Trang Sinh Hoạt của Nhóm Cựu Học Sinh CVA ( Toronto ) và các thân hữu trên mạng toàn cấu
Thứ Hai, 30 tháng 10, 2006
Ta^m su*. Ha(`ng Nga
Ta(.ng ai cu`ng ta^m su*.!!
Cha(?ng co' mu`a Xua^n ...
Co' ai bie^'t tre^n ddo*`i chi? mi`nh to^i
Kho^ng co' Xua^n cha(?ng bie^'t Te^'t bao gio*`
Ho. vi` to^i the^u de^.t va.n va^`n tho*
To^i ca`ng ddo.c ca`ng nghe lo`ng nu*'c no*~
To^i chi? de.p khi Tra(ng tro`n mu*o*`i sa'u
Te^'t cu?a to^i... ra(`m ..tha'ng ta'm thie^'u nhi
Tho*`i gian qua to^i lo*~ ca? xua^n thi`
Te^'t Nguye^n DDa'n , Ha(`ng Nga dda^u ??.. ai nho*' ???
No*i Cung Qua?ng rie^ng mi`nh to^i than tho*?
DDu*o*`ng ti`nh duye^n sao va^?n mi.t mu` kho*i
Ai cu~ng khen , ba?o to^i dde.p tuye^.t vo*`i
To^i dda~ cha'n la`m bu*'c tranh muo^n thuo*?
Ki`a tra^`n the^' bao nhie^u ngu*o*`i ho*'n ho*?
DDo'n xua^n ve^` tra`n nga^.p tie^'ng cu*o*`i vang
Ngo.c Hoa`ng o*i sao con pha?i lo*~ la`ng
Cho^n nhan sa('c va`o no*i kho^ng a'nh sa'ng !!!!
Bao trie^.u na(m to^i va^?n hoa`i mo^.t da'ng
To'c tha^.t da`i ngo^`i du*o*'i go^'c ca^y dda
Cho*` mong ai ca? mo^.t da~i nga^n ha`
Ngu*o*`i trong mo^.ng muo^n ddo*`i hoa`n a~o mo^.ng
Ba.n co' bie^'t to^i so^'ng trong vo^ vo.ng
DDe.p la`m chi tie^n nu*~ cho^'n Thie^n cung
Tra'i tim co^i na`o dda~ mo^.t la^`n run ...
DDo^i mo^i mo^.ng chu*a mo^.t la^`n tho^?n thu*'c
Va^ng ba.n a. to^i so^'ng va`o ky' u*'c
Nho*' nga`y xu*a to^i co`n o*? the^' gian
Co' ca^y dda chu' Cuo^.i tie^'ng cu*o*`i vang
Khi ti?nh gia^'c tha^'y mi`nh no*i cung Qua?ng :-((((
Nam DDe^' .
Cha(?ng co' mu`a Xua^n ...
Co' ai bie^'t tre^n ddo*`i chi? mi`nh to^i
Kho^ng co' Xua^n cha(?ng bie^'t Te^'t bao gio*`
Ho. vi` to^i the^u de^.t va.n va^`n tho*
To^i ca`ng ddo.c ca`ng nghe lo`ng nu*'c no*~
To^i chi? de.p khi Tra(ng tro`n mu*o*`i sa'u
Te^'t cu?a to^i... ra(`m ..tha'ng ta'm thie^'u nhi
Tho*`i gian qua to^i lo*~ ca? xua^n thi`
Te^'t Nguye^n DDa'n , Ha(`ng Nga dda^u ??.. ai nho*' ???
No*i Cung Qua?ng rie^ng mi`nh to^i than tho*?
DDu*o*`ng ti`nh duye^n sao va^?n mi.t mu` kho*i
Ai cu~ng khen , ba?o to^i dde.p tuye^.t vo*`i
To^i dda~ cha'n la`m bu*'c tranh muo^n thuo*?
Ki`a tra^`n the^' bao nhie^u ngu*o*`i ho*'n ho*?
DDo'n xua^n ve^` tra`n nga^.p tie^'ng cu*o*`i vang
Ngo.c Hoa`ng o*i sao con pha?i lo*~ la`ng
Cho^n nhan sa('c va`o no*i kho^ng a'nh sa'ng !!!!
Bao trie^.u na(m to^i va^?n hoa`i mo^.t da'ng
To'c tha^.t da`i ngo^`i du*o*'i go^'c ca^y dda
Cho*` mong ai ca? mo^.t da~i nga^n ha`
Ngu*o*`i trong mo^.ng muo^n ddo*`i hoa`n a~o mo^.ng
Ba.n co' bie^'t to^i so^'ng trong vo^ vo.ng
DDe.p la`m chi tie^n nu*~ cho^'n Thie^n cung
Tra'i tim co^i na`o dda~ mo^.t la^`n run ...
DDo^i mo^i mo^.ng chu*a mo^.t la^`n tho^?n thu*'c
Va^ng ba.n a. to^i so^'ng va`o ky' u*'c
Nho*' nga`y xu*a to^i co`n o*? the^' gian
Co' ca^y dda chu' Cuo^.i tie^'ng cu*o*`i vang
Khi ti?nh gia^'c tha^'y mi`nh no*i cung Qua?ng :-((((
Nam DDe^' .
Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2006
Nỗi Lòng Sau Cuộc Chiến
Sau cuộc chiến này em thành quả phụ
Đầu quấn khăn tang khi chưa mùa thu
Lặng lẽ ngồi nghiêng miệng ru con ngủ
Giấc ngủ hãi hùng trong mộng ngây thơ
Ôi , tháng ngày xưa mang dấu ngục tù
Dấu tình sầu ngủ yên trên cát khô
Trên bờ môi mà em vừa đang khóc
Nghe đời tiếc nuối nỗi niềm ưu tư
Hỡi người ! Ngày thương nhau trong giấc mơ
Có tìm thấy chăng dĩ vãng xưa bơ vơ
Để rồi nghe nửa lòng một lần chết
Giữa mùa hạ vàng khói lửa mịt mù
Chấp tay cầu xin người giấc thiên thu
Sẽ quên tháng hạ chìm trong khói mù
Những ngày xưa của một đời chinh chiến
Đã qua bao năm nguôi vết hận thù
Đông Hòa
29.10.06
Đầu quấn khăn tang khi chưa mùa thu
Lặng lẽ ngồi nghiêng miệng ru con ngủ
Giấc ngủ hãi hùng trong mộng ngây thơ
Ôi , tháng ngày xưa mang dấu ngục tù
Dấu tình sầu ngủ yên trên cát khô
Trên bờ môi mà em vừa đang khóc
Nghe đời tiếc nuối nỗi niềm ưu tư
Hỡi người ! Ngày thương nhau trong giấc mơ
Có tìm thấy chăng dĩ vãng xưa bơ vơ
Để rồi nghe nửa lòng một lần chết
Giữa mùa hạ vàng khói lửa mịt mù
Chấp tay cầu xin người giấc thiên thu
Sẽ quên tháng hạ chìm trong khói mù
Những ngày xưa của một đời chinh chiến
Đã qua bao năm nguôi vết hận thù
Đông Hòa
29.10.06
Bắc Đẩu --Anh Hùng Ít Được Nhắc Đến
chiếc quan tài đóng vội liệm thi hài Đại úy Thiết giáp Nguyễn Ngọc Bích chở trên chiếc thiết vận xa M.113 trở về hậu cứ. Không ngờ chiếc quan tài bị đạn pháo của cộng quân Bắc Việt bắn nát đến ba lần. Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã mượn danh xưng truyền tin trên chiến trường của Đại úy Nguyễn Ngọc Bích đặt tên cho nhạc phẩm là “Bắc Đẩu”:
“Người tên Bắc Đẩu chết trận La Vang,
liệm xác ba lần Ngọc Bích cũng tan
“Người tên Bắc Đẩu chết trận La Vang,
liệm xác ba lần Ngọc Bích cũng tan
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2006
VN thế kỷ 21 - Ai Cần Xe Tải ?
Thứ Năm, 26 tháng 10, 2006
VIETNAMESE PEOPLE: OUR GENERATIONS AND OUR DESTINATIONS
REFLECTION ON MY KARMIC
VIETNAM- AUSTRALIA-CANADA JOURNEY
Phan Dam, P.Eng
My wife and I arrived at Vancouver Airport very late one night in August 1969. Exhausted after two long flights, we were glad that we were finally in Canada, the land of our future. While other passengers were happy and excited to meet their relatives and friends at the airport, we felt lonely and lost as we had no friends, no relatives here to pick us up and to guide us in the new country. We did not know where to stay for the night. We had just got married a few months in Australia before we came here. There, we had many friends and our jobs, and now here in Canada, we had just the two of us and less than $2,000 in our bank account. I asked the Information Officer for the cheapest place to stay. Following her advice, we boarded the bus for the University of British Columbia, where we could rent a room in one of the residences. It was a dark night and on the bus, we both felt dead tired, rather sick, lonely, and uncertain about our future in this new city. Yes, we were now in Canada where, hopefully, we could lead a peaceful life but what would be next? In the previous few months, we had been busy with our wedding, immigration planning, packing up our belongings and I had worked a lot of over time in order to save up as much money as possible…
We had a good sleep. The next morning, we went down for breakfast. The cafeteria reminded me of the time when I was still at the University of New South Wales in Sydney. Over there, I only had to concentrate on my part- time study, there was no worry about money or job, and I had so many friends to talk to whenever I needed some help. Here, in the new land, we had to start all over again.
We both were eager to look for jobs as we did not have too much money left in our bank account. Jobs for professionals were very hard to find. I wrote many letters to various engineering firms in Vancouver, Victoria and other small towns in British Columbia. I made many phone calls trying my luck. Having no job, our money in the bank account ran lower and lower and worst of all, in Vancouver, we did not know anyone close enough so that we could borrow the money from in the event that we ran out of it. We were so worried about our financial situation that we hardly bought any meat in order to spend the least amount of money possible. To entertain ourselves, we went to the public library to borrow books to read. My eyes were badly strained because I had been wearing a rather old pair of glasses for a long time. Having to buy a new pair of glasses for me did cause some great financial concerns for us. Some nights, my wife dreamed that we had found a full-time job. With some luck, she found a part-time job first, working 20 hours a week as a sales clerk in a shoe department. We were so happy receiving the first paycheck, even though there was not so much money in it.
Realizing that we could never find a professional job in Vancouver, we headed for Toronto at the end of October 1969. This time, we felt much better as our friends picked us up at the airport. They sheltered us for a week. They drove us around Toronto to look for a place to live. They showed us all the transportation routes and various places to look for a job in this new city.I had worked for Water Conservation and Irrigation Commission for a couple of years in Sydney. I enjoyed my work as a dam design engineer and I wished that I could continue to work in that field here again in Canada. I must have applied for more than 250 jobs in different places in Canada. I was offered a job looking for mines in Manitoba, where the temperature could go down to -50 degrees Fahrenheit in the winter. I consequently had to decline the job offer. After 11 months of job-hunting, I ended up working as a laboratory demonstrator in the Civil Engineering Technology laboratories at Centennial College in Toronto. I had to design and to teach the laboratory experiments testing soils, concretes, cements, aggregates, sands, asphalts, steels, aluminum alloys, and timber. I was quite familiar with the material- testing field as I had done most of the material testing when I worked in the two summers in Australia. I started to appreciate my Civil Engineering Program that I took at the University of New South Wales, particularly my summer work experience as a part of its curriculum.
Before leaving Saigon for Australia on a Colombo Plan scholarship, I was so eager to go overseas to study, but I never realized that I had a lot to learn by myself in order to adjust to a new environment, a new language and a new culture. Some typical examples:
On the plane from Saigon to Sydney, for breakfast, I ate everything first except for my corn flakes!
When crossing some streets in Sydney in the first few days, I was almost hit by cars as I tended to look at the wrong directions because, coming from Vietnam, I was so used to keeping to the right. Ironically, when we arrived in Vancouver, when crossing the streets, I was almost hit by oncoming cars as I was so accustomed to keeping to the left in Australia while in Canada, people keep to the right!
In Viet Nam, I had known the metric system of measurement only. In my first physics tutorial class, it was hard enough for me to understand Aussie English and I had no idea how long one foot was, not to mention one mile and how really heavy one pound was! I had to learn the imperial system of measurement as if I had learned the English alphabet in my Grade 6!
In my first few months in Sydney I was scared to death to talk to Australians over the phone because without seeing the person’s face, I couldn’t guess what he/she was talking about!
I very much appreciated the 3 months of learning English, the Australian ways of life, mathematics, workshop and chemistry offered by the Commonwealth Office of Education before we were sent to the University. This transition period was very helpful for me to adapt myself to the new country, language, and culture so that I could cope with many challenges in my first year at the University. I also picked up invaluable interpersonal skills, Australian ways of life when I stayed at Basser College among Australian and foreign students and when I was sent to work in the Australian Outback in two summers.
Living away from home for the first time and away from our Vietnamese society, I felt happy whenever I met my Colombo Plan Vietnamese friends. I enjoyed participating in the activities organized by the Vietnamese Overseas Students’ Association (VOSA) and the Vietnam Australia Association (VAA). During this time period, I could never realize the benefits of getting involved with these extracurricular activities until many years later after I had immigrated to Canada.
I became a full-time faculty in 1977 and since then, I had to teach a new technical subject almost every semester. I was joint-appointed to teach subjects in various departments such as: Electrical/Electronics, Mechanical, Chemical, Architectural, Robotics, Biological and Environmental. There were many nights that I had stomach ulcers due to stress, lecture and test paper preparations for these new courses. I had to teach myself first in a very short time period!
Canadian community college students in the Engineering Technology field are trained to do all the practical work and upon graduation, they are expected to be ready for the job market right away. I could not depend on the textbooks or reference books alone as the course contents depended on the equipments, procedures, drawings, standards, specifications and new technology. Fortunately, I had a network of friends and college graduates to help me in getting the information for me so that I could teach myself first in order to prepare for the lecture notes and their assignment/lab/test components.
Had I not been trained in Australia and gone through tough challenges as I mentioned above, I would not have been confident and resilient enough to train myself in coping with these new technical subjects.
Dealing with students, their parents, college staff, engineering personnel were hard enough and student recruitment was another experience. Thanks to the interpersonal skills that I gained in my years of studying and working in Australia, and thanks to my “on-the- job” training at the college, I was able to cope with that pretty well. I progressed steadily; I became a full college professor and then department head. In my 32 years of teaching I never felt bored with my college and community work. Students, graduates, colleagues and college staff were just like an extended family to me. Many times, during my summer vacation, I came back to the college to meet our graduates, potential students, colleagues and to socialize.
I helped students and graduates of our Civil and Environmental programs form their clubs in order to create a link among students and graduates and to invite guest speakers for our programs. In the eighties, I was invited to talk to many groups of Vietnamese refugees or non-Vietnamese immigrants who were interested in going back to college to get their Canadian education. As a result, our College admitted quite a number of Vietnamese students in the fall semesters. I was the founder and adviser of the Centennial College Vietnamese Students and Graduates’ Association in 1985. I became the President of Toronto Vietnamese Canadian Parents’ Association for 8 years then Founding Member and President of Society of Vietnamese Canadian Professionals of Ontario for 2 years. I was a Founding Member and Co-Chair for 2 years of “Vietnamese Canadian Community Scholarship Fund” to annually select and to officially recognize 10 First Year University Students (of Vietnamese origin) in Ontario for their excellent academic achievements.
