
PHƯỢNG VĨ: HOA CỦA TUỔI HỌC TRÒ .
Dominican Republic
July 2002
ÐTP
Phượng Hồng - Duy Quang
Trang Sinh Hoạt của Nhóm Cựu Học Sinh CVA ( Toronto ) và các thân hữu trên mạng toàn cấu
1.
Chỉ còn chừng mươi ngày nữa là hết một niên học. Tôi không có cáí xôn xao buồn bã vì sắp phảỉ xa truờng , xa thầy cô như thưở nhỏ, hoặc tíu tít lo viết lưu bút cho bạn bè. Bây giờ thì hình những rung cảm, xôn xao của tuổi thơ đã mất. Tôi chỉ thấy mỏi mệt và đếm từng ngày để đuợc nghỉ ba tháng hè . Một đồng nghiệp gọi đùa mùa hè là ba tháng về trị thương vì những bầm dập tinh thần suốt năm do lũ môn sinh trắng, đen, đã ban phát cho nguyên một niên học.
2.
Hôm nay trời mưa, cơn mưa thật nhẹ, mưa không đủ uớt aó nếu ta đi bộ một quãng đường ngắn, nhưng mưa đủ làm tươi mát cỏ cây hoa lá. Tôi vẫn yêu những cơn mưa như thế này, làm dịu mát không khí và dẫn ta về một kỷ niệm nào xa xưa trong tiềm thức. Những kỷ niệm đó chả thể mất, chúng chỉ tạm ngủ yên, chúng chỉ đợi có những cơn mưa nhỏ của bụi nuớc là vươn vai thức giấc. Tôi yêu những ngày đầu xuân. Cỏ cây xanh mướt, nhất là sau những trận mưa lớn như mưa đêm qua. Cơn mưa như cơn bão nhỏ làm ướt sũng mặt đất, như nỗi buồn trùng trùng kéo đến bủa vây một tâm hồn lắm muộn phiền. Mùa này bên người hẳn trời đã rón rén vào thu? Lá Gum đã bắt đầu lìa cành?
3.
Sáng nay đi làm, tôi mang theo chiếc CD cuả người bạn đã tặng từ mấy tháng truớc, nhớ lời người bạn hờn dỗi: “ Tôi đã gửi bác ngay từ buổi đầu tiên khi mới nhận đuợc cái master CD, vội copy để bác nghe, tấm thịnh tình như thế mà bác đâu có thèm để ý, chắc đã quăng vào thùng rác mất rồi…” và câu nói sau cùng của người bạn đã làm hồn tôi trùng xuống: “…may mà mắt tôi là… dry eyes, chứ nếu không thì nước mắt đã trào ra rồi…” Khuya đó tôi phải tìm ra được cái CD để chứng minh cho bạn biết, tôi cất giữ chúng như một bảo vật sao có thể để mất được..
4.
Tất cả CD của bạn bè tặng, tôi đựng trong cáí hộp lớn to hơn ba hộp giầy và dấu kỹ trong hộc tủ aó, Những CD có chữ đề tặng của thi sĩ, hay nhạc sĩ này, đối với tôi, chúng là món qùa tinh thần vô giá. Tôi không dám để chúng ơ ûnhững cáí kệ chưá những CD mua, các kê bên cạnh hai dàn máy lớn ở duới nhà. Những món qùa tinh thần này được cất riêng trong phòng ngủ, giống như những cuốn sách của bạn bè đề tặng, tôi cũng để chúng ở cáí kệ sách nơi đây. Sách không nằêm chung trong 5 kệ sách cao, che kín 1/2 bức tuờng dài dưới nhà. Chúng được tách rời khỏi những cuốn sách mua, vì sách kia, nếu mất , ta vẫn mua đuợc. Nhưng sách có những giòng chữ đề tặng của các tác giả này, làm sao có thể có lại nữa . Kinh nghiệm “xương máu” vài lần khi nhận lại sách cho mượn, cơn giận làm run nguời và mắt nhoà đi vì nước mắt đã dâng đầy mi, khi nhìn thấy cuốn sách mình hằng nâng niu cất giữ, nay bià long, giấy quăn đầu, có cuốn còn bị bầm dập tang thuơng hơn vì cả chục trang bị những nét bút crayon của trẻ nhỏ gạch lung tung. Người mượn thản nhiên xin lỗi rằng vì sơ ý … đưá để đứa cháu nhỏ 4 tuổi vớ được sách nên sách mới bị như vậy!
