Trang Sinh Hoạt của Nhóm Cựu Học Sinh CVA ( Toronto ) và các thân hữu trên mạng toàn cấu
Thứ Hai, 24 tháng 7, 2006
Đối giùm
Hi Anh Lu*o*ng và các Chị , Anh , Vì anh Lu*o*ng chọn biệt danh là Cóc Cuối Tuần , ND có câu đối này nho*` anh tìm đối dùm : " Ngu*o*`i Nhái bo*i Ếch vào bắt Cóc " , không biết đối thế nào đây !! N.D.
Cách đây ít ra là 30 năm, tôi có đọc được trong một tờ báo (không còn nhớ tên) một bài viết về các câu đối khó khăn trong đó có câu này. Có rất nhiều người đối, nhưng tác giả hình như không cho câu nào là chỉnh cả. Tôi chỉ nhớ mang máng được ít câu, xin ghi lại để hầu quý anh chị .
Vế xướng:
Người NHÁI bơi ẾCH vào bắt CÓC
Phân tích vế xướng: - Cóc, nhái, ếch thuộc 1 bộ, thành ra 3 chữ đối cũng phải thuộc 1 bộ nào đó. - Cả 3 đều vần trắc, nên 3 chữ đối lại phải vần bằng. - Chữ bắt cóc, hiểu theo nghĩa từng chữ là đi tóm con cóc, nhưng nếu nó là 1 chữ kép thì lại là kidnap, không dính gì tới cóc cả. Cũng thế, chữ Ếch và Nhái khi ghép với chữ đứng trước thì thành 1 chữ kép, có nghĩa khác.
Đây là 1 trong những câu thuộc loại khó đối.
Các vế đối :
1. Giáo SƯ xác XƠ đói bo? CHA (Sư, Xơ (soeur), Cha : các nhà tu)
2. Thợ HỒ bồn CHỒN muốn đi CẦY (Hồ, Chồn, Cầy : họ hàng nhà chồn cáo)
3. Chó KHÔN cắn CÀN đụng va LY (Bát quái)
4. Cổ ĐÔNG thất THU phải tầm (tìm) XUÂN ( 4 mùa . Chữ thứ 6 nếu đọc theo âm Nôm là Tìm, theo âm Hán Việt là Tầm)
5. Thợ HÀN ở TRẦN mải tảo TẦN (Tên mấy nước thời Chiến quốc)
6. Thằng CU mắc LỪA vẫn lê LA (Cu hay Câu là con ngựa, họ hàng với con lừa, con la)
Các vế đối này đều là lạ vui vui, mặc dù không câu nào hoàn toàn chỉnh cả, được cái này thì mất cái kia . Hy vọng trong quán có anh chị nào tìm ra được một vế đối hoàn chỉnh.
Wow! cam on bac TVL.. S'ang nay do.c cau do^'i cua HoaLai, BN thay hai chu BA'O, ME`O tha^'y hay... Di coi cop (get into something for free/ seeing a tiger) cu~ng co' hai nghi~a.
Va? lai. ech nhai thuoc ve ..animal ..cop bao me`o ..cung the^'..
Xin được vâng lời chị để thử đối lại câu chị đã đề ra .
Vế xuất:
Ta nghe tiếng vỗ một bàn tay, (1)
Vế đối :
Lão ngắm màu hoa hai cõi mộng. (2)
(1) Tôi xin mạn phép bỏ chữ "của" để vế này thành 1 câu thơ 7 chữ. Vế xuất lấy từ công án "Tiếng vỗ của một bàn tay" của Bạch Ẩn Huệ Hạc . Do đó vế đối cũng phải trích dẫn một công án của Thiền tông.
(2) Công án (Bích Nham Lục, tắc 40):
Lục Cắng đại phu nói chuyện với Nam Tuyền *. Lục bảo: - Triệu pháp sư ** nói rằng: "Trời đất với mình cùng gốc, vạn vật với mình cùng một thể", quả thật là kỳ quái. Nam Tuyền chỉ vào bụi hoa trước sân, và nói với Lục đại phu: - Người thời bây giờ thấy đám hoa này như thể là mộng vậy.
* Nam Tuyền Phổ Nguyện là pháp từ của Mã Tổ Đạo Nhất và là thầy của Triệu Châu Tùng Thẩm (Công án chữ Vô của Triệu Châu là một trong những công án nổi tiếng nhất của Thiền tông).
