Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2006

TĨNH VỚI ÐỘNG VÀ ÐÔNG VỚI TÂY

Bác Đồ Lãng Xẹt (tiếu hiệu của nhà giáo Đàm Trung Phán) ngòai tài chụp ảnh, làm thơ, viết văn còn là một người sống nhiều với tâm linh (thiền giả). Bài sau đây ĐKG vừa nhận được của bác sau ngày ở VN về, xin đăng tải để các bác thưởng lãm.
Nhân tiện ĐKG xin lập lại các địa-chỉ hình mà bác ĐLX chụp trên đường từ Bắc vào Nam đã gây nhiều xúc động cho người xem:


http://www.pbase.com/bac_ninh/viet_nam_an_expatriates_album
(Viet Nam quê hương tìm lại)
http://www.pbase.com/bac_ninh/ha_noi (Ha Noi)
http://www.pbase.com/bac_ninh/sapa (Sapa)
http://www.pbase.com/bac_ninh/bac_ninh (Bac Ninh)
http://www.pbase.com/tamlinh/mini_reunion_2006
(Họp bạn tại Saigon - Nhóm SV Colombo Plan VN du học Úc Đại Lợi)
http://www.pbase.com/bac_ninh/ha_long (Vịnh Hạ Long)
http://www.pbase.com/bac_ninh/tam_coc_and_ha_dong (Tam Cốc, Hà Ðông)
http://www.pbase.com/bac_ninh/hue (Huế)
http://www.pbase.com/bac_ninh/hai_van_and_hoi_an (Ðèo Hải Vân, Hội An)
http://www.pbase.com/bac_ninh/nha_trang (Nha Trang)
http://www.pbase.com/bac_ninh/da_lat_nam_cat_tien (Ðà Lạt, Nam Cát Tiên)
http://www.pbase.com/bac_ninh/saigon (Saigon)



TĨNH VỚI ÐỘNG VÀ ÐÔNG VỚI TÂY
Ðàm Trung Phán


Tôi từ Việt Nam trở về lại Canada đã ba tuần rồi . Ðã mấy lần tôi định ngồi xuống để ghi lại đôi dòng tình cảm mà lại “chưa có cơ duyên”.

Sáng nay, mặc dù trời đang tuyết rơi, tôi mặc quần áo cho thật ấm để đi bộ ra cái công viên mà trong mấy năm nay tôi vẫn thường đi bách bộ hàng ngày. Tới tuổi đã già, mỗi lần mà tôi “được” đi bộ, cái thân tứ đại trên sáu bó của tôi nó “chịu” lắm và muốn reo lên trong đầu óc của tôi . Ðã hơn 20 năm nay, tôi bị cái bệnh “chân phẳng” (flat foot) nên tôi phải đi đôi giầy “hiking boots” như đôi giầy nhà binh và phải có một miếng nệm đặc biệt (inserts) sỏ vào trong giầy, có như vậy tôi mới đi bộ được mà không bị đau lưng. Tuổi già nó hay hành hạ cái thân thể của tôi lắm cơ nên tôi hay phải “giữ ý, giữ tứ” để được yên thân .
Thây kệ trời tuyết, thây kệ phải mặc quần áo mùa đông rất nhiêu khê, thây kệ phải đi giầy và buộc giây rất là lỉnh kỉnh, thần thể và tâm hồn tôi chúng rất cần phải ra đi để mà “đi trong gió lạnh”! Ði để cho máu huyết lưu thông điều hòa và cho cơ thể được hoạt động cho đỡ rã rời. Ði để hồn tôi tìm được cái Tĩnh trong không gian vắng lặng và khoáng đãng.
Các hè phố (sidewalk) nơi tôi ở mấy hôm nay tuy trông vẫn như vậy nhưng lại có nhiều cái bất trắc của mùa đông. Có những khúc đường tôi thấy có một làn tuyết mỏng, tôi “ngây thơ” bước trên tuyết và bất thình lình, tôi mất thăng bằng và trượt chần muốn ngã. May mắn là tôi chẳng làm sao, chứ nếu không thì thật là “ê đít đến tê mông” mất! Tôi đâm ra “khôn hơn” nên cứ kiếm chỗ nào có tuyết giầy và gập ghềnh mà đi nhưng luôn luôn phải nhìn xuống chỗ mình đang đi để mà tránh cái việc “vồ ếch”! Trong lúc đi bộ trên tuyết này, tôi liên tưởng tới Ðà Lạt, xứ của Thung Lũng Tình Yêu mà tôi đã thăm viếng đầu năm nay. Ôi chao, phong cảnh Ðà Lạt đẹp làm sao, khí hậu thì tuyệt trần đời đối với dân phải sống tại xứ lạnh như tôi. Tôi nhớ tới chợ Ðà Lạt, nhớ những rừng thông, những cây hoa đẹp, nhớ tới khách sạn nơi chúng tôi ở trên đường Bùi Thị Xuân, và nhớ nhất cái khí hậu tốt lành của Ðà Lạt. Tôi cũng còn nhớ đến già cái vỉa hè của đường Bùi Thị Xuân: chỗ cao, chỗ thấp, các lỗ hổng trên nắp cống mà người đi bộ có thể vấp phải hay lọt chân vào để mà trẹo chân hay gẫy chân dễ như không. Trời đã phú cho người đời một thành phố với nhiều ưu điểm như vậy mà tại sao người ta lại có thể chểnh mảng một cách “bất cần đời” như vậy nhỉ? Hóa ra cái vụ an toàn (safety) của người dân không được “người cầm quyền” coi trọng hay sao? Trong ngành công chánh tại Canada, điều mà chính quyền địa phương quan tâm nhất là sự an toàn cho người dân nhất là cho những người đi bộ trên các hè phố. Trong những tháng mùa đông, các gia chủ và chiính quyền có bổn phận phải xúc tuyết, trải muối trên các “sidewalks” và các “driveways” (đường vào chỗ đậu xe, garage) để người đi bộ được an toàn. Hóa ra, tính mạng của người dân trong một nước dân chủ, công bằng và văn minh mới “có quyền” được chính phủ thực sự để ý đến chăng?

