không thể sống chung đàn cùng thú dữ,
Người âm thầm bỏ xứ, khóc chia ly,
Dù biết rằng khi liều lĩnh ra đi,
Nẻo định mệnh, chắc gì mình tới bến.

Long đong trên biển,
Tai biến chập chùng,
Trẻ theo già, thiên cổ lối về chung,
Riêng mình kẻ cuối cùng chưa kịp chết.

Con tim gần khô kiệt,
Mơ hồ chợt biết đêm nay,
Đêm Giáng Sinh, đêm Thiên Chúa Ngôi Hai,
Vì nhân loại, bỏ ngai trời xuống thế .

Rồi rưng rưng dấu lệ,
Nhớ những lần đi lễ nửa đêm,
Hồn đong đầy dòng thánh nhạc êm êm,
Chân quỳ trước hang Bê-Lem khấn nguyện.

Phút linh thiêng mầu nhiệm,
Hang đá xưa bỗng hiển hiện trên tàu:
Kìa Hài Nhi, kìa Đức Mẹ bên nhau,
Kìa mục tử đến lao xao thờ lạy .

Chàng trai trẻ gượng ngóc đầu chỗi dậy,
Vết thương oà, máu đổ vấy toàn thân,
Gắng từng li, từng tấc, lết đến gần,
Tay run rẩy, nắm bàn chân nhỏ bé .

Đêm trang nghiêm lặng lẽ,
Thoảng nhẹ tiếng cầu kinh,
Lòng chợt thấy an bình,
Mừng Giáng Sinh lần cuối .

Chữ "Dêm thánh..." từ đáy hồn tăm tối,
Chưa kịp thành tiếng nói ở đầu môi,
Sức đã tàn, mắt khép lại, buông xuôi,
Thêm một kẻ giã từ đời cô quạnh.
x
x x
Gió u uất tiễn đưa người bất hạnh,
Trên môi thâm, nụ cười lạnh vu vơ,
Năm ngón tay còn nắm giữ ơ hờ
Bàn chân nhỏ cứng đờ bên xác mẹ .
Trần Văn Lương
Cali, 12/2006

Chúc ...

MERRY X'MAS & HAPPY NEW YEAR
Mến chúc các bạn và gia quyến mùa lễ an vui và năm mới thịnh vượng hạnh phúc





Thứ Ba, 19 tháng 12, 2006

MÙA GIÁNG SINH



Mê'n chúc Quý bạn hư~u, Quý netters Muà Giáng Sinh 2006 đâ`m â'm và Năm Mơ'i 2007 an khang, thịnh vươ.ng.


Ðàm Trung Phán
Dương Bích Nga
Tháng 12, 2006
Canada

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2006

Merry Christmas and Happy New Year

HM mến chúc các anh chị và các bạn một Giáng Sinh và một năm mới thật vui vẽ , thật hạnh phúc . Hm mời các bạn nghe lại một số tình khúc Giáng Sinh của một thuở xa xưa ngày đó .

Photobucket - Video and Image Hosting










Để Trả Lời 1 Câu Hỏi


Chắc các bác tưởng hl vừa post tuồng cải lương !!! hì hì, hl thanh minh thanh nga về câu hỏi nhỏ của VĐ hôm nọ : KMKP là kí gì ???
Bài phỏng vấn bên trái này được đăng trong báo TV Mê Linh 2006 do 2 "đại ký giả" Ký Mật Ong và Ký Đường Phèn của Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương thực hiện.
KMKP có những CD nhạc chọn lọc, trong ấy chỉ thâu những bài thật phê vơ rít của KMKP thôi, để nghe đi nghe lại đến mòn đĩa luôn mà vẫn chưa chán....
Như thế có đủ rõ ràng cho câu hỏi của VĐ chưa?? :)
Cám ơn BTT và VĐ post nhạc hay, cho những con tim đã vui trở lại ...
hl & đlh

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2006

Dạ Khúc

Xin mời các bạn nghe vài bài Dạ Khúc

Bấm :


Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2006

Mo+`i Qui' vi. nghe ba`i ha't,
nha.c Vo~ ta' Ha^n, tho+ DDi`nh Ngye^n
ca si~ Quy`nh lan

http://hanvota.com/nhac/video/dvd27/01-motcoi.wmv

bbt

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2006

Cả Một Dòng Sông ...

...Đứng Lại Chờ

Mời các bạn xem và nghe :

Cả Một Dòng Sông Đứng Lại Chờ

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2006

PORTABLE CONCUBINE (PC) PROBLEM

Dear Tech Support:

Last year I upgraded from Girlfriend 7.0 to Wife 1.0. I soon noticed that the new program began unexpected child processing that took up a lot of space and valuable resources.In addition, Wife 1.0 installed itself into all other programs and now monitors all other system activity.

