Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2006

Thanh Tâm Tuyền


Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại
cũng dị thường. Thơ và truyện của Thanh Tâm Tuyền không
dễ đọc, sức phổ biến cũng không rộng rãi, nhưng ảnh
hưởng văn của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Thậm
chí, chính những dòng chữ của ông đã thúc đẩy, hay


VB, 24.3.06
Trần Khải
Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại
cũng dị thường. Thơ và truyện của Thanh Tâm Tuyền không
dễ đọc, sức phổ biến cũng không rộng rãi, nhưng ảnh
hưởng văn của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Thậm
chí, chính những dòng chữ của ông đã thúc đẩy, hay xô
tới để văn học VN thêm một đà phóng tới.
Giữa lúc hào quang Thơ Mới của các cây cổ thụ tiền
chiến vẫn còn sừng sững, vẫn vững vàng, với những
Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Huy Cận, Chế Lan Viên, Đông
Hồ... thì một làn sóng khác trào lên -- nền Thơ Tự Do
ra đời, với Thanh Tâm Tuyền là ngừơi đi đầu, rất là
kiệm lời nhưng mỗi dòng đều mang một sức mạnh.
Đúng vậy.
Có những câu thơ chúng ta đã đọc của ông từ thời thơ
dại, từ nhiều thập niên trứơc, và rồi không quên
được. Một hôm, trong một nỗi nhớ, trong một nỗi đau,
trong một hình ảnh sợi tóc năm xưa vương vấn... các
dòng thơ của Thanh Tâm Tuyền lại hiện về. Như một
thời, khi mới lớp đệ tam hay đệ nhị (lớp 10 hay 11 bây
giờ), cậu học trò đã đọc và suốt đời không quên
được:
... Ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới...
Thơ của Thanh Tâm Tuyền mãnh liệt như vậy đó.
Tuy thơ ông hầu hết làm theo thể tự do, nhưng điều dị
thường là các bài được phổ nhạc từ nhiều thập niên
trứơc đã ngay lập tức trở thành bất tử. Thí dụ, như
bài Đêm của ông được Cung Tiến phổ nhạc. Hay bài thơ
Dạ Tâm Khúc được Phạm Đình Chương phổ nhạc. Và sau
này ra hải ngoại, là 10 bài thơ Thanh Tâm Tuyền được Cung
Tiến phổ thành tập "Vang Vang Trời Vào Xuân."
Ai nói rằng thơ Thanh Tâm Tuyền khó nhớ? Ngay khi vừa
phổ nhạc xong, các ca khúc đã có ngay một vị trí riêng,
độc đáo, khác biệt và vào ngay một cõi thơ mộng của
đời người.
Nhưng không phải ai cũng say mê Thanh Tâm Tuyền. Đúng là
vào cái thời tiền chiến khi Thơ Mới ngự trị, thơ ông
thực sự là khó nhớ, lạ lùng. Không vần, hay nói cho
đúng, là có một vần điệu riêng của ông, của trí tuệ
ông, của một tâm hồn rất mực thơ mộng Thanh Tâm
Tuyền. Thử trích:
...Anh sợ những cột đèn đổ xuống.
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa.
Đi đi chúng ta tới công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau
Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hà Nội
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn mãi than van
Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng....
Điều lạ lùng nữa: truyện Thanh Tâm Tuyền cũng có một
sức mạnh cách tân. Tôi vẫn còn nhơ lần đầu tiên, khi
đọc truyện Bếp Lửa, và rồi trong nhiều năm sau đã tìm
mua cuốn này ít nhất 2 lần nữa, khi cuốn truyện bỗng
nhiên mất tăm ở đâu. Truyện ông thừờng dùng câu
ngắn, có khi câu không đầy đủ, câu phần mảnh, ít sử
dụng tĩnh từ và trạng từ, hầu hết là danh từ và
động từ... cho nên ngay lập tức, bút pháp truyện của
Thanh Tâm Tuyền đã lập riêng một cõi lạ thường.
Thí dụ, thử trích cuốn "Bếp Lửa" nơi đây:
"...Tôi rùng mình gần như đứng lại vì lạnh.
Có lẽ lạnh, không phải vì câu nói bâng quơ ấy? Sắp sửa
đến ngày giỗ mẹ.
Thanh hát nhỏ, rất nhỏ trong cổ họng, điệu quen thuộc,
tôi đã nghe. Trở về mái nhà, xưa.
Bảo bỗng nói với Thanh:
"Từ ngày cô hát trên đài chưa bao giờ tôi được nghe
cô cả."
Thế thì không bao giờ anh được nghe nữa vì tôi đã
giải nghệ."
Nga: giải nghệ?
Thanh: chứ sao!
Tôi đợi đến một ngã tư mới nói:
"Không, cô nên hát."
Thanh nhại:
"Không, cô nên giải nghệ."
Từ đấy không ai nói ai một lời.
Thanh cứ hát nhỏ như cho mọi người nghe lần cuối. Hàng
phố bé lại trong đêm khuya và lùi xa như tiếng hát.
Khi cánh cửa đã đóng sau lưng Thanh và Nga, tôi còn nghe
tiếng hát ấy ở trên tay tôi. Trở về mái nhà.
Xưa.
Còn lại hai người đàn ông đi chân về ngoại ộ..."
Thực sự là một bút pháp lạ thường. Giữa trưa nắng
Sài Gòn, tôi, lúc đó là một học trò trung học, tay cầm
sách và run rẩy đọc, cảm nhận được hơi lạnh từ bối
cảnh cua? các nhân vật Hà Nội, Hải Phòng, Phủ Lý... Kỳ
lạ, suốt cả đoạn văn trích trên, chỉ có vài tĩnh từ:
lạnh, xưa, nhỏ, bé...
Và khi dùng tĩnh từ "xưa" thì lại biến văn xuôi thành
thơ...
Thanh Tâm Tuyền cũng đi chung nhịp với lịch sử. Ông đã
giận dữ khi lính Liên Xô đưa xe tăng vào Budapest, và làm
các dòng thơ:
"Hãy cho anh khóc bằng mắt em.
Những cuộc tình duyên Budapest.
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng..."
Rồi một thời, ông bước vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị
Thủ Đức, rồi về nguyệt san Quốc Phòng. Nhưng rồi lịch
sử sẽ nhớ mãi Thanh Tâm Tuyền với tạp chí Sáng Tạo,
nơi những dòng thơ mở đường cho một phong trào thi ca
mới. Nơi đó là truyện Bếp Lửa, thơ "Liên, Đêm, Mặt
Trời Tìm Thấy..."
Và rồi khi miền Nam thất thủ, Thanh Tâm Tuyền đi tù, và
hướng về lại thể loại thơ lục bát, thơ có vần...
những dòng thơ dễ dàng đưa vào trí nhớ, ở một nơi
không ai tìm ra giấy bút. Và rồi hôm Thứ Tư 22-3-2006,
nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từ trần tại tiểu bang
Minnesota, nơi cũng lạnh như một thời Hà Nội.
Xin từ biệt nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Và trân trọng cảm ơn người đã viết những dòng chữ lạ
thường, giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường
của dân tộc VN.
(Ghi chú: Một số thơ, văn ở trên là trích từ
www.tanvien.net và www.thotanhinhthuc.com/ )