There is no doubt in my mind that I had originally picked up the confidence, organization skills and interpersonal skills from the time that I was the treasurer of VOSA and a committee member of VAA in Sydney, Australia. As a faculty member and as an active community volunteer in Toronto, I was able to get students, graduates and other people to help me in organizing these extra-curricular activities and volunteer work!
I had seen the benefits of my practical experience as gained in the summer months when I was sent to work in the outback of Australia. As the Civil Technology Department head I pushed forward to implement the Civil Technology Co-op program and the Environmental Co-op program in the eighties and the nineties respectively. Our students were successfully sent to work with pay in their Co-op semesters!
I took early retirement to have more time for myself. Upon reflection, I treasure my Colombo Plan Scholarship. I am certain that without this scholarship, I would not have been here in Canada and ended up as a Professor Emeritus at Centennial College when I retired in 2002.
I am amused, and also rather proud, to be called by some of my Canadian friends as “the Vietnamese guy who came from Down Under and who speaks English with his Vietnamese and Australian accents!”
I am grateful that South Vietnam and Australia had awarded me the Colombo Plan scholarship. I am thankful that Australia had given me my invaluable and significant education and training. I also very much appreciate that Canada had accepted me in as a landed immigrant and had given me the chance to prove myself as an educator!
Please take a look at my article in English which appears on the Canadian Government website where, in my Vietnamese language, I also verbally thank South Viet Nam, Australia, and Canada:
http://www.passagestocanada.com/da/passages.asp?coll=72
Once again, thank you all!
Phan Dam, P.Eng
Professor Emeritus
Centennial College,
Ontario, Canada
April 14, 2005
(Vietnamese Graduates' Colombo Plan Reunion Magazine, 2005, Sydney)
Thứ Ba, 24 tháng 10, 2006
TÔI PHẢI SỐNG, LM. NGUYỄN HỮU LỄ
Lm. Trần Cao Tường
TÔI PHẢI SỐNG, LM. NGUYỄN HỮU LỄ
Mùa thu đến, lá mùa thu úa vàng rơi lả tả trong gió lạnh. Lá nào mất, lá nào còn? Mỗi chiếc lá thu rơi như một công án phá vỡ "breakthrough" cái màn vô minh, phá vỡ cái vô thường, nổ tung cái hữu hạn của một kiếp người, nổ tung cái thành trì tưởng rằng đỉnh cao với những so đo thắng thua hơn thiệt, miếng to miếng bé, để mở ra một khoảng trống mênh mang, để mở ra một nhãn quan mới trong một tầm nhìn mới. Mỗi chiếc lá thu rơi gợi lên những bâng khuâng, những trăn trở, những bồng bềnh xa vắng...
Bao nhiêu người đã nằm xuống, mà tôi vẫn còn sống. Có liên hệ gì đến tôi không? Tôi phải sống? Bạn phải sống? Sống mà làm gì? Sao chúng ta lại vẫn hiện hữu trên mặt đất này? Phải có một mục đích và một lý do nào chứ?!
Sống trên đời nhiều chuyện ghê gớm quá,
Vậy mà ta sống có kỳ không?
(thơ Tô Thùy Yên)
TỪ ĐÁY CÙNG ĐỊA NGỤC ĐEN KHỦNG KHIẾP
Đấy, tôi phải vòng vo một chút vậy để diễn tả cái xúc động không sao diễn tả được của tôi khi gặp lại linh mục Nguyễn Hữu Lễ bằng xương bằng thịt người (chứ không phải hình ảnh một con thú vật đang bị hành hạ vẫn lởn vởn trong đầu), và dự buổi ra mắt sách "Tôi Phải Sống." Cách đây cả mười năm gì đó, trên chuyến máy bay từ California về New Orleans, tôi đã đọc một loạt bài viết "Một Vấn Đề của Lương Tâm" (tức chương 7, chương 8 và chương 9 trong sách "Tôi Phải Sống" bây giờ). Từ đó tôi cứ bị ám ảnh hoài, như một tiếng nghẹn trong đời không sao phát ra được lời, về hình ảnh một linh mục bị một bộ máy theo đúng bài bản cố ý biến con người thành khốn nạn hơn những con vật, trần truồng giẫy giụa nhiều năm trong cõi đen kịt đáy cùng địa ngục khủng khiếp nhất của một kiếp người. Cái bộ máy huấn luyện này quái gở đến nỗi có thể biến cả một con chiên hiền thành một con sói dữ, khi dùng cái bao tử để chôn sống tinh thần, tạo ra được một cõi ác để tước đoạt lẽ sống khi "tước đoạt quyền hy vọng là lý do sống của con người." (trang 596).
"Khi con người sống chen chúc nhau trong cảnh khốn cùng, đói khát và tuyệt vọng trong thời gian dài hơn chục năm trời, đã cho tôi rút được bài học sau đây: "Lòng nhân đạo của con người có giới hạn, nhưng sự ác độc của loài người thì vô tận, nhất là khi sự ác độc đó được dung dưỡng bởi hoàn cảnh xấu xa." (trang 597)
Cuốn sách dày 650 trang với cái hình bìa rất gợi cảm nói lên tất cả nội dung bên trong. Cái màu đen kịt thật rùng rợn. Màu đen của chết chóc. Màu đen của hận thù. Màu đen của tuyệt vọng, của đường hầm tối dài vô tận không một kẽ sáng, không một lối thoát. Màu đen khủng khiếp này đang muốn nuốt chửng cả mấy cái bông hoa hướng dương có vẻ đang rũ héo cố hút lấy một vài giọt nước cuối cùng để sống còn giữa một vũng máu đỏ.
Tôi mở cuốn sách với cái cảm giác màu đen ghê rợn này. Rùng mình. Nổi da gà. Bị hút thật mạnh, tôi đọc một hơi từ trang đầu đến trang cuối cùng, không bỏ sót một hàng. Rôì lại đọc lại, chầm chậm, giữa hai hàng chữ. Tôi ít khi đọc một cuốn sách nào kiểu như thế. Thử tập đặt mình một phần nào vào chính cái rung cảm của người viết qua những "chặng đường thương khó" của đất nước mình từ những ngày hống hách của những người Tây thống trị và cái vòng đai những tai to mặt lớn trâng tráo bất công đè nén người dân quê thấp cổ bé miệng, đến những cái xác bị mổ bụng trôi sông mà trẻ con miền thơ ấu gọi là "thằng chổng." Tôi chảy nước mắt.
Tôi biết nhiều người đọc "Tôi Phải Sống" đã khóc. Không phải chỉ thương người viết, thương bao người bị tù đầy trong tuyệt vọng, mà thương cả cái dân tộc khổ đau quằn quại của mình. Đầy máu. Đầy nước mắt. Người mình bị các thế lực xâu xé hành hạ, rồi các "ông thần nhiều râu" đến từ phương tây lại dạy cho người mình biết đỉnh cao mà hành hạ nhau, chú Sáu giết dượng Tư anh em trong nhà, móc mắt nhau, mổ bụng nhau, chặt đầu nhau, chôn sống nhau, làm lễ vật tế "thần nhiều râu." Râu đỏ lẫn râu xanh. Bị đẩy vào những hệ thống, như những móc xích, cứ thế mà chạy, không sao ra khỏi, không cần dùng đầu nữa, chất nhân tính biến mất dần, lòng nhân ái và cái tâm lương thiện bị đui chột dần!
Chả lẽ dân tộc mình đã đến thời mạt vận hết đường ngóc đầu lên được?! Chả lẽ dân tộc mình cứ mãi phải nuốt nhục cúi đầu trước cộng đồng nhân loại đang tiến quá xa về mọi phương diện?! Nghe những vụ buôn con gái Việt Nam sang Tàu mà đau. Con mình đấy chứ, cháu mình cả đấy chứ!!!
"Cuối cùng rồi trên quê huơng ta đã im tiếng súng, nhưng trong lòng dân tộc Việt nam cuộc chiến vẫn chưa tàn. Một điều trớ trêu là mặc dù đã im tiếng súng nhưng cuộc chiến đó không có kẻ thắng mà chỉ có những người thua. Những người thua cuộc chính là toàn thể dân tộc Việt nam.” (trang 605)
ĐẾN THỊ KIẾN PHỤC SINH
Từ lâu tôi vẫn nghĩ, thế nào rối từ những đầy đọa cùng tột, từ những xâu xé tương tàn phi lý ghi đậm một vết nhơ nhất của lịch sử dân tộc mình, cũng sẽ nẩy sinh ra những tác phẩm lớn, có sức bật sáng và đánh thức, mở cửa thay chuyển cả một hướng đi, và hồi sinh như bông hoa hướng dương mọc lên từ nấm mồ thối tha và đen kịt.
Cuộc tái lập quốc cuả dân Do Thái vào năm 1948 đã chỉ thành hình từ một cuốn sách mỏng cuả Herzl: Quốc Gia Do Thái. Cuốn sách này manh nha từ cuối thế kỷ 19 tại Âu châu, đã là linh hồn cho phong trào Sion phục hưng đất nước.
Nhưng cái tinh thần này lại bắt nguồn tự Bộ Kinh Dân Tộc của họ, mà bây giờ đã là một phần của Cựu Ước trong Bộ Kinh Thánh của Đạo Chúa. Điển hình là Thị Kiến Phục Sinh của tiên tri Ezekiel trong cảnh lưu đày thảm khốc vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
Không ai có thể tin nổi trạng huống của dân Do Thái lưu đầy bi thảm và tuyệt vọng như một đống xương khô nằm rải rác khắp cánh đồng như kiểu ”Killing Fields” mà lại có một chút hy vọng nào được!
Thế mà tiên tri Ezekiel và đám môn đệ của ông đã dám tin vào một cuộc phục sinh Do Thái. Sở dĩ ông có niềm tin ấy là vì dưới con mắt ông, Đấng Toàn Năng vẫn đang dẫn đầu cuộc hành trình của dân tộc ông, mặc dầu đang đi qua đêm đen hãi hùng, đang mò mẫm qua vùng mồ mả đầy xác chết và xương trắng ngổn ngang.
Lịch sử của dân tộc Do Thái phải có một ý nghĩa, mặc dù dưới con mắt của nhiều người là phi lý chán chường. Cái hướng lịch sử này đang được mở tới theo một con đường huyền bí, nói theo kiểu người mình là do Ông Trời xếp đặt, đúng thời, đúng điểm.
Ta về ta dựng mây lên
Trời xe mây lại một bên hòn Lèn.
Ðã đến thời điểm chiếc xe lịch sử chuyển bánh thì không một sức mạnh nào cản ngăn được nữa. Ezekiel đã thành công trong việc khắc sâu niềm tin này vào tâm khảm những kẻ lưu đầy khi họ phải đương đầu với một tương lai mịt mù đen tối của dân tộc họ:
Tay quyền phép Ðức Giavê chạm đến,
Thần Khí Người chợt giáng xuống mênh mông,
Ngài đem tôi đặt chính giữa cánh đồng,
Ôi ghê rợn đầy xương khô rải rác.
Ngài hỏi tôi ”Xương có nhập với xác?”
Tôi trả lời ”Ngài biết rất tỏ tường”.
Rồi bảo tôi ”truyền sấm chỉ trên xương,
Ta cho chúng Thần Linh và sức sống.
Ta cho gân là sinh lực chuyển động,
Ta cho thịt mọc lấp kín xương người,
Ta căng da và khí lực bởi trời,
Cho dương sức chúng trở về cõi thế.
Ðể chúng biết một mình Ta Chúa Tể”
Vâng lời Ngài tôi tuyên sấm trên xương,
Sấm truyền xong, kìa huyên náo lạ thường,
Các bộ xương đã từ từ ráp nối,
Cả thịt da mọc đùn lên tựa thổi,
Nhưng vẫn là những đống xác vô tri.
Ngài lại bảo ”Truyền sấm đến tử thi,
Ðể Thần Khí Ta nhập vào xác ấy”.
Dứt lời truyền, cả đoàn người đứng dậy,
Ðông đảo thay người người sát vai chen.
Ngài bảo ”Ðó toàn thể Israel,
Ta cho chúng phục sinh từ cõi chết.”
Chúng nhủ thầm ”Xương héo khô gần hết,
Hy vọng gì sắp mục nát tiêu ma.”
Ngài bảo chúng ”Ta mở mộ ngươi ra,
Cứu ngươi sống làm dân Ta tuyển chọn,
Ðưa ngươi đến đất lành Ta đã chọn,
Nơi sữa mật triền miên chảy không ngơi,
Cho Thần Lực nguyên khí sống muôn đời,
Ta thi hành lời sấm truyền đã hứa.
(Ezekiel 37:1-14; Hoàng Vũ chuyển thành thơ)
Quả thực, người Do Thái đã dựng lại quê hương của họ từ một niềm tin, từ một Bộ Kinh Tin làm nên Bộ Kinh Dân Tộc của họ. Và người diễn lên viễn tượng cho một cuộc dựng lại quê hương chính là Ezekiel.
HOA ƠI TÊN GÌ CÓ PHẢI HOA HƯỚNG DƯƠNG?
Cách đây mấy năm, nhạc sĩ Phạm Duy trong "Ngụ Ngôn Mùa Xuân" đã thấy một viễn kiến một người đội khăn tang đi chôn xác. Cả triệu xác chết không phải là phi lý, nhưng đang thành hoa màu cho muà xuân mới của dân tộc. Người đội khăn tang cũng đang chôn luôn các chủ nghĩa giết người, chôn "cả tội hèn của chúng ta." Tiếng hát Thái Hiền rất truyền cảm đang vang lên êm ả như một lời vỗ về ru con, ru những trẻ em bất hạnh trên khắp nẻo đường quê hương.
Người đi trong mùa đông
đội khăn tang mang tình thương
theo người phu đi vùi lấp mộ phần...
Chôn mộ xong nghe mùa xuân đang rộn rã tới gần.
Mai đây nấm mồ một nụ vàng sẽ hé
Hoa ơi tên gì có phải hoa hướng dương?
Hoa ơi tên gì hoa tình yêu đó em.
Phải đọc tới Cuối Chuyện, người ta mới thấy được khá rõ điều tác giả muốn nói trong suốt những bước ngoặt ngoèo tại sao "Tôi Phải Sống." Toàn tập Bút Ký rất giá trị này không chỉ nhằm nói lên cõi ác tối đen thăm thẳm trong những năm tù đầy của mình và của biết bao người như nhiều người đã nói, mặc dù rất khủng khiếp, nhưng chính là để cho thấy sự vượt thắng của cái Thiện, của Nhân Ái, của Thứ Tha, của Tình Thương của Đấng vẫn dẫn đầu hướng đi lịch sử đời mình và của cả dân tộc. Chính chất Nhân Ái này mới có đủ nhựa sống làm hồi sinh những bông hoa hướng dương kia, mà mới là chất keo gắn liền tình dân tộc, mở ra viễn kiến chung cho dân tộc. Chính bông Hoa Tình Yêu luôn hướng về Mặt Trời mới có thể còn chất sống mà vươn lên.