** Tức là Tăng Triệu, đệ tử của Cưu Ma La Thập và là tác giả của bô. Triệu Luận.
Bác Lương, Bài báo cách đây 30 năm mà bác nhớ rõ mồn một. Trí nhớ của bác thật siêu việt, chả bù với ĐKG "chuyện hôm qua muốn quên thì lại nhớ, muốn nhớ thì lại quên" (không phải câu đối nghen bác!). Cũng phục tài đối họa của bác, nói như Cao Bá Quát thiên hạ có 4 bồ chữ thì bác lấy hết 3 bồ rồi còn một bồ chia cho khắp mọi người :-)). Khâm phục !.
1. Kính anh DKG, Cám ơn anh đã quá khen. Thực tình tôi nhớ chỉ là vì tính tôi thích mấy đề tài lỉnh kỉnh này. Trong bài viết, hình như có đến mười mấy câu, thế mà tôi chỉ nhớ được chưa tới 1 nửa, thế thì không có gì là giỏi lắm :-((( Còn chuyện mấy bồ chữ thực tình tôi không dám nhận. Bể học mênh mông, cái biết của tôi cũng chỉ gần bằng 1 hạt cát nhỏ. Do đó tôi vẫn tâm niệm mỗi ngày vẫn phải cố gắng học hỏi thêm nhiều hơn nữa.
2. Kính chi. BN, Công án chữ Vô của Triệu Châu là tắc số 1 trong Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai. (VMQ cùng với Bích Nham Lục là 2 cuốn sách gối đầu giường của các Thiền Sư) . Tuy nhiên, nếu mình bắt đầu bằng cách đọc ngay Vô Môn Quan thì không biết đường nào mà lần. Do đó, tôi xin được phép đề nghị chị đọc bô. Thiền Luận của Daisetz Teitaro Suzuki (gồm 3 quyển: quyển Thượng do Cụ Trúc Thiên dịch, quyển Trung và Hạ do TT Tuệ Sỹ dịch). Đây là một bộ sách căn bản cho những ai muốn tìm hiểu về Thiền. TS Suzuki viết bộ này cho các độc gia? Tây phương, do đó ông đã giảng giải một cách rất mạch lạc để cho những người quen dùng lý trí có thể hiểu được. Trong bộ sách này, thực tình chỉ có 2 cuốn đầu là giảng giải về Thiền (đặc biệt cuốn 2 bàn rất kỹ về công án), cuốn thứ 3 nặng về giáo lý và có vẻ thích hợp với giáo môn hơn. Nếu chị ở gần Little Saigon thì chị có thể tìm được bô. Thiền Luận này ở hầu hết các nhà sách VN tại đây . Còn nếu ở xa, chị có thể liên lạc và order on-line với nhà sách Tự Lực tại tuluc.com. Nếu không được thì xin chị cho tôi biết tại e-mail luong.v.tran@boeing.com, tôi sẽ giúp chị. Một lần nữa, cám ơn chị nhiều.
3. Kính anh Namdde, Vế đối "Chú Hào kiếm Nghêu to*'i cuổm Sò" của anh rất hay.
14 nhận xét:
Tra? lo*i` cau do^i'
Nha` Bao' da^n~ Meo` vao` xem Cop.
Nai` Ngu*a. cuoi~ La ra ddanh' Lu*a`
Cha`o mu+`ng Hoa La`i TV Nam Cali. Ra ma('t ba(`ng ca^u ddo^'i ho.a na`y thi` ca'c ba'c ma`y ra^u nghi~ sao ? Co' da'm da^~n Me`o va`o xem Co.p kho^ng ? :-)).
DKG thi` ddo^'i nhu+ sau:
Tha^`y Ru`a mu'a Ra('n du. ba('t Ro^`ng.
BN tha^'y co' nguoi TV tu+` Nam Cali thi` tha^'y vui ro^`i.
Welcome HoaLai. Co' HoaLai thi` BN se~ thong tha? di xem... co.p (*_*).
Tha^n.
BN.
Kính thưa quý anh chị,
Cách đây ít ra là 30 năm, tôi có đọc được trong một tờ báo (không còn nhớ tên) một bài viết về các câu đối khó khăn trong đó có câu này. Có rất nhiều người đối, nhưng tác giả hình như không cho câu nào là chỉnh cả. Tôi chỉ nhớ mang máng được ít câu, xin ghi lại để hầu quý anh chị .
Vế xướng:
Người NHÁI bơi ẾCH vào bắt CÓC
Phân tích vế xướng:
- Cóc, nhái, ếch thuộc 1 bộ, thành ra 3 chữ đối cũng phải thuộc 1 bộ nào đó.