Tôi tiếp tục đi bộ và khi vào đến công viên, một ông già đang “dẫn chó đi chơi” tươi cười nói với tôi:
-Trời không đến nỗi xấu lắm, phải không ông?
Tôi trả lời:
-Ít nhất là cũng mới chỉ có - 2 độ C mà thôi! Thế ông thường hay dẫn chó đi bộ lắm sao?
Ông ta tươi cười:
-Cái đứa “cháu” này nó đâu có để cho tôi ngồi yên trong nhà cho nên “hai ông cháu” chúng tôi bèn lội tuyết mà đi bộ ra đây!
Tôi đã từng gặp cặp ông bà già này dẫn chó và 2 đứa cháu đi tản bộ trong cái công viên này trong vòng hai năm qua và mỗi lần gặp tôi, ông bà thường hay hỏi:
-Ông mạnh giỏi?
Lần này, cả ông và tôi cùng “cháu Khuyển” của ông đi chung với nhau một đoạn đường . Ông cho biết năm nay ông ấy đã 76 tuổi và cả hai ông bà còn khỏe mạnh.
-Tôi về hưu đã lâu rồi. Tụi tôi đã mua một căn nhà (condo) tại Florida trước khi tôi về hưu, nhà rất gần bãi biển. Tụi tôi đã thường về Florida sống trong những tháng mùa đông nhưng trong 2 năm vừa qua, tụi tôi không về Florida nữa vì rằng một số bạn già của chúng tôi đã mất, vả lại tụi tôi lại có 2 đứa cháu ngoại đang sống tại Canada. Chúng tôi không phải lo gì về tài chánh hết. Chúng tôi chỉ cầu mong có sức khỏe tốt để sống an lành với con cháu mà thôi! Về già, phải sống xa với con cháu, chúng tôi thấy nhớ chúng lắm!

Ông kiếu từ để “dẫn cháu Khuyển” về nhà và tôi tiếp tục tản bộ trên con đường đi bộ đã được chính quyền địa phương ủi tuyết và giải cát cho đỡ trơn. Kể từ ngày tôi về hưu non, tôi vẫn thường vướng mắc với ý nghĩ: sau khi vợ chồng chúng tôi đã cùng về hưu hết, liệu chúng tôi sẽ ở đâu trong những tháng mùa đông? - Canada, Mỹ, Nam Mỹ hay Việt Nam? Chả là vì cái thân xác của chúng tôi đã “ớn cái nàng tuyết Canada” lắm rồi . Cơ thể tôi nó muốn tìm một nơi nào ấm áp để đỡ bị nhức mỏi ở đôi chân và lâu lâu trên đôi cánh tay. Theo giới y học, tôi được biết rằng vì tôi sinh ra trong một xứ nhiệt đới, cơ thể nó đòi hỏi có được nhiều ánh nắng mặt rời mà ở Canada thì hầu như 7 tháng trong một năm là chúng tôi phải mặc quần áo ấm rồi nên nó mới ra như vậy! Ngoài ra, cơ thể của tôi còn “thích được chẩy mồ hôi” lắm. Những lần “được chẩy mồ hôi” như vậy, tôi cảm thấy rất dễ chịu và tôi có cảm tưởng giống như là khi còn trẻ mà tôi “được gặp người yêu mà không cãi nhau” vậy! Năm nay, trong 1 tháng về sống tại Saigon, tôi đã “được chẩy mồ hôi rất thoải mái” như ý cơ thể tôi muốn. Khổ nỗi là trong cái “được chẩy mồ hôi”, tôi lại phải chống đỡ với cái “bị”: nếu nằm ngủ mà không có máy lạnh hay quạt máy thì tôi có thể “được” thức luôn đến sáng vì cơ thể tôi “bị” cái nóng nó hành hạ!

Tôi đã kiếm ra được nhiều hình ảnh của quê tôi và Hà Nội mà tôi vẫn còn chứa đựng trong tiềm thức sau hơn nửa thế kỷ nhưng tôi cảm thấy thất vọng vì những hình ảnh của ngày xưa trong trí nhớ và hình ảnh thực sự của ngày nay nhiều lúc chẳng giống nhau một chút nào hết. Tôi còn bị cái ồn ào, náo động, cái đông đúc của xe gắn máy, cái ô nhiễm môi trường của Hà Nội, Saigon ... làm tôi cảm thấy ngột ngạt, bất an, đau họng và ho xù xụ. Tôi đã “được” quan Tào Tháo “viếng thăm” 3 lần và có lần “ngài” rượt tôi trong 2 ngày liền mà uống trụ sinh chẳng khỏi và tôi đã nghe theo lời khuyên của người nhà, tôi nốc vài viên thuốc ta là xong ngay. Tôi đã tiễn chân “Quan Tào” và long trọng dặn dò ngài:
-Ngài ơi, ngài ở (nhà ngài!), đừng về (thăm ngộ làm chi)!

Chung quy chắc tại là vì cơ thể của tôi đã quen với nước uống và nếp ăn uống tại xứ lạnh phương tây, nay về thăm phương đông, nó đang cố gắng cải tiến trong những cái “sửa sai” chăng?

