Ngày xưa tiếng hát Qùynh-Dao là một trong những tiếng hát ĐKG rất thích, nhẹ nhàng, trong sáng, mang nhiều âm hưởng nhạc thính phòng tây phương...Bây giờ nghe lại ĐKG bớt đam mê như hồi xưa nhưng vẫn còn những rung động ngày nào. Nhìn sao đêm trở thành biểu tượng của tình yêu lãng mạn khi đôi lứa còn bên nhau và cũng là biểu tượng của sự tiếc nuối khi không còn nhau nữa. Cánh sao nay còn đây mà người xưa đâu? Tình yêu thực sự có phai nhạt theo thời gian không nhưng chắc chắn trong lòng kẻ đang nhìn sao và nhớ về kỷ niệm cũ tình yêu vẫn còn đó, không phai nhòa. Nhắc tới Sao ĐKG còn nhớ tới bài nhạc của Hòang Trọng "Tìm một Ánh Sao" và nhất là "Bài Ca sao" của Phạm Duy, bài hát lạ lùng trữ tình thơ mộng trong từng ánh sao, từng nhịp thở của không gian cho tình yêu bất tận của đôi lứa: Sao Tua chín cái nằm kề Thương em từ thuở mẹ về với cha Sao Vua sáu cái nằm xa Thương em từ thuở người ra người vào
Sao Mơ sáu cái nằm chầu Sao Khuê mấy cái nằm đâu
Sao Khuê chín cái nằm dài Thương em từ thuở tình ngoài nghĩa trong Sao Măng năm cái nằm ngang Thương em từ thuở mẹ mang đầy lòng
Sao Vươn dăm cái nằm tròn Sao Tư bốn cái nằm vuông
Sao Đôi hai cái nằm chồng Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay Sao Hoa ba cái nằm xoay Thương em từ thuở được vay nụ cười
Sao Băng bay vút vào đời Sao Sa rơi xuống lòng vui
Sao Băng ngã xuống gầm trời Thương em từ thuở mẹ ngồi nghĩ xa Sao Sa rơi xuống vườn hoa Thương em từ thuở người ta lại gần
Sao Hôm lấp lánh đầu làng Sao Mai láp lánh đầu thôn
Sao Hôm le lói đầu hè Thương em từ thuở em về với ai Sao Mai le lói ngọn cây Thương em từ thuở về xây tình người
Sao Vân xa tít đầu trời Sao Quanh cao ngất ngoài khơi
Sao Vân muôn cái mịt mùng Thương em từ thuở nghìn trùng cách chia Sao Quanh theo gót người đi Thương em chỉ có trời khuya nhìn về
Sao ơi sao hỡi buồn gì Sao ơi sao hỡi buồn chi
----------------------------------- -Sao Tua: chòm sao nhỏ có bảy ngôi vận dộng theo chiều từ Ðông sang Tây. -Sao Vua: Sao Thiên Vương (Thiên Vương Tinh) là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng; có nghĩa là ngôi sao của vị vua trên trời. -Sao Khuê: là một trong hai mươi tám chòm sao Trung Quốc cổ đại. Nghĩa đen của nó là chân và con vật tượng trưng là chó sói (Khuê Mộc Lang). Nó là một trong 7 chòm sao thuộc về Bạch Hổ ở phương Tây, tượng trưng cho Kim của Ngũ hành và mùa thu. Chòm sao Khuê tượng trưng cho Văn học, và ở Văn miếu Hà Nội có Khuê Văn Các (gác sao Khuê) tượng trưng cho vẻ đẹp, cao quý của văn học. Nhà Đường lập thư viện hoàng cung đặt tên là Đông Bích phủ. Lê Thánh Tông lập ra Tao đàn nhị thập bát tú gồm 28 người cũng mang tên các chòm sao. Nhị thập bát tú không chỉ phát triển trong đời sống văn hóa, mà còn đi vào tôn giáo. -Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất. -Sao Kim (còn gọi là Kim Tinh, sao Hôm, sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các acid ăn thủng được kim loại. Với mắt trần sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Tên tiếng Việt của sao Kim dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh. -Sao Vân: Tinh vân theo như cách hiểu đơn giản và chính xác thì đó là các đám mây khí và bụi trong không gian được quan sát do chúng sáng hơn hoặc tối hơn nhiều nền bao quanh.
Bác DKG ơi ... Nó không bao giờ dream trúng số đâu bác ... và vì thế cũng không bao giờ mua vé số ... hihihi ... Mà rồi hổng mua thì làm sao mà trúng nè ...
4 nhận xét:
hmm... có cái câu này ...
"When you wish upon a star
Your dream comes true ..."