- Cả 3 đều vần trắc, nên 3 chữ đối lại phải vần bằng.
- Chữ bắt cóc, hiểu theo nghĩa từng chữ là đi tóm con cóc, nhưng nếu nó là 1 chữ kép thì lại là kidnap, không dính gì tới cóc cả. Cũng thế, chữ Ếch và Nhái khi ghép với chữ đứng trước thì thành 1 chữ kép, có nghĩa khác.
Đây là 1 trong những câu thuộc loại khó đối.
Các vế đối :
1. Giáo SƯ xác XƠ đói bo? CHA
(Sư, Xơ (soeur), Cha : các nhà tu)
2. Thợ HỒ bồn CHỒN muốn đi CẦY
(Hồ, Chồn, Cầy : họ hàng nhà chồn cáo)
3. Chó KHÔN cắn CÀN đụng va LY
(Bát quái)
4. Cổ ĐÔNG thất THU phải tầm (tìm) XUÂN
( 4 mùa . Chữ thứ 6 nếu đọc theo âm Nôm là Tìm, theo âm Hán Việt là Tầm)
5. Thợ HÀN ở TRẦN mải tảo TẦN
(Tên mấy nước thời Chiến quốc)
6. Thằng CU mắc LỪA vẫn lê LA
(Cu hay Câu là con ngựa, họ hàng với con lừa, con la)
Các vế đối này đều là lạ vui vui, mặc dù không câu nào hoàn toàn chỉnh cả, được cái này thì mất cái kia .
Hy vọng trong quán có anh chị nào tìm ra được một vế đối hoàn chỉnh.
Wow! cam on bac TVL..
S'ang nay do.c cau do^'i cua HoaLai, BN thay hai chu BA'O, ME`O tha^'y hay...
Di coi cop (get into something for free/ seeing a tiger) cu~ng co' hai nghi~a.
Va? lai. ech nhai thuoc ve ..animal ..cop bao me`o ..cung the^'..
Bac TVL o+i,
"Ta nghe tieng vo^~ cu?a mo^.t ba`n tay" thi` ddo^'i la`m sao ba^y gio+`.
Ki'nh.
BN.
Cha`o ca'c ba.n
HM ddo.c tre^n internet thi` tha^'y co' ca^u ddo^'i la`:
Ho^` tinh lo^.ng qui? to*'i hu` ma .
Nhu*ng ta'c gi?a la.i no'i la` cu~ng ho^ng ddu*o*.c ddu'ng la('m .
Kính chi. BN,
Xin được vâng lời chị để thử đối lại câu chị đã đề ra .
Vế xuất:
Ta nghe tiếng vỗ một bàn tay, (1)
Vế đối :
Lão ngắm màu hoa hai cõi mộng. (2)
(1) Tôi xin mạn phép bỏ chữ "của" để vế này thành 1 câu thơ 7 chữ. Vế xuất lấy từ công án "Tiếng vỗ của một bàn tay" của Bạch Ẩn Huệ Hạc . Do đó vế đối cũng phải trích dẫn một công án của Thiền tông.
(2) Công án (Bích Nham Lục, tắc 40):
Lục Cắng đại phu nói chuyện với Nam Tuyền *. Lục bảo:
- Triệu pháp sư ** nói rằng: "Trời đất với mình cùng gốc, vạn vật với mình cùng một thể", quả thật là kỳ quái.
Nam Tuyền chỉ vào bụi hoa trước sân, và nói với Lục đại phu:
- Người thời bây giờ thấy đám hoa này như thể là mộng vậy.
* Nam Tuyền Phổ Nguyện là pháp từ của Mã Tổ Đạo Nhất và là thầy của Triệu Châu Tùng Thẩm (Công án chữ Vô của Triệu Châu là một trong những công án nổi tiếng nhất của Thiền tông).
** Tức là Tăng Triệu, đệ tử của Cưu Ma La Thập và là tác giả của bô. Triệu Luận.
aha! Hay qua'. Ca'm o+n ba'c TVL.
BN chu+a he^` co' co+ ho^.i do.c qua Co^ng A'n VO^ cua Trieu Chau. b'ac de^` nghi BN nen doc s'ach na`o ve^` cong a'n na`y,
hoac ba'c co' tai` lieu gi` xin gu+?i cho BN vo+'i.