Tôi đã được hưởng những tình cảm đầm ấm của họ hàng nhất là được nghe cách xưng hô rất thân thương và độc đáo của người Việt - có một không hai trên thế giới này. Tôi cảm thấy tôi đã tự “móc nối được” giữa quê hương cội nguồn Việt Nam với chính tôi kể từ lúc tôi xuất ngoại 44 năm về trước.Trong chuyến về thăm quê hương này, tôi đã kiếm ra được rất nhiều thứ mà trong ký ức tôi nó cứ “ấm ức phải kiếm cho ra”! Vâng, tôi đã kiếm được nhiều thứ, giả dụ như căn nhà của cha mẹ tôi tại Bắc Ninh và Saigon nhưng tôi cảm thấy buồn não nề vì chúng không còn giống như ngày xưa nữa chả là vì người chủ nhà vì mạng sống đã phải bỏ ra đi biền biệt để rồi cuối cùng cũng chẳng còn có thể trở về thăm lại trước khi lìa đời! Phải chăng là chính bản thân tôi đã thay đổi rất nhiều cũng như cuộc sống trên trái đất này cũng đang thay đổi nhưng những hình ảnh tồn trữ trong trí óc của tôi không hề thay đổi? Dù sao chăng nữa, sau khi tôi đã “tìm được” những thứ mà tôi hằng lùng kiếm, cho dù tôi có ít nhiều thất vọng, buồn phiền nhưng tôi lấy lại được cái yên vui trong lòng trong một thời gian ngắn. Thôi nhé, từ nay tôi sẽ chẳng còn bận tâm đi tìm kiếm làm chi cho mệt cái thân xác già nua này nữa và tôi sẽ an nhiên tự tại sống với chính tôi và gia đình chúng tôi tại một phương trời hải ngoại xa xôi. Tại miền quê hương “đất lạnh tình nồng” này, tôi cảm nhận thấy rằng các con cháu chúng tôi đang và sẽ sống bình an hơn chúng tôi hồi còn trẻ ở Việt Nam và hy vọng rằng chúng luôn luôn nghĩ tới cội nguồn Việt Nam.

Hôm nay, tôi ngồi trong căn phòng tĩnh mịch để mà viết lách sau khi đã đi bộ về. Trời bên ngoài vẫn còn đang có tuyết rơi, tôi thấy tôi rất an nhàn, vui vẻ và tôi đã trở về lại được với cái Tĩnh của nội tâm tại miền “đất lạnh tình nồng”này. Mặc dù cho trời có lạnh, cái khí hậu giá lạnh này chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới phần thân xác nhưng trong phần nội tâm, tôi thấy an tịnh, thoải mái “được” sống với con người đích thực của tôi, trái ngược hẳn với cái động, cái ồn ào, náo nhiệt của những thành phố lớn bên Việt Nam.

Ông bạn già người Ðức mà tôi gặp sáng nay đã vô hình chung “chỉ đường dẫn lối cho tôi đi”: trong tuổi già, cha mẹ muốn ở gần với con, với cháu và rất ngại phải đi du lịch xa nhà. Về già, phần tinh thần của con người có khuynh hướng tìm kiếm cái Tĩnh hơn là cái Ðộng và phần này quan trong hơn là cái khổ cực của thân xác.

Trong chuyến về thăm lại quê hương, tôi thường hay có những giây phút nghĩ tới cháu nội và các con của chúng tôi. Con gái chúng tôi đã nói:
-Con mong mẹ về từng ngày để con báo tin là con đã có bầu!

Nghĩ đến con, cháu của chúng tôi, chúng tôi thấy gia đình mình thật là may mắn khi tôi chợt nghĩ đến những đôi mắt ngây thơ, trong sáng nhưng đã nhuốm phần ưu tư của các cháu bé mồ côi sống trong các trại mồ côi mà chúng tôi đã có cơ duyên tới thăm tại Huế, Ðà Lạt và Saigon. Lại do một cơ duyên nữa (mà giới tâm linh tây phương mệnh danh là “insights”), chúng tôi đã gặp Huệ Thi tại Ðà Lạt. Thi là một phụ nữ Việt Nam đã lập gia đình tại Bắc Âu và đã vượt biên lúc 9 tuổi sau khi thân phụ qua đời trong trại cải tạo.Tuy sống tại hải ngoại đã nhiều năm và kết hôn với một người Bắc Âu, Huệ Thi nói và viết tiếng Việt rất rành. Huệ Thi đã hăng hái đi theo chúng tôi đến thăm một trại mồ côi tại một ngôi chùa ở vùng Ðà Lạt. Trong khi vợ chồng chúng tôi còn đang bận rộn nói truyện với Sư Bà, Huệ Thi đã nhanh nhẩu vào phòng để bồng bế 2 cháu mồ côi . Các cháu khác, vì thiếu tình cha mẹ nên thay phiền nhau đòi Thi và nhà tôi bồng bế các cháu trong khi đó tôi còn bận việc chụp hình, quay phim.

Sau khi vợ chồng chúng tôi đã tặng nhiều hộp mì, bánh, kẹo và trao tặng ít tiền cho nhà giữ trẻ trong chùa, tôi phải đi kiếm Huệ Thi vì lúc này Thi đang “bận việc bồng bế” trong một căn phòng khác. Huệ Thi đã bịn rịn trong lúc chia tay cùng các cháu bé. Buổi tối hôm đó, Thi tới khách sạn chúng tôi để tặng chúng tôi vài tấm hình mà ông xã của Thi đã in ra. Ðằng sau mỗi tấm hình là một bài thơ mà Huệ Thi đã viết chớp nhoáng và tôi thích nhất bài thơ này của cháu Thi:

EM BÉ MỒ CÔI

Số phận mồ côi ánh mắt buồn
Tình thương thiếu vắng, giọt lệ tuôn.
Vòng tay âu yếm nào đâu biết
Ðau xót cho em mất cội nguồn.

Huệ Thi
Jan.7, 2006
Ðà Lạt


Một số gia đình Canadian đã có con nuôi gốc Việt, các cháu trông rất hồng hào và khỏe mạnh. Một bà mẹ nuôi đã đưa cho chúng tôi một số tiền để “nhờ ông bà về Việt Nam mua thực phẩm cho các cháu trong một trại mồ côi dùm tôi. Nếu con gái Mai Anh của tôi được ăn uống đầy đủ, tôi cũng mong giúp một số các cháu mồ côi một phần nào tại Việt Nam”! Một gia đình khác đã tâm sự với tôi:
-Vợ chồng chúng tôi cảm thấy áy náy mỗi lần thấy cháu Liêm không nói được tiếng Việt và không được sống với văn hóa Việt Nam. Có cách nào ông bà giúp gia đình chúng tôi được không?