"Trước tiên, về phương diện tôn giáo, trong cảnh khốn cùng đó, tôi nhận thấy vai trò của một linh mục thật vô cùng cần thiết để mang lại tình thương và niềm hy vọng trong khung cảnh mà hai thứ giá trị này rất hiếm, nếu không muốn nói là không có. Chính tình yêu và niềm hy vọng của chân lý Phúc Âm đã cho tôi điểm tựa và tôi chia sẻ hồng ân này với các bạn tù mà tôi có dịp sống chung. Tôi nghĩ rằng, trong môi trường tù ngục đọa đầy đó, tôi đã sống sứ mệnh linh mục có nhiều kết quả hơn sáu năm trước ngày tôi vào tù... Hơn nữa, qua biến cố xảy ra tưởng như vô tình, nhưng sau này, tôi nhận ra đó chính là sự quan phòng của Thiên Chúa, và tôi luôn nghĩ rằng, trong hết mọi hoàn cảnh, luôn có bàn tay Thiên Chúa che chở cuộc đời tôi." (trang 595)
"Không bao giờ oán trách con người, không bao giờ thù hận con người, không bao giờ tiêu diệt con người, nhưng phải bằng mọi cách loại bỏ bất cứ chế độ xấu xa nào đã khuyến khích và dung dưỡng sự hận thù giữa người với người, và thay vào đó một xã hội lành mạnh để con người được phát triển phần Lương Thiện của mình.” "Không một chế độ nào dùng họng súng và nhà tù để cai trị mà vững bền được, chỉ có lòng nhân mới cảm hóa con người."
Như thế "Tôi Phải Sống" không phải là một tập bút ký mang màu sắc chính trị nào cả, mà là một lời chứng hùng hồn về sức mạnh của Tình Thương thắng được bạo tàn, mở ra một viễn kiến về một bình minh dân tộc, vượt lên trên được mọi xung khắc để góp phần khai triển bộ Kinh Tin dân tộc.
"KHI CON NGƯỜI TÌM RA LẼ SỐNG." (Man's Search For Meaning)
Từ trong trại "tập trung sát tế" thời Đức Quốc Xã, Viktor Frankl đã tìm ra lẽ sống còn và giúp nhiều bạn tù Do Thái đứng vững giữa những đấy đọa tột cùng. Frankl bị mất hết người thân trong gia đình, thân xác bị lột trần, nhân phẩm bị tước đoạt, mà vẫn còn là mình, mà vẫn cứ là mình. Và ông đã để lại cho nhân loại một cuốn sách mỏng nhưng mang giá trị siêu việt về tâm lý, tâm linh và giáo khoa. Đó là cuốn "Khi Con Người Tìm Ra Lẽ Sống," (Man's Search For Meaning) với khám phá về Logotherapy.
Khám phá đó là: Con người khác con vật ở chổ biết tự thức về bản ngã của mình, mang tự do căn bản để chọn lựa thái độ sống mình vẫn cứ là mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi mọi thứ quyền khác bị tước đoạt thì mình vẫn còn cái quyền căn bản đó. Và khi con người đã tìm ra lý do để sống, thì không một quyền lực nào hay hoàn cảnh nghiệt ngã nào lay chuyển nổi. Sở dĩ có những người phải tự tử vì thấy đời buồn chán, phi lý và tẻ lạnh. Hãy bắt đầu làm một cái gì cho mình và giúp người khác được thì tìm ra được lẽ sống. Stephen Covey đã áp dụng thành công vào trong chương trình "The Seven Habits of Highly Effective People" rất nổi tiếng ngày nay.
So sánh như vậy ta mới thấy "Tôi Phải Sống" quả là một tác phẩm lớn và giá trị về văn chương cũng như đường hướng. Chuyện kể của Viktor Frankl rất khô khan và đầy tính lý luận. Đang khi "Tôi Phải Sống" lại rất sống động hào hứng đọc mà không rời ra nổi. Những chuyện "ngày xưa còn bé" kể lại lần đầu được đi Sài gòn thì tuyệt quá. Tôi có cảm tưởng chuyện "Tô Phở Đầu Đời" hay hơn Phở Tráng trong Miếng Ngon Hà Nội của Vũ Bằng xa. Hạnh phúc dân mình giản đơn vậy đó mà người ta lại đưa cho bánh vẽ cùng với những trái bom. Nhiều người đọc "Tôi Phải Sống" với một cung cách hơi lạ đời: cứ xụt xùi thương cảm khóc một hồi rồi lại phá ra cười. Cái cười thật tinh vi hóm hỉnh lẫn xả láng. Cười xong rồi lại khóc! Khổ sở vậy đấy mà cứ phải đọc!
Trong "Tôi Phả Sống," nhiều lần những tù nhân khốn khổ đã dùng những cái cười để gọi là ngạo nghễ "cười vào mặt nhân gian." Cười để thấy rằng những người đang hành hạ mình thực ra chẳng có quyền gì trên mình cả, mà chỉ là những kẻ mê muội đáng tội nghiệp. Như chuyện Lm. Phạm Quý Hòa "bị ngựa đá," chuyện Lm. Trần Văn Nghị vì quá thương tình cho anh em một cái khăn tay mà bị đánh nhừ tử rồi bị cùm bảy ngày đêm. Thế mà vẫn nhe răng cười hề hề...
Một khi đã thấy được lẽ để sống, thấy được một sứ mạng để đi tới thì không gì chế ngự được nữa. Đó là trường hợp khi 28 anh em linh mục được thả về mà tác giả phải ở lại một mình. Cái cảm giác bị bỏ rơi cô đơn tuyệt vọng quá xót xa thân phận mình. Nhưng "qua sáng ngày, tôi cảm thấy mình đã trở nên một con người khác," khi nhận ra tiếng Chúa: "Cha muốn con tiếp tục ở lại đây với những tù nhân khốn khổ còn lại, để con yêu thương, an ủi, giúp đỡ và chia xẻ đời con với họ..." (trang 552)
TÌM RA LẼ SỐNG TRONG MỘT NHÀ TÙ MỚI
Hồi còn làm học trò từ nhà quê lên "du học" tại Sài gòn, mỗi lần từ giã Bố tôi thường dặn: "Ra đường có ai hạ nhục con, con đừng nổi giận đánh lại hoặc nguyền rủa họ. Hãy dành sức mà làm một cái gì cho con có thể ngẩng đầu lên. Hãy dành sức mà làm một cái gì ý nghĩa hơn cho đời."
Bây giờ bước vào trường đời tôi vẫn còn phải học nhiều lắm. Và đọc "Tôi Phải Sống," tôi càng thấm thía câu Bố dặn cũng như câu Mẹ ru văng vẳng trong tâm:
Ầu ơ,
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi.
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
Trong những ngày cuối tại trại tù Nam Hà ngoài Bắc, có người báo tin sắp có tên trong danh sách được tha, cậu Đực Mẫm ngày xưa hay Cậu Bảy Nguyễn Hữu Lễ ngày nay đã tỏ ra chẳng mấy hào hứng. "Vì nếu có về đi nữa thì cũng là chuyển từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn. Khi bước chân ra khỏi đây để trở về xã hội bên ngoài chắc gì tôi đã yên thân. Trong khi đó, tôi đã tìm được ý nghĩa đích hực của cuộc đời phục vụ trong nếp sống ở đây." (trang 582)
Không phải là vô tình mà tác giả đã mở đầu bằng chuyện khi ra khỏi nhà tù. Vào tòa giám mục Hà nội thì gặp ngay thầy Trác rồi thầy Trạc. Hai người này giống nhau quá không sao phân biệt được. Anh em sinh đôi mà. Chưa chi mà đã lẫn ông này với ông kia. Đêm hôm đó, đêm đầu tiên ra khỏi tù mà lại trằn trọc không sao ngủ được. Thế là một cuốn phim từ tuổi thơ cho đến lúc này quay chậm lại trước mắt. Bố cục và diễn tiến cuốn sách như thế thật tuyệt. Đời người như một giấc mơ qua đêm. Buồn đau vật vã rồi cũng qua đi như thế. Nhưng có cái gì đó vẫn còn lại. Sáng hôm sau, lại cũng một trong hai thầy lên gõ cửa mời xuống ăn sáng. Tập Bút Ký đã kết xem ra rất đột ngột, như có người gõ cửa gọi dẫn mình đi vào một nhà tù lớn. Và đây là câu cuối cùng thật dí dỏm:
"Tôi không kịp nhìn đồng hồ trên tường, vội đáp lại: "Chào thầy..." và lí nhí thêm câu gì tôi không nhớ, nhưng còn nhớ là lúc bước vội vào nhà tắm tôi tự hỏi: "Ông này là Trác hay Trạc đây hả trời?!" (trang 610)
Thì ra chúng ta tất cả cũng đang ở trong một loại nhà tù mới, tinh vi hơn và, biết đâu, còn cằn cỗi đen kịt khủng khiếp hơn. Hoa chưa chắc đã mọc lên nổi. Vì bị tước đi nhiều chất người. Bên kia hay bên này. Ở cái thời còn kháng chiến, Doãn Quốc Sỹ trong "Ba Sinh Hương Lửa" đã chợt nhận ra: "Bên kia không óc, bên này không tim." Duy vật hay duy con vật thì cũng vậy.
Sau một cuộc chiến không có kẻ thắng mà chỉ có người thua là cả dân tộc, chúng ta lại trở thành những nạn nhân của một vòng hệ lụy nghiệt ngã hận thù vay trả trả vay không có lối thoát và không có đáp số. Vết thương tâm lý này lại đẩy xa hơn tới hiện tượng "giận chó đá mèo, giận cá băm thớt." Người bị thương phải giẫy giụa làm người khác bị thương theo. Và cứ thế lây lan, trong gia đình, trong cộng đồng. Kẻ thù luôn ẩn mặt. Hiện tượng phân hóa nơi các cộng đồng cũng do đó. Chẳng ai nói ai nghe vì thiếu viễn kiến chung. Vậy là mình lại quằn quại một lần nữa bởi chính những vết bầm mưng mủ mà mình không đủ can đảm buông xả nổi, thành những đợt sóng ngầm "càng kéo dài nó càng tích lũy sức tàn phá tinh thần dân tộc." (trang 602)
Biết đâu mình cũng đang bị quẳng vào một vòng xích mới, trở thành một tên tù mới có mặc quần jean và áo Polo hẳn hòi, nhưng chất nhạy cảm nhân ái có thể đã bị tê liệt mất đi kháng thể, lương tri có thể đã bị gậm nhấm, khi tôi không còn cảm thấy đau cái đau tột cùng của anh em tôi, tim và óc đã bị cả một hệ thống "trật tự mới" móc đi, mà tiếng thời mới gọi là sức ép xã hội (society pressure). Có những lúc tôi chả cảm thấy liên đới trách nhiệm gì với những người đã bị hành hạ, hay ngay cả với những người mê muội một thời đã đang tâm hành hạ anh em mình, với những người đã nằm xuống bỏ xác nơi góc rừng u tối hay trong lòng biển cả mênh mông... Chả lẽ họ chết một cách lãng xẹc như vậy hay sao?! Và đây là lúc tôi cảm thấy thật sâu xa thế nào là cần thiết của một cuộc "Sám Hối Tập Thể" hay "Tổ Quốc Ăn Năn."
HỒN DÂN TỘC ĐÂU RỒI?
Một thế hệ nằm xuống đã trở thành hoa màu cho một thế khác phải mọc lên. Làm một cái gì cho người mình ngóc đầu lên đi chứ! Khi còn sống, triết gia Kim Định hay nói vậy. "Tôi Phải Sống" cũng đặt ra câu hỏi: "Đứng trước tình cảnh của dân tộc Việt nam như thế, bạn phải làm gì, và làm như thế nào?"
Câu hỏi đặt ra cho người khác mà cũng là đặt ra cho chính mình. "Ðừng ngồi đó để ngâm nga lịch sử và than van oán trách, nhưng hãy dùng lịch sử như một bài học để có thể tránh tái diễn tảm cảnh cho dân tộc... Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn ánh sáng của Bình Minh Dân Tộc.”
Giữa cảnh đen kịt tù mù của cả một bài toán không đáp số, dân tộc mình còn gặp được túc duyên mà cùng thấy được một viễn kiến chung, một con đường đi tới, thì có phúc biết chừng nào. Và điều này người mình vẫn gọi là cái Đức, cái HỒN DÂN TỘC, là kết tinh của biết bao xương máu, tim óc trăn trở và tinh thần khảng khái quyết giữ cho được chất người, chất nhân ái của dòng tộc mình, dù phải lấy cả mạng sống mình mà đối đầu với những đầy đọa có bài bản đẩy con người đến bên vực cầm thú. Điều này ta thấy được rất rõ trong lời khẳng định: "Khi nguồn sức mạnh của ý chí quật cường và lương tri tổng hợp của dân tộc được khơi dậy sẽ không có một thế lực chính trị nào dù bạo ngược tới đâu có thể cưỡng lại được." (trang 602)
Tôi xúc động và hãnh diện biết bao vì thấy dòng máu nòi giống mình có quá nhiều người đã góp phần trồng cây Đức đó, những người đã bị bầm dập đầy đọa, nhưng vẫn cứ nhất định ngẩng đầu lên lấy mạng sống mình làm mố cầu bác cho thế hệ sau bước tới. Nhìn như vậy, chúng ta mới cảm thấy mình mắc nợ nhiều quá. Món nợ nào rồi cũng đến lúc phải trả. Người ra đi cũng như người người ở lại.
Và cũng chính vì thế mà nhiều người đang nhìn thấy "Tôi Phải Sống" quả là một thời điểm, một tác phẩm lớn, mang tính lương tri nhân bản lấy lại phẩm giá cho chủng loại người, và góp phần thổi sinh khí cho một Việt Nam phục sinh trong một viễn kiến chung. Với sức hút nổi bật như thế, chẳng ai lạ gì, "Tôi Phải Sống" đã trở thành một hiện tượng lạ với số sách bán chạy nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay trong nước cũng như ngoài nước.
Vì "Tôi Phải Sống" không phải chỉ được viết bằng óc, bằng tim, mà bằng máu, bằng chính mạng sống. Và nhất là bằng con đường tìm ra lẽ sống. Vì chính lúc bị dồn vào đáy vực của cái chết, linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã hét lên ba đợt: Tôi Phải Sống... Tôi Phải Sống... Tôi Phải Sống...
Tiếng hét này vẫn tiếp tục vang lên trong tim mỗi người Việt khi mình cứ phải cúi đầu chung phận với một Việt Nam nghèo khổ nhục nhằn trước đà tiến của ngay cả những nước láng giềng thua mình xa mấy chục năm về trước. Mình không thể để vậy mãi được. Bây giờ đã chậm lắm rồi. Nhưng vẫn chưa quá muộn để bắt đầu.
Tôi Phải Sống để làm chứng một chuyện gì. Tôi Phải Sống để biết rằng tôi có một sứ mạng, một ơn gọi, một món nợ phải trả cho dân tộc tôi, cho sự hiện hữu của tôi trên mặt đất này, làm một điều gì có ý nghĩa hơn cho đời. Đó là lẽ sống.