3 nhận xét:

Đồ Khỉ Gió nói...

(Tri´ch bản tin RFA-Radio Free Asia)
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, tác giả của các vần thơ nổi tiếng ở miền Nam từ 50 năm qua vừa từ trần tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, hưởng thọ 70 tuổi.
Thông báo cho chúng tôi tin này, nhà thơ Viên Linh hiện đang sống ở California, cho biết, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời vào lúc 11:15 sáng ngày 22-3-2006 tại bệnh viện Regions Hospital, thành phố Sain Paul, vì bệnh ung thư phổi.
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 15-3-1936 tại thành phố Vinh. Sáng tác từ rất sớm, năm 1954, ông là người chủ trương Nguyệt San Lửa Việt.
Từ năm 1956 đến 1960, ông là một trong những cây bút chính của nhóm Sáng Tạo, cùng với Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Quách Thoại, Lý Hoàng Phong, Lữ Hồ, Trần Thanh Hiệp, Thanh Nam... và các họa sĩ Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Thanh.
Các tác phẩm tiêu biểu của Thanh Tâm Tuyền gồm có “Tôi không còn cô độc” (1956), “Liên, đêm mặt trời tìm thấy” (1964), “Thơ ở đâu xa” (1990), và các tuyển tập “Bếp lửa” (1957), “Khuôn mặt” (1964), “Tiếng động” (1970).
Thơ Thanh Tâm Tuyền đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành các ca khúc nổi tiếng một thời như các bản “Nửa Hồn Thương Đau”, “Dạ Tâm Khúc”, v.v…
Sau biến cố 30-4-1975, Thanh Tâm Tuyền đã phải trải qua 7 năm tù cải tạo. Đến năm 1982, ông được trả tự do và sau đó sang định cư tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ cho đến ngày qua đời.

lam hoai thi nói...