Applications such as Poker Night 10.3, Football 5.0 , Hunting and Fishing 7.5 , and Golfing 3.6.I can't seem to keep Wife 1.0 in the background while attempting to run my favourite applications. I'm thinking about going back to Girlfriend 7.0 , but the uninstall doesn't work on Wife 1.0.

Please help!

Thanks,

Troubled User
===

REPLY

Dear Troubled User:

This is a very common problem that men complain about.Many people upgrade from Girlfriend 7.0 to Wife 1.0, thinking that it is just a Utilities and Entertainment program. Wife 1.0 is an OPERATING SYSTEM and is designed by its Creator to run EVERYTHING !!!

It is also impossible to delete Wife 1.0 and to return to Girlfriend 7.0 . It is impossible to uninstall, or purge the program files from the system once installed.You cannot go back to Girlfriend 7.0 because Wife 1.0 is designed to not allow this.

Look in your Wife 1.0 manual under Warnings-Alimony/Child Support .

I recommend that you keep Wife 1.0 and work on improving the situation. I suggest installing the background application "Yes Dear" to alleviate software augmentation.The best course of action is to enter the command C:APOLOGIZE! because ultimately you will have to give the APOLOGIZE command before the system will return to normal anyway.Wife 1.0 is a great program, but it tends to be very high maintenance .

Wife 1.0 comes with several support programs, such as Clean and Sweep 3.0 , Cook It 1.5 and Do Bills 4.2 .However, be very careful how you use these programs. Improper use will cause the system to launch the program Nag Nag 9.5 . Once this happens, the only way to improve the performance of Wife 1.0 is to purchase additional software.

I recommend Flowers 2.1 and Diamonds 5.0 !

WARNING!!!

DO NOT, under any circumstances, install Secretary With Short Skirt 3.3 . This application is not supported by Wife 1.0 and will cause irreversible damage to the operating system!

Best of luck,

Tech Support

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2006

TÂM THỨC



CÂY BÀNG TRONG TÂM

THỨC



Tôi định chẳng muốn viết gì về Cây Bàng cả. Lý do là vì tôi không phải là một nhà khảo cứu về thực vật mà tôi cũng chẳng phải là một nhà khảo cứu về văn hóa dân gian Việt Nam. Thế nhưng, sau khi tôi đọc loạt bài viết về Cây Bàng của tác giả Lê Ðức Bảo

http://www.tranluc.net/docs/caybang.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang2.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang3.html
http://www.tranluc.net/docs/caybang4.html

và các thư từ của các đồng môn trường Trần Lục trên

http://www.tranluc.net

thì một cái gì từ cõi xa xăm trong Tâm Thức của tôi đã thôi thúc bắt tôi phải viết lên đôi giòng về “Cây Bàng trong tâm thức” của tôi. Bài viết này hoàn toàn dựa theo những diễn biến của tuổi thơ dại khờ của người viết tại Bắc Việt đã bị chôn vùi theo giòng thời gian trong tiềm thức của một người Việt sống ly hương đã quá lâu năm.

Trời Toronto đang lạnh căm căm: - 10 Ðộ C, đó là chưa kể đến cái “Wind Chill Factor” của thời tiết! Buổi trưa nay, tuyết bắt đầu tan và nguy thay, những vũng nước mới tan ban chiều, tối nay sẽ đóng thành băng đá vì nhiệt độ hạ xuống quá nhanh trong khi các vũng nước chưa kịp khô ráo.

http://www.pbase.com/image/38776590

Tới cái tuổi này, đôi chân tôi rất cần đi bộ mỗi ngày nhưng cứ nghĩ đến trượt chân và ngã gẫy xương trên đường đóng băng đá làm tôi thấy ngại ngùng và hồn tôi muốn được trở về một miền nắng ấm nào đó. Chính vì cái “xuất hồn” này mà tôi đã tìm ra được cái manh mối của “Cây Bàng trong Tâm Thức” của tôi .

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755152


Ðã từ mấy năm nay, tôi có một thú vui tinh thần rất riêng biệt: tôi thích được đi bộ một mình. Mà phải đi bộ vào buổi sáng cơ. Ði bộ cho dẫn gân, dãn cốt. Ði bộ trong công viên hay dọc theo các dòng nước hay dọc theo bờ hồ. Ði bộ để được hít thở không khí trong lành của Ðất Trời. Tôi thích nhất được ngồi bên cạnh giòng nước, bờ hồ, ngồi để mà thiền và để đánh thức dậy những biến cố nội tâm mà có những lúc đã làm tôi khổ sở, điêu đứng … Chính trong những giây phút này mà nhiều khi tôi đã lấy giấy bút ra để ghi vội lại những gì mà tôi đã “thấy” và muốn ghi chép lại như viết nhật ký vậy .