Tại sao tôi phải sống? Tại sao bạn phải sống? Và tại sao chúng ta vẫn còn tiếp tục sống? Đặt câu hỏi tức là đang tìm ra cho mình câu trả lời làm lẽ sống.
Hình bìa "Tôi Phải Sống" đang được đặt ngay trước mặt tôi đây như một công án để chiêm nghiệm. Lẽ sống của mỗi người là nhận lấy trách nhiệm góp giọt máu trong tim của mình tưới cho những bông hoa hướng dương kia hồi sinh, bật sáng được lối đi cho đàn con bước tới trong một viễn kiến chung: mùa xuân đang rộn rã tới gần. Hoa ơi tên gì? Hoa Tình Yêu đó. Dòng sinh mệnh dân tộc đang chảy tới đó.
Đúng vậy. "Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn ánh sáng của Bình Minh Dân Tộc.”
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường.
http://www.dunglac.net/donghoa.htm
TÔI PHẢI SỐNG, LM. NGUYỄN HỮU LỄ
Mùa thu đến, lá mùa thu úa vàng rơi lả tả trong gió lạnh. Lá nào mất, lá nào còn? Mỗi chiếc lá thu rơi như một công án phá vỡ "breakthrough" cái màn vô minh, phá vỡ cái vô thường, nổ tung cái hữu hạn của một kiếp người, nổ tung cái thành trì tưởng rằng đỉnh cao với những so đo thắng thua hơn thiệt, miếng to miếng bé, để mở ra một khoảng trống mênh mang, để mở ra một nhãn quan mới trong một tầm nhìn mới. Mỗi chiếc lá thu rơi gợi lên những bâng khuâng, những trăn trở, những bồng bềnh xa vắng...
Bao nhiêu người đã nằm xuống, mà tôi vẫn còn sống. Có liên hệ gì đến tôi không? Tôi phải sống? Bạn phải sống? Sống mà làm gì? Sao chúng ta lại vẫn hiện hữu trên mặt đất này? Phải có một mục đích và một lý do nào chứ?!
Sống trên đời nhiều chuyện ghê gớm quá,
Vậy mà ta sống có kỳ không?
(thơ Tô Thùy Yên)
TỪ ĐÁY CÙNG ĐỊA NGỤC ĐEN KHỦNG KHIẾP
Đấy, tôi phải vòng vo một chút vậy để diễn tả cái xúc động không sao diễn tả được của tôi khi gặp lại linh mục Nguyễn Hữu Lễ bằng xương bằng thịt người (chứ không phải hình ảnh một con thú vật đang bị hành hạ vẫn lởn vởn trong đầu), và dự buổi ra mắt sách "Tôi Phải Sống." Cách đây cả mười năm gì đó, trên chuyến máy bay từ California về New Orleans, tôi đã đọc một loạt bài viết "Một Vấn Đề của Lương Tâm" (tức chương 7, chương 8 và chương 9 trong sách "Tôi Phải Sống" bây giờ). Từ đó tôi cứ bị ám ảnh hoài, như một tiếng nghẹn trong đời không sao phát ra được lời, về hình ảnh một linh mục bị một bộ máy theo đúng bài bản cố ý biến con người thành khốn nạn hơn những con vật, trần truồng giẫy giụa nhiều năm trong cõi đen kịt đáy cùng địa ngục khủng khiếp nhất của một kiếp người. Cái bộ máy huấn luyện này quái gở đến nỗi có thể biến cả một con chiên hiền thành một con sói dữ, khi dùng cái bao tử để chôn sống tinh thần, tạo ra được một cõi ác để tước đoạt lẽ sống khi "tước đoạt quyền hy vọng là lý do sống của con người." (trang 596).
"Khi con người sống chen chúc nhau trong cảnh khốn cùng, đói khát và tuyệt vọng trong thời gian dài hơn chục năm trời, đã cho tôi rút được bài học sau đây: "Lòng nhân đạo của con người có giới hạn, nhưng sự ác độc của loài người thì vô tận, nhất là khi sự ác độc đó được dung dưỡng bởi hoàn cảnh xấu xa." (trang 597)
Cuốn sách dày 650 trang với cái hình bìa rất gợi cảm nói lên tất cả nội dung bên trong. Cái màu đen kịt thật rùng rợn. Màu đen của chết chóc. Màu đen của hận thù. Màu đen của tuyệt vọng, của đường hầm tối dài vô tận không một kẽ sáng, không một lối thoát. Màu đen khủng khiếp này đang muốn nuốt chửng cả mấy cái bông hoa hướng dương có vẻ đang rũ héo cố hút lấy một vài giọt nước cuối cùng để sống còn giữa một vũng máu đỏ.
Tôi mở cuốn sách với cái cảm giác màu đen ghê rợn này. Rùng mình. Nổi da gà. Bị hút thật mạnh, tôi đọc một hơi từ trang đầu đến trang cuối cùng, không bỏ sót một hàng. Rôì lại đọc lại, chầm chậm, giữa hai hàng chữ. Tôi ít khi đọc một cuốn sách nào kiểu như thế. Thử tập đặt mình một phần nào vào chính cái rung cảm của người viết qua những "chặng đường thương khó" của đất nước mình từ những ngày hống hách của những người Tây thống trị và cái vòng đai những tai to mặt lớn trâng tráo bất công đè nén người dân quê thấp cổ bé miệng, đến những cái xác bị mổ bụng trôi sông mà trẻ con miền thơ ấu gọi là "thằng chổng." Tôi chảy nước mắt.
Tôi biết nhiều người đọc "Tôi Phải Sống" đã khóc. Không phải chỉ thương người viết, thương bao người bị tù đầy trong tuyệt vọng, mà thương cả cái dân tộc khổ đau quằn quại của mình. Đầy máu. Đầy nước mắt. Người mình bị các thế lực xâu xé hành hạ, rồi các "ông thần nhiều râu" đến từ phương tây lại dạy cho người mình biết đỉnh cao mà hành hạ nhau, chú Sáu giết dượng Tư anh em trong nhà, móc mắt nhau, mổ bụng nhau, chặt đầu nhau, chôn sống nhau, làm lễ vật tế "thần nhiều râu." Râu đỏ lẫn râu xanh. Bị đẩy vào những hệ thống, như những móc xích, cứ thế mà chạy, không sao ra khỏi, không cần dùng đầu nữa, chất nhân tính biến mất dần, lòng nhân ái và cái tâm lương thiện bị đui chột dần!
Chả lẽ dân tộc mình đã đến thời mạt vận hết đường ngóc đầu lên được?! Chả lẽ dân tộc mình cứ mãi phải nuốt nhục cúi đầu trước cộng đồng nhân loại đang tiến quá xa về mọi phương diện?! Nghe những vụ buôn con gái Việt Nam sang Tàu mà đau. Con mình đấy chứ, cháu mình cả đấy chứ!!!
"Cuối cùng rồi trên quê huơng ta đã im tiếng súng, nhưng trong lòng dân tộc Việt nam cuộc chiến vẫn chưa tàn. Một điều trớ trêu là mặc dù đã im tiếng súng nhưng cuộc chiến đó không có kẻ thắng mà chỉ có những người thua. Những người thua cuộc chính là toàn thể dân tộc Việt nam.” (trang 605)
ĐẾN THỊ KIẾN PHỤC SINH
Từ lâu tôi vẫn nghĩ, thế nào rối từ những đầy đọa cùng tột, từ những xâu xé tương tàn phi lý ghi đậm một vết nhơ nhất của lịch sử dân tộc mình, cũng sẽ nẩy sinh ra những tác phẩm lớn, có sức bật sáng và đánh thức, mở cửa thay chuyển cả một hướng đi, và hồi sinh như bông hoa hướng dương mọc lên từ nấm mồ thối tha và đen kịt.
Cuộc tái lập quốc cuả dân Do Thái vào năm 1948 đã chỉ thành hình từ một cuốn sách mỏng cuả Herzl: Quốc Gia Do Thái. Cuốn sách này manh nha từ cuối thế kỷ 19 tại Âu châu, đã là linh hồn cho phong trào Sion phục hưng đất nước.
Nhưng cái tinh thần này lại bắt nguồn tự Bộ Kinh Dân Tộc của họ, mà bây giờ đã là một phần của Cựu Ước trong Bộ Kinh Thánh của Đạo Chúa. Điển hình là Thị Kiến Phục Sinh của tiên tri Ezekiel trong cảnh lưu đày thảm khốc vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
Không ai có thể tin nổi trạng huống của dân Do Thái lưu đầy bi thảm và tuyệt vọng như một đống xương khô nằm rải rác khắp cánh đồng như kiểu ”Killing Fields” mà lại có một chút hy vọng nào được!
Thế mà tiên tri Ezekiel và đám môn đệ của ông đã dám tin vào một cuộc phục sinh Do Thái. Sở dĩ ông có niềm tin ấy là vì dưới con mắt ông, Đấng Toàn Năng vẫn đang dẫn đầu cuộc hành trình của dân tộc ông, mặc dầu đang đi qua đêm đen hãi hùng, đang mò mẫm qua vùng mồ mả đầy xác chết và xương trắng ngổn ngang.
Lịch sử của dân tộc Do Thái phải có một ý nghĩa, mặc dù dưới con mắt của nhiều người là phi lý chán chường. Cái hướng lịch sử này đang được mở tới theo một con đường huyền bí, nói theo kiểu người mình là do Ông Trời xếp đặt, đúng thời, đúng điểm.
Ta về ta dựng mây lên
Trời xe mây lại một bên hòn Lèn.
Ðã đến thời điểm chiếc xe lịch sử chuyển bánh thì không một sức mạnh nào cản ngăn được nữa. Ezekiel đã thành công trong việc khắc sâu niềm tin này vào tâm khảm những kẻ lưu đầy khi họ phải đương đầu với một tương lai mịt mù đen tối của dân tộc họ:
Tay quyền phép Ðức Giavê chạm đến,
Thần Khí Người chợt giáng xuống mênh mông,
Ngài đem tôi đặt chính giữa cánh đồng,
Ôi ghê rợn đầy xương khô rải rác.
Ngài hỏi tôi ”Xương có nhập với xác?”
Tôi trả lời ”Ngài biết rất tỏ tường”.
Rồi bảo tôi ”truyền sấm chỉ trên xương,
Ta cho chúng Thần Linh và sức sống.
Ta cho gân là sinh lực chuyển động,
Ta cho thịt mọc lấp kín xương người,
Ta căng da và khí lực bởi trời,
Cho dương sức chúng trở về cõi thế.
Ðể chúng biết một mình Ta Chúa Tể”
Vâng lời Ngài tôi tuyên sấm trên xương,
Sấm truyền xong, kìa huyên náo lạ thường,
Các bộ xương đã từ từ ráp nối,
Cả thịt da mọc đùn lên tựa thổi,
Nhưng vẫn là những đống xác vô tri.
Ngài lại bảo ”Truyền sấm đến tử thi,
Ðể Thần Khí Ta nhập vào xác ấy”.
Dứt lời truyền, cả đoàn người đứng dậy,
Ðông đảo thay người người sát vai chen.
Ngài bảo ”Ðó toàn thể Israel,
Ta cho chúng phục sinh từ cõi chết.”
Chúng nhủ thầm ”Xương héo khô gần hết,
Hy vọng gì sắp mục nát tiêu ma.”
Ngài bảo chúng ”Ta mở mộ ngươi ra,
Cứu ngươi sống làm dân Ta tuyển chọn,
Ðưa ngươi đến đất lành Ta đã chọn,
Nơi sữa mật triền miên chảy không ngơi,
Cho Thần Lực nguyên khí sống muôn đời,
Ta thi hành lời sấm truyền đã hứa.
(Ezekiel 37:1-14; Hoàng Vũ chuyển thành thơ)
Quả thực, người Do Thái đã dựng lại quê hương của họ từ một niềm tin, từ một Bộ Kinh Tin làm nên Bộ Kinh Dân Tộc của họ. Và người diễn lên viễn tượng cho một cuộc dựng lại quê hương chính là Ezekiel.
HOA ƠI TÊN GÌ CÓ PHẢI HOA HƯỚNG DƯƠNG?
Cách đây mấy năm, nhạc sĩ Phạm Duy trong "Ngụ Ngôn Mùa Xuân" đã thấy một viễn kiến một người đội khăn tang đi chôn xác. Cả triệu xác chết không phải là phi lý, nhưng đang thành hoa màu cho muà xuân mới của dân tộc. Người đội khăn tang cũng đang chôn luôn các chủ nghĩa giết người, chôn "cả tội hèn của chúng ta." Tiếng hát Thái Hiền rất truyền cảm đang vang lên êm ả như một lời vỗ về ru con, ru những trẻ em bất hạnh trên khắp nẻo đường quê hương.
Người đi trong mùa đông
đội khăn tang mang tình thương
theo người phu đi vùi lấp mộ phần...
Chôn mộ xong nghe mùa xuân đang rộn rã tới gần.
Mai đây nấm mồ một nụ vàng sẽ hé
Hoa ơi tên gì có phải hoa hướng dương?
Hoa ơi tên gì hoa tình yêu đó em.
Phải đọc tới Cuối Chuyện, người ta mới thấy được khá rõ điều tác giả muốn nói trong suốt những bước ngoặt ngoèo tại sao "Tôi Phải Sống." Toàn tập Bút Ký rất giá trị này không chỉ nhằm nói lên cõi ác tối đen thăm thẳm trong những năm tù đầy của mình và của biết bao người như nhiều người đã nói, mặc dù rất khủng khiếp, nhưng chính là để cho thấy sự vượt thắng của cái Thiện, của Nhân Ái, của Thứ Tha, của Tình Thương của Đấng vẫn dẫn đầu hướng đi lịch sử đời mình và của cả dân tộc. Chính chất Nhân Ái này mới có đủ nhựa sống làm hồi sinh những bông hoa hướng dương kia, mà mới là chất keo gắn liền tình dân tộc, mở ra viễn kiến chung cho dân tộc. Chính bông Hoa Tình Yêu luôn hướng về Mặt Trời mới có thể còn chất sống mà vươn lên.
"Trước tiên, về phương diện tôn giáo, trong cảnh khốn cùng đó, tôi nhận thấy vai trò của một linh mục thật vô cùng cần thiết để mang lại tình thương và niềm hy vọng trong khung cảnh mà hai thứ giá trị này rất hiếm, nếu không muốn nói là không có. Chính tình yêu và niềm hy vọng của chân lý Phúc Âm đã cho tôi điểm tựa và tôi chia sẻ hồng ân này với các bạn tù mà tôi có dịp sống chung. Tôi nghĩ rằng, trong môi trường tù ngục đọa đầy đó, tôi đã sống sứ mệnh linh mục có nhiều kết quả hơn sáu năm trước ngày tôi vào tù... Hơn nữa, qua biến cố xảy ra tưởng như vô tình, nhưng sau này, tôi nhận ra đó chính là sự quan phòng của Thiên Chúa, và tôi luôn nghĩ rằng, trong hết mọi hoàn cảnh, luôn có bàn tay Thiên Chúa che chở cuộc đời tôi." (trang 595)
"Không bao giờ oán trách con người, không bao giờ thù hận con người, không bao giờ tiêu diệt con người, nhưng phải bằng mọi cách loại bỏ bất cứ chế độ xấu xa nào đã khuyến khích và dung dưỡng sự hận thù giữa người với người, và thay vào đó một xã hội lành mạnh để con người được phát triển phần Lương Thiện của mình.” "Không một chế độ nào dùng họng súng và nhà tù để cai trị mà vững bền được, chỉ có lòng nhân mới cảm hóa con người."