DL xin tie^'p tu.c vo+'i tho+ TTT:
TE^N NGU+O+I` YE^U Da^U''

1-Tre^n ddi?nh dde`o Ha?i Va^n
Ne^'u nho+' que^ hUo+ng
Muo^'n che^'t
Vu~ ddao. A'nh
Chie^'n tranh va^~n co`n( dde^'n khi nao` ? }
DDo^`n ddo'ng su+o+`n nui'
Ngo' bie^?n kho^ng?


Chie^`u cha(?ng ma(.t tro+i`
Mo^.t min`nh ru+`ng
Ma^y loa? the^?
VU~ ddao.A'nh
DDa^.p cu.t co^? chai bia
La^'y su'ng ba('n le^n kho^ng
DDa,n chi` se~ ghim ngu+.c tao le'p
Vu~ ddao. A'nh
Chim e'n va^~n bay dda^`y dda`n
tre^n tro+i` ddu+o+`ng pho^' o+? Sa`iGo`n



Chi? la` 1 ddoa.n trong 2 ddoa.n tho+ cua? THANH TA^M TUYE^`N, cho dde^'n ba^y gio+` ngu+o+i` post ddoa.n tho+ tho+ na^`y ( ma(.c du` dda~ qua tho+i` chinh chie^'n , dda~ la(n lo'c chie^'n tru+o+`ng,dda~ 1 tho+`i ca~i tao. } cu~ng chu+a hie^?u tha^.t ro~ y' cu?a ddoa.n tho+ tre^n

Ba`i tho+ ca^u cuo^'i cu`ng : " Kho'c ddi Nguye^~n "

DDO^` L

Đồ Khỉ Gió nói...

Những người yêu thơ Thanh-Tâm-Tuyền đều có cùng một cảm giác là một lúc nào đó một vài câu thơ TTT bổng nhiên trở về trong trí nhớ, mặc dầu lúc đọc không để ý gì cho lắm. Phải nói thơ ông có một thứ nhạc điệu im lặng của nhũng chữ, như một chất keo bám vào trí nhớ người đọc. Thơ ông không vần điệu nhưng đầy nhạc điệu, hình ảnh và màu sắc dưới nét phác họa chọn lọc của họa sĩ tài ba. Nếu có những nhà thơ rất gần với quần chúng qua tư tưởng, cách cấu trúc giản dị văn chương (chẳng hạn Nguyễn Bính) thì TTT không thuộc vào lọai các nhà thơ này mà ông thuộc vào lọai "nghệ sĩ của nghệ sĩ" (thi sĩ của thi sĩ; giống như Cung Tiến là nhạc sĩ của nhạc sĩ) tức là các nhà thơ khi đọc thơ ông sẽ cảm nhận và rung cảm nhiều hơn nguời không làm thơ. Vì lẽ đó ta không ngạc nhiên khi thấy ông ảnh hưởng nhiều đến giới làm văn-nghệ của SàiGòn trước đây.
Lúc còn trên ghế Trung Học, ĐKG cũng đọc thơ ông, không cần hiểu, chỉ rung cảm với nhạc điệu im lặng và hình ảnh tượng trưng trong thơ ông mà thôi, như đọan thơ sau đây trở đi trở lại nhiều lần trong trí nhớ ĐKG xin lập lại để tưởng niệm nhà thơ tài năng quá cố:
Bao Giờ

(tặng Doãn Quốc Sỹ)

Dù sao mai phòng triển lãm sẽ đóng cửa
(Rồi mở thêm lần nữa
Để làm gì)
Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống giòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Con thuyền xuôi
Chiều không xanh không tím không hồng
những ống khói tàu mệt lả

Ai xui rằng mùa măng chưa tới
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt
Vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu
Muốn làm người học trò mười bảy tuổi
Đạp xe trên đường đồng
Bông mía trắng những căn nhà ngủ dưới cây
Sẽ thăm những bà con thân thuộc
Một người em hay một bà dì
Thanh Tâm Tuyền