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755149

Tôi “thấy” tôi đang sống trong làng quê của tôi tại Bắc Ninh: tôi đang dự tiệc “việc họ” (tiệc ăn uống của dân làng) tại cái điếm (cái đình) ở trong làng. Tôi chỉ biết là tôi còn bé tí teo và phải đi với người lớn. Trước cái điếm là một cây bàng già nua mọc bên cạnh bờ ao. Cành lá cây bàng che phủ cả một vùng, thân cây bàng sần sùi, xấu xí. Tôi lớn dần và hay đi bắt dế mèn cùng anh P. dọc theo bờ ao gần cây bàng già nua này.

Rồi tôi và anh P. phải xa mẹ rời làng quê lên Phúc Yên để theo thân phụ đi học. Tại Phúc Yên, tôi cũng lại thấy những cây bàng, cây hoa sữa, cây đa … trong những lúc mang mác buồn nhớ nhà, nhớ Mẹ. Rồi anh em tôi lại theo thân phụ về Hà Nội để theo học tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên và Lý Thường Kiệt. Trong trường, tôi thường theo bạn đi nhặt quả bàng chin để ăn và lấy đá đập hột bàng ra để ăn nhân của quả bàng. Nhân quả bàng ăn thấy bùi bùi, ngon ngon. Tôi cũng còn nhớ là sau những cơn mưa, anh P. và tôi thường đi nhặt quả sấu chin rớt rụng trên đường Trần Hưng Ðạo ở Hà Nội.

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38755150

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38764902

Tôi đã phải bỏ lại Cây Bàng tại Bắc Ninh rồi lên Phúc Yên, rồi ra Hà Nội. Thế rồi biến cố 54 đã làm gia đình tôi bỏ lại Cây Bàng, Cây Sấu, Cây Táo Ta, Cây Soan, Cây Nhãn …để mà di cư vào Nam. Bẩy năm Trung Học, tôi đã khôn lớn tại miền Nam, tôi không còn nhớ rõ là tôi đã trông thấy cây Bàng tại Saigon nữa. Cây Soan, Cây Nhãn, Cây và quả Sấu, Cây và quả Táo Ta thì tôi nhớ mồn một là tôi không hề thấy chúng ở trong Nam.

Thế rồi tôi đi du học. Ði biền biệt luôn. Trong những năm khôn lớn tại Úc, tôi đã từng đi kiếm những thảo mộc của quê hương Việt Nam: Cây Khế, Cây Bàng, Cây Na (Mãng Cầu), Cây Táo Ta, Hoa Antigone, Cây Soan, Cây Phượng Vĩ, Cây Ðu Ðủ … Thật khó mà tả được niềm vui sướng của tôi khi nhìn thấy Hoa Antigone tại Brisbane và được ăn na tại Sydney trong thập niên 60!

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38770592


Rồi cuộc đời đưa đẩy tôi tới miền xứ lạnh Canada nàỵ. Tại miền “Ðất Lạnh Tình Nồng”, tôi thức sự không còn có hy vọng được xem những loại thảo mộc nhiệt đới của thời thơ ấu nữa. Nhưng tôi không hề “bỏ cuộc” vì tôi vẫn cố tìm lại những hình ảnh của tuổi thơ trong những lần đi chơi Nam Mỹ và Trung Mỹ. May mắn thay, tôi đã có dịp được chiêm ngưỡng những cây bàng, cây soài, cây phượng vĩ, hoa antigone, bụi tre, bụi chuối, cây me tây, cây đu đủ, cây thầu dầu … tại Venezuela, Dominican Republic, Panama hay trong những nhà kính của các vườn Bách Thảo của Bắc Mỹ!

http://www.pbase.com/tamlinh/image/32421533

http://www.pbase.com/tamlinh/image/32454955

Tôi đã mừng đến rơi lệ khi được nhìn thấy tận mắt lại những thảo mộc, hoa, lá trong tuổi thơ của tôi. Tôi chụp hình, chụp lấy chụp để cho bõ công những ngày tôi mong đợi! Tôi đã “connect” được với những hình ảnh của tuổi thơ, quãng đời đã qua và đầy mất mát, thời buổi của những người bỏ xứ mà đi biền biệt. Nhìn thấy chúng, bỗng tôi nhớ lại những khoảng thời gian của ngày xa xưa: tôi cứ ngỡ là tôi cũng sẽ gặp lại được khuôn mặt thân thương của Mẹ tôi - cuộc gặp gỡ giống hệt như trong những cơn mơ khi tôi đã được lại gặp Mẹ sau khi bà đã qua đời lúc tôi mới 13 tuổi .