Như thế "Tôi Phải Sống" không phải là một tập bút ký mang màu sắc chính trị nào cả, mà là một lời chứng hùng hồn về sức mạnh của Tình Thương thắng được bạo tàn, mở ra một viễn kiến về một bình minh dân tộc, vượt lên trên được mọi xung khắc để góp phần khai triển bộ Kinh Tin dân tộc.
"KHI CON NGƯỜI TÌM RA LẼ SỐNG." (Man's Search For Meaning)
Từ trong trại "tập trung sát tế" thời Đức Quốc Xã, Viktor Frankl đã tìm ra lẽ sống còn và giúp nhiều bạn tù Do Thái đứng vững giữa những đấy đọa tột cùng. Frankl bị mất hết người thân trong gia đình, thân xác bị lột trần, nhân phẩm bị tước đoạt, mà vẫn còn là mình, mà vẫn cứ là mình. Và ông đã để lại cho nhân loại một cuốn sách mỏng nhưng mang giá trị siêu việt về tâm lý, tâm linh và giáo khoa. Đó là cuốn "Khi Con Người Tìm Ra Lẽ Sống," (Man's Search For Meaning) với khám phá về Logotherapy.
Khám phá đó là: Con người khác con vật ở chổ biết tự thức về bản ngã của mình, mang tự do căn bản để chọn lựa thái độ sống mình vẫn cứ là mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi mọi thứ quyền khác bị tước đoạt thì mình vẫn còn cái quyền căn bản đó. Và khi con người đã tìm ra lý do để sống, thì không một quyền lực nào hay hoàn cảnh nghiệt ngã nào lay chuyển nổi. Sở dĩ có những người phải tự tử vì thấy đời buồn chán, phi lý và tẻ lạnh. Hãy bắt đầu làm một cái gì cho mình và giúp người khác được thì tìm ra được lẽ sống. Stephen Covey đã áp dụng thành công vào trong chương trình "The Seven Habits of Highly Effective People" rất nổi tiếng ngày nay.
So sánh như vậy ta mới thấy "Tôi Phải Sống" quả là một tác phẩm lớn và giá trị về văn chương cũng như đường hướng. Chuyện kể của Viktor Frankl rất khô khan và đầy tính lý luận. Đang khi "Tôi Phải Sống" lại rất sống động hào hứng đọc mà không rời ra nổi. Những chuyện "ngày xưa còn bé" kể lại lần đầu được đi Sài gòn thì tuyệt quá. Tôi có cảm tưởng chuyện "Tô Phở Đầu Đời" hay hơn Phở Tráng trong Miếng Ngon Hà Nội của Vũ Bằng xa. Hạnh phúc dân mình giản đơn vậy đó mà người ta lại đưa cho bánh vẽ cùng với những trái bom. Nhiều người đọc "Tôi Phải Sống" với một cung cách hơi lạ đời: cứ xụt xùi thương cảm khóc một hồi rồi lại phá ra cười. Cái cười thật tinh vi hóm hỉnh lẫn xả láng. Cười xong rồi lại khóc! Khổ sở vậy đấy mà cứ phải đọc!
Trong "Tôi Phả Sống," nhiều lần những tù nhân khốn khổ đã dùng những cái cười để gọi là ngạo nghễ "cười vào mặt nhân gian." Cười để thấy rằng những người đang hành hạ mình thực ra chẳng có quyền gì trên mình cả, mà chỉ là những kẻ mê muội đáng tội nghiệp. Như chuyện Lm. Phạm Quý Hòa "bị ngựa đá," chuyện Lm. Trần Văn Nghị vì quá thương tình cho anh em một cái khăn tay mà bị đánh nhừ tử rồi bị cùm bảy ngày đêm. Thế mà vẫn nhe răng cười hề hề...
Một khi đã thấy được lẽ để sống, thấy được một sứ mạng để đi tới thì không gì chế ngự được nữa. Đó là trường hợp khi 28 anh em linh mục được thả về mà tác giả phải ở lại một mình. Cái cảm giác bị bỏ rơi cô đơn tuyệt vọng quá xót xa thân phận mình. Nhưng "qua sáng ngày, tôi cảm thấy mình đã trở nên một con người khác," khi nhận ra tiếng Chúa: "Cha muốn con tiếp tục ở lại đây với những tù nhân khốn khổ còn lại, để con yêu thương, an ủi, giúp đỡ và chia xẻ đời con với họ..." (trang 552)
TÌM RA LẼ SỐNG TRONG MỘT NHÀ TÙ MỚI
Hồi còn làm học trò từ nhà quê lên "du học" tại Sài gòn, mỗi lần từ giã Bố tôi thường dặn: "Ra đường có ai hạ nhục con, con đừng nổi giận đánh lại hoặc nguyền rủa họ. Hãy dành sức mà làm một cái gì cho con có thể ngẩng đầu lên. Hãy dành sức mà làm một cái gì ý nghĩa hơn cho đời."
Bây giờ bước vào trường đời tôi vẫn còn phải học nhiều lắm. Và đọc "Tôi Phải Sống," tôi càng thấm thía câu Bố dặn cũng như câu Mẹ ru văng vẳng trong tâm:
Ầu ơ,
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi.
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
Trong những ngày cuối tại trại tù Nam Hà ngoài Bắc, có người báo tin sắp có tên trong danh sách được tha, cậu Đực Mẫm ngày xưa hay Cậu Bảy Nguyễn Hữu Lễ ngày nay đã tỏ ra chẳng mấy hào hứng. "Vì nếu có về đi nữa thì cũng là chuyển từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn. Khi bước chân ra khỏi đây để trở về xã hội bên ngoài chắc gì tôi đã yên thân. Trong khi đó, tôi đã tìm được ý nghĩa đích hực của cuộc đời phục vụ trong nếp sống ở đây." (trang 582)
Không phải là vô tình mà tác giả đã mở đầu bằng chuyện khi ra khỏi nhà tù. Vào tòa giám mục Hà nội thì gặp ngay thầy Trác rồi thầy Trạc. Hai người này giống nhau quá không sao phân biệt được. Anh em sinh đôi mà. Chưa chi mà đã lẫn ông này với ông kia. Đêm hôm đó, đêm đầu tiên ra khỏi tù mà lại trằn trọc không sao ngủ được. Thế là một cuốn phim từ tuổi thơ cho đến lúc này quay chậm lại trước mắt. Bố cục và diễn tiến cuốn sách như thế thật tuyệt. Đời người như một giấc mơ qua đêm. Buồn đau vật vã rồi cũng qua đi như thế. Nhưng có cái gì đó vẫn còn lại. Sáng hôm sau, lại cũng một trong hai thầy lên gõ cửa mời xuống ăn sáng. Tập Bút Ký đã kết xem ra rất đột ngột, như có người gõ cửa gọi dẫn mình đi vào một nhà tù lớn. Và đây là câu cuối cùng thật dí dỏm:
"Tôi không kịp nhìn đồng hồ trên tường, vội đáp lại: "Chào thầy..." và lí nhí thêm câu gì tôi không nhớ, nhưng còn nhớ là lúc bước vội vào nhà tắm tôi tự hỏi: "Ông này là Trác hay Trạc đây hả trời?!" (trang 610)
Thì ra chúng ta tất cả cũng đang ở trong một loại nhà tù mới, tinh vi hơn và, biết đâu, còn cằn cỗi đen kịt khủng khiếp hơn. Hoa chưa chắc đã mọc lên nổi. Vì bị tước đi nhiều chất người. Bên kia hay bên này. Ở cái thời còn kháng chiến, Doãn Quốc Sỹ trong "Ba Sinh Hương Lửa" đã chợt nhận ra: "Bên kia không óc, bên này không tim." Duy vật hay duy con vật thì cũng vậy.
Sau một cuộc chiến không có kẻ thắng mà chỉ có người thua là cả dân tộc, chúng ta lại trở thành những nạn nhân của một vòng hệ lụy nghiệt ngã hận thù vay trả trả vay không có lối thoát và không có đáp số. Vết thương tâm lý này lại đẩy xa hơn tới hiện tượng "giận chó đá mèo, giận cá băm thớt." Người bị thương phải giẫy giụa làm người khác bị thương theo. Và cứ thế lây lan, trong gia đình, trong cộng đồng. Kẻ thù luôn ẩn mặt. Hiện tượng phân hóa nơi các cộng đồng cũng do đó. Chẳng ai nói ai nghe vì thiếu viễn kiến chung. Vậy là mình lại quằn quại một lần nữa bởi chính những vết bầm mưng mủ mà mình không đủ can đảm buông xả nổi, thành những đợt sóng ngầm "càng kéo dài nó càng tích lũy sức tàn phá tinh thần dân tộc." (trang 602)
Biết đâu mình cũng đang bị quẳng vào một vòng xích mới, trở thành một tên tù mới có mặc quần jean và áo Polo hẳn hòi, nhưng chất nhạy cảm nhân ái có thể đã bị tê liệt mất đi kháng thể, lương tri có thể đã bị gậm nhấm, khi tôi không còn cảm thấy đau cái đau tột cùng của anh em tôi, tim và óc đã bị cả một hệ thống "trật tự mới" móc đi, mà tiếng thời mới gọi là sức ép xã hội (society pressure). Có những lúc tôi chả cảm thấy liên đới trách nhiệm gì với những người đã bị hành hạ, hay ngay cả với những người mê muội một thời đã đang tâm hành hạ anh em mình, với những người đã nằm xuống bỏ xác nơi góc rừng u tối hay trong lòng biển cả mênh mông... Chả lẽ họ chết một cách lãng xẹc như vậy hay sao?! Và đây là lúc tôi cảm thấy thật sâu xa thế nào là cần thiết của một cuộc "Sám Hối Tập Thể" hay "Tổ Quốc Ăn Năn."
HỒN DÂN TỘC ĐÂU RỒI?
Một thế hệ nằm xuống đã trở thành hoa màu cho một thế khác phải mọc lên. Làm một cái gì cho người mình ngóc đầu lên đi chứ! Khi còn sống, triết gia Kim Định hay nói vậy. "Tôi Phải Sống" cũng đặt ra câu hỏi: "Đứng trước tình cảnh của dân tộc Việt nam như thế, bạn phải làm gì, và làm như thế nào?"
Câu hỏi đặt ra cho người khác mà cũng là đặt ra cho chính mình. "Ðừng ngồi đó để ngâm nga lịch sử và than van oán trách, nhưng hãy dùng lịch sử như một bài học để có thể tránh tái diễn tảm cảnh cho dân tộc... Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn ánh sáng của Bình Minh Dân Tộc.”
Giữa cảnh đen kịt tù mù của cả một bài toán không đáp số, dân tộc mình còn gặp được túc duyên mà cùng thấy được một viễn kiến chung, một con đường đi tới, thì có phúc biết chừng nào. Và điều này người mình vẫn gọi là cái Đức, cái HỒN DÂN TỘC, là kết tinh của biết bao xương máu, tim óc trăn trở và tinh thần khảng khái quyết giữ cho được chất người, chất nhân ái của dòng tộc mình, dù phải lấy cả mạng sống mình mà đối đầu với những đầy đọa có bài bản đẩy con người đến bên vực cầm thú. Điều này ta thấy được rất rõ trong lời khẳng định: "Khi nguồn sức mạnh của ý chí quật cường và lương tri tổng hợp của dân tộc được khơi dậy sẽ không có một thế lực chính trị nào dù bạo ngược tới đâu có thể cưỡng lại được." (trang 602)
Tôi xúc động và hãnh diện biết bao vì thấy dòng máu nòi giống mình có quá nhiều người đã góp phần trồng cây Đức đó, những người đã bị bầm dập đầy đọa, nhưng vẫn cứ nhất định ngẩng đầu lên lấy mạng sống mình làm mố cầu bác cho thế hệ sau bước tới. Nhìn như vậy, chúng ta mới cảm thấy mình mắc nợ nhiều quá. Món nợ nào rồi cũng đến lúc phải trả. Người ra đi cũng như người người ở lại.
Và cũng chính vì thế mà nhiều người đang nhìn thấy "Tôi Phải Sống" quả là một thời điểm, một tác phẩm lớn, mang tính lương tri nhân bản lấy lại phẩm giá cho chủng loại người, và góp phần thổi sinh khí cho một Việt Nam phục sinh trong một viễn kiến chung. Với sức hút nổi bật như thế, chẳng ai lạ gì, "Tôi Phải Sống" đã trở thành một hiện tượng lạ với số sách bán chạy nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay trong nước cũng như ngoài nước.
Vì "Tôi Phải Sống" không phải chỉ được viết bằng óc, bằng tim, mà bằng máu, bằng chính mạng sống. Và nhất là bằng con đường tìm ra lẽ sống. Vì chính lúc bị dồn vào đáy vực của cái chết, linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã hét lên ba đợt: Tôi Phải Sống... Tôi Phải Sống... Tôi Phải Sống...
Tiếng hét này vẫn tiếp tục vang lên trong tim mỗi người Việt khi mình cứ phải cúi đầu chung phận với một Việt Nam nghèo khổ nhục nhằn trước đà tiến của ngay cả những nước láng giềng thua mình xa mấy chục năm về trước. Mình không thể để vậy mãi được. Bây giờ đã chậm lắm rồi. Nhưng vẫn chưa quá muộn để bắt đầu.
Tôi Phải Sống để làm chứng một chuyện gì. Tôi Phải Sống để biết rằng tôi có một sứ mạng, một ơn gọi, một món nợ phải trả cho dân tộc tôi, cho sự hiện hữu của tôi trên mặt đất này, làm một điều gì có ý nghĩa hơn cho đời. Đó là lẽ sống.
Tại sao tôi phải sống? Tại sao bạn phải sống? Và tại sao chúng ta vẫn còn tiếp tục sống? Đặt câu hỏi tức là đang tìm ra cho mình câu trả lời làm lẽ sống.
Hình bìa "Tôi Phải Sống" đang được đặt ngay trước mặt tôi đây như một công án để chiêm nghiệm. Lẽ sống của mỗi người là nhận lấy trách nhiệm góp giọt máu trong tim của mình tưới cho những bông hoa hướng dương kia hồi sinh, bật sáng được lối đi cho đàn con bước tới trong một viễn kiến chung: mùa xuân đang rộn rã tới gần. Hoa ơi tên gì? Hoa Tình Yêu đó. Dòng sinh mệnh dân tộc đang chảy tới đó.
Đúng vậy. "Hãy để cho bóng tối đi qua và cùng nhau hướng về nguồn ánh sáng của Bình Minh Dân Tộc.”
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường.
http://www.dunglac.net/donghoa.htm
Thứ Hai, 23 tháng 10, 2006
Rồi cũng rong rêu mục chìm dòng...
Ta Về Chung Một N h á n h S ô n g
Ừ ta về bên dòng sông cũ
Lắng nghe lời tình tự trăm năm
Tiếng con nước vỗ bờ quen thuộc
Nghe âm vang dội xoáy những thăng trầm...