Xin mời quý độc giả vào xem trang hình ảnh của các cháu mồ côi tại Việt Nam và tại Canada để thấy một số các bà mẹ gốc Canada mặc áo dài Việt Nam trong bữa tiệc ngày Tết mà nhóm này thường tổ chức hàng năm cho gia đình và các con nuôi của họ:


http://www.pbase.com/tamlinh/families_with_children_from_vietnam

http://www.pbase.com/tuthien


Chúng tôi giống như những cây cối đã về già và đang bám rễ khá sâu vào miền quê hương thứ hai này rồi. Chúng tôi vui vẻ đón nhận nơi này làm quê hương để sống yên ổn trong mái ấm gia đình và để chờ một “chuyến bay” đưa chúng tôi về với quê hương cội nguồn của ngàn thu. Tôi chỉ hy vọng rằng khi đó con cháu của chúng tôi sẽ không cảm thấy buồn rầu về chuyến đi này bởi vì rằng hồn tôi sẽ thật sự được trở về với cái Tĩnh nguyên thủy của nó và tôi xin để lại trên Cõi Tạm này tất cả cái động của Tây Phương và cái động của Ðông Phương.

Ðàm Trung Phán
Mississauga, Canada
March2, 2006

25 nhận xét:

viet nói...

Bác ĐLX viết bài này hay quá.
Bác đã tìm lại được và bác cũng đã gột bỏ được một số những vướng mắc ... " tâm linh " , và tìm được hướng đi tới .
Quê hương là đâu ? Hình như trong 1 topic gần đây " No' " có than thở là bác ĐLX còn có chỗ dể tìm về, còn " Nó " thì không có chỗ đề trở về .
Về phần VĐ thì sanh ở ngoài Bắc , lớn lên trong Nam và chưa bao giờ nhìn thấy những gì phía Bắc của Mũi Né Phan Rang , và miền Nam xa nhất chỉ đến bến Ninh Kiều. VĐ có một mường tượng về quê hương thu gọn trong những kỷ niệm thuở học sinh, bạn bè , quê hương là những quán café ven đường, là ngõ hẻm tiêu điều mái tôn dột nhà thằng bạn, con đường có hàng me cao những buổi đi " cua gái " tóm lại là những kỷ niệm ...
Những năm đầu trên xứ người, VĐ nhớ quay quắt cái quê hương bò túi đó. Gần 20 năm sau, quay trở lại, VĐ cũng chỉ quanh quẩn đi tìm lại những hàng càfé ven lộ, những con lộ có hàng me cao, những ngõ xóm ngoằn nghoèo của cái không gian hạn hẹp xưa ...Nhưng tất cả đã hoàn toàn khác hẳn, ngay từ tình cảm bạn bè mày tao năm xưa nay cũng hơi chút ngượng ngập ...
Cái quê hương mình hằng tưởng tượng, đã mất hẳn như tuổi trẻ đã qua rồi. Sau lần đó VĐ cũng về nhiều lần, thấy những thay đổi nhiều hơn về con người và hình ảnh , thay đổi nhanh không ngờ, cái "quê hương" đó lại càng lúc càng xa.

Ðồ Lãng Xẹt nói...

Bác ÐKG :

Cám ơn Bác đã có nhã ý post lên Web dùm tôi bài viết này - Bài này "được thai nghén" từ lúc ở VN nhất là lúc mà Bà Cai và tôi ngồi trên ghế đá bên bờ hồ của Thung Lũng Tình Yêu. Phong cảnh rất nên thơ trong cái bối cảnh của Thiền. Tôi ngồi bên bờ hồ có vợ hiền và miệng... ăn mực nướng. Ôi chao là hữu tình và ... chắc bụng! :))

Tôi gọi nơi đó là Thung Lũng An Tịnh vì ở tuổi 6 bó của tôi bây giờ, tôi đi tìm cái Tĩnh . Tôi rất "hãi" chữ "Tình Yêu", chắc là hô`i còn "son trẻ" (nay trở thành ... trai già! hi hi!), tôi hay "bị tình iêu" nó hành lắm: nào là "tại sao mà bây giờ mới đến, chậm mât 5 phút của người ta, làm người ta phải đợi", nào là "em giận anh lắm đây, tối hôm qua tại sao không nói truyện với em cho nó dài dài một chút"... Trời đất quỷ thần ơi, "người ta" tới chậm vì đường xe điện ngầm nó bị kẹt, "người ta" không nói truyện lâu được vì ngày mai phải nộp cái bảng vẽ cho nhà trường và "người ta" đang chổng mông lên mà vẽ trên cái drafting board ... "Người ta" bị trầy da tróc vẩy với "tình yêu" rồi.
Rất là may mắn, Bà Cai đã đến đúng lúc, kíu ÐLX tôi ra khỏi những cái "tình yêu một chiều và độc đoán này"! Thà rằng ở "trong tù" của Bà Cai Tù còn hơn ở trong la^u đài của X.Y, Z (Tôi "phát hiện" ra câu này sau khi đọc nhiều các "khẩu hiệu đỏ" rỗng tuếch trong chuyến đi vừa qua!).

Chuyến về thăm quê hương vừa rồi đa~ mang lại cho tôi khá nhiều những "close encounters" của các hiện tượng tâm linh - Bà Cai và tôi đã nói truyện được với những ngu+ơ`i đã qua đời qua vụ Gọi Hồn . Chúng tôi đã có cái may mắn được bố mẹ hai bên và rất nhiều người thân thuộc đối thoại qua miệng lưỡi của cô đồng tên M. từ Hải Phòng lên nhà bà con chúng tôi tại Hà Nội . Tất cả những gì mà bên Phía Bên Âm nói đều hoàn toàn đúng sự thật và chỉ những người trong cuộc mới biết rõ cái sự thật đó mà thôị- Lấy một thí dụ: một cụ tổ 4 đời của Bà Cai nói con cái phải cúng cụ vào ngày mùng 2 tết mỗi năm. Ngày hôm sau, em họ của BN lấy gia phả ra xem thì thấy có ghi là cụ mất vào ngày mùng 2 tết - Mẹ tôi nói với tôi rằng tôi đã bị quá "vất vả" trong "cuộc tình duyên" trước và cụ quay qua BN rồi no'i:

- Mẹ cám ơn BN đã mang lại hạnh phúc cho P trong cuô'i đời . Các con hạnh phúc thì Mẹ mới vui! Mẹ thường hay về thăm P lắm đấy!

Tôi chỉ biết ngồi khóc mà thôi vì tôi vẫn hằng mong ước được gặp lại Mẹ tôi . Lúc Mẹ mất, tôi mới 13 tuổi. Mất mẹ là mất cả bầu trời . To^i ước ao được gặp lại Mẹ tôi cho dù tôi có phải chết sớm 5 hay 10 năm! Nay được nghe lời Mẹ nói, to^i mư`ng quá nên lệ tuôn trên má lúc nào không hay . Tôi sẽ viết bài vê` Gọi Hồn để trình làng sau .

Chúng tôi thuê khách sạn 9 ngày trên đường Bùi Thị Xuân tại Ðà Lạt. Một buổi sáng sớm tôi ra phố mua xôi lạc (món "tủ" của tôi, sáng nào cũng ăn sáng bằng "xôi đậu phụng"), tôi thấy 3 cô nữ sinh ăn mặc đồng phục: áo dài và quần trắng cộng thêm cái áo len mầu đen . Trời đất, trông sao mà giống hình bóng cu?a người TV xưa của tôi quá . Thật bô`i hồi, thật xúc động . Tôi hỏi các cháu học trường nào ?

- Tụi con học trường Bùi Thị Xuân!
- Thê' trường BTX ở đâu hở các cháu ?
- Dạ ở trên đường BTX. Bác cứ đi tha(?ng đường này, bác sẽ thấy trươ`ng BTX ở phía bên phảị

Sáng hôm sau, theo lời chỉ dặn của các nữ sinh kia, tôi đi bộ tới trươ`ng BTX mà chị tôi (dì của 2 con trai tôi) đã dậy ở trường này vài năm . Một động lực nào đã đưa to^i tơ'i gặp Bà Hiệu Trưởng và tôi giới thiệu:

- Tôi là 1 nhà giáo dậy bên Canada, nay đã về hưu . Chị tôi ngày xưa cũng đã dậy tại trường BTX . Thưa bà HT, bà có biết chị tôi không?
- Thế bà chị ông tên chi, GS?
- Chị tên là TTND.
- Trời ơi, cô D. dậy tôi hồi tôi học lớp 9 tại đây! THế cô D. bây giờ đang sống tại đâu ?
- Chị tôi sang định cư tại Canada nhưng mất đã gần được 1 năm rồi !
- Cô D. hiền lắm, ở đây cũng có 1 GS, ông ấy hay nhắc đến cô D. lắm đa^'y!

Tôi xin phép được chụp hình ngo^i trường và kiếu từ . Trường BTX quả là đẹp và dễ thương như các cô nữ sinh BTX vậy .

Tối hôm đó, tôi mơ ngủ thấy Chị D. và Mẹ tôi (hai người chẳng hề quen biết nhau trong lúc sinh thời) ngồi trong 1 cái xe Van. Tôi mơ thấy y chang trong 3 lần khác nhau trong đêm hôm đó . Tôi linh cảm thấy rằng Chị về báo mộng cho tôi . Mẹ to^i có mặt trong giấc mơ là để "confirm" viê.c báo mộng . Mà bie^'t đâu đó, trong 1 tiền kiếp nào đó cả chị, mẹ tôi và tôi đều đã là "họ hàng" thì sao ?

Ở VN, tôi thấy quá nhiều cái "Ðộng" trừ khi tôi ngồi trên boong tầu tại Vịnh Hạ Long, đi bộ xem thắng cảnh tại Sapa , đi thăm các lăng tẩm ở Huế, "đi lạc vào Thung Lũng Tình Yêu" và đi thăm Thiền Viện Trúc Lâm tại Ðà Lạt . Rất khó cho tôi viết lách được gì vi` cái ồn ào, đông đúc của xe cộ, cái nóng của thời tiết ... Canada tuy có cái giá lạnh nhưng tôi lại ti`m vê` được với cái "Tĩnh" của tôi . Chỉ ở trong cái "Tĩnh" tôi mới tìm được chính tôi và cảm nhận đê? mà ghi chép được những gì mà tôi đang viết cũng như là trong bài viết mà Bác ÐKG đã post dùm tôi .

Vài lời "xa lộ"! :)))

ÐLX

Đồ Khỉ Gió nói...

Bác ĐLX,
Nhiều khi mình ở chỗ Tĩnh mà không yên mà nhiều khi mình ở chỗ ồn ào (Động) mà nghe như trầm lắng. Tất cả chỉ là trong Tâm mà thôi !.
Đi tìm Tĩnh chuyện đầu tiên là đọan tuyệt với cái Phiền não, cái Vấn vương, cái Vọng động, cái Lo lắng.. trong Tâm mình...nó đến từ khắp nơi, từ Quá Khứ, từ Môi trường Sống Hiện tại, từ Tham Vong tương lai...vv...
Chặt đứt tất cả các gút mắc này Tĩnh không cần tìm cũng sẽ đến....sẽ siêu thăng bay bổng và thành Phật vì Tâm tức là Phật.

Bác đi chùa thường cũng biết 2 trong 4 câu kệ các phật tử thường tụng trước khi tan lễ là :
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
tức là :
Nguyện độ chúng sinh mênh mông
Phát tâm thệ nguyện dứt lòng phiền ưu
(đkg)

Xem vậy Phiền Não là đầu dây mối nhợ của cái Động mà chúng ta đối diện hằng ngày .

nttn nói...

Co' ne^n "mo^.t la^`n ddo^'i die^.n" hay kho^ng?

No' nghi~ ddo' la` tu`y o+? tu+`ng mo^~i ngu+o+`i chu'ng ta ...

Ne^'u ai kho^ng co`n ca?m tha^'y ca^`n nu+~a va` dda~ co' ddu+o+.c cho mi`nh mo^.t ca'i "closure" ro^`i thi` dda^u co`n ca^`n ...

Co`n vo+'i nhu+~ng ngu+o+`i chu+a co' ddu+o+.c ca'i "closure" ... va` trang sa'ch ddo' va^~n chu+a co' mo^.t ddoa.n ke^'t ... ne^'u kho^ng ti`m ddu+o+.c "closure" vu+`a y' thi` suo^'t ddo+`i va^~n se~ bi. a'm a?nh ma~i ma~i ...

Cho ne^n ddo^'i vo+'i rie^ng No' ... No' va^~n mong co' mo^.t la^`n ddo^'i die^.n ... kho^ng nhu+~ng chi? vo+'i ca'i qua' khu+' o+? VN cu?a No' ... ma` ga^`n nhu+ chuye^.n gi` trong ddo+`i No' ma` chu+a co' ddu+o+.c "closure" ... No' cu~ng ti`m ca'ch dde^? co' ddu+o+.c "mo^.t la^`n ddo^'i die^.n" la.i ... dde^? ro^`i ti`m ca'ch ... ddo'ng cu+?a mo^.t la^`n cho xong ... ro^`i tie^'p tu.c ddi ...

No'

nttn nói...

Xi' que^n ... co`n mo^.t ca^u nu+~a ...

Ru+'a cho ai lo+~ co`n no+. No' ca'i gi` ... ti`nh hay tie^`n gi` ddi nu+~a ... watch out ... co' nga`y se~ tha^'y No' lu` lu` ddu+'ng tru+o+'c ma(.t ddo`i no+. ddo' nhe' ... :)

No'

Đồ Khỉ Gió nói...

Bác nào có "ân óan nợ nần" với Nó thì nàm ơn lên tiếng dùm, kẻo để bị hăm he kiểu này thì thật là phiền não và khó ngủ quá...Nợ tình mà bỏ đi như dzầy chắc là Khách-Qua-Đường quá ! Bác KQĐ ơi thương chúng sinh nhận dùm cho vậy :))).

nttn nói...

ehehehe ... người ta nói là có tật mí giật mình cái đùng ... dzị mà hổng biết sao Nó mới "hô" nho nhỏ thôi mà đã thấy bác DKG "cái ĐÙNG" gùi ... :)

Hổng biết có phải là tại còn nợ từ kiếp trước ??? Hay là định trả nợ trước cho kiếp sau luôn để rùi bác hổng bao giờ đụng đầu mí Nó nữa ...

Nói dzị chứ Nó hiền khô à ... hổng biết "đòi" gì cả ... chỉ biết "vòi" thôi á ... =)

viet nói...

Áy dza !
Bị " đòi " thì dễ tính , hoặc dốc túi trả ngay hoặc co giò quất ngựa truy phong .
Chứ còn bị " vòi " thì không dễ gì tính ngay được đâu .

nttn nói...

Dạ thì đó ... biết thế cho nên có thèm đòi đâu nè ... chỉ "vòi" thôi à ... Nó mà ... :)))

viet nói...

Hmmm Đang ra` lại " bộ nhớ " xem có thiếu Nó điều gì không ?

Dạo này VĐ bị sao đó, quên trước quên sau . Mà cái gì quên thì khỏi tính hén .

nttn nói...

Dạ hổng sao đâu anh vt ... anh quên trước ... còn Nó nhớ sau ... có gì Nó nhắc cho anh mà ... đừng có lo :)

viet nói...

:) Không sao. Có lấy có trả , Nhưng vì bị lú lẩn nên phải có sổ sách giấy tờ văn kiện .. hay là " chiếc lá vàng " làm bằng chứng ... thì tiệm cầm đồ mới giải quyết .:)))

nttn nói...

à há ... hổng lo ... mùa Thu năm ngoái Nó đi "chụp" được nhiều chiếc lá vàng lắm ... vậy có đủ "chứng" chưa ????

viet nói...

:) Mùa Thu năm ấy ...Hình như VĐ đã viết 1 đoạn văn về " Chiếc Lá chưa phai " đăng trong đây rồi thì pha?i ...

Hahaha tìm ra rồi :

http://cvatoronto.blogspot.com/2005/11/chic-l-cha-phai.html

Vậy đó mà mùa Đông sắp hết .

KQĐ nói...

Chào các bác, dạo nì bận bịu quá, KQĐ chạy cùng đường tứ phương không ghé thăm các bác thường xuyên được . Thông cởm hỉ .

Mừng bác LX về lại quê hương thứ hai bình yên và nguyên vẹn :-)). Bác nghen, bác "đem con bỏ chợ" rứa đó, để hôm nào tính nợ mí bác nghen!
Xem hình ngắm cảnh cũ mà lòng xao xuyến bồi hồi . Cảnh cũ bi chừ về thăm chắc KQĐ sẽ không nhận ra quá . Cái gì cũng thay đổi, bạn bè người thân đâu còn lại bên nớ bao nhiêu . Quê hương chẳng biết còn gì lưu dấu để nhớ để thương hay chỉ là kỷ niệm xa xưa ...

Bác ĐKG có kí chi thì khai thiệt như "nó" "chỉ trúng tim đen" đó . Hà hà . KQĐ có là "cố nhân" của "nó" thiệt nhưng "chẳng nợ nần gì nhau", bác đừng có ... hù à nghen . Đã bảo là

Lòng tôi nặng lắm người ơi
Bước đi không thể đánh rơi bên đàng

Hổng dám đâu là hổng dám đâu .

Thui để hôm khác noái chiện xưa tích cũ, tĩnh động cùng các bác héng . Cả tuần nay KQĐ bận và mệt quá, đầu óc lơ tơ mơ, hết suy nghĩ nổi rùi .
Các bác ngủ ngon, Khách tui đi khò đây .

KQĐ

Đồ Khỉ Gió nói...

Đi ngòai đường thấy người nào luôn tay ôm bụng sợ "rớt cái gì nặng ra" là biết ngay Khách-Qua-Đường :).

Ðồ Lãng Xẹt nói...

KQÐ à ơi:

Tối qua, khi dzìa tới nhà, suýt nữa tui dzô ... nhầm nhà vì chót đi ra Quán Bên Ðường để gặp Bac BÐ và VÐ để làm ấm cái dạ dầy và chén chú, chén anh chả là vì rằng ...

"Bà Cai bỏ đói tui rồi, Bác ơi!"

Ðã vậy, cái nghề cho mướn cái lưng cũng bị ế ẩm vì hàng của tui bị ... Dùng Hoang hết rùi nên tui đâm ra chán đời và hắt hơi liên tục ! :))) He he .

Tui cảm thấy có tội đã mang bác đi... bỏ chợ , bơ vơ giữa chỗ ... Quán Hàng . Tui đi guốc mộc vào bụng bác nên tui thấy ấm lòng vì trong chợ là nơi bác ... dụng võ cái mồm : nào là bún riếu, bún măng, bún chả ... Tha hồ mà bác quất.... xả ga, bác ui! Nên noái thiê.t với tui là bác đã "chiếu cố" như~ng thứ nào đi pác, OK Salem?

Truyện tui đứng tựa gốc cây trường TV nó dễ thương lắm cưa: Lúc mới đứng thì gốc cây nó nhỏ rồi dần dâ`n gô'c cây nó to ra và cái thùng nước leò của tui nó nhỏ lại, theo cái định luật "Mass Transfer" . Không tin thì các Bác cứ hỏi cái nhà Bác Bút Ðỏ sẽ thấy vì Bác Bu't Ðỏ có cái "pô" đó mà!

Tui đi vào thăm chuồng Khỉ ở Sở Thú, thấy mấy chú khỉ nhỏ sổng chuồng chạy nhẩy bên ngoài, tui lại nhơ' đến ông bạn ... Khỉ Gió của tui . Vì nhớ bạn, nên tui cho mấy con khỉ nhỏ ăn chuối trong đó tôi co' bỏ thêm chút muối ớt và ... mắm tôm. Chúng nhăn mặt trông thâ.t là dễ thương!
Nói tới muối ớt, tui lại nhơ' tới ... Me Chua Muối Ớt với mái tóc thề (the swearing hair!) :))) Hi hi!!!

Nghe nói Bác đang bận và có nhiều truyện không vui, xin buồn chung cu`ng bác.

Hẹn gặp các bác và bác KQÐ tại Quán Bên Ðường.

Until then, my friends!

ÐLX

KQĐ nói...

Bác ĐKG ạ, "lòng tôi" đâu có cần ôm khư khư chi . Nó nặng chình chịch (chắc cỡ bụng bia của bác ĐLX, hehehe), nó khư khư một chỗ trong người như nam châm; thế nên rằng thì là mà đi cứ đi đứng cứ đứng, no star where bác ui :-))).


Bác ĐLX,

Ra đường về đến nhà đã no bụng rùi còn đòi hỏi chi nữa . Bác thiệt là tham lam mí ... nhỏng nhẻo nghen .

Bác đi guốc mộc thì nàm quái gì mờ cảm được ấm lòng! Bỏ guốc đi chân không đi! Mờ siu bác đi dzìa quê cũ có hai tháng nà đổi thay ráo trọi héng ? Ai tậu cho bác đôi guốc mộc để bác dzìa lại nơi nì dậm thình thịch (bác tự bảo nà bác to nên đó nghen) vào bụng của Khách tui, rùi còn "hân hoan" cùng "phe phang" nữa!!!
Bún đâu mờ bún, từ hôm nhấp được chén dziệu phia của bác ĐKG tặng lần đầu hội ngộ tới bi chừ, Khách tui đói meo đó bác à . Rứa là bác nợ KQĐ thêm lần nữa!

Bác nại ác, mần răng cho khỉ ăn ớt ? Thiệt tình, chắc tại bác đứng nơi xưa mờ người xưa nay còn đâu nên bác buồn, buồn đâm ra nổi quạu, quạu mờ hông biết nàm thao nên tìm đồng minh để nhăn mặt mí bác cho đỡ quạu đỡ buồn, phải không nì ? Hahaha!!!
Me Chua Muối Ớt, nghe mờ phát thèm! Bác nại ngơ ngẩn ở cổng trường TV nữa rùi phải không ? Chàng 17 tựa gốc cây dễ sHương thiệt, còn bi chừ, hehe, thui vuốt bác một cái héng, cũng dễ sHương nốt .

Thui Khách tui hông "vờ" khen nữa, bác nại phỗng mũi lên thì có mờ khổ mí BC.

Chuyện buồn í hở bác ? Dạ, phải rùi, có chuyện nhưng chuyện gì rùi cũng qua, cũng quen . Tĩnh tâm tâm tĩnh, bác héng .

Hôm nay cũng chả vui gì
Bước quanh bước quẩn bước đi một mình
Tĩnh tâm tâm tĩnh, bóng hình
Soi gương nước lặng, yên bình tâm tư
Cõi đời hư thực thực hư
Khởi di nguồn cội, ấy từ cõi ta ...

viet nói...

Anh KQĐ .

Vừa xem bác ĐLX viết, mới biết anh có chuyện không vui gần đây . Vậy mà mấy bữa rày mong gặp anh nên tôi có hơi đùa giỡn trêu chọc anh, để anh ra trả đòn. Xin Anh thứ lỗi.VĐ

Đồ Khỉ Gió nói...

Bác ĐLX,
Thông thường thì Nhớ có 2 lọai: Nhớ Thương và Nhớ ghét. Bác nhớ ĐKG mà cho bọn khỉ nhỏ ăn chuối-muối-ớt-mắm-tôm thì không phải là Nhớ thương rồi!. May mà lúc đó ĐKG không có mặt tại chỗ, nếu không cũng lãnh vài trái chuối muối ớt rồi. Nhớ kiểu này thì thà đừng nhớ hay hơn!. Kỳ tới bác có vào Sở thú thì làm ơn nhớ người khác nhé.:).

Bác KQĐ,
Trời ơi bác vuốt nhằm chỗ nào mà bác ĐLX nhà chúng tui im phăng phắc rồi?. Xin bác mần ơn vuốt thêm cái nữa cho đủ bộ. KhaKhaKha!.

Ðồ Lãng Xẹt nói...

Bác KQÐ ui:

Cám ơn Bác đã vuốt, thích quá đi mất. May quá là dạo này tui lại hay ... tắm, không như ngày xưa

"Mười năm mới tắm gội"
hay
"Xuân thu, nhị kỳ mới tắm gội!"

Híc híc! Tui đang nở một nụ cười toe toét thì thấy trong đầu hình ảnh Bác Khỉ Gió đang ganh tị khi thấy tôi được ... vuốt ! :))) Không những như vậy, Bác Khỉ lại như đang nhai gừng khi "được tui nho+'" và "tặng quà mắm tôm giao hữu" cho Ba'c ấy:

Cho hay là Khỉ hữu tình,
Mắm tôm ăn phải, kêu inh ỏi nhà!
Xẹt tui cười rộ Khà Khà,
Me chua Muối Ớt ... liền bà hay ăn!

Các Bác à:

Thú thật là khi vào sở thú, ở chỗ chuô`ng voi, tự nhiên tui nhớ ngày xưa tệ vì tui đã từng ra ngắm voi với người TV xưa . Tui chỉ muốn làm voi hay chàng quản tượng và người TV đóng vai Trưng Trắc để tui "làm thân voi ngựa" mà thôi! Trời ơi, vậy mà đã hơn 46 năm rồi . Bỏ nhà, bỏ nước mà đi, khi tui mới có 47 kí thịt mà bây giờ cái thân cây tư' đại của tui đã trên 70 kí và dân sô' VN lúc đó có 27 triệu mà bây giờ đã lên tới 83 triệu! Giời ơi, là giời! :(((

Cám ơn Bác KQÐ và Bác ÐKG đã dừng bu+ơ'c giang hồ vào đây "nhớ" và "vuô't" tui ! Hi hi! Please do that again, heng?

Cheers!

ÐLX

Đồ Khỉ Gió nói...

Tâm lành lời nói mới trong
Tâm hay điên đảo lời Ong, kiến vàng!.

KQĐ nói...

Bác Vịt, đừng có ngại! Tính của KQĐ hay đùa nghịch cùng bà con và không có "trộn" chuyện chung với riêng bao giờ . Hơn nữa, bác đâu có biết "sự thể" ra răng, cho nên rằng thì là mà bác cứ tự nhiên mà đùa . Khách tui vào đây cũng chỉ để vui chơi tán chuyện cùng các bác thui đó mờ . :)

Bác LX mí bác ĐKG,
Khách tui "bày" kí chiện "vuốt, hai bác bàn ra tán vào, Khách tui kết nuận nhá . Bác LX vào sở thú trò chuyện mí khỉ, KQĐ tui hổng vuốt đuôi con khỉ bác í đang bồng cho ăn ớt thì vuốt ki chi hè ?
Hổng nhẽ bác LX ... có đuôi! Hahaha!!!

Khách tui ngựa phi đường xa đây, hai bác tha hồ mà tán vượn tán khỉ!
Thiện tai! Thiện tai! Có bị khỉ cắn cho đừng có đổ tại Thiên!

Ô quên nữa, bác LX ới, bác Thiện có phải là bác bbt ở "chốn xưa" không ? Nếu phải, bác mần ơn noái bác í ... "nhỏ tiếng", đừng nhát ma KQĐ nghen; hông thui KQĐ ... dzọt luôn á!

KQĐ

KQĐ nói...

Quên nữa, bác LX khi khổng khi không noái chiện "tắm" ở đây mà lại noái có nữa chừng, bà con không hiểu rùi suy diễn, bác ... mập mình bác à .
Bác LX đang noái chiện bác í ở dơ ngày xửa ngày xưa, bẩn đến nổi ... có ghét để làm thuốc tể í mờ . Nhớ lại còn phát khiếp vì cái tánh ở dơ của bác í . :-)))

KQĐ

Thơ Nguyễn Chí Hiệp nói...

Thân Chào !

Rất là hay ! Không đâu có bằng nơi này , đem lại cho người xem nhiều cảm giác lạ ...vừa vui , lẫn buồn ...xem đi , xem lại mãi mà không chán ,, có một số đã tham khảo từ nơi khác , nhưng khi nhìn lại cũng cảm thấy cái vị ngọt ngào của quang , thắng cảnh quê hương ...xin mạn phép gửi đây mấy câu thơ tức cảnh ....

Quê hương tôi có một dòng sông
Chảy hiền quanh năm như suối lòng
Của một mùa thu tràn hơi lạnh
Tựa đầu chợt thanh thoát tâm hồn

Quê hương tôi có thành phố lớn
Có những cao ốc thật xinh tươi
Kề bên những khóm hoa rạng ngời
Đã cho tôi thêm những mơ mộng

Trời mây , non nước đâu hữu tình
Duyên tao ngộ đem đến chúng mình
Một tình yêu quê hương đất nước
Dệt theo hy vọng lúc bình minh

Này em ! Sẽ cho em bước đời
Xây bằng trái tim trong mắt ai
Trải trên đường đầy hoa thân ái
Kết vòng tay ta hát khúc hoan say

Đông Hòa