http://www.pbase.com/tamlinh/image/32464718

http://www.pbase.com/tamlinh/image/21290002

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38764901

Ðã có một khoảng thời gian dài đằng đẵng, tôi cảm thấy thật khốn khổ, điêu đứng vì đời tôi đã bị cắt ra từng “đoạn đường một chiều, một đi không trở lại”! Ở tuổi lục tuần, bây giờ tôi “hết sợ” rồi vì quê hương của tôi, dĩ vãng của tôi, cha mẹ tôi và nhiều người thân tuy đã mất đi, nhưng tất cả vẫn còn sống trong tôi. Tôi chỉ cần ngồi trong một căn phòng tĩnh mịch, hay đi tản bộ một mình vào những nơi vắng vẻ là tôi có thể “connect” được với những gì mà tôi tưởng tôi đã đánh mất. Tôi biết là tôi đang sống ở ngay đây, ngay trong giờ phút này, hiện hữu trong cái thế giới tâm thức của tôi. Cho dù tôi phải “ra đi không hẹn ngày về”, tôi vẫn thấy bình tâm, mà có lẽ tôi còn vui hơn nữa bởi vì tôi sẽ được thực sự trở về với “quê hương trong thế giới bên kia” của chính tôi - tôi không còn phải bận tâm về những ràng buộc nhiêu khê của cõi trần này nữa.

Cây bàng đã gợi nhớ cho tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm bắt đầu từ thuở thơ ấu. Ðời tôi đã bị “bật rễ một đi không trở lại” đã nhiều lần. Ðối với tôi, Cây Bàng là biểu tượng của gốc tích tổ tiên Việt Nam của tôi - thật là … bàng bạc. Ngoài ra, Mẹ tôi đã mất tại nhà thương Hồng Bàng - cũng cùng một chữ Bàng - ở Saigon hồi tôi còn nhỏ, thì làm sao mà tôi có thể quên “Cây Bàng trong tâm thức” của tôi được?

http://www.pbase.com/tamlinh/image/38770092

Ðàm Trung Phán
January 1, 2005
Mississauga, Canada

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2006

Dạ Tâm Khúc




Mời các bạn nghe Thái Thanh và Duy Trác hát

Dạ Tâm Khúc

thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc Phạm Đình Chương



Mến tặng ĐLH & HL

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2006

Nhac
Thai Thanh sing Tinh Ca , by anthony Kinh

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2006

Khoe


Hôm chủ nhật vừa rồi, đlh và hl lại đi nghe nhạc thính phòng ở Quận Cam. Chương trình có nhiều bài hay quá, nên chúng tôi cũng muốn khoe mí các bác.
Dĩ nhiên ngoài những bài quen thuộc nhưng rất hay như: Chiếc lá thu phai, Nghe những tàn phai, Con đường tình ta đi, Ru đời đi nhé...
Lại có những bài như Dốc Mơ, Dạ tâm khúc ( đlh mí hl nhìn nhau cười toe vì nghĩ đến VĐ), Bài Thả Tình, Thôi Thì Cũng Xong (lại nghĩ đến chữ "Buông" của KQĐ!).
Ca sĩ Nguyên Khang hát 1 bài của Anh Bằng: Anh còn nợ Em! không biết các bác có nghe chưa.
Hy vọng các bác cũng đã có 1 cuối tuần thít thú.

Bác ĐLX, hl đã xem hình bác post hình cô dâu xing, hình bác Xẹt gái có duyên ghê bác ạc, còn cháu ngoại bác thật là xinh và ngủ dễ thươn như thiên thần, cảm ơn bác cả những cành hoa lan hoa hồng.
hl cũng bị blog "ghen tị " nên hôm nọ thức khuya, rị mọ đánh 1 lá thư dài cảm tạ cả xóm thật là đầy đủ ý nghĩa, ấy thế mà vừa post thì nó biến tiêu tan luôn. hl ức quá nên không thèm dờ đến nó cả mấy hôm.

Đông Hoà ơi, hl thít bài thơ tìn & hoa của ĐH.

Mấy hôm nay giời lạnh lắm các bác ạ. đlh ơi, đóng am đi nụ sớm nhe.
Gút nai các bác