Ừ ta ngồi đan bàn tay lạnh
Soi bóng đời tìm chút hương xưa
Thấy tiêu hao loang đầy trên tóc
Có buồn không khi đếm...nếp nhăn thừa
Ừ ta sầu một nỗi riêng tây
Mấy chặng đường qua mỏi cánh gầy
Đêm buồn thăm thẳm ngày cô quạnh
Xơ xác mộng lòng...ta biết đắng cay
Ừ ta ngược dòng giữa đêm trăng
Một thoáng lãng quên những vết hằn
Tim bừng lại phút giây chờ đợi
Và mắt môi cười... đọng chút mùa xuân
Ừ ta về chung một nhánh sông
Rồi cũng rong rêu mục chìm dòng
Nguyên thủy kết vòng tàn theo bụi
Hạnh ngộ một đời...vương vấn hư không!
KQĐ
SONG HỈ, NGỦ HỈ ....
Các Pác:
Nghe các Pác kê? chiê.n liên quan tơ'i tình yêu tiê'u lâm làm ÐLX tôi nghĩ ngay tơ'i mâ'y câu tiê'ng Anh ngô. nghĩnh này mà ÐLX đa~ kiê'm ra trong Internet, nay xin dán vào đa^y đê? chúng ta cùng ... cươ`i ... HỈ !
English in China
1. In a Beijing hotel lobby:
"The lift is being fixed for next day. During that time we regret that you
will be unbearable."
2. In a Shanghai hotel elevator:
"Please leave your values at the front desk."
3. In a Hangzhou hotel:
"The flattening of underwear with pleasure is the job of the chambermaid."
4. In a Jilin hotel:
"You are very invited to take advantage of the chambermaid."
5. In a Wuxi dry cleaner:
"Please drop your trousers here for best results."
6. Outside a Tianjin clothing shop:
"Order your summer suits quick. Because of big rush we will execute
customers in strict rotation."
7. In a Xian tailor shop:
"Ladies may have a fit upstairs."
8. In a Guilin hotel:
"Because of impropriety of entertaining guests of the opposite sex in the
bedroom, it is suggested that the lobby be used for this purpose."
9. An ad by Kunming dentis! t:!
"Teeth extracted by the latest methodists."
10.In a Hangzhou zoo:
"Please do not feed animals. If you have suitable food give it to the guard
on duty."
11.From a karaoke bar song list in Suzhou:
I'd Like to Teach the Wound to Sing; What Kind of Foot Am I."
12.In a Taiyuan bar:
"Special cocktails for the ladies with nuts."
13.Hainan airline ticket office:
"We take your bags and send them to all directions."
14.In a Huashan temple:
"It is forbidden to enter a woman. Even a foreigner if dressed as a man."
15.In a restaurant menu in Harbin:
"Salad a firm's own make; limpid red beet soup with cheesy dumplings in the
form of a finger; beef rashersbeaten up in the country people's fashion."
Nghe các Pác kê? chiê.n liên quan tơ'i tình yêu tiê'u lâm làm ÐLX tôi nghĩ ngay tơ'i mâ'y câu tiê'ng Anh ngô. nghĩnh này mà ÐLX đa~ kiê'm ra trong Internet, nay xin dán vào đa^y đê? chúng ta cùng ... cươ`i ... HỈ !
English in China
1. In a Beijing hotel lobby:
"The lift is being fixed for next day. During that time we regret that you
will be unbearable."
2. In a Shanghai hotel elevator:
"Please leave your values at the front desk."
3. In a Hangzhou hotel:
"The flattening of underwear with pleasure is the job of the chambermaid."
4. In a Jilin hotel:
"You are very invited to take advantage of the chambermaid."
5. In a Wuxi dry cleaner:
"Please drop your trousers here for best results."
6. Outside a Tianjin clothing shop:
"Order your summer suits quick. Because of big rush we will execute
customers in strict rotation."
7. In a Xian tailor shop:
"Ladies may have a fit upstairs."
8. In a Guilin hotel:
"Because of impropriety of entertaining guests of the opposite sex in the
bedroom, it is suggested that the lobby be used for this purpose."
9. An ad by Kunming dentis! t:!
"Teeth extracted by the latest methodists."
10.In a Hangzhou zoo:
"Please do not feed animals. If you have suitable food give it to the guard
on duty."
11.From a karaoke bar song list in Suzhou:
I'd Like to Teach the Wound to Sing; What Kind of Foot Am I."
12.In a Taiyuan bar:
"Special cocktails for the ladies with nuts."
13.Hainan airline ticket office:
"We take your bags and send them to all directions."
14.In a Huashan temple:
"It is forbidden to enter a woman. Even a foreigner if dressed as a man."
15.In a restaurant menu in Harbin:
"Salad a firm's own make; limpid red beet soup with cheesy dumplings in the
form of a finger; beef rashersbeaten up in the country people's fashion."
Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2006
Ta(.ng la.i HM
Nho*' nhu*~ng nga`y xu*a ..
Mo^.t chu' nai to*
Buo*'c cha^n va`o Lua^.t
Bo*? ngo*? sa^n tru*o*`ng
dda.p la' va`ng kho^
Chu*a tu*`ng ye^u ai
Chu*a hay lo*`i lo^~
Ro^`i lo*~ ye^u ngu*o*`i
Ne^n kho^~ muo^n nie^n ..
Mo^.t ba`i tho* cu~ go*?i HM dde^? nho*' la.i mo^.t tho*`i dde^? .. nho*'
N.D.
Mo^.t chu' nai to*
Buo*'c cha^n va`o Lua^.t
Bo*? ngo*? sa^n tru*o*`ng
dda.p la' va`ng kho^
Chu*a tu*`ng ye^u ai
Chu*a hay lo*`i lo^~
Ro^`i lo*~ ye^u ngu*o*`i
Ne^n kho^~ muo^n nie^n ..
Mo^.t ba`i tho* cu~ go*?i HM dde^? nho*' la.i mo^.t tho*`i dde^? .. nho*'
N.D.
Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2006
Nhạc Cuối Tuần - Luật Khoa Ơi - Saigon Ơi
Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2006
Pa ta`u la^'y vo* Vie^.t .
ND dda~ ke^? chuye^.n Ba('c , chuye^.n Nam , ho^m nay ra?nh mo^.t chu't , ke^~ luo^n chuye^.n Trung Ky` cho ddu? bo^. .
Co' mo^.t chu' Pa ta`u nga`y xu*a tro^'n qua^n di.ch qua o*? Dda`i Loan , ba^y gio*` tha^'y ngu*o*`i Taiwan ve^` VN la^'y vo*. ne^n chu' pa cu~ng theo ve^` de^? kie^'m vo*. tre? . Chu' pa na`y nha^'t ddi.nh pha?i cho.n ga'i Hue^' cho ddu*o8.c vi` nghe no'i ga'i Hue^' dda` so^' la` do`ng gio?i cu?a vua chu'a VN nga`y xu*a .
Well , co' tie^`n mua tie^n cu~ng ddu*o*.c , the^' la` nho*` ngu*o*`i mai mo^'i , Chu' Pa cu~ng ddu*o*.c tha`nh ho^n vo*'i Tie^?u Thu* dda`i ca'c tra^m anh cu?a xu*' Hue^' .
DDe^m ddo^.ng pho`ng , chu' re^? tuy tro.ng tuo^?i , nhu*ng va^~n ha(ng say la`m bo^?n pha^.n ngu*o*`i cho^`ng .
Vu*`a xong me^.t mo~i thi` nghe co^ vo*. tre/ no'i " Xong hi? " , Chu' Pa thi` vi` ro*`i VN dda~ la^u , Tie^'ng Vie^.t tie^'ng co`n tie^'ng ma^'t , nghe qua la.i tu*o*?ng la` " Song Hy? " , The^' la` Chu' la.i tie^'p tu.c tra? ba`i vi` ngU8o*`i Ta`u ra^'t quy' Song Hy? ..
Me^.t mo~i , tra(`n tro.c nhu*ng ro^`i cu~Ng tro^i qua , Chu' Pa na(`m la(n ra thi` la.i nghe co^ vo*. no'i " Ngu? Hi? " , Co^ Da^u ke^u ddi nghu? nhu*ng Chu' Pa nha` ta la.i tu*o*?ng ngu*o*`i dde.p ddo` Ngu~ Hy? , The^' la` chu' la.i bo` ra , Ti`m tie^n du*o*.c uo^'ng va`o dde^? hoa`n tha`nh ngu~ hy? ..
Tra?i qua va`i tro^'ng canh , Chu' Pa thie^'u ddie^`u ddu*'t ho*i , Chi? to^.i ca'i giu*o*`ng cu~ ky~ , qua ma^'y tra^.n chie^'n ne^n ca'i cha^n giu*o*`ng bi. ga^?y , ha^'t Chu' Ba xuo^'ng dda^'t ddau ddie^'ng ngu*o*`i . Chu' Pa ra'ng bo` le^n thi` la.i nghe co^ vo*. tre? tho? the? " Xa^.p Hi? " , y' no'i la` ca'i giu*o*`ng bi. xa^.p . La^`n na`y thi` Chu' Pa mo*'i he^'t ho^`n vi` vo*. mi`nh ddo`i "Tha^.p Hy? " , kie^?u na`y thi` chi? co`n nu*o*'c Hui Nhi. Ty` , Chu' Pa vo^.i va`ng cuo^'n go'i ra Phi tru*o*`ng cho*` ma'y bay ve^` Taiwan va` kho^ng trio*? la.i VN nu*~a ..
DDa'ng tie^'c thay :-)) . Well , dda^y chi? la` chuye^.n cu*o*`i cuo^'i tua^`n , ND kho^ng chi.u tra'ch nhie^.m tru*o*'c Pha'p lua^.t dda^u nghen .
N.D.
Co' mo^.t chu' Pa ta`u nga`y xu*a tro^'n qua^n di.ch qua o*? Dda`i Loan , ba^y gio*` tha^'y ngu*o*`i Taiwan ve^` VN la^'y vo*. ne^n chu' pa cu~ng theo ve^` de^? kie^'m vo*. tre? . Chu' pa na`y nha^'t ddi.nh pha?i cho.n ga'i Hue^' cho ddu*o8.c vi` nghe no'i ga'i Hue^' dda` so^' la` do`ng gio?i cu?a vua chu'a VN nga`y xu*a .
Well , co' tie^`n mua tie^n cu~ng ddu*o*.c , the^' la` nho*` ngu*o*`i mai mo^'i , Chu' Pa cu~ng ddu*o*.c tha`nh ho^n vo*'i Tie^?u Thu* dda`i ca'c tra^m anh cu?a xu*' Hue^' .
DDe^m ddo^.ng pho`ng , chu' re^? tuy tro.ng tuo^?i , nhu*ng va^~n ha(ng say la`m bo^?n pha^.n ngu*o*`i cho^`ng .
Vu*`a xong me^.t mo~i thi` nghe co^ vo*. tre/ no'i " Xong hi? " , Chu' Pa thi` vi` ro*`i VN dda~ la^u , Tie^'ng Vie^.t tie^'ng co`n tie^'ng ma^'t , nghe qua la.i tu*o*?ng la` " Song Hy? " , The^' la` Chu' la.i tie^'p tu.c tra? ba`i vi` ngU8o*`i Ta`u ra^'t quy' Song Hy? ..
Me^.t mo~i , tra(`n tro.c nhu*ng ro^`i cu~Ng tro^i qua , Chu' Pa na(`m la(n ra thi` la.i nghe co^ vo*. no'i " Ngu? Hi? " , Co^ Da^u ke^u ddi nghu? nhu*ng Chu' Pa nha` ta la.i tu*o*?ng ngu*o*`i dde.p ddo` Ngu~ Hy? , The^' la` chu' la.i bo` ra , Ti`m tie^n du*o*.c uo^'ng va`o dde^? hoa`n tha`nh ngu~ hy? ..
Tra?i qua va`i tro^'ng canh , Chu' Pa thie^'u ddie^`u ddu*'t ho*i , Chi? to^.i ca'i giu*o*`ng cu~ ky~ , qua ma^'y tra^.n chie^'n ne^n ca'i cha^n giu*o*`ng bi. ga^?y , ha^'t Chu' Ba xuo^'ng dda^'t ddau ddie^'ng ngu*o*`i . Chu' Pa ra'ng bo` le^n thi` la.i nghe co^ vo*. tre? tho? the? " Xa^.p Hi? " , y' no'i la` ca'i giu*o*`ng bi. xa^.p . La^`n na`y thi` Chu' Pa mo*'i he^'t ho^`n vi` vo*. mi`nh ddo`i "Tha^.p Hy? " , kie^?u na`y thi` chi? co`n nu*o*'c Hui Nhi. Ty` , Chu' Pa vo^.i va`ng cuo^'n go'i ra Phi tru*o*`ng cho*` ma'y bay ve^` Taiwan va` kho^ng trio*? la.i VN nu*~a ..
DDa'ng tie^'c thay :-)) . Well , dda^y chi? la` chuye^.n cu*o*`i cuo^'i tua^`n , ND kho^ng chi.u tra'ch nhie^.m tru*o*'c Pha'p lua^.t dda^u nghen .
N.D.
Thứ Năm, 19 tháng 10, 2006
tho*
Biển Động
Em vẫn là con biển động
Giữa đêm tìm những mộng lao xao
Em vẫn là sóng bão ngọt ngào
Thèm khuấy động tim anh còn bỏ ngỏ
Em vẫn ước
Phải chi anh là gió
Ôm tình em theo những lối anh đi
Cho em ngoan như một giấc xuân thì
Không vội vã
Em sóng ngầm yên lặng
Anh ơi,
Em vẫn là biển động
Vẫn đi tìm muôn kiếp góc tim anh
Hãy hỏi em, dù chỉ được một lần
Không hối tiếc, không bao giờ ngần ngại!
Em cũng sẽ không quay đầu nhìn lại
Một quãng đời xưa ta có là nhau?
Anh bỏ đi như sóng lũ bạc đầu
Em vẫn thề muôn đời sầu biển động!
Anh như quay quắt cơn giông
Em đau cúi mặt…
…chợt không là gì!
<^><^>
Gởi các bác bài thơ dễ thưong, tác giả chưa chịu cho hl viết tên nên mời các bác đoán hộ...là ai.