Cha? da^'u gi` c'ac ba'c BN "me^" s'ach la'(m la'(m (*_*) va` cu+' thong tha? ma` ddo.c tho^i... chi? tie^'c ra(`ng H'an
va(n BN vo^ cu`ng ke'm co?i ne^n nhie^`u bai` tho+ cu?a Tra^`n Tha'i To^ng cu~ng kho^ng na(m he^'t duo+.c dda.i y'
Kinh Di.ch la` mo^.t que^?n s'ach cu?a o^ng no^.i ma`BN chi? d'am nhi`n bia` s'ach tu+` nhie^u na(m ma` kho^ng bao gio+` d'am ddu.ng va`o!
Than o^i (*_*)
"S'ac ba^'t di. kho^ng,
Kho^ng ba^'t di. sa('c.."
Ddo.c hoa`i kho^ng bie^'t dde^? la`m gi` b'ac a. (*_*).
Ki'nh,
BN.
Bác Lương,
Bài báo cách đây 30 năm mà bác nhớ rõ mồn một. Trí nhớ của bác thật siêu việt, chả bù với ĐKG "chuyện hôm qua muốn quên thì lại nhớ, muốn nhớ thì lại quên" (không phải câu đối nghen bác!). Cũng phục tài đối họa của bác, nói như Cao Bá Quát thiên hạ có 4 bồ chữ thì bác lấy hết 3 bồ rồi còn một bồ chia cho khắp mọi người :-)).
Khâm phục !.
Chu' Ha`o kie^'m Nghe^u to*'i cuo^?m So`
OT : ( Hijack cái post này của anh Nam Đế chút nhe ).
Xin chào HoaLai tham gia nhóm .
Mến.
VĐ
1. Kính anh DKG,
Cám ơn anh đã quá khen. Thực tình tôi nhớ chỉ là vì tính tôi thích mấy đề tài lỉnh kỉnh này. Trong bài viết, hình như có đến mười mấy câu, thế mà tôi chỉ nhớ được chưa tới 1 nửa, thế thì không có gì là giỏi lắm :-(((
Còn chuyện mấy bồ chữ thực tình tôi không dám nhận. Bể học mênh mông, cái biết của tôi cũng chỉ gần bằng 1 hạt cát nhỏ. Do đó tôi vẫn tâm niệm mỗi ngày vẫn phải cố gắng học hỏi thêm nhiều hơn nữa.
2. Kính chi. BN,
Công án chữ Vô của Triệu Châu là tắc số 1 trong Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai. (VMQ cùng với Bích Nham Lục là 2 cuốn sách gối đầu giường của các Thiền Sư) . Tuy nhiên, nếu mình bắt đầu bằng cách đọc ngay Vô Môn Quan thì không biết đường nào mà lần. Do đó, tôi xin được phép đề nghị chị đọc bô. Thiền Luận của Daisetz Teitaro Suzuki (gồm 3 quyển: quyển Thượng do Cụ Trúc Thiên dịch, quyển Trung và Hạ do TT Tuệ Sỹ dịch). Đây là một bộ sách căn bản cho những ai muốn tìm hiểu về Thiền. TS Suzuki viết bộ này cho các độc gia? Tây phương, do đó ông đã giảng giải một cách rất mạch lạc để cho những người quen dùng lý trí có thể hiểu được. Trong bộ sách này, thực tình chỉ có 2 cuốn đầu là giảng giải về Thiền (đặc biệt cuốn 2 bàn rất kỹ về công án), cuốn thứ 3 nặng về giáo lý và có vẻ thích hợp với giáo môn hơn.
Nếu chị ở gần Little Saigon thì chị có thể tìm được bô. Thiền Luận này ở hầu hết các nhà sách VN tại đây . Còn nếu ở xa, chị có thể liên lạc và order on-line với nhà sách Tự Lực tại tuluc.com. Nếu không được thì xin chị cho tôi biết tại e-mail luong.v.tran@boeing.com, tôi sẽ giúp chị.
Một lần nữa, cám ơn chị nhiều.
3. Kính anh Namdde,
Vế đối "Chú Hào kiếm Nghêu to*'i cuổm Sò" của anh rất hay.
Kính,
Lương
C'am on nhu~ng lo+`i chi? da^~n tha^.t lo`ng cu?a ba'c.
BN o+? c'ach Little Saigon chu+a de^'n nu~a gio+` la'i xe (*_*)..vi` va^.y se~ ghe' qua Tu+. Lu+.c khi co' di.p tie^.n.
BN se t`im thu+? quy^e?n hai
de^? ho.c ho+?i the^m ve^` co^ng a'n. Ne^'u B'ac co' vi^'et bai` luo+.c thua^.t (Summary) na`o ve^` co^ng a'n thi` cho BN xin.
Ca'm o+n ba'c nhie^`u.
Đăng nhận xét