5.
Khuya nay tôi dành riêng một tối để nghe cái CD mà người đã tấm tắc khen ở một bài …Nhưng, tôi khác với người, tôi lại thích nhất bản Mưa Bên Sông , tôi nghe đi nghe lại nhiều lần bản đó, và thấy hồn mình bềnh bồng sóng. Ừ mưa, lại mưa…mưa như nuớc mắt người khi ta sang sông! Ha…ha…tôi tưởng như nghe đuợc tiếng cười khan của ai đó. Tiếng cười khô lạnh như tiếng vọng âm của thần chết đã vang về từ bên kia bờ đại dương. Và có cả tiếng cười khan từ nơi một thành phố người đông như kiến, rồi tiếng cười của một vùng quanh năm cỏ cây xanh muớt…và cả tiếng cười của một thung lũng tràn ngập hoa vàng….tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của ai đó mình đã đọc được:
“ Đưa người ta không đưa qua sông
Mà nghe tiếng sóng ở trong lòng…”
Ôi những tiếng cuời như tiếng khóc khan, theo tôi mãi mãi…
Tôi nghe đi nghe lại bản nhạc Mưa Bên Sông, tôi đã gặp mình trong đó, trong tiếng nhạc, trong lời buồn. Tôi thấy mình chiều nao đi bộ dọc con đuờng ven sông sau nhà. Con đuờng mòn nhỏ quạnh hiu. Bên kia dòng sông là khu nhà đắt tiền nằm im lìm duới làn mưa mỏng như sương. Đã có những chiều tôi mượn cớ đi bộ để ra khỏi nhà, để một mình lang thang suy nghĩ. Tôi yêu những giây phút riêng tư đó. Đôi khi đứng bên sườn đồi dốc phía bên này sông nhìn đàn ngỗng trời rủ nhau đáp xuống nước, tiếng ngỗng kêu xao xác thật buồn. Khung cảnh không khác gì lời thơ nhạc của người bạn:
“ Một chiều bên sông, làn gió lay liễu xanh lả lơi
Mặt nước lung linh ánh chiều rơi
Một chiều bên sông nhìn cánh chim tung bay lưng trời
Lòng bỗng mơ xa xôi có ngày
Mình cũng bay tới phuơng trời xa….
…
Đúng vậy, ngay từ ngày nhỏ khi nhìn cánh chim bay, tôi đã mơ… và tôi đã mơ…sẽ có ngày ta đến một nơi…một nơi mãi mãi trong trí tuởng như một nơi thần tiên không có thực hiện hữu ở đời này.
6.
“ Ngày…tháng….
Anh,
Anh biết gì không? Cả tuần nay em nghe duy nhất một cái CD thôi mỗi khi lái xe. Em đã thâu lại những bản nhạc nào em thích, lập đi lập lại đến ba lần, để nghe cho đã nghiền. Anh biết không trong CD có bản “tắm Mưa” của hai trẻ nhỏ, làm em lại nhớ đến kỷ niệm của tụi mình từ cái thuở xa xưa giống vậy…và anh đang nhắc em về kỷ niệm ngây thơ thở nào”
7.