Nhó Dùm Tôi
Người ơi ! Nhớ dùm tôi ngày ấu thơ
Ôi …những ngày non trôi đi hửng hờ
Đầy vết những vết thương của chiến cuộc
Mang niềm đau của những bà mẹ già
Người ơi ! Tìm dùm tôi ngày hoa mộng
Ngày bình yên bên người yêu chiều mơ
Đầy những lời nói dỗ dành đêm tối
Và điệu nhảy cuồng giữa ánh đèn mờ
Người ơi ! Đếm đi vết thương chiến cuộc
Đếm trong hồn vết lem đạn pháo bay
Để thấy được chiến tranh thật tàn bạo
Đưa những người trai rời cuộc sống này
Người ơi ! Lấp giùm tôi những hận thù
Đã bao lần ngủ yên giữa mây mù
Từ ngày thơ ấu đến tuổi phai tóc
Đến thiên thu số kiếp một con người
Đông Hòa
19.10.06
Ôi …những ngày non trôi đi hửng hờ
Đầy vết những vết thương của chiến cuộc
Mang niềm đau của những bà mẹ già
Người ơi ! Tìm dùm tôi ngày hoa mộng
Ngày bình yên bên người yêu chiều mơ
Đầy những lời nói dỗ dành đêm tối
Và điệu nhảy cuồng giữa ánh đèn mờ
Người ơi ! Đếm đi vết thương chiến cuộc
Đếm trong hồn vết lem đạn pháo bay
Để thấy được chiến tranh thật tàn bạo
Đưa những người trai rời cuộc sống này
Người ơi ! Lấp giùm tôi những hận thù
Đã bao lần ngủ yên giữa mây mù
Từ ngày thơ ấu đến tuổi phai tóc
Đến thiên thu số kiếp một con người
Đông Hòa
19.10.06
Gui Hoa lòi To Tình
Chợt ngây dại khi anh nhìn em đến
Tim ngập ngừng không tìm ra lời thương
Dù trên tay đoá hoa hồng tươi thắm
Vội vã , run run anh xin gửi lòng
Em là nắng ấm soi lối tình yêu
Em là nỗi niềm thao thức đêm chiều
Lòng ước muốn em bên tôi mãi mãi
Thế mà thôi không mong muốn thêm nhiều
Ôi ! Lòng anh xôn xao ngày em đến
Ngày ấy từng đêm ôm giấc mơ dài
Mơ ngày mai đời này cùng chung lối
Mơ ngày mai cõi tình cùng nhau say
Ôi ! Ta chợt nghe đời lênh đênh quá
Giọt u tình nào tha thiết bên ta
Và hoá thân thành nụ hồng xinh xắn
Nhờ hoa xin gửi lời nói đậm đà
Đông Hòa
19.10.06
Tim ngập ngừng không tìm ra lời thương
Dù trên tay đoá hoa hồng tươi thắm
Vội vã , run run anh xin gửi lòng
Em là nắng ấm soi lối tình yêu
Em là nỗi niềm thao thức đêm chiều
Lòng ước muốn em bên tôi mãi mãi
Thế mà thôi không mong muốn thêm nhiều
Ôi ! Lòng anh xôn xao ngày em đến
Ngày ấy từng đêm ôm giấc mơ dài
Mơ ngày mai đời này cùng chung lối
Mơ ngày mai cõi tình cùng nhau say
Ôi ! Ta chợt nghe đời lênh đênh quá
Giọt u tình nào tha thiết bên ta
Và hoá thân thành nụ hồng xinh xắn
Nhờ hoa xin gửi lời nói đậm đà
Đông Hòa
19.10.06
Lang Le
Em hỡi ! Chiều đông về lặng lẽ
Em có hay đã hết mùa thu
Đã phai phôi một lần kỷ niệm
Xa ngày đến , nghe đời trẻ thơ
Mãi suy tư , em nhìn bất tận
Khơi mù xa nâng cánh chim hoang
Chào nắng mới hay bình minh muộn
Vỗ về em , giấc ngủ triền miên
Ta sẽ đến bên em thật chậm
Ru bàn tay năm ngón nhẹ mềm
Rất êm ái , tiếng con tim nói
Lời yêu em , thương ngày nhiều thêm
Sẽ hát cho em đời tươi thắm
Lời bình yên đong đầy nắng mai
Để em thấy quanh mình rộn rã
Nụ cười vì đã yêu thương nhau
Đông Hòa
19.10.06
Em có hay đã hết mùa thu
Đã phai phôi một lần kỷ niệm
Xa ngày đến , nghe đời trẻ thơ
Mãi suy tư , em nhìn bất tận
Khơi mù xa nâng cánh chim hoang
Chào nắng mới hay bình minh muộn
Vỗ về em , giấc ngủ triền miên
Ta sẽ đến bên em thật chậm
Ru bàn tay năm ngón nhẹ mềm
Rất êm ái , tiếng con tim nói
Lời yêu em , thương ngày nhiều thêm
Sẽ hát cho em đời tươi thắm
Lời bình yên đong đầy nắng mai
Để em thấy quanh mình rộn rã
Nụ cười vì đã yêu thương nhau
Đông Hòa
19.10.06
Thứ Tư, 18 tháng 10, 2006
Nhạc: Những Ngày Thơ Mộng
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có một số bài hát rất hay, như bài Tạ Tình , Những ngày thơ mộng ... Xin mời các bạn cùng nghe :
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG
VĐ
PS : Mến tặng BS.
Tranh:NguyễnTrung
Thứ Ba, 17 tháng 10, 2006
Mưa Buồn
Mưa Buồn
Hương Mai
Tiếng mưa rơi ôi nghe sao buồn quá !!!!
Cho lòng tôi sầu chợt bỗng vương vương
Vài vần thơ gởi đến người tôi thương
Nơi phương đó mưa có về gợi nhớ
Trời giờ mới vào thu thôi anh ạ
Lá ngập ngừng thay áo đón thu về
Em bắt đầu đón nhận những ê chề
Cuộc tình đó đã từ lâu rạn nứt
Lúc tình thắm email từng chiều đến
Em đọc rồi nhìn nắng uớm mộng mơ
Một ngày nào tình sẽ hết mong chờ
Cùng sánh bước sưởi ấm sương thu lạnh
Mưa vẫn rơi càng lúc càng nặng hạt
Mây xám đầy trời phủ một màu tang
Khung cửa này em để hồn đi hoang
Mưa ơi !!! mưa ơi !!! buồn từng hạt đọng
Hương Mai
10/17/06
Thứ Hai, 16 tháng 10, 2006
Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2006
Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2006
Nhạc Cuối Tuần - Tình Khúc Nguyễn Ánh 9
Thứ Năm, 12 tháng 10, 2006
HAI CHÁU NHỎ XIN CHÀO CÁC ÔNG, CÁC BÀ
Cóc cuối tuần --- Một Vòng Tay
Kính gửi đến quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dẫn:
Ngày xửa ngày xưa, trên Tiên giới có một con chim cánh vàng, tháng ngày thong dong tự tại . Bỗng một hôm, chim nhìn xuống trần gian, và chợt thấy thương đời, thương loài người, thương... ai đó đang cô độc đứng khóc bên hồ . Và chim đã động lòng trần, từ bỏ cõi Tiên để biến thành người trần thế, đôi tay gầy thay thế đôi cánh vàng xưa, hy vọng được ôm đời, ôm loài người và ôm ai đó trong vòng tay.
Nhưng . . .
Cóc cuối tuần:
Một Vòng Tay
Mây rách rưới cuộn sao khuya mềm oặt,
Đêm bơ vơ, quay quắt bóng chim bằng,
Đôi cánh vàng uể oải gác sừng trăng,
Tiên giới lạnh, mắt sầu căng trống rỗng.
Chim cúi xuống cõi trần gian trải rộng,
Nhìn cuộc đời treo đầu sóng nhấp nhô,
Nhìn dòng người theo mệnh số đẩy xô,
Nhìn chiếc bóng bên hồ gom lá đổ.
Chim thương đời khốn khổ,
Thương kiếp người giông gió nổi trôi,
Thương ai kia lặng lẽ khóc đơn côi,
Nên nhắm mắt lìa cõi Trời hiu quạnh .
x
x x
Rồi từ đó, đường thế trần khấp khểnh,
Đôi tay gầy thay đôi cánh vàng xưa,
Nắng sớm giục mưa trưa,
Chân chai gót, hồn chưa quen sầu lá .
Vòng tay dại muốn ôm ghì tất cả,
Ôm phong ba, ôm băng giá cuộc đời,
Ôm đổi thay, ôm trắc trở kiếp người,
Ôm giọt lệ ai rơi ngày tháng biếc.
Vì chỉ có một vòng tay đơn chiếc,
Tôi xót xa, luyến tiếc bỏ cuộc đời,
Bỏ loài người mặc bão tố trùng khơi,
Để trao trọn cho người em gái nhỏ.
Bướm vàng, bông giấy đỏ,
Sương buốt gõ đường đêm,
Tay khói quyện thân mềm,
Lời êm như cánh én.
Hương tình vừa mới bén,
Hò hẹn bỗng dần thưa,
Gót phiền muộn đón đưa,
Sớm chực chờ quên lối .
Đường thu chưa kịp tối,
Em đã vội qua cầu,
Mắt long lanh, rực rỡ ánh đèn mầu,
Bỏ tôi lại giữa cơn đau lồng lộng.
x
x x
Tôi ngơ ngác, vòng tay thừa, trống rỗng,
Nẻo không người, lạc lõng bóng ma đi,
Phố phường quen vờ đổi giọng từ bi,
Con trăng cũ lầm lì soi ngõ chết.
Mây hấp tấp, bầy sao khuya giã biệt,
Đêm nghẹn ngào xua nuối tiếc vu vơ .
Giấc mơ tan pha ánh mắt đục lờ,
Vòng tay mỏi khép hờ quanh gối lẻ.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2006
Dẫn:
Ngày xửa ngày xưa, trên Tiên giới có một con chim cánh vàng, tháng ngày thong dong tự tại . Bỗng một hôm, chim nhìn xuống trần gian, và chợt thấy thương đời, thương loài người, thương... ai đó đang cô độc đứng khóc bên hồ . Và chim đã động lòng trần, từ bỏ cõi Tiên để biến thành người trần thế, đôi tay gầy thay thế đôi cánh vàng xưa, hy vọng được ôm đời, ôm loài người và ôm ai đó trong vòng tay.
Nhưng . . .
Cóc cuối tuần:
Một Vòng Tay
Mây rách rưới cuộn sao khuya mềm oặt,
Đêm bơ vơ, quay quắt bóng chim bằng,
Đôi cánh vàng uể oải gác sừng trăng,
Tiên giới lạnh, mắt sầu căng trống rỗng.
Chim cúi xuống cõi trần gian trải rộng,
Nhìn cuộc đời treo đầu sóng nhấp nhô,
Nhìn dòng người theo mệnh số đẩy xô,
Nhìn chiếc bóng bên hồ gom lá đổ.
Chim thương đời khốn khổ,
Thương kiếp người giông gió nổi trôi,
Thương ai kia lặng lẽ khóc đơn côi,
Nên nhắm mắt lìa cõi Trời hiu quạnh .
x
x x
Rồi từ đó, đường thế trần khấp khểnh,
Đôi tay gầy thay đôi cánh vàng xưa,
Nắng sớm giục mưa trưa,
Chân chai gót, hồn chưa quen sầu lá .
Vòng tay dại muốn ôm ghì tất cả,
Ôm phong ba, ôm băng giá cuộc đời,
Ôm đổi thay, ôm trắc trở kiếp người,
Ôm giọt lệ ai rơi ngày tháng biếc.
Vì chỉ có một vòng tay đơn chiếc,
Tôi xót xa, luyến tiếc bỏ cuộc đời,
Bỏ loài người mặc bão tố trùng khơi,
Để trao trọn cho người em gái nhỏ.
Bướm vàng, bông giấy đỏ,
Sương buốt gõ đường đêm,
Tay khói quyện thân mềm,
Lời êm như cánh én.
Hương tình vừa mới bén,
Hò hẹn bỗng dần thưa,
Gót phiền muộn đón đưa,
Sớm chực chờ quên lối .
Đường thu chưa kịp tối,
Em đã vội qua cầu,
Mắt long lanh, rực rỡ ánh đèn mầu,
Bỏ tôi lại giữa cơn đau lồng lộng.
x
x x
Tôi ngơ ngác, vòng tay thừa, trống rỗng,
Nẻo không người, lạc lõng bóng ma đi,
Phố phường quen vờ đổi giọng từ bi,
Con trăng cũ lầm lì soi ngõ chết.
Mây hấp tấp, bầy sao khuya giã biệt,
Đêm nghẹn ngào xua nuối tiếc vu vơ .
Giấc mơ tan pha ánh mắt đục lờ,
Vòng tay mỏi khép hờ quanh gối lẻ.
Trần Văn Lương
Cali, 10/2006
Thứ Tư, 11 tháng 10, 2006
Nơi Em Ở ...Nơi Anh Ở
Nơi Em Ở ...Nơi Anh Ở
Hương Mai
Nơi em ở, mùa thu mây giăng lối
Mưa lạnh buồn, lá úa chết bên đường
Lang thang đi, nghe hồn đầy giá rét
Cô đơn ơi, sao phủ cả phố phường
Nơi em ở, từ lâu nhưng vẫn lạ
Hàng cây buồn, trong gió xác xơ cành
Những đêm trăng, cành dài nghiêng ũ rũ
Ánh trăng ơi, riêng bóng tựa bên mành
Nơi anh ở, mùa thu buồn không dạ
Dòng đời trôi, anh có nhớ chuyện xưa
Nhớ không anh, chiều thu mình hò hẹn
Lá me bay, môi ướt đẫm trong mưa
Nơi em ở, có tình anh thiếu vắng
Thu rất buồn, như những lá phong rơi
Nhặt lá vàng, cô đơn trong thầm lặng
Ép vào lòng, nhung nhớ gởi mây trôi
Hương Mai
10/4/06
Hương Mai
Nơi em ở, mùa thu mây giăng lối
Mưa lạnh buồn, lá úa chết bên đường
Lang thang đi, nghe hồn đầy giá rét
Cô đơn ơi, sao phủ cả phố phường
Nơi em ở, từ lâu nhưng vẫn lạ
Hàng cây buồn, trong gió xác xơ cành
Những đêm trăng, cành dài nghiêng ũ rũ
Ánh trăng ơi, riêng bóng tựa bên mành
Nơi anh ở, mùa thu buồn không dạ
Dòng đời trôi, anh có nhớ chuyện xưa
Nhớ không anh, chiều thu mình hò hẹn
Lá me bay, môi ướt đẫm trong mưa
Nơi em ở, có tình anh thiếu vắng
Thu rất buồn, như những lá phong rơi
Nhặt lá vàng, cô đơn trong thầm lặng
Ép vào lòng, nhung nhớ gởi mây trôi
Hương Mai
10/4/06
Vầng Trăng đâu xẻ làm đôi ...
Trăng rằm Trung Thu 2006
A cold Fall night
Ló dạng ...
Trăng 16
Ăn bánh, uống trà rồi, giờ thưởng nguyệt nhé .
Vài hình ảnh chia sẻ với cả quán. Trăng rằm tháng tám là trăng đẹp nhất trong năm, trăng trên biển càng đẹp hơn nữa . Các bác có dịp ra biển ngắm trăng sẽ hiểu tại sao KQĐ "mê" trăng đến thế.
Cũng vì vầng trăng bóng in dưới nước, dáng treo lưng trời mà KQĐ bị cảm lạnh đấy :).
Enjoy,
KQĐ
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2006
APACHE SEASONS
The following pictures are of the same place but taken under different
seasons!! (be sure to scroll on past the last)
Lessons on Life
There was a man who had four sons. He wanted his sons to learn not to judge
things too quickly. So he sent them each on a quest, in turn, to go and look at
a pear tree that was a great distance away.
The first son went in the winter, the second in the spring, the third in
summer, and the youngest son in the fall.
When they had all gone and come back, he called them together to describe
what they had seen.
The first son said that the tree was ugly, bent, and twisted.
The second son said no it was covered with green buds and full of promise.