Nó đang chờ cái dream của Nó comes true đây ... :)))
Đừng nói cái dream trúng số nhe ! :))).
Ngày xưa tiếng hát Qùynh-Dao là một trong những tiếng hát ĐKG rất thích, nhẹ nhàng, trong sáng, mang nhiều âm hưởng nhạc thính phòng tây phương...Bây giờ nghe lại ĐKG bớt đam mê như hồi xưa nhưng vẫn còn những rung động ngày nào.
Nhìn sao đêm trở thành biểu tượng của tình yêu lãng mạn khi đôi lứa còn bên nhau và cũng là biểu tượng của sự tiếc nuối khi không còn nhau nữa. Cánh sao nay còn đây mà người xưa đâu? Tình yêu thực sự có phai nhạt theo thời gian không nhưng chắc chắn trong lòng kẻ đang nhìn sao và nhớ về kỷ niệm cũ tình yêu vẫn còn đó, không phai nhòa.
Nhắc tới Sao ĐKG còn nhớ tới bài nhạc của Hòang Trọng "Tìm một Ánh Sao" và nhất là "Bài Ca sao" của Phạm Duy, bài hát lạ lùng trữ tình thơ mộng trong từng ánh sao, từng nhịp thở của không gian cho tình yêu bất tận của đôi lứa:
Sao Tua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha
Sao Vua sáu cái nằm xa
Thương em từ thuở người ra người vào
Sao Mơ sáu cái nằm chầu
Sao Khuê mấy cái nằm đâu
Sao Khuê chín cái nằm dài
Thương em từ thuở tình ngoài nghĩa trong
Sao Măng năm cái nằm ngang
Thương em từ thuở mẹ mang đầy lòng
Sao Vươn dăm cái nằm tròn
Sao Tư bốn cái nằm vuông
Sao Đôi hai cái nằm chồng
Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay
Sao Hoa ba cái nằm xoay
Thương em từ thuở được vay nụ cười
Sao Băng bay vút vào đời
Sao Sa rơi xuống lòng vui
Sao Băng ngã xuống gầm trời
Thương em từ thuở mẹ ngồi nghĩ xa
Sao Sa rơi xuống vườn hoa
Thương em từ thuở người ta lại gần
Sao Hôm lấp lánh đầu làng
Sao Mai láp lánh đầu thôn
Sao Hôm le lói đầu hè
Thương em từ thuở em về với ai
Sao Mai le lói ngọn cây
Thương em từ thuở về xây tình người
Sao Vân xa tít đầu trời
Sao Quanh cao ngất ngoài khơi
Sao Vân muôn cái mịt mùng
Thương em từ thuở nghìn trùng cách chia
Sao Quanh theo gót người đi
Thương em chỉ có trời khuya nhìn về
Sao ơi sao hỡi buồn gì
Sao ơi sao hỡi buồn chi
-----------------------------------
-Sao Tua: chòm sao nhỏ có bảy ngôi vận dộng theo chiều từ Ðông sang Tây.
-Sao Vua: Sao Thiên Vương (Thiên Vương Tinh) là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương Hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng; có nghĩa là ngôi sao của vị vua trên trời.
-Sao Khuê: là một trong hai mươi tám chòm sao Trung Quốc cổ đại. Nghĩa đen của nó là chân và con vật tượng trưng là chó sói (Khuê Mộc Lang). Nó là một trong 7 chòm sao thuộc về Bạch Hổ ở phương Tây, tượng trưng cho Kim của Ngũ hành và mùa thu. Chòm sao Khuê tượng trưng cho Văn học, và ở Văn miếu Hà Nội có Khuê Văn Các (gác sao Khuê) tượng trưng cho vẻ đẹp, cao quý của văn học. Nhà Đường lập thư viện hoàng cung đặt tên là Đông Bích phủ. Lê Thánh Tông lập ra Tao đàn nhị thập bát tú gồm 28 người cũng mang tên các chòm sao. Nhị thập bát tú không chỉ phát triển trong đời sống văn hóa, mà còn đi vào tôn giáo.
-Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.
-Sao Kim (còn gọi là Kim Tinh, sao Hôm, sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các acid ăn thủng được kim loại. Với mắt trần sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Tên tiếng Việt của sao Kim dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.
-Sao Vân: Tinh vân theo như cách hiểu đơn giản và chính xác thì đó là các đám mây khí và bụi trong không gian được quan sát do chúng sáng hơn hoặc tối hơn nhiều nền bao quanh.
Bác DKG ơi ... Nó không bao giờ dream trúng số đâu bác ... và vì thế cũng không bao giờ mua vé số ... hihihi ... Mà rồi hổng mua thì làm sao mà trúng nè ...
:)
Đăng nhận xét