Rồi tôi muốn kể anh nghe những kỷ niệm về mưa khi tôi đã lớn, những chiều mưa luốt thuốt đợi người đến đón khi tan học ở Hội Việt Mỹ, và những cơn mưa khuya hai đưá khúc khích cười, leo dốc chợ Hoà Bình, những cơn mưa bụi khi đi uống cà phê Tùng Đàlạt. ôi những cơn mưa Sàigòn, những cơn mưa Đàlạt… Và tôi muốn kể anh nghe mỗi khi đọc văn người, tôi lại có hứng để viết được một bài tùy bút, người có lối hành văn thật độc đáo, có lẽ vì dân khoa học, lại có đầu óc văn chương, tôi vẫn yêu những truyện ngắn người viết tặng. Người nói: “ Chỉ viết cho mình KG..B thôi…và mãi mãi… là như thế, chắc B mãi mãi vẫn chỉ là… là…. Người…. gọi gió , gọi KG..B từ mãi bên bờ này đại đương…” tôi muốn kể anh nghe thật nhiều về người , thế nhưng …tôi đã không dám vì sợ anh lại lây máu Hoạn Thư!
8.
Những nốt nhạc rơi như những hạt mưa…chậm buồn nhẹ nhẹ…..
Một chiều bên sông
màu mắt em biếc xanh trùng dương
Làn tóc mây hương vẫn còn vương
Đừng buồn em ơi,
Cuộc sống lênh đênh như con thuyền
Cặp bến hay phiêu du lững lờ
Mình cứ vui, tiếc nối mà chi….
Một nỗi buồn chập chùng ….Lời nhạc như một vết thương khơi dậy nỗi đau:
“ …vẫn biết em là hoa trái mùa,
đến với nhau là bao gió mưa…
một ngày diệu kỳ tới..
tiếng tơ lòng chợt rung..
Cứ nhớ nhung vô vàn,
Cứ xót xa cung đàn lẻ loi….”
Tôi dừng xe bên giòng sông. Chiều nay trời cũng đang mưa, cơn mưa bụi. Tôi rời xe và tự dưng muốn đi bộ dọc dòng sông một quãng ngắn, muốn aó mình thấm buị nước... Khung cảnh bên kia sông như đang nhoà dần…tôi lại nhớ lời người năm nào: “ KG..B khóc vừa đủ thôi thì mắt sẽ trong và đẹp hơn, khóc nhiều là mắt sẽ nhỏ đi và xấu đấy…”, người doạ tôi khi biết tôi đang khóc.
Và bây giờ thì ….. mưa đã…tràn trong mắt.
Hương Kiều Loan.
CD” Mưa Bên Sông” nhạc Nguyễn Tuấn phổ thơ VươngNgọclong
Nhớ Nhung
Ta hái hoa trong vườn
Về ướp mãi mùi hương
Nhớ em chiều phố núi
Những cơn mưa lạ thường
Hôm qua thấy nụ cười
Buồn như gương hồ vỡ
Sợi sóng nhỏ muôn đời
Lăn tăn chùm máu đỏ
Lâu rồi ngỡ đã quên
Mà sao vẫn êm đềm
Trở về khơi nhung nhớ
Ta buồn lại buồn them
Áo em màu thiên thanh
Ru ta cuôc tình xanh
Một mai tà áo khuất
Ta một mình vắng tanh…
tn72
Nguyê~n Ðàm Duy Trung chuyê?n ngư~
July 28, 2006
Ca'm o+n b'ac.
BN.
( Trang web này chỉ xem được bằng Internet Explorer )
VĐ
Trần Mộng Tú, Kiều Nga và Lan Hương
Chiều hôm nay con mang thức ăn đến cho Mợ, Mợ không nhận ra con. Thật ra lâu lắm rồi Mợ đâu có nhận ra bất cứ ai nữa. Mợ ngoan hơn cả một em bé. Em bé còn biết đòi cái này, vứt cái kia, còn Mợ thì không. Khi bón thức ăn thì Mợ há miệng rồi ngậm miếng ăn, không nhai, không nuốt ngay nhưng không nhè, không phun ra. Mợ không khóc, không phàn nàn, không theo ai và không vòi vĩnh điều gì. Mợ lơ mơ trong một giấc mơ dài, một thế giới riêng biệt mà con không có quyền vào. Mắt Mợ nhìn nhưng Mợ có thấy gì không? Tai Mợ nghe nhưng Mợ không đáp lại. Mợ ngồi dậy được nhưng con phải đỡ Mợ thì Mợ mới ra ghế ngồi cho con bón, còn không thì Mợ vẫn chỉ nằm nghiêng quay mặt về bên phải, nhìn vào bức tường, Mợ nằm bất động dưới cái chăn mầu tím.
Tôi nằm nhìn vào bức tường trước mặt, tôi nhầm rồi, không phải bức tường. Đó là một dòng sông mùa xuân, tôi thấy một bầy cá mầu vàng và những người đàn bà mặc áo tím, họ cùng bơi với nhau trong sông dưới những bụi cây dương sỉ. Tôi nghe thấy bầy cá cất tiếng hát, những người đàn bà hát theo, họ vừa hát vừa bắt đầu bắc chảo xào cốm, làm những chiếc bánh gói lá chuối xanh biếc. Tôi và con gái tôi cùng đến phụ làm. Chúng tôi vừa làm bánh vừa hát và bơi chung với bầy cá vàng, tiếng hát vang vang trong dòng sông mùa xuân đó.
Chiều nay Mợ tỉnh táo hơn một chút, khi con vào, con thấy Mợ nằm co người lại, con gọi khẽ: Mợ, Mợ ơi! Mợ mở mắt ra nhìn, và hình như Mợ nhận ra con vì con thấy Mợ cố gắng ngồi dậy, Mợ hơi mỉm cười độ một hai giây rồi cặp mắt lại vô thần trở lại. Con đỡ Mợ ngồi dậy và ôm chặt Mợ vào hai cánh tay con, Mợ làm con ngạc nhiên khi trả lời câu con hỏi Mợ có đói không? Bằng câu Không đói. Đã lâu lắm rồi con đâu được nghe Mợ nói. Nhớ ngày con còn nhỏ bị Mợ la mắng, nói hoài không hết lời. Con không muốn nghe mà vẫn phải nghe. Giờ đây con chờ đợi từng câu Mợ nói như người ta chờ bẫy một con chim. Con nghe Mợ nói được hai tiếng là con hạnh phúc lắm rồi, khác nào bắt được một lúc cả hai con chim. Mợ lại đưa hai tay ra ôm lấy trán con, kéo mặt con xát vào mặt Mợ, rồi Mơ hôn lên trán con, làm con muốn ứa nước mắt, nhưng con làm gì có nước mắt mà ứa. Mợ biết là con bị bệnh khô mắt đã lâu, Mợ tha lỗi cho con nghe Mợ.
Rồi con lại nghe Mợ nói: Chị ơi, em mừng quá.
Mùa xuân, buổi chiều thong thả xuống, rung nhẹ những khóm hoa xanh bên ngoài phòng Mợ, con ngồi ôm Mợ như thế, vuốt tóc Mợ và nói chuyện để Mợ nghe.
Lâu quá em không gặp chị, chị tới thăm em thật là tốt quá, chị không di làm à? Hôm nay có phải là ngày lễ không? Lễ Tạ Ơn hay Lễ Giáng Sinh? Chị thật tốt cứ cho em ăn hoài, nhưng em không thấy đói. Ước gì em ngồi dậy được, em nấu món gì mời chị ăn.
Chị yêu quý của em, chị đến ăn với em em mừng lắm.
Đột nhiên Mợ giơ cả hai tay ra ôm choàng lấy con, rồi nói Em nhớ chị quá.
Buổi chiều xẫm lại bên ngoài rồi, Mợ và con ngồi ôm nhau như thế, chỉ còn mình con nói, Mợ đã trở nên thinh lặng. Khoảng thời gian từ chiều đến tối con ôm Mợ như ôm một con búp bế nhồi bông, con búp bế không nghe, không nói, không nhìn.
Tôi bước vào chợ, ngôi chợ xây trên một vùng núi, ở đó mỗi người ngồi bán hàng trên một đỉnh ngọn núi, Tôi dắt hai đứa con gái ra bờ sông, ở sông cũng có người bán hàng, tôi mua cho hai con tôi những chiếc áo may bằng cầu vồng nên có mầu sắc rất đẹp, tôi mua cho tôi một đôi giầy làm bằng hoa hướng dương. Ba mẹ con tôi uống một thứ nước mầu hồng trong những chiếc ly mầu tím. Chúng tôi ăn những phần bánh cốm còn sót lại trong chảo. Một đám mây mầu xám bỗng từ đâu kéo tới. Tôi đi tìm những bông hoa mầu tím cho hai cô con gái nhỏ của tôi, tôi tìm mãi không có bông hoa nào, chỉ nhặt được những cụm mây tròn mầu xám, tôi cài trên tóc hai con, chúng bây giờ trông như những cái nấm biết đi. Cả ba chúng tôi bồng bềnh trôi, trôi đi, trôi đi.
Con biết Mợ có thế giới riêng của Mợ mà con không thể nào bước vào được. Con đứng ở ngoài nhìn vào, đôi khi con muốn theo vào với Mợ, xem thế giới của Mợ ra sao, nhưng con lại sợ sệt nhìn cánh cửa đó. Nếu cánh cửa đó thật sự mở ra, liệu con có dám bước vào? Con để Mợ ở trong đó một mình, chắc là Mợ cô đơn lắm. Mợ tha lỗi cho con. Con không vào nhưng con luôn nhớ là Mợ ở sau cánh cửa đó. Mợ có vui trong thế giới đó không hả Mợ? Bây giờ, đôi khi con tự hỏi thế giới của Mợ, và thế giới của con đang sống bây giờ, cái nào là thật, cái nào là giả. Mợ ở trong đó nhìn ra, có thương xót cho con như con đang xót xa cho Mợ hay không?
Tôi nhìn thấy bên ngoài cánh của mở rộng đó có một ngôi mộ, ngôi mộ đó thật là cao, đắp sẵn cho ai đó. Tôi không vào đâu “Chị ơi, đừng để em chết nhé.” Tôi đang đi mua bán trong phố thế này, tôi đâu có muốn bước vào ngôi mộ đó. Ở phố này người ta bán chăn, những tấm chăn có mầu tím làm bằng rong biển, mỗi lần tôi đắp vào là tôi bơi được, có tấm làm bằng lông chim, cũng mầu tím nữa, tôi mà ôm cái chăn này vào lòng là tôi bay được. Tôi quấn cả ba mẹ con tôi vào những tấm chăn làm bằng lông chim. Chúng tôi bay, bay mãi, bay mãi, bay vào bầu trời cũng mầu tím.
Mợ ơi, con lại vào với Mợ đây. Con đỡ mợ ngồi dậy, con kể cho Mợ nghe về giấc mơ đêm qua của con, Mợ có nghe thấy gì không? Con mằm mơ thấy mình đi trên một con đường nhỏ, phía trước mặt con có hai cánh cổng sắt hé mở, con lách mình vào lại thấy một cánh cổng khác nữa, con đi như đi trong một buổi chiều, con không biết là có nhìn thấy hoa cỏ, cây lá gì trên đường hay không? Nhưng ánh sáng vàng vọt của buổi chiều cho con thấy Mợ đi phía trước, con chạy theo gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Nhưng Mợ hình như không nghe con gọi, Mợ bước đi và đi thật nhanh, con chạy theo kịp Mợ nhưng con lại không tìm thấy bàn tay Mợ. Mợ như đi vào một nơi vô định. Con không thấy nét sợ hãi trên mặt Mợ, nhưng Mợ ngơ ngác thất thần như người đi lạc, Mợ cũng không tỏ vẻ muốn tìm kiếm một vật gì, nhưng hình như Mợ cũng không muốn quay lại. Mợ cứ loanh quanh đi mãi, không đói, khát, không mỏi mệt.Thế giới chung quanh Mợ không một bóng người, không có chim bướm, không cả chó mèo, không cây cỏ. Chỉ mình Mợ bềnh bồng trôi trong một không gian mầu xám. Con thương Mợ quá, trong mơ mà con cũng nhận thức được cái thế giới của Mợ thật là buồn bã! Mợ đi mỗi lúc một về phía trước và bỏ con rơi lại đằng sau. Con hốt hoảng kêu lên Mợ ơi! Mợ ơi! Mình đi về thôi.Tiếng kêu làm con tỉnh dậy
Đó là giấc mơ của con. Con đi tìm Mợ, Mợ đi tìm cái gì? Chỉ có buồn tẻ và một mầu xám ngắt.
Có người mang đến cho tôi bao nhiêu là thức ăn, những thức ăn làm toàn bằng những sợi chỉ vàng óng ánh, tôi thong thả ăn những sợi chỉ vàng, tôi không tìm thấy trong bát của tôi chiếc bánh cốm mầu xanh. Tôi bỏ đi về phía trước, tôi bước vào một cánh rừng có rất nhiều nắng, tôi nhặt được hơn một trăm mảnh, mỗi mảnh nắng có một mầu khác nhau, những mảnh nào có mầu tím thì tôi sẽ đắp lên mình khi ngủ. Ở đây sao không có ban đêm, lúc nào cũng sáng trưng, tôi xòe bàn tay ra thấy tay mình trong suốt, những ngón tay như nhữõng chiếc đũa thủy tinh. Người ta lại cho tôi ăn, tôi cứ ăn hoài thế này thì làm sao mà bay được. Hai cô con gái của tôi đâu rồi? Tôi nghiệp hai đứa nhỏ chúng phải ở trong một thế giới toàn mầu xám buồn bã.
Mợ ơi, Mợ có biết là Mợ đang ở đâu không? Đây là nơi canh giữ và chăm sóc cho những người bị mất trí nhớ. Hơn sáu năm rồi, trí nhớ của Mợ mỗi ngày bị xóa đi dần dần, bây giờ thì chỉ còn là một trang giấy trắng. Con không biết làm thế nào giúp Mợ để biến trang giấy này thành trang giấy hữu dụng ghi nhận được một điều gì. Cũng may, nó không ghi xuống cái mới, nhưng cũng không giữ lại những cái cũ. Mợ đã quên hết tất cả, Quên Mợ là người mẹ độc thân trong mấy chục năm trời, quên những chảo cốm xanh trong quá khứ Mợ nuôi chúng con ăn học, quên Mợ từ phương trời xa tắp đến đây nằm trong căn phòng quạnh hiu này cho một người lạ trông nom. Thế giới của Mợ và thế giới của con không còn là một nữa. Người đứng bờ bên này thương người ở bãi bên kia. Có lúc nào Mợ hỏi con về mầu sắc của bầu trời con đang ở. Còn con thì chỉ muốn nhuộm hồng không gian xám đục của Mợ mà con đã bước vào trong một cơn mơ.
Tôi muốn có ai đưa tôi tới một bờ sông, để tôi cùng con tôi lên thuyền trở về quê nhà, Dòng sông sao mà dài rộng thế! Sao tôi không thấy một con thuyền nào? Con gái của mẹ, con đi cùng mẹ nhé, mẹ không ăn nữa đâu, mẹ ăn như thế đủ rồi. Chị ơi! Chị đưa em ra thuyền về nhà em ở Viet Nam nghe chị, chỉ có chị là đưa được em thôi, em không muốn nhờ ai khác.
Ôi, Mợ thân yêu. Con biết có một thế giới mà hai mẹ con ta cùng có thể bước vào. Đó là thế giới tinh khôi của bẩy ngày đầu tiên Thượng Đế tạo dựng cho loài người. Mẹ và con sẽ có đầy đủ sao hôm, sao mai, mặt trăng, mặt trời, biển, cây cỏ, súc vật, và côn trùng. Chúng ta không còn diều gì phải lo buồn cho nhau nữa.
Mợ ơi! Hãy ra khỏi thế giới của Mợ như con đang bước ra khỏi thế giới của con để mẹ con mình cùng gặp nhau ở đó.
Tháng 4/06