The third son disagreed; he said it was laden with blossoms that smelled so
sweet and looked so beautiful, it was the most graceful thing he had ever
seen.
The last son disagreed with all of them; he said it was ripe and drooping with
fruit, full of life and fulfillment.
The man then explained to his sons that they were all right, because they
had each seen but only one season in the tree's life.
He told them that you cannot judge a tree, or a person, by only one season,
and that the essence of who they are and the pleasure, joy, and love that
come from that life can only be measured at the end, when all the seasons
are up.
If you give up when it's winter, you will miss the promise of your spring, the
beauty of your summer, fulfillment of your fall.
Moral:
Don't let the pain of one season destroy the joy of all the rest.
Don't judge life by one difficult season.
Persevere through the difficult patches and better times are sure to come
some time
Aspire to Inspire Before You Expire!
Live Simply. Love Generously. Care Deeply. Speak Kindly.
Leave the Rest to God.
Happiness keeps You Sweet,
Trials keep You Strong,
Sorrows keep You Human,
Failures keep You Humble,
Success keeps You Glowing,
But Only God keeps You Going!
Thứ Hai, 9 tháng 10, 2006
Hoài Khúc Xua
Thế là hoàng hôn trôi đến , khoả lấp những ánh sáng mặt trời . Còn gì đây hở em … một ngày xưa buồn … một ngày mà định mệnh thật tàn nhẫn … mang em đi vào vô định . Hai mươi mấy năm của cuộc vĩnh hằng em tìm thấy gì ! …Nơi ấy có gì cho em vui chăng ….hay giây phút của cô đơn ….đầy ảo ảnh . Những chiếc lá vừa rơi chậm ..như muốn xoay theo suy tư mộng mị , huyền ảo ……đen mờ và cô tịch
Đêm nay , một mình lê bước trên vỉa hè , từng bước lạc vào khu phố xưa , nhà em kia …im lìm cánh cổng , tiếng vọng khô khan của những bước châm dậm trên đá , lặng mình hướng mắt nhìn phía xa , những ngọn đèn đường màu vàng tối lung linh như mời mọc . Thoang thoảng tiếng ru buồn của gió dưới trăng khuya… nghe lòng sâu thẳm hoang tưởng trong giấc chiêm bao .
Đêm trăng này , ta nhìn xa thẳm
Tưởng nhớ về xa thuở thơ ngây
Nhớ đôi mắt em đen lóng lánh
Như sao khuya toả ánh dưới mây
…
Ngoài kia gió vẫn còn đem sương lạnh đến .Tôi lẩm bẩm một bài tứ tuyệt , giọng ngâm ….tiếng em quen thuộc trên vườn hoa …tôi muốn quên đi ngày xưa ….quên một mảnh hồn của một kiếp người xa xôi , mắt nhìn sâu lên mây lên những ánh sao trời , rồi thoáng một câu hỏi sẽ bao giờ quên được em ….quên ngày xưa trong định mệnh , chiếc lá tình cờ rụng xuống mang những giọt nước ươn ướt . Bồi hồi buồn bã , ôi ! Có lẽ cuộc đời này luôn là chuổi bất hạnh của tôi …Đưa tay tôi vịn lấy bờ tường ngày cũ bây giờ đẫm sương tối mờ , đầy rêu phong bám chặt … thảng thốt vang trong tôi tiếng em ho …thật chậm ..ngắt khoảng …
Tôi nhớ ngày xưa bên người ấy
Dựa tường rêu vuốt đoá tường vi
Nghe tâm tư chừng như ngọc rớt
Thoảng trong tim sầu ngất lên mi
........
Bây giờ có lẽ nơi ấy xa em đang ngủ ngon …. giấc của nghìn năm không trở lại . Ôi , em ơi dòng sông tình ái xưa ấy không hề có lỗi lầm ….phải không em , chuyến đò đời này tôi không còn thấy em , đành về lại và ngủ mơ trong vùng ký ức , mắt rưng rưng nỗi niềm . Mùa đông sắp đến …không lâu nữa , tôi sẽ lại đến mộ em cài lên hoa trắng , và rơi một mối sầu ướt mộ …… Em ơi ! Thế là suốt cuộc đời này ….tâm hồn và hư mộng sẽ đem tôi đến bên em hằng đêm …Và …..
Trong giấc ngủ ước mơ tình ái
Một tình yêu dệt chữ trăm năm
Muốn được làm dòng sông vang hát
Để ru em giấc ngủ thu ngàn
.........
Đông Hòa
09.10.06
……………………………
Hà Nội Thu Về
Anh đến Hà Nội vào mùa thu
Trên phố nhìn hoa sữa hương ru
Nghe đến vội giấc mơ ngày cũ
Cõi lòng bâng quơ những ưu tư
Thu Hà Nội ba sáu phố phường
Những bước chân dường như nắng vương
Đem đến những nụ hoa , lá úa
Rơi xạc xào bên nước xanh gương
Em có biết ! Và em có hay
Từ xa anh vừa đến nơi đây
Mang hương yêu miền Nam tổ quốc
Đến Hà Hội thu tràn sắc mây
Em có đón ! Và em có mong
Một người viễn hành , tìm người mong
Tìm mùa thu Hà Nội phương Bắc
Với em vẫn trong tôi niềm thương
Đông Hòa
09.10.06
TIE^'NG QUE^HU+O+NG
Nghe Ý Lan hát bài “” Quê Hương “” , nghe Diễm Liên với “” Nhớ SàiGo``n “”, DL xin gởi một bài thơ :
TIẾNG QUÊ HƯƠNG
Là tiếng sóng vỗ mạn xuồng đêm đi biển
Cha ra khơi mùa gió bấc lạnh căm
Đời gắn chặt mãnh đất chài nhỏ bé
Mặc ngoài kia xuôi ngược,thăng trầm
Là tiếng hát, lời ru đưa của mẹ
Thưở nằm nôi vang vọng điệu ầu ơ
“” Tàu síp lê một còn thương còn nhớ
Tàu síp lê hai còn đợi còn chờ ….””
Là tiếng võng đưa buổi trưa hè kẽo kẹt
Tiếng sáo diều cao vút buổi chiều êm
Đêm gió mát tròn trăng nghe cổ tích
Ngày rong chơi chạy nhảy bước chân chim
Là tiếng thước gõ mặt bàn thầy nhịp
Thưở đến trường làm bạn giấy trắng mực xanh
Dăm ba chữ tập đánh vần bỏ dấu
O thì tròn , ô đội mũ ,dấu huyền ngang
Là tiếng râm ran lũ ve sầu mùa hạ
Hàng phượng cao lửa rực đỏ sân trường
Mùa tạm biệt viết đôi dòng lưu bút
Chuyện ngày xanh ghi đậm nét mến thương
Là tiếng “” solex “” em về vang hẽm nhỏ
Áo trắng nữ sinh sáng cả cuộc đời
Đêm thao thức làm thơ ôm mộng mị
Ngày nôn nao chờ thấy một nụ cười
Đã xa lắc xa lơ âm thanh ngày cũ
Những tiếng xưa một thưở ấm tình thương
Trời đất khách nghe như trời cố quốc
Bởi vì lòng còn vọng tiếng quê hương
Lâm hoài Thi
TIẾNG QUÊ HƯƠNG
Là tiếng sóng vỗ mạn xuồng đêm đi biển
Cha ra khơi mùa gió bấc lạnh căm
Đời gắn chặt mãnh đất chài nhỏ bé
Mặc ngoài kia xuôi ngược,thăng trầm
Là tiếng hát, lời ru đưa của mẹ
Thưở nằm nôi vang vọng điệu ầu ơ
“” Tàu síp lê một còn thương còn nhớ
Tàu síp lê hai còn đợi còn chờ ….””
Là tiếng võng đưa buổi trưa hè kẽo kẹt
Tiếng sáo diều cao vút buổi chiều êm
Đêm gió mát tròn trăng nghe cổ tích
Ngày rong chơi chạy nhảy bước chân chim
Là tiếng thước gõ mặt bàn thầy nhịp
Thưở đến trường làm bạn giấy trắng mực xanh
Dăm ba chữ tập đánh vần bỏ dấu
O thì tròn , ô đội mũ ,dấu huyền ngang
Là tiếng râm ran lũ ve sầu mùa hạ
Hàng phượng cao lửa rực đỏ sân trường
Mùa tạm biệt viết đôi dòng lưu bút
Chuyện ngày xanh ghi đậm nét mến thương
Là tiếng “” solex “” em về vang hẽm nhỏ
Áo trắng nữ sinh sáng cả cuộc đời
Đêm thao thức làm thơ ôm mộng mị
Ngày nôn nao chờ thấy một nụ cười
Đã xa lắc xa lơ âm thanh ngày cũ
Những tiếng xưa một thưở ấm tình thương
Trời đất khách nghe như trời cố quốc
Bởi vì lòng còn vọng tiếng quê hương
Lâm hoài Thi
Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2006
Cám Ơn Ca Sĩ Hát Dân Ca
Cám Ơn Ca Sĩ Hát Dân Ca
Hương Mai
Cám ơn ca sĩ hát dân ca
Cho thấy quê hương của chúng ta
Đồng ruộng phì nhiêu cò thẳng cánh
Cần Thơ thiếu nữ đẹp kiêu sa
Cám ơn ca sĩ hát sàng xê
Dạ Cổ Sáu Lầu tỉnh Bạc Liêu
Công Tử đốt tiền để nấu trứng
Thuở nào thịnh vượng một miền quê
Cám ơn ca sĩ vẫn ngâm thơ
Chiếc nón bài thơ ... Huế mộng mơ
Đền tích cổ xưa còn đậm nét
Oai hùng dân tộc thuở Âu Cơ
Cám ơn ca sĩ hát cho nghe
Tình tự quê hương thật dịu êm
Nhạc Mỹ nhạc Tàu nghe cũng chán
Điệu Hò Vọng Cổ bổng dưng mê
Hương Mai
10/07/06
Hương Mai
Cám ơn ca sĩ hát dân ca
Cho thấy quê hương của chúng ta
Đồng ruộng phì nhiêu cò thẳng cánh
Cần Thơ thiếu nữ đẹp kiêu sa
Cám ơn ca sĩ hát sàng xê
Dạ Cổ Sáu Lầu tỉnh Bạc Liêu
Công Tử đốt tiền để nấu trứng
Thuở nào thịnh vượng một miền quê
Cám ơn ca sĩ vẫn ngâm thơ
Chiếc nón bài thơ ... Huế mộng mơ
Đền tích cổ xưa còn đậm nét
Oai hùng dân tộc thuở Âu Cơ
Cám ơn ca sĩ hát cho nghe
Tình tự quê hương thật dịu êm
Nhạc Mỹ nhạc Tàu nghe cũng chán
Điệu Hò Vọng Cổ bổng dưng mê
Hương Mai
10/07/06
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2006
Trung Thu
Thứ Tư, 4 tháng 10, 2006
Thứ Ba, 3 tháng 10, 2006
Nữa Đời Hương Phấn ..Video Cải Lương Tập 1
Diễn Viên : Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh , Chí Tài, Hương Thủy, Hương Lan, Hoài Linh
HM mời các anh chị các bác xem nhe . Nếu thích HM sẽ post tiếp .
HM mời các anh chị các bác xem nhe . Nếu thích HM sẽ post tiếp .
Giâc Tinh Mua Thu
Mưa thu đêm nay về giăng mây
Trên hoang vu ai lời hát say
Chìm theo giấc mộng ru mài miệt
Ôi , thiết tha nào chìm khói bay
Mưa thu năm xưa ta quen nhau
Đôi chân vu vơ lời gởi trao
Những câu tình ý nghe thật ngọt
Những nhớ thương để lòng xôn xao
Gió ru ngàn lá về bên thềm
Gió trao ngàn áng mây về bên
Gió đưa lời ru say che vội
Cho người yêu về thôi buồn tênh
Mưa thu đêm nay tình hai lối
Ai đi trong mưa , ngày chia
phôiGiờ thôi vắng xa trên bến đợi
Giờ thôi đành cách xa muôn đời
Đông Hòa
03.10.06
Trên hoang vu ai lời hát say
Chìm theo giấc mộng ru mài miệt
Ôi , thiết tha nào chìm khói bay
Mưa thu năm xưa ta quen nhau
Đôi chân vu vơ lời gởi trao
Những câu tình ý nghe thật ngọt
Những nhớ thương để lòng xôn xao
Gió ru ngàn lá về bên thềm
Gió trao ngàn áng mây về bên
Gió đưa lời ru say che vội
Cho người yêu về thôi buồn tênh
Mưa thu đêm nay tình hai lối
Ai đi trong mưa , ngày chia
phôiGiờ thôi vắng xa trên bến đợi
Giờ thôi đành cách xa muôn đời
Đông Hòa
03.10.06
Thứ Hai, 2 tháng 10, 2006
Mai Phương Thúy .17th Semi in Miss World 2006
Các bác nam nhi ơi vào coi nè ..
Bấm vào ARROW ở giữa nhe các bác .
Bấm vào ARROW ở giữa nhe các bác .
Phượng ...Kỹ Niệm Hoc Trò
Các anh chị, các bác xem Video kỹ niệm học trò nhe .
Bấm vào Arrow ở giữa nhe .
Bấm vào Arrow ở giữa nhe .
Tâm Tinh Ha Noi
Chiều nay , bước chân về thủ đô
Hà Nội ơi ! Thương nhớ vô bờ
Nhớ phố phường chiều thu mưa rắc
Bên hiên nhìn thoáng lòng bơ vơ
Nghe hồn vắng xa , nhớ ngày nào
Cùng bên em ,tình ta gửi trao
Dưới ánh trăng mơ màng thanh giọng
Em hát lời quan họ thanh tao
Chơi vơi nghìn sao theo ngọn gió
Xa xôi giăng mắc như ánh đèn
Tựa cung hằng nơi đâu trong mộng
Kề vai ru hồn theo giấc tiên
Hà Nội ! Tiếng kêu giữa tim người
Mơ huyền và ngất ngây trên môi
Lịm ngọt lời nào không kể xiết
Tha thiết trong lòng như êm trôi
Đông Hòa
02.10.06
HÌNH ẢNH MÙA THU
THU NAY VÌ ÐÂU NHƠ' NHIÊ`U...
Mơ`i Quý Vị vào xem mô.t sô' hình ảnh mùa thu qua ô'ng kính ÐTP dươ'i đây:
1. Mùa Thu tại Canada:
http://www.pbase.com/tamlinh/the_fall_and_canadian_thanks_giving_2004
(Mùa Thu 2004 Canada)
http://www.pbase.com/tamlinh/fall_chrysanthemum
(Hoa Cúc Mùa Thu 2003)
http://www.pbase.com/damduong/mua_thu_canada__2001
(Mù Thu Canada 2001)
2. Hô.i Hoa Ðăng tại thành phô' Toronto:
http://www.pbase.com/tamlinh/toronto_lantern_festival
(Hô.i Hoa Ðăng)
Cheers!
ÐLX
Lá Đổ Muôn Chiều
Vài bài Thu Ca gửi đến các bạn.
http://www.freewebtown.com/ovvo/ladomuonchieu.htm
Xin xem bằng Internet Explorer
VĐ
Